Thực trạng về gêiao dịch điện tử tại việt Nam2.1 Đặc điểm và đặc thù giao dịch điện tử tại Việt Nam 2.2 Phát triển thương mại điện tử2.3 Lợi ích của giao dịch điện tử2.4 Thách thức đối v
Trang 2MỤC LỤC
I CÁC QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
1 Luật Giao dịch điện tử
2 Nghị định thi hành Luật Giao dịch điện tử: 3 Các văn bản pháp luật khác:
II.THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 1.Đặt vấn đề
2 Thực trạng về gêiao dịch điện tử tại việt Nam
2.1 Đặc điểm và đặc thù giao dịch điện tử tại Việt Nam 2.2 Phát triển thương mại điện tử
2.3 Lợi ích của giao dịch điện tử
2.4 Thách thức đối với giao dịch điện tử tại Việt Nam III Kết luận chung
IV Tài liệu tham khảo
Trang 3I CÁC QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
1 Luật Giao dịch điện tử:
• Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định về giao dịch điện tử • Luật Giao dịch điện tử số 06/2019/QH14: URL Luật Giao dịch điện tử số
2 Nghị định thi hành Luật Giao dịch điện tử: ·
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP: Hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao dịch Điện tử.
• Nghị định số 130/2018/NĐ-CP (hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký
Trang 4II.THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1.Đặt vấn đề
Giao dịch điện tử tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua, đặc biệt là sau sự lan rộng của internet và smartphone Người dùng đã bắt đầu chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang sử dụng các phương tiện thanh toán
điện tử như ví điện tử, thẻ ngân hàng trực tuyến, và các ứng dụng thanh toán di động Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như MoMo, ZaloPay, và AirPay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Các cửa hàng, nhà hàng và dịch vụ khác cũng đã nhanh chóng chuyển sang chấp nhận thanh toán trực tuyến để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ và
khuyến khích phát triển giao dịch điện tử, bao gồm việc cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin, thúc đẩy thanh toán điện tử trong các giao dịch chính phủ và đẩy mạnh quản lý rủi ro và bảo mật thông tin.
Trang 6Năm 2020, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang có mức tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua của ngành do tác động từ đại dịch COVID-19, khiến cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm.
Tuy nhiên, thương mại điện tử trên nền tảng di động đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.
Xét theo tỉ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ so với desktop khi chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%.
Một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới là JP Morgan đã đưa ra số liệu về doanh thu thương mại điện tử qua di động Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2020 với mức tăng trưởng bình quân 18,6% mỗi năm.
Dự kiến năm 2021 doanh thu thương mại điện tử trên di động sẽ đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có khả năng sẽ chạm tới mức 10,2 tỷ USD.
Trang 72 Thực trạng về giao dịch điện tử tại Việt Nam
2.1.1 Đặc điểm:
Giao dịch điện tử (TMĐT) là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua mạng internet So với giao dịch truyền thống, TMĐT có một số đặc điểm và đặc thù riêng biệtTMĐT không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Người mua và người bán có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi Khả năng tiếp cận thị
trường rộng lớn, vượt qua rào cản địa lý TMĐT sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, ví điện tử, v.v.
Hợp đồng điện tử được sử dụng để xác lập các điều khoản và ràng buộc giữa các bên tham gia giao dịch.
Quy trình giao dịch trong TMĐT thường được đơn giản hóa, bao gồm các bước như tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng.
Tự động hóa một số khâu trong quy trình giao dịch, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
Trang 82.1.2 Đặc thù
Trong TMĐT, người mua và người bán có thể ẩn danh, tạo ra một số rủi ro về gian lận và lừa đảo Khó khăn trong việc xác định danh tính và địa chỉ của các bên tham gia giao dịch TMĐT tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp
thông tin cá nhân và tài khoản thanh toán Doanh nghiệp và người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp bảo mật an toàn Khung pháp lý về TMĐT đang được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập Cần có sự phối hợp quốc tế để giải quyết các tranh chấp trong giao dịch điện tử xuyên biên giới Hệ thống logistics trong TMĐT cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng hóa ngày càng tăng Nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ
logistics, giảm thiểu chi phí giao hàng Doanh nghiệp cần có năng lực về công nghệ, marketing và quản lý để tham gia vào thị trường TMĐT cạnh tranh Cần có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển năng lực trong lĩnh vực TMĐT.
Trang 92.2 Phát triển thương mại điện tử
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, chủ yếu là tốc độ phát triển của internet, TMĐT ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, số
lượng và chất lượng.
Về quy mô, tốc độ tăng trưởng TMĐT: Sau khi vượt qua đại dịch Covid-19, TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc trong năm 2022 và những năm tiếp theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra dự đoán này trên cơ sở khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước và khả năng thích ứng linh hoạt của doanh
nghiệp và người tiêu dùng trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.
Trong 2 năm cao điểm của đại dịch TMĐT nước ta đã trải qua hai làn sóng Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của Covid-19 năm 2020 Làn sóng thứ hai của TMĐT diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9/2021 trùng với đợt dịch thứ tư Trong thời gian diễn ra hai làn sóng này toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội bị trì trệ, kinh
doanh TMĐT bị tác động nghiêm trọng, nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh và vững chắc hơn.
Trang 10Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu TMĐT của Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng
doanh thu bán lẻ cả nước Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2022, TMĐT Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng TMĐT Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, TP Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2022 với 90,6 điểm Đứng thứ hai là Hà Nội với 85,9 điểm và kém TP Hồ Chí Minh 4,7 điểm Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là Đà Nẵng với 36,6 điểm và có khoảng cách rất xa so với TP Hồ Chí Minh và Hà Nội Điểm trung bình của chỉ số năm nay là 20,4 điểm Song vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa hai đầu cầu kinh tế là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại Điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển TMĐT tại các tỉnh & nông thôn còn rất lớn (Hình 1).
Trang 11Điều đáng chú ý về tốc độ phát triển TMĐT những năm gần đây mặc dù do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương, tỉnh, thành trong cả nước phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, cách ly xã hội, nhưng tốc độ tăng trưởng TMĐT vẫn được duy trì và có xu hướng gia tăng Người dân và doanh nghiệp đã quen dần và thích nghi nhanh chóng với các hoạt động giao dịch TMĐT, nhiều người đã bỏ được thói quen mua hàng, giao dịch truyền thống, tiếp xúc trực tiếp, thay vào đó là các giao dịch gián tiếp, qua sàn TMĐT, thông qua nền tảng số như Facebook, Zalo, Youtube, Messenger…; nhiều hợp đồng thương mại được thực hiện thông qua nền tảng giao tiếp trực tuyến hội nghị như Zoom, Google Meet,… Nhìn chung, thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực
Từ việc chỉ quen với giao dịch kinh doanh truyền thống, mặt đối mặt, được cầm, ngắm và có thể được thử sản phẩm, nay họ đã dần tiếp cận và yêu thích hình thức mua sắm trực tuyến Xu thế mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu thế phổ biến trong dân cư, được lan rộng từ thành thị cho tới nông thôn, từ miền đồng bằng cho tới miền núi Xúc tiến TMĐT đang dần trở thành trào lưu, các sản phẩm, hàng hóa không chỉ được giới thiệu, quảng bá trên các sàn TMĐT lớn mà còn cả những trang website của doanh nghiệp, cá nhân, cả nhà cung ứng, khách hàng, đối tác Khoảng cách, không gian đã được thu hẹp, thay đổi mang lại sự tiện ích cho mọi đối tượng tham gia TMĐT.
Trang 12Theo số liệu từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, giá trị mua sắm và số lượng người mua sắm, tham gia giao dịch thương mại trên trang
TMĐT có sự phát triển theo từng năm, cụ thể, về số lượng người mua sắm trực
tuyến trên các trang TMĐT tại Việt Nam năm 2020 đã tăng 1,5 lần so với năm 2016, tương ứng với đó lượng mua sắm bình quân đầu người năm 2020 cũng tăng lên 1,41 lần so với năm 2016.
Trang 13Theo thống kê chưa đầy đủ, sự tăng trưởng này tiếp tục được duy trì và có tính bứt phá tốc độ hơn khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được khống chế và tình hình kinh doanh, thương mại trở về trạng thái bình thường.
Về loại hàng hóa giao dịch trên trang TMĐT: Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam: Loại hình hàng hóa chủ yếu được mua nhiều nhất là: Thực phẩm
(chiếm 52%); Quần áo, Giày dép và Mỹ phẩm (chiếm 43%); Thiết bị đồ dùng gia đình (chiếm 33%),… Phần lớn người được khảo sát (chiếm 63%) cho rằng lý do chính khiến họ quyết định lựa chọn website/ứng dụng để thực hiện giao dịch đến từ đánh giá từ những nguồn uy tín như bạn bè, người thân hoặc đánh giá trên mạng Internet.
Trang 14Về phân đoạn thị trường: Thị trường TMĐT Việt Nam đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước
ngoài Đáng chú ý, một số doanh nghiệp xuất phát điểm là doanh nghiệp Việt Nam nhưng khi thành công được nước ngoài mua lại hoặc do pháp nhân nước ngoài nắm cổ phần chi phối Điển hình như sàn Tiki vốn là một sàn bản địa Việt Nam, đến cuối năm 2020 vốn ngoại tại sàn này đã chiếm gần 55% và đến năm 2021 sàn này chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global của Singapore Như vậy, Tiki đã trở thành doanh nghiệp Singapore Tương tự, sàn Sendo xuất phát điểm là doanh nghiệp Việt Nam nhưng đến cuối năm 2020 vốn ngoại tại sàn này đã lên tới hơn 65%.
Như vậy, trong 4 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay, có 3 sàn giao dịch TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài Việc chi phối thị trường của các sàn TMĐT nước ngoài thể hiện qua số lượt truy cập Theo số liệu tháng 2/2022, tổng số lượt truy cập trên Shopee là 78,5 triệu lượt, trên Lazada là 14,8 triệu lượt, trên Tiki là 14,1 triệu lượt và Chợ tốt (Việt Nam) là 12,7 triệu lượt Trong bảng xếp hạng các ứng dụng di động (Android, iOS) mua sắm tại Việt Nam, Shopee cũng là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất, xếp sau lần lượt là Lazada, Tiki.
Trang 152.3 Lợi ích của giao dịch điện tử
Giao dịch điện tử (TMĐT) mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, bao gồm:- Lợi ích cho người tiêu dùng:
• Tiện lợi: Mua sắm mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.• Giá cả cạnh tranh: So sánh giá cả dễ dàng, tìm kiếm sản phẩm với mức giá tốt nhất.• Đa dạng sản phẩm: Tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới.• Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần phải đi lại mua sắm trực tiếp.
• Nhiều hình thức thanh toán: Thanh toán trực tuyến an toàn, tiện lợi.• Được hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mại.
- Lợi ích cho doanh nghiệp:
• Mở rộng thị trường: Tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.• Giảm chi phí kinh doanh: Tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân viên, v.v.• Tăng hiệu quả hoạt động: Tự động hóa các quy trình kinh doanh.• Nâng cao khả năng cạnh tranh: Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
• Thu thập dữ liệu khách hàng: Phân tích hành vi khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.- Lợi ích cho nền kinh tế:
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tạo ra nhiều việc làm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.• Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực: Giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí.
• Tăng cường cạnh tranh: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong kinh doanh.
• Hội nhập quốc tế: Góp phần Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Trang 17Tuy nhiên, TMĐT cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:• Hàng giả, hàng kém chất lượng: Nguy cơ mua
phải hàng giả, hàng kém chất lượng cao hơn so với mua sắm trực tiếp.
• Lừa đảo trực tuyến: Nguy cơ bị lừa đảo khi thanh toán trực tuyến.
• An ninh mạng: Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân.
• Mâu thuẫn trong giao dịch: Khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn khi giao dịch trực tuyến.
Để tận dụng lợi ích và hạn chế rủi ro của TMĐT, cần thực hiện một số giải pháp như:
• Hoàn thiện hệ thống pháp lý: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch.• Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng:
Tuyên truyền, giáo dục người tiêu dùng về TMĐT, cách thức mua sắm trực tuyến an toàn, hiệu quả.
• Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh TMĐT: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Trang 182.4 Thách thức đối với giao dịch điện tử tại Việt Nam
Giao dịch điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để thúc đẩy TMĐT phát triển an toàn, hiệu quả Một số thách thức chính bao gồm:
• Hệ thống logistics Việt Nam còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, chi phí cao, ảnh hưởng đến hiệu quả giao nhận hàng hóa.
• Năng lực của các doanh nghiệp logistics chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của TMĐT • Vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn phổ biến trên TMĐT, ảnh hưởng đến quyền
lợi người tiêu dùng và uy tín của thị trường.
• Việc kiểm tra, xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn.
• An ninh mạng là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong TMĐT.
• Nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp thông tin cá nhân và tài khoản thanh toán cao • Khung pháp lý về TMĐT đang được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập.
• Cần có các quy định cụ thể để quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
• Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ năng lực về công nghệ, marketing và quản lý để tham gia vào thị trường TMĐT cạnh tranh.
• Cần có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển năng lực trong lĩnh vực TMĐT • Một số người tiêu dùng chưa có đủ kiến thức và kỹ năng để mua sắm trực tuyến an toàn,
hiệu quả.
• Cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về TMĐT và hướng dẫn họ cách thức mua sắm trực tuyến an toàn.
Trang 19- Ngoài những thách thức trên, TMĐT Việt Nam còn phải đối mặt với một số vấn đề khác như: • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt với sự tham
gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
• Sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới: TMĐT xuyên biên giới, kinh tế chia sẻ, v.v đặt ra những thách thức mới cho việc quản lý và giám sát.
Trang 21III KẾT LUẬN CHUNG
Giao dịch điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và tiềm năng lớn trong tương lai Các quy định pháp luật liên quan đến
TMĐT đã được ban hành và liên tục được cập nhật để phản ánh sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử TMĐT mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinh tế, bao gồm tiện lợi, giá cả cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng
cường cạnh tranh, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, TMĐT cũng đối diện với nhiều thách thức và rủi ro như hệ thống logistics không đồng bộ, vấn nạn hàng giả và hàng kém chất lượng, an ninh mạng, khó khăn trong kiểm tra và xử lý vi phạm, cạnh tranh gay gắt, và sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới Để tận dụng lợi ích và hạn chế rủi ro của
TMĐT, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển năng lực, và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về TMĐT Tóm lại, giao dịch điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số và cần được quản lý và phát triển một cách bền vững để đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia.