1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luậnmôn kinh tế vi mô chuyên đề phân tích tình hình cung cầu xe máy ở việt nam

41 34 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Phần 1: Tầm quan trọng của đề tài (5)
    • 1.1 Lý do, mục đích chọn đề tài (5)
    • 1.2 Tầm quan trọng của đề tài (6)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (6)
  • Phần 2: Cơ sở lý luận (7)
    • 2.1. Cung là gì? (7)
    • 2.2. Cầu là gì? (8)
    • 2.3. Giá cả thị trường (9)
    • 2.4. Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường (10)
  • Phần 4: Kết luận (38)

Nội dung

Cũng như nhu cầu tự nhiên như ăn mặc ở thì một nhu cầu khác không thể thiếu đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông.Và đ

Tầm quan trọng của đề tài

Lý do, mục đích chọn đề tài

Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển đạt được những thành tựu đáng kể Sự phát triển đó của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt Cũng như nhu cầu tự nhiên như ăn mặc ở thì một nhu cầu khác không thể thiếu đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông.

Và để đáp ứng nhu cầu của người dân thì một loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như :ô tô, xe máy, xe đạp,… Tuy nhiên xe máy vẫn đang là phương tiện giao thông chiếm tỉ lệ sử dụng cao nhất nếu như ở Việt Nam một hai thập niên trước đây , xe máy mang tính thiểu số được vị nể với tư cách một sản phẩm tân kỳ môt tài sản lớn hơn là một phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân.

Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, xe máy chiếm vị trí hàng đầu với tỉ lệ khoảng 61% chỉ riêng ở TP Hồ Chí Minh xe đã có 2 triệu xe máy, ở Hà Nội thì con số xấp xỉ 1 triệu còn không kể đến số lượng xe không nhỏ ở các vùng khác một số hãng sản xuất xe máy hàng đầu thế giới như Honda, Suyuki, Yamaha, … đã liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp xe máy cho người tiêu dùng Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam, sản phẩm của các liên doanh này rất đa dạng và phong phú Về giá cả của xe máy cũng rất đa dạng, hợp với nhu cầu của từng người sử dụng.

Vì mức độ phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến người dân của xe máy mà nhóm muốn chọn chủ đề này để phân tích rõ về cung và cầu của thị trường xe máy Việt Nam hiện nay Nó có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức của người dân về thị trường xe máy Việt Nam giúp người dân cũng như các doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính sát cho các hoạt động mua bán cũng như nên mua xe nhập khẩu hay mua xe được lắp ráp tại Việt Nam.

Trong những tháng giữa năm 2022 giá xe máy được đội lên rất cao ở các đại lý nguyên nhân chủ yếu là thiếu linh kiện do ảnh hưởng của sự bất ổn trong tình hình thế giới Qua đó cho thấy mặc dù nhu cầu không tăng nhưng giá lại đội lên rất cao nên đây cũng là một phần của nguyên nhân nhóm chọn chủ đề xe máy để phần tích cụ thể cung và cầu của thị trường xe máy Việt Nam.

Tầm quan trọng của đề tài

Mức độ phổ biến và có ảnh hưởng lớn từ nhu cầu sử dụng xe máy của người vì nó có vai trò rất quan trọng đối với nhận thức của người dân về thị trường xe máy Việt Nam giúp người dân cũng như các doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính sát cho các hoạt động mua bán cũng như nên mua xe nhập khẩu hay mua xe được lắp ráp tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Phân tích, so sánh, đưa ra các số liệu dẫn chứng, ý kiến và các giải pháp chung.

Cơ sở lý luận

Cung là gì?

Cung là số lượng của hàng hóa và dịch vụ mà nhà sản xuất sẵn sàng và có khả năng cung ứng ở các mức giá nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi.

Lượng cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà nhà sản xuất sẵn lòng cung ứng tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi

Quy luật cung: Khi giá cả của các hàng hóa tăng lên thì lượng cung cũng tăng (trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi) Cung bao gồm cung thị trường và cung cá nhân, cung thị trường là cung của toàn bộ thị trường và bằng tổng cung cá nhân Ngoài giá cả của hàng hóa thì cung chịu sự chi phối của các nhân tố: công nghệ, giá cả các yếu tố sản xuất, các kỳ vọng, sự điều tiết của Chính Phủ …

Những nhân tố tác động đến lượng cung:

- Các chính sách của chính phủ: các chính sách của chính phủ bao giờ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cung của hàng Những chính sách này có thể làm giảm cung (thuế) hay tăng cung (trợ cấp) Ngoài ra, ở những chính sách khác (quy định tiền lương tối thiểu, quy định an toàn lao động, quy định vệ sinh môi trường ), tùy tính chất của từng chính sách có thể dẫn đến tăng cung hoặc giảm cung.

- Công nghệ sản xuất hàng hóa: Trình độ công nghệ và kỹ thuật sẳn xuất có ảnhhưởng đến năng suất lao động, qua đó ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả quá trình sản xuất Công nghệ tiên tiến, kỹ thuật sản xuất hiện đại sẽ giúp sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng một lượng yếu tố sản xuất như cũ; ngược lại, cung sẽ giảm Điều này giải thích vì sao các hàng đều quan tâm đến vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất và ngân sách chi cho vấn đề này thường chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi phí doanh nghiệp.

- Chi phí sản xuất: Việc thay đổi giá cẩ các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, do vật sẽ ảnh hưởng tới số lượng đầu ra của các doanh nghiệp ở mỗi mức giá Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm sẽ dẫn đến chi phí sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao, các doanh nghiệp sẽ quyết định cung ứng nhiều hơn.

- Kỳ vọng của người bán: Kỳ vọng là những dự đoán của người bán về những diễn biến của các yếu tố giá cả, thu nhập, thị hiếu… trong tương lai làm ảnh hưởng tới cung hiện tại Nếu những thây đổi đó là có lợi, cung hiện tại sẽ giảm Ngược lại, nếu những diễn biến đó bất lợi, cung hiện tại sẽ tăng.

- Số lượng người bán: Số lượng người bán cũng phản ánh quy mô của thịtrường thị trường có quy mô càng lớn, càng nhiều nhà cung cấp thì cung càng cao và ngược lại.

Cầu là gì?

Cầu là số lượng của hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi.

Lượng cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, với các yếu tố khác không đổi.

Quy luật cầu: Khi giá hàng hóa tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống Cầu bao gồm cầu cá nhân và cầu thị trường Cầu thị trường là cầu của tất cả mọi người trong thị trường và bằng tổng các cầu cá nhân (theo từng mức giá).Trên thị trường có rất nhiều yếu tố tác động đến cầu ngoài giá cả hàng hóa thì còn có các nguyên nhân sau: Thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá cả của các loại hàng hóa có liên quan (hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung), các kỳ vọng, dân số …

Những nhân tố tác động tới lượng cầu:

- Thu nhập của người tiêu dùng: là một yếu tố quan trọng xác định cầu hàng hóa Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng Khi thu nhập tăng thì cầu đối với đa số hành hóa tăng lên và ngược lại.

- Giá cả của hàng hóa thay thế có liên quan: Hàng hóa liên quan là hàng hóa có các đặc tính về giá trị sử dụng hoặc là thay thế bổ sung cho một hàng hóa nào đó trên thị trường.

- Hàng hóa có liên quan đến hàng hóa đang nghiên cứu được chia thành 2 loại:

+ Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác nhưng vẫn đảm bảo được mục đích sử dụng ban đầu.

+ Hàng hóa bổ sung: là những hàng hóa phải sử dụng đồng thời với các hàng hóa khác.

- Thị hiếu của người tiêu dùng: là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ nhất định.

- Số lượng người tiêu dùng: nếu các yếu tố khác ( thị hiếu, thu nhập, ) là như nhau thì dân số tăng hay quy mô thị trường dẫn đến nhu cầu về hàng hóa tăng.

- Kỳ vọng của người tiêu dùng: Là những dự đoán của người tiêu dùng về những thay đổi trong tương lai của các yếu tố giá cẩ, thu nhập, thị hiếu… làm mảnhhưởng tới cầu hiện tại

Nếu những thay đổi đó có lợi, cầu hiện tại sẽ giảm Ngược lại,nếu những diễn biến đổi đó là bất lợi, cầu hiện tại sẽ tăng.

Giá cả thị trường

Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi Đó cũng là trạng thái được tạo ra được sự hài lòng chung giữa người mua và người bán Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hóa mà những người bán sẵn lòng cung cấp ăn khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua.

Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, có nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng – mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung.

Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường

Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách ròi giá cả với gia trị của hàng hóa đó Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

Tổng quan về thị trường xe máy ở Việt Nam:

Xe máy là phương tiện phổ biến từ hàng chục năm qua tại Việt Nam Sự thay đổi trong 10 năm qua nằm ở những chuyển dịch về loại xe và công nghệ trang bị trên xe.

Thập kỷ vừa qua chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xe máy tại Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng Sự bùng nổ số lượng xe máy, xe tay ga trỗi dậy như một thế lực, thị trường môtô phân khối lớn sôi động hẳn lên là những cột mốc đáng nhớ trong 10 năm qua.

Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu của người Việt, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện Từ năm 2010, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam sôi động hẳn lên khi các ông lớn

Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio công bố hàng loạt dự án xây dựng nhà máy và mở rộng sản xuất với tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu USD Đó cũng là thời điểm kinh tế Việt Nam có những bước hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, dẫn đến sức mua xe tăng lên.

Xe máy chiếm hơn 85% lượng phương tiện đang lưu hành tại Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam có khoảng 33,4 triệu xe máy đang lưu thông, theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải Đến cuối năm 2019, con số này đã gần chạm ngưỡng 60 triệu xe Hiện tại, Việt Nam đang xếp thứ 4 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất thế giới, đứng sau Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.

Bùng nổ xe máy cũng mang đến nhiều hệ lụy Ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn, tỷ lệ tai nạn giao thông gia tăng và ô nhiễm môi trường là những vấn đề mà xe máy mang đến.

Xe tay ga trỗi dậy

Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1990 nhưng xe tay ga khi đó chưa phải là lựa chọn cho số đông Với những "đặc trưng" như giá cả đắt đỏ, chi phí bảo dưỡng cao và "uống xăng như uống nước", xe tay ga thời điểm đó được mặc định cho giới nhà giàu Năm 2009, Honda nâng cấp hệ thống phun xăng điện tử cho chiếc Air Blade, mở ra kỷ nguyên xe tay ga tiết kiệm nhiên liệu.

Thị trường xe tay ga nhộn nhịp với xe lắp ráp trong nước và cả xe nhập khẩu.

Sau năm 2010, thị trường xe tay ga tại Việt Nam sôi động hơn khi các hãng xe lớn xây dựng thêm nhà máy và mở rộng quy mô sản xuất Các mẫu xe tay ga mới liên tục ra mắt với giá cả phải chăng, kiểu dáng thời trang, cốp dung tích lớn và động cơ tiết kiệm Nhờ vậy, lượng xe tay ga tiêu thụ liên tục tăng và dần thay thế cho xe số Đã có nhiều dự đoán về thị trường xe máy Việt bão hòa, tuy nhiên sự dịch chuyển từ xe số sang xe ga khiến doanh số xe máy luôn duy trì tăng trưởng.

Tỷ lệ xe tay ga bán ra trong năm 2010 là 30% Năm 2011 con số này tăng lên 38%, năm 2014 là 40-42% và đạt 45% ở năm 2015 Trong năm 2015, Honda Việt Nam bán ra 2,02 triệu xe, trong đó xe tay ga chiếm tỷ lệ lên đến 54%, lần đầu tiên vượt xe số Hiện tại, mẫu xe máy bán chạy nhất thị trường là Honda Vision, một chiếc xe tay ga phổ thông.

Phanh ABS và khóa thông minh dần phổ biến

Khi sử dụng xe máy, người dùng lo ngại nhất tới việc xe dễ dàng bị mất trộm với ổ khóa cơ thông thường Những chiếc xe tay ga đắt tiền cũng dễ dàng bị bẻ khóa sau 2-5 giây, khiến nhiều người phải sắm sửa nhiều ổ khóa chống trộm cho xe.

Honda là hãng đầu tiên mang công nghệ khóa thông minh smartkey về Việt Nam, áp dụng trên Honda SH, rồi tới các mẫu xe tay ga khác như SH Mode, Lead, Air Blade, Vision

Yamaha cũng sớm theo chân với các mẫu xe tay ga sở hữu khóa thông minh Khóa thông minh của các hãng đều có điểm chung là khởi động không cần chìa được bảo mật tốt, khiến kẻ gian không thể phá khóa bằng các biện pháp thông thường Piaggio không đi theo xu hướng này, các mẫu xe của hãng xe Italy vẫn dùng khóa từ, dù là khóa cơ nhưng khó bị mất trộm hơn.

Khóa thông minh và phanh ABS khiến xe máy trở nên an toàn hơn.

Một tính năng an toàn khác là ABS cũng dần phổ biến trên các mẫu xe máy ở Việt Nam Với ABS, người lái khi phanh gấp sẽ tránh được hiện tượng trượt bánh và mất lái, dễ xảy ra tai nạn Yamaha, Piaggio, Vespa, Honda đều lần lượt trang bị ABS trên các mẫu xe tay ga tầm trung của mình Người dùng đang chờ đón công nghệ hữu ích này sớm có mặt trên các mẫu xe tay ga phổ thông như Honda Lead, Vision hay Yamaha Janus.

Thị trường môtô phân khối lớn khởi sắc

Thị trường môtô phân khối lớn tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2003 Do những rào cản về thủ tục nhập khẩu, thủ tục mua xe, giấy phép lái xe A2 nên môtô phân khối lớn chỉ tiếp cận được một bộ phận rất nhỏ trong tổng số người muốn sở hữu xe Bằng A2 có thời là món hàng hiếm, song song với xe phân khối lớn không giấy tờ thậm chí phổ biến hơn cả xe hợp lệ khiến thị trường này lặng lẽ và người có điều kiện thậm chí cũng khó sở hữu những chiếc xe yêu thích.

Ngày đăng: 26/05/2024, 06:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w