1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

slide thuyết trình trình bày hiểu biết về phật giáo

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Phật giáo là gì ?• Phật giáo là giáo lý của Đức phật, nhằm hướng dẫn và phát triển con người bằng cách làm cho thân tâm trong sạch, bình lặng và làm khai sáng tâm linh con người.• Phật g

Trang 2

Trình bày hiểu biết về

Trang 3

Phật giáo là gì ?

• Phật giáo là giáo lý của Đức phật, nhằm hướng dẫn và phát triển con người bằng cách làm cho thân tâm trong sạch, bình lặng và làm khai sáng tâm linh con người.

• Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiết lập nên bởi Đức Phật vì phúc lợi của chúng sinh, vì hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến bộ của

thế giới con người.

• Phật giáo là một tôn giáo chủ trương lẽ-thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người.

• Phật giáo vừa là triết-học vừa là thực-hành.

Trang 4

Nguồn gốc địa lý của Phật giáo

• Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2.600 năm khi một thái tử người Ấn Độ là Tất-Đạt-Đa (Siddhattha) giác ngộ thành đạo, trở thành một vị Phật (Buddha), có nghĩa là “người giác ngộ”, sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con

người thoát khỏi khổ-đau và sinh-tử”.

https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fnguoiphattu.com%2Ftin-tuc%2Flich-su-phat-giao-an-

do.d-1227.aspx&psig=AOvVaw0E0L6DIULTZBeTmfiA8uw1&ust=1669826847910000&source=images&cd=vfe&ved=0CBAQjRxqFwoTCPCX4PLr0_sCFQAAAAAdAAAAABAE

Trang 5

Lịch sử của Phật giáo

• Phật giáo được Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sáng lập Phật giáo, thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN Được truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông (hoặc 49 năm theo Phật giáo Bắc tông) khi Đức Phật còn tại thế ra đến nhiều nơi, nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ.

https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fm.baonghean.vn%2Fphan-biet-phat-giao-tieu-thua-va-dai-thua-post210486.html&psig=AOvVaw1bcrDm1_YmNV3JsR9MfmkB&ust=1669828600826000&source=images&cd=vfe&ved=0CBAQjRxqFwoTCLitybby0_sCFQAAAAAdAAAAABAE

Trang 6

Lịch sử của Phật giáo

• Tại Ấn Độ, Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ từ đầu thế kỉ thứ 13 bởi sự đàn áp mạnh của chính quyền và quân Hồi giáo bên ngoài Mãi đến giữa thế kỉ thứ 20, phong trào chấn hưng Phật giáo ở Ấn Độ mới bắt đầu nhờ công của 1 nhà hoạt động chính trị-xã hội và nhà kinh tế học người Ấn Độ tên là Bhimrao Ambedkar Tuy

nhiên, Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Canada, Úc và châu Âu Triết lý Phật giáo phù hợp với tinh thần khai sáng của châu Âu nên nhiều nhà triết học ở đây chú ý nghiên cứu Phật giáo và truyền bá nó.

Trang 7

• Những lời dạy của Phật đã được ghi chép và bảo tồn bởi đại đa số tu sĩ đệ tử của Người trong tàng thư “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka), mà

nghĩa đen của từ này là “Ba Rổ Kinh” bao gồm:

1.Luật Tạng (Vinaya-pitaka): những giới luật  đối với tăng ni, và một số giới luật dành cho Phật tử tại gia.

2.Kinh Tạng (Suttanta-pitaka): tập hợp những bài thuyết giảng của Đức Phật và những vị đại đệ tử của Phật)

3.Diệu Kinh Tạng (Abhidhamma-pitaka): đây là phần triết lý cao học của Phật giáo).

Trang 8

Những nhánh phái chính

• Hai trường phái Phật giáo:

1.Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) được truyền bá và phát triển các nước Đông Nam Á như Sri Lanka, Thái Lan, Lào, 1 phần ở Việt Nam,…

2 Phật giáo Đại Thừa (Mahayana) phát triển ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,…

https://vuonhoaphatgiao.com/uploads/noidung/images/phat_phap/phat-giao-nguyen-thuy.jpghttps://photo-cms-giacngo.epicdn.me/w950/UserImages/2018/04/21/15/Buddha-in-Gandhara.jpg

Trang 9

Nhân quả và luân hồi

• Nhân quả:

+Phật giáo giải thích mọi sự việc đều là sự biểu hiện của luật nhân - quả Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó Sự việc đó chính nó lại là một nguyên nhân của kết quả sau này Nhân có khi còn gọi là nghiệp, và một khi đã gieo nghiệp thì ắt sẽ gặt quả.

+Nhân quả tương tác theo luật tương ứng: nhân nào thì quả nấy; hạt táo không thể sinh ra quả

bưởi, hạt xoài không thể sinh ra quả đào Kinh Phật ghi rằng "Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình

thành Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành Cái này diệt thì cái kia diệt".

+Con người dù không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn toàn nhân quả này thì mối quan hệ nhân quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan Có những người dù không nhận thức được, thậm chí có thể họ không tin vào nhân quả, nhưng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật, bao gồm chính bản thân họ.

Trang 10

Nhân quả và luân hồi

• Luân hồi:

1.Luân hồi chỉ cho việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống Chết là hết một kiếp, tâm thức mang theo nghiệp đi tái sinh kiếp mới Hình thức của một kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài, các thế giới (cõi súc sinh, cõi người, cõi a-tu-la, cõi trời) Quan hệ nhân quả quyết định cách thức luân hồi, hay nói cách khác tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận quả.

2.Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận Dù có hết một kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục luân hồi sang kiếp khác để nhận quả Còn luân hồi là còn khổ Phật giáo chỉ ra rằng luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu giác ngộ, nghĩa là có thể thoát khỏi luân hồi sinh tử nếu biết cách "đoạn diệt" các nguyên nhân dẫn dắt luân hồi, nghĩa là không còn quan hệ nhân quả Phật giáo gọi đó là giải thoát và toàn bộ giáo pháp của Phật đều nhằm chỉ ra con đường giải

thoát, như Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát".

Trang 11

• Phật có hai mức độ giác ngộ:

• Độc Giác Phật (sa pratyeka-buddha), là người giác ngộ, nhưng không có đủ khả năng giáo hóa

chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.

• Toàn Giác Phật (sa samyak-saṃbuddha) là bậc chính đẳng chính giác, không chỉ giác ngộ mà

còn có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b1/Chogye_Buddhist_monks.jpg

Trang 12

Phật Giáo trên thế giới

• Phật giáo có số lượng tín đồ vào khoảng 488 triệu người trên khắp thế giới, 495 triệu, hoặc 535 triệu người trong thập niên 2010, chiếm 7% tới 8% dân số toàn thế giới.

• Trung Quốc là quốc gia có đông tín đồ Phật giáo nhất, khoảng 244 triệu Phật tử hay 18,2% dân số

cả nước Đa phần họ theo hệ tư tưởng Đại thừa, làm cho hệ phái này trở thành bộ phận đông đảo

nhất của Phật giáo Phật giáo Đại thừa, cũng hiện diện ở các nước có văn hóa Đông Á khác, có hơn phân nửa số Phật tử trên toàn thế giới tu tập.

Tỉ lệ Phật tử đã quy y tam bảo theo quốc gia https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o#/media/T%E1%BA %ADp_tin:The_Refuge_in_Three_Jewels_(Buddhism).png

Trang 13

Phật Giáo trên thế giới

• Bộ phận lớn thứ hai trong các hệ phái Phật giáo là Thượng tọa bộ, chủ yếu thu hút các tín đồ tại Đông Nam Á.Bộ phận thứ ba và cũng là nhỏ nhất của Phật giáo, Kim cương thừa, với tín đồ hầu hết ở Tây Tạng, vung Himalaya, Mông Cổ và nhiều khu vực ở Nga, nhưng cũng được phổ biến trên khắp thế giới.

• Theo báo cáo phân tích nhân khẩu học của Peter Harvey (2013):

• Phật giáo phương Đông (Đại thừa) có 360 triệu tín đồ;

• Phật giáo phương Nam (Nam truyền) có 150 triệu tín đồ; và• Phật giáo phương Bắc (Kim cương thừa) có 18,2 triệu tín đồ.

• Bảy triệu tín đồ Phật giáo đến từ các nước bên ngoài châu Á.

Trang 14

Phật Giáo trên thế giới

• Phật Giáo ở Việt Nam:

+Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm.

+Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm Đến đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo.

• Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

+từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;

+thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh; +từ đời Lê Sơ đến đời Tây Sơn là giai đoạn suy thoái; +từ đời Nguyễn đến nay là giai đoạn phục hưng.

14

Trang 15

Ảnh hưởng của Phật giáo đến nền văn hóa của Việt Nam

• Khi khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, người Việt thường mở đầu bằng câu "Con nam mô A Di Đà Phật" A Di Đà

Phật là vị Phật cai quản cõi Tây phương cực lạc, người Việt khấn như vậy để thể hiện mong muốn vong linh của tổ tiên được Phật A Di Đà tiếp dẫn, đưa tới tái sinh ở cõi Phật thanh tịnh.

• Người Việt có lễ xá tội vong nhân, Vu lan báo hiếu xuất phát từ một điển tích trong Phật giáo, đó là việc tôn giả Mục Kiền Liên (1 trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã báo hiếu bằng việc khẩn cầu công đức của chư Tăng các phương để cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

• Người Việt có câu ca dao "Dẫu xây chín bậc phù đồ (bảo tháp), chẳng bằng làm phúc cứu cho một người" -

hàm ý rằng cứu một mạng người tạo ra công đức còn hơn cả xây bảo tháp thờ Phật, câu nói thể hiện triết lý của đạo Phật là "phổ độ chúng sinh", coi trọng việc hành động theo lời Phật dạy hơn là chỉ phô trương hình thức.

• Con người mỗi khi thấy những ai bất hạnh, bị hoạn nạn đau khổ thì liền tỏ lòng thương xót và thốt lên

câu: Tội nghiệp quá! Hai chữ tội nghiệp là danh từ chuyên môn của Phật giáo với ý nghĩa chỉ cho nghiệp

báo tội ác đã định Cụm từ "tội nghiệp quá!" là câu nói của người bình dân hàm súc hai ý nghĩa: Một là phán định tội lỗi, và hai là tâm linh chia sẻ Phán định tội lỗi, nghĩa là người này đã gây nghiệp tội ác quá nặng trong quá khứ cho nên giờ đây phải chịu quả báo khổ đau không thể trốn tránh Tâm tình chia sẻ, nghĩa là thấy họ hoạn nạn đau khổ thì bộc lộ tâm tình thương hại để san sớt phần nào niềm đau nỗi khổ của họ.

……

Trang 16

Hội Phật Giáo thế giới

• Tên đầy dủ là “Hội Ái Hữu Phật Giáo Thế Giới” hay “Hội Phật Tử Thế Giới” (“The World Fellowship of

Buddhists”, viết tắt là WFB) là một tổ chức Phật giáo quốc tế được thành lập vào năm 1950 (Phật Lịch 2493) ở Tích Lan, nơi mà đại diện của 27 nước Phật giáo trên thế giới từ châu Á, châu Âu và châu Bắc Mỹ đã họp mặt cùng nhau lần đầu tiên trong lịch sử.

• Những phái đoàn Phật giáo thuộc những trường phái khác nhau như Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa,

Kim Cương thừa đều thống nhất đoàn kết với nhau dưới lá cờ sáu màu của Phật giáo (Xem thêm ý nghĩa

màu cờ Phật giáo trong phần hỏi đáp sau).

• Thông qua tổ chức quốc tế này, sự thống nhất và hiểu biết lẫn nhau giữa những trường phái và văn hóa Phật giáo khác nhau đã được thực hiện thành công về những quan điểm chính Vì vậy, đây là những thành công lớn của tổ chức này và là tiền đề để tiếp tục giúp phát triển sự hòa hợp và sự ổn định bền lâu của Phật giáo trên trái đất.

• Hội Phật Giáo Thế Giới có văn phòng trung ương được đặt tại thủ đô Bangkok, Thái Lan Hiện nay, tổ chức này có 153 chi nhánh và trung tâm ở 40 quốc gia trên thế giới.

16

Trang 17

Hội Phật Giáo thế giới

https://i.ex-cdn.com/phatgiao.org.vn/files/thanhtung/2018/11/21/phatgiao-org-vn-dai-hoi-lien-huu-phat-giao-the-gioi-lan-thu-29-tai-nhat-ban3-1243.jpg

Trang 18

THANK YOU !

18

Ngày đăng: 22/04/2024, 06:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w