1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bài tập cá nhân môn học nhập môn kinh doanh đề phân tích tình hình kinh tế việt nam trong 5 năm

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhờ sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của nhân dân cả nước, với sự chỉ huy đúng đắn, kịp thời của Nhà nước cùng sự đoàn kết, giúpđỡ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

-*** -BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN HỌC: NHẬP MÔN KINH DOANH

ĐỀ: Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 năm Giảng viên : Huỳnh Thị Kim Hà

Tên sinh viên : Lê Nữ Hoàng NgọcLớp : 47K08.3

Đà Nẵng, tháng 2 năm 2023

i

Trang 2

MỤC LỤC

Phần I TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TỪ 2018 - 2022 2

Phần II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 3

1/ Tổng sản phẩm quốc nội GDP 3

2/ Năng suất lao động quốc gia 6

3/ Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp - EBIT 8

4/ Chỉ số giá tiêu dùng CPI 9

5/ Thu nhập quốc gia 11

6/ Lãi suất tiền gửi 13

Phần III TỔNG KẾT 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

1

Trang 3

Phần I TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TỪ 2018 - 2022

Tổng sảnphẩm trong

Năng suấtlao độngquốc gia

Lợi nhuậntrước thuếcủa doanhnghiệp

Nghìn tỷ

Chưa cậpnhậtChỉ số giá

12 tháng

Trong vòng 5 năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhờ sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của nhân dân cả nước, với sự chỉ huy đúng đắn, kịp thời của Nhà nước cùng sự đoàn kết, giúpđỡ lẫn nhau của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng GDP vẫn đạt tăng trưởng dương (2,91%); Việt Nam đứng thứ 5 trong tổng số 17 quốc gia đạt tăng trưởng dương trong tổng số 180 nền kinh tế thế giới Kinh tế - xã hội nước ta năm 2022 đã đạt được

2

Trang 4

nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Phần II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM1/ Tổng sản phẩm quốc nội GDP

050100150200250300350400450

Trang 5

Đơn vị: %Ở đầu giai đoạn 2018 – 2022, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển đáng kể, trong 2năm 2018 và 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức cao và vượt qua mức tăng trưởng được dự báo trước đó

Trong đó, GDP năm 2018 đạt 310,1 tỷ USD, tăng 7,08% so với năm 2017 và là mức tăng cao nhất trong 11 năm kể từ năm 2008 trở về đây Tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,02% Thành tích tăng trưởng này có được nhờ vào sự tăng trưởng cả 3 khu vực kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và dịch vụ Năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp đã tăng lên đáng kể, mặc dù diện tích gieo trồng lúa năm 2018 thấp hơn nhưng sảnlượng vẫn cao hơn năm 2017 khoảng 1,2 triệu tấn Máy móc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhiều hơn, chẳng hạn như có 14 nhà máy chế biến nông sản công suất lớn đi vào hoạt động,… Ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng nhanh Ngành công nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng.

Năm 2019, GDP đạt tốc độ tăng trưởng 7.02% với 334,4 tỷ USD Tăng trưởng GDP được duy trì nhờ vào khu vực kinh tế đối ngoại vững mạnh, điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Giai đoạn năm 2020 – 2021 là giai đoạn cực kì khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Do ảnh hưởng nặng nề đến từ đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động kinh tế đã phải tạm ngừng hoạt động để tránh sự lây lan nhanhchóng của virut Tuy nhiên, nhờ có nền tảng vững chắc cũng như sự chỉ đạo kịp thời của

4

Trang 6

các cấp lãnh đạo, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong giai đoạn khủng hoảng vì đại dịch COVID-19 này Tăng trưởng GDP năm 2020 là 2,91%, tỉ lệtăng trưởng giảm mạnh so với giai đoạn trước đó GDP năm 2021 tăng 2,58% thấp hơn sovới mục tiêu đặt ra là 6,5% và cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây Tuy tăng trưởng ở mức không cao so với những năm trước khi bùng nổ dịch, nhưng so với các quốc gia trong khu vực và quốc tế thì tỷ lệ tăng trưởng dương đã là một thành tíchđáng mừng của Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 409 tỷ USD Như vậy, quy mô nền kinh tế đã tăng hơn 13 lần so với năm 2000, thu nhập bình quân của người Việt đạt hơn 4.000 USD/năm GDP năm 2022 tăng 8,02% là mức tăng caonhất trong hơn 1 thập kỉ qua Các chuyên gia cho rằng, để đạt được thành tựu này nhờ vàocác nhân tố như tiêu dung nội địa, xuất khẩu và giải ngân FDI

Năm 2022 đánh dấu sự trở lại đầy ngoạn mục của nền kinh tế Việt Nam, đưa nền kinh tế dần khôi phục trở lại.

Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đề khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn có nhiều động lực phát triển Với các chính sách của Nhà nước cũng như sự đoàn kết, cố gắng của cả dântộc, hy vọng rằng Việt Nam sẽ đạt các mục tiêu đề ra ở năm 2023.

Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP (%)Nông, lâm

nghiệp vàthủy sản

Công nghiệp

và xây dựngDịch vụ

Thuế sảnphẩm trừ trợcấp sản phẩm

5

Trang 7

giúp ngành Nông nghiệp ngày càng phát triển, là động lực phát triển của toàn ngành kinh tế.

2/ Năng suất lao động quốc gia

Năng suất lao động của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều quacác năm trong giai đoạn 2018 – 2022 với tốc độ tăng năng suất lao động của là 5,1%,đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước Cụ thể:

Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, năng suất lao động (NSLĐ) toàn nền kinh tếtheo giá hiện hành đạt 102,2 triệu đồng (tương đương 4,521 USD một người) Con số nàyđã tăng 6% so với năm 2017.

Năm 2019, NSLĐ Việt Nam theo giá hiện hành đạt 110,5 triệu đồng/lao động (tươngđương 4.792 USD/lao động), theo giá so sánh (năm 2010) tăng 6,28%, duy trì mức tăng

6

Trang 8

NSLĐ toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 5,8%/năm, cao hơn so với mứctăng bình quân của giai đoạn 2011-2015.

Năm 2020, tuy ảnh hưởng bởi Covid 19 nhưng NSLĐ 2020 đã tăng 5,4% Tươngđương 117,9 triệu đồng/lao động, giải thích cho mức tăng trưởng là do trình độ của ngườilao động ngày càng được nâng cao Cụ thể, tỉ lệ lao động có bằng cấp là 24,1%, tăng sovới 22,8% năm 2019

NSLĐ năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020) Theo giá so sánh, NXLĐ năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020).

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021) Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

7

Trang 9

Nhìn chung, những năm vừa qua trong giai đoạn 2018-2022, năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là nước có mức NSLĐ thấp và khoảng cáchkhá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chẳng hạn, NSLĐ của Việt Nam năm 2021 chỉ bằng 1/10 Singapore, gần bằng 1/2 Thái Lan và gần bằng một nửa NSLĐ trung bình của khối ASEAN.

Để tăng NSLĐ, phải có sự đồng lòng của Nhà nước và nhân dân Tổng cục thống kê đề xuất cải cách thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, tăng cường hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xác định mô hình sản xuất phù hợp, hoàn thiện giá trị sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị và quy trình công nghệ Còn người lao động cần nâng cao ý thức, kỷ luật, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ học vấn Đây chính là yêu cầu tất yếu của lịch sử, nếu không đáp ứng, người lao động phải đối mặt với sự đào thải.

3/ Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp - EBIT

Theo: Tổng cục thống kê

8

Trang 10

Năm 2020, tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 954 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2019 và tăng 34% so với năm 2016 Bình quân giai đoạn 2016-2020, lợi nhuận trước thuế mỗi năm được tạo ra đạt 865,6 nghìn tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,6%/năm, tăng 88,9% so với giai đoạn 2011-2015 Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi nhuận hàng năm của các doanh nghiệp có biến động, với mức tăng trưởng qua các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 23,3%; 2,1%; -0,6% và 7,2%.

Giai đoạn năm 2019 - 2020, dưới sự tác động của đại dịch Covid-19, lợi nhuận của đa số các ngành đều giảm, chẳng hạn như dịch vụ, vận tải kho bãi Trong đó, các ngành liên quan đến tài chính bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng trưởng Hầu hết, các nhóm ngành đều chịu tác động nặng nề bởi đại dịch, tuy nhiên, đến cuối năm 2020, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì bắt đầu hồi phục

4/ Chỉ số giá tiêu dùng CPI

Ch sốố giá têu dùng - CPI

Ch sốố giá têu dùng - CPI

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình chỉ số giá tiêu dùng của các năm 2018 – 2022:CPI bình quân của năm 2018 tăng 3,57%, năm 2018 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát với CPI bình quân tăng 3,44% so với quý 4/2017 Năm 2018, do thời tiết mưa bão và lũ quét ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản tươi sống và rau xanh làm tăng

9

Trang 11

giá thực phẩm ở mô ‹t số nơi bị ảnh hưởng mưa lũ Giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng, học phí tăng cũng góp phần làm tăng CPI của quý 4/2018.

CPI bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra Tính bình quân quý 4/2019, CPI tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân khiến cho CPI tháng 12 tăng cao, theo Tổng cục Thống kê là do dịch tả lợn Châu Phi Kéo theo đó, sản lượng thịt lợn cả năm 2019 giảm so với năm 2018, khiến cho nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tháng 12/2019 tăng 19,7% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,83%.

CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4% Một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020: giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% và nhu cầu của mặt hàng này ở mức cao do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến; nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19, như gói hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng Quý 4/2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý 4/2019.

Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Điều này do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, làm tổng mức bán lẻ hoàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021 giảm tới 3,8% so với 2020 Ngoài ra, một số nguyên nhân kiềm chế mức độ tăng CPI là dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí giảm mạnh;việc thực thi chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như giảm giá tiền điện, hỗ trợ dịch vụ viễn thông; một số địa phương tiếp tục miễn, giảm học phí So với sự gia tăng của giá hàng hóa thế giới như xăng dầu tăng 67% tính đên ngày 15/12/2021 thì CPI nước ta chỉ tăng 1,84% là một kết quả tốt Đây là thành tích trong kiểm soát lạm phát, giá cả bình ổn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được hỗ trợ, người dân có điều kiện tốt hơn để duy trì hoạt động kinh doanh và sinh hoạt.

CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021 Sang năm 2022, mặc dù tình hình dịch Covid-19 có xu hướng được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với xung đột Nga - Ukraina đã làm tăng thêm khó khăn, thách thức như căng thẳng

10

Trang 12

năng lượng, giá dầu và hàng hóa thế giới tăng cao Trong nước, kinh tế phục hồi, nhu cầu sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu làm giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý IV/2022 tăng 0,67% so với quý trước, tăng 4,41% so với cùng kỳ năm 2021.

5/ Thu nhập quốc gia

7320 7700.5

Thu nh p quốốc gia

Thu nh p quốốc gia

Đơn vị: nghìn tỷ đồngThu nhập quốc gia - GNI có sự tăng trưởng ổn định từ năm 2018 - 2021 Năm 2018, GNI đạt 6651.5 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2017 (5913.6 nghìn tỷ đồng) Năm 2019tăng 10% so với năm trước Năm 2020 tăng 5,2% so với năm 2019 Năm 2021 tăng trưởng 4,5% so với năm liền trước

Từ năm 2018-2019 có sự tăng trưởng tương đối cao bỏi vì nền kinh tế Việt Nam phát triển, nguyên nhân của sự gia tăng này tương tự như GDP, chỉ khác ở một vài điểm, điển hình là tỷ lệ xuất khẩu lao động vào năm 2018-2019 tăng cao Trong năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 người, vượt 30% so với kế hoạch đề ra Theo số liệu thống kê, năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 147.387 lao động (trong đó có 49.324 lao động nữ) đạt 122,8% kế hoạch năm 2019, (kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm

11

Trang 13

2019 là 120.000 lao động), bằng 103,2% so với cả năm 2018 (năm 2018 tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.860 lao động) Điều này là một trong những nguyên nhân giúp tăng GNI và giảm GDP của Việt Nam.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 chưa đạt kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020 chỉ đạt trên 78 nghìn người.

Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2021, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở 230 quốc gia và vùng lãnhthổ Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 là 45.058 lao động (15.177 nữ), đạt 50,06% kế hoạch được giao năm 2021 (90.000 lao động), bằng 57,29% so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2020 (78.641 lao động).

GNI bình quân đầu người tính theo USD – PPP năm 2020 của Việt Nam và một số nướctrong khu vực.

12

Trang 14

Nguồn: WBTrong nhóm ASEAN-6, GNI bình quân đầu người năm 2020 của Singapore đạt gần 90.000 USD – PPP, gấp 10,6 lần GNI bình quân đầu người của Việt Nam GNI bình quân của Malaysia đạt 27.360 USD – PPP, gấp 3,3 lần Việt Nam, Thái Lan đạt 17.710 USD – PPP, gấp 2,17 lần, Indonesia đạt 11.750 USD – PPP, gấp 1,44 lần và Philippines đạt 9.040USD – PPP, gấp 1,12 lần so với Việt Nam.

Theo WB, Việt Nam và Philippines nằm trong nhóm thu nhập trung bình thấp, các nước Malaysia, Thái Lan và Indonesia thuộc nhóm thu nhập trung bình cao Chỉ có Singapore nằm trong nhóm thu nhập cao.

6/ Lãi suất tiền gửi

Lãi suấốt têền g i kỳ h n 12 tháng

Lãi suấốt têền g i kỳ h n 12 tháng

Đơn vị: %Lãi suất tiền gửi bình quân năm 2018 tăng dần lên năm 2019, sau đó giảm đến năm 2021 Trong đó, lãi suất bình quân năm 2018 tăng 0,16% so với năm 2017 (6,93%) Đối với năm 2019, con số gia tăng là 0,2% Lãi suất tăng nhẹ chủ yếu tỷ lệ lạm phát thấp, dưới 4% Với mức lạm phát từ 2-4%/năm, đảm bảo lãi suất tiền gửi thực dương cho người gửi tiền Nếu so sánh lãi suất bình quân giai đoạn này với khoảng năm 2010 - 2013 thì có sự chênh lệch đáng kể Điều này bắt nguồn từ tình hình kinh tế biến động, tỷ lệ lạm phát cao;

13

Trang 15

các ngân hàng thiếu hụt tính thanh khoản, qua đó buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi Lãi suất hiện nay tuy thấp nhưng phù hợp với nền kinh tế vĩ mô

Lãi suất tiền gửi giảm dần từ năm 2020 xuống 2021 chỉ còn 5.68% Bởi vì tỷ lệ lạm phát được kiểm soát Giới phân tích cho rằng, mặc dù chênh lệch tiền gửi – tín dụng tiếp tục thu hẹp nhưng mức chênh lệch này chưa thực sự tạo áp lực và lãi suất huy động vẫn tiếp tục đi ngang, thậm chí có thể giảm trong trường hợp NHNN cần phải có các biện pháp nớilỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch.Trong thời gian tới, thanh khoản các ngân hàng được dự báo sẽ còn "dư dả’’ hơn nữa khi NHNN chuyển phương thức mua ngoại tệ kỳ hạn sang giao ngay; đồng thời hạ lãi suất giảm lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 0,5% xuống còn 0%.‘'Những động thái này của NHNN đều đang hướng tới việc bơm thêm Việt Nam đồng ra thị trường, nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế, đặc biệt là khi các doanh nghiệp và cá nhân đang gặp rất nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh kéo dài’’

Phần III TỔNG KẾT

Nhìn chung sau 5 năm, Việt Nam đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, đồng thời phục hồi, phát triển nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam đã và đang vượt qua những khó khăn, thử thách ngoại cảnh Khẳng định vị thế, tiềm lực quốc gia

14

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:24

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w