1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ vai trò của tài nguyên tôn giáo tín ngưỡng trong phát triển du lịch và điều kiện để phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy phật giáo tại bắc giang (tây yên tử

17 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Cuối Kỳ Vai Trò Của Tài Nguyên Tôn Giáo Tín Ngưỡng Trong Phát Triển Du Lịch Và Điều Kiện Để Phát Triển Du Lịch Trên Cơ Sở Bảo Tồn Và Phát Huy Phật Giáo Tại Bắc Giang (Tây Yên Tử)
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hoàng Phương
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Du Lịch Tôn Giáo- Tín Ngưỡng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 871,76 KB

Nội dung

Vì vậy, em rất mong Trang 4 MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn “Du lịch tôn giáo- tín ngưỡng” đưọc học về các giá trị về tôn giáo- tín ngưỡng của người Việt Nam, bản t

lOMoARcPSD|38895030 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Học phần: Du lịch tôn giáo- tín ngưỡng Giảng viên : ThS Nguyễn Hoàng Phương Tên sinh viên : Nguyễn Thị Tuyết Nhi Mã sinh viên : 21031411 Lớp : K66 QTDVDL&LH Hà Nội, tháng 11 năm 2023 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 4 PHẦN 1: 4 I PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4 1.1 Cơ sở lý luận 4 1.1.1 Du lịch 4 1.1.2 Tài nguyên du lịch 4 1.1.3 Tài nguyên tôn giáo- tín ngưỡng 5 1.2 Vai trò của tài nguyên tôn giáo- tín ngưỡng trong phát triển du lịch 7 1.2.1 Thực trạng du lịch tôn giáo- tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay 7 1.2.2 Vai trò của tài nguyên tôn giáo- tin ngưỡng trong phát triển du lịch 8 II PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY PHẬT GIÁO TẠI BẮC GIANG (TÂY YÊN TỬ) KHOẢNG THỜI GIAN NĂM 2022 9 2.1 Khái quát về văn hóa Phật Giáo tại tỉnh Bắc Giang (Tây Yên Tử) 9 2.2 Các điều kiện phát triển du lịch trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của Phật giáo tại Bắc Giang (núi Tây Yên Tử) 11 PHẦN 2: 13 I ANH/CHỊ ĐÃ THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC NÀO ĐÃ LÀM CÔNG VIỆC GÌ ĐỂ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO 13 1.1 Trình bày các công việc trong quá trình nghiên cứu 13 1.2 Cách giải quyết vấn đề 14 II ANH/ CHỊ NHẬN THỨC NHƯ NÀO VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM, QUA ĐÓ HÃY ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC TÍCH LŨY TỪ MÔN HỌC NÀY ĐỊNH HƯỚNG CÔNG VIỆC CỦA MÌNH SAU NÀY 15 2.1 Nhận thức về kết quả nghiên cứu của nhóm 15 2.1.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội 15 2.1.2 Sản phẩm du lịch đặc thù gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu 15 2.2 Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức tích lũy được từ môn học để dịnh hướng công việc 15 KẾT LUẬN 16 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 LỜI CẢM ƠN Trải qua những tuần học cùng lớp học phần Văn hóa du lịch, đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên học phần là Ths Nguyễn Hoàng Phương Thầy là người giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích về môn học, từ những lý thuyết cơ bản về du lịch tôn giáo tín ngưỡng đến các bài học kinh nghiệm thực tế của thầy đã giúp em tiếp thu được nhiều bài học cho bản thân và cho ngành học của mình Bên cạnh đó, thầy còn có những hướng dẫn chi tiết cho bài tập giữa kì và cuối kì, thầy đưa ra những nhận xét khách quan để nhóm em có thể hoàn thiện bài giữa kì một cách tốt nhất Đồng thời, mình xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng nhóm 1 – những người bạn đã đồng hành và hỗ trợ trong quá trình cùng nhau làm bài tập nhóm giữa kì Đây cũng là cơ sở để tôi có thể hoàn thiện bài tiểu luận cuối kì kết thúc môn học này Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận kết thúc học phần của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện một cách trọn vẹn nhất Em xin chân thành cảm ơn! Nhi Nguyễn Thị Tuyết Nhi 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn “Du lịch tôn giáo- tín ngưỡng” đưọc học về các giá trị về tôn giáo- tín ngưỡng của người Việt Nam, bản thân em luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức và áp dụng thực tiễn Các giá trị về văn hóa giữa các tôn giáo- tín ngưỡng không chỉ có vai trò đạo đức, truyền giảng những giá trị nhân văn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng các chủ trương của Đảng và nhà nước Bên cạnh đó các giá trị văn hóa tôn giáo- tín ngưỡng còn giúp phát triển kinh tế dựa trên việc phát triể du lịch tâm linh Bài tiểu luận cuối kì này nghiên cứu về vai trò của tài nguyên tôn giáo tín ngưỡng trong phát triển du lịch và điều kiện để phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy Phật Giáo tại Bắc Giang (Tây Yên Tử) trong khoảng thời gian năm 2022, bên cạnh đó đưa ra những đánh giá về kết quả nghiên cứu của nhóm và những kiến thức học được trong quá trinh tham gia lớp học phần NỘI DUNG PHẦN 1: I PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Du lịch Theo viện sũ Nguyễn Khắc Viện và nhà kinh tế PGS Trần Nhạn, trong cuốn “du lịch và kinh doanh du lịch” ông cho rằng: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng tiền.” Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 đưa ra thì: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Còn theo PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng trong cuốn “Văn hóa du lịch” thìdu lịch được định nghĩa dưới hai điểm nhìn khác nhau Đứng trên góc độ của du khách: “Du lịch là những chuyến du hành của con người rời khỏi nơi cư trú của mình trong những không gian và thời gian nhất định, nhằm trải nghiệm, thưởng thức, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về tự nhiên và văn hóa, để làm phong phú thêm đời sống của mình.” Đứng trên góc độ nhà cung ứng thì du lịch lại được định nghĩa như sau: “Du lịch là toàn bộ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và khác biệt, nhằm phục vụ các nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm, khám phá của du khách trong một không gian và thời gian nhất định.” 1.1.2 Tài nguyên du lịch Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.” Còn theo nhà khoa học du lịch Ngô Tất Hổ thì: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tê- xã hội và môi trường có thể gọi là tài nguyên du lịch.” Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch Đó là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” 1.1.3 Tài nguyên tôn giáo- tín ngưỡng - Tôn giáo- tín ngưỡng là gì? Theo khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thì : “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.” Còn “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” - Các tôn giáo- tín ngưỡng tại Việt Nam Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình Tín ngưỡng dân gian: Người Việt Nam bao đời sùng kính, đặt niềm tin vào sự phù trợ của các đấng tối cao Với quan niệm “sống là nhân, thác là thần”, nhân dân đã thờ kính tổ tiên, các anh hùng dân tộc, các vị tổ sư, vị thần tự nhiên , đồng thời dựng nhiều cơ sở, công trình làm nơi thờ tự và thực hành nghi lễ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày-Thái, nhóm Hmông- Dao; nhóm Hoa-Sán Dìu-Ngái; nhóm Chăm-Ê đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam có đình thờ thành hoàng Tục thờ thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam Thần thành hoàng được thờ trong các đình làng có thể là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công “khai công lập quốc”, chống giặc ngoại xâm Ngoài ra, người Việt còn thờ các thần như thần bếp, thần thổ công… 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Các tôn giáo: Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 38 tổ chức, hệ phái tôn giáo và 01 pháp môn tu hành thuộc 13 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo (tương đương từ bậc trung cấp đến trên đại học), 25 ngàn cơ sở thờ tự Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo Phật giáo: Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, Phật giáo Việt Nam có bước phát triển mới cùng với nền độc lập của dân tộc Thời Lý-Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV) là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên tử mang bản sắc Việt Nam với tinh thần sáng tạo, dung hợp và nhập thế Phật giáo Nam Tông truyền vào phía nam của Việt Nam từ thế kỷ IV sau Công nguyên Tín đồ Phật giáo Nam Tông chủ yếu là đồng bào Khơ-me, tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long nên gọi là Phật giáo Nam Tông Khơ-me Phật giáo hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 11 triệu tín đồ, trên 17.000 cơ sở thờ tự, gần 47.000 chức sắc, 04 Học viện Phật giáo, 09 lớp Cao đẳng Phật học, 31 trường Trung cấp Công giáo: Nhiều nhà nghiên cứu sử học Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc truyền đạo Công giáo vào Việt Nam Từ năm 1533 đến năm 1614, chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa minh thuộc Tây Ban Nha đi theo những thuyền buôn vào Việt Nam Từ năm 1615 đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma-cao (Macau, Trung Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng Ngoài (bắc sông Gianh) Hiện nay, Công giáo có khoảng 6,5 triệu tín đồ; 42 Giám mục, khoảng 4.000 linh mục, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 17.000 tu sỹ; có 26 giáo phận, 07 Đại Chủng viện Tin Lành: Đạo Tin lành có mặt tại Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo du nhập từ bên ngoài, vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do tổ chức Liên hiệp Phúc âm Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance-CMA) truyền vào Năm 1911 được xem là thời mốc xác nhận việc truyền đạo Tin lành vào Việt Nam Hiện đạo Tin Lành có khoảng 1,5 triệu tín đồ thuộc 10 tổ chức, hệ phái; khoảng 3.000 chức sắc; gần 400 cơ sở thờ tự; 01 Viện Thánh kinh thần học và 01 trường Kinh thánh Đạo Hồi: Ở Việt Nam, tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm Theo tư liệu lịch sử, người Chăm đã biết đến đạo Hồi từ thế kỷ X-XI Có hai khối người Chăm theo đạo Hồi: một là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, Bình Thuận là khối Hồi giáo cũ hay còn gọi là Chăm Bà-ni; hai là, khối người Chăm theo đạo Hồi ở Châu Đốc (An Giang), thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai là khối đạo Hồi mới hay còn gọi là Chăm Islam Hiện nay Đạo Hồi ở Việt Nam có khoảng trên 80.000 tín đồ, 89 cơ sở thờ tự, 1.062 chức sắc, chức việc, 07 tổ chức Hồi giáo được Nhà nước công nhận Đạo Cao Đài: Là một tôn giáo bản địa Giữa tháng 11/1926 (ngày 15/10 năm Bính Dần), những chức sắc đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén-Tây Ninh chính thức cho ra mắt đạo Cao đài Hiện nay, đạo Cao Đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ thuộc 10 hệ phái, 01 pháp môn tu hành, trên 10.000 chức sắc, hơn 1.200 cơ sở thờ tự hoạt động ở 37 tỉnh, thành phố 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Phật giáo Hòa Hảo: Là một tôn giáo bản địa do ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo vào ngày 18/5 năm Kỷ Mão (ngày 4/7/1939) tại làng Hòa Hảo, tỉnh An Giang Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ, trong đó có 2.528 chức việc, 94 chùa ở 20 tỉnh, thành phố Các tôn giáo khác ở Việt Nam gồm Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Cộng đồng Tôn giáo Baha’i Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo, Bàlamôn với tổng số gần 1.3 triệu tín đồ; ngoài ra, còn có khoảng 20 tổ chức Cao đài độc lập, khoảng 40 nhóm, hệ phái Tin lành… Trên khắp đất nước, có thể kể đến hàng loạt điểm du lịch nổi tiếng gắn với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như: đền Hùng (Phú Thọ), chùa Hương (Hà Nội), chùa Bái Đính và nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế), nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh), núi Bà Đen và Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh) Theo các chuyên gia, hệ thống cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo gắn với giá trị văn hóa dân tộc nên có sức hấp dẫn tự nhiên đối với du khách 1.2 Vai trò của tài nguyên tôn giáo- tín ngưỡng trong phát triển du lịch 1.2.1 Thực trạng du lịch tôn giáo- tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay Những năm qua, việc du khách tham quan và tìm hiểu các công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo như đình, chùa, miếu, phủ, nhà thờ, thánh đường ; tham dự các sự kiện liên quan đến lễ hội gắn với việc bày tỏ niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo; du lịch hành hương, tưởng nhớ anh hùng dân tộc đã trở nên phổ biến Trong số các điểm đến gắn với văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, cơ sở thờ tự Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với công trình của các tôn giáo khác như Công giáo, Cao Đài Bên cạnh đó, du khách còn đến tham quan, lễ bái ở các công trình gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tri ân những vị anh hùng dân tộc, tiền bối có công với nước, dân tộc, trở thành du lịch về cội nguồn Hiện nay trên cả nước có gần 500 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và hàng nghìn các tòa thánh, đền, đài, lăng, tẩm, phủ, khu tưởng niệm… thì sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo là rất lớn và là những điểm đến lý tưởng cho du lịch tâm linh hiện nay Chưa kể với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước Nhu cầu du lịch về tôn giáo- tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển và trở thành xu hướng phổ biến Nguồn tài nguyên này phân bố đều trên khắp cả nước, gắn với các khu vực, vùng miền, gắn với các tộc người, gắn với các loại hình văn hóa, phong tục, tập quán… do vậy có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch Bởi những giá trị ấy, hiện nay, gần như trong các chương trình du lịch tổ chức tại Việt Nam đều xuất hiện các điểm tham quan gắn với công trình, di tích tôn giáo, tín ngưỡng đặc sắc Đặc biệt trong koảng 15 năm trở lại đây thì các cơ sở tôn giáo dân gian nơi có thờ các vị thần, thánh danh tiếng của Việt Nam cũng là nơi thu hút rất đông các tín đồ và không tín đồ về hành lễ, điển hình như: hệ thống đền Trần, phủ Mẫu, điện thờ Mẫu trên cả nước Thống kê của ngành và các địa phương cho thấy hiện nay các địa điểm tâm linh tôn giáo chiếm số lượng khách du lịch đông nhất gồm: Đền Hùng (Phú Thọ); Đền Thượng (Lào Cai); Yên Tử - Cửa ông (Quảng Ninh); Chùa Hương (Hà Nội); Côn Sơn-Kiếp Bạc 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần-Phủ Dầy; Quảng Cung (Nam Định); Phát Diệm (Ninh Bình); đền ông Bẩy ( Lào Cai), đền Ông Mười (Nghệ An); Điện Hòn Chén (Huế); Núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); Chùa Bái Đính (Ninh Bình); chùa Tam Chúc (Hà Nam) Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) Theo Tổng cục Du lịch, khách du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng khá lớn Thống kê năm 2019, trước khi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong số 85 triệu lượt khách nội địa, có 34,85 triệu lượt khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh), chiếm khoảng 42% Một số điểm đón lượng khách lớn như Khu Di tích lịch sử đền Hùng (hơn 7 triệu lượt du khách), chùa Hương (trên 1,5 triệu lượt), Yên Tử (khoảng 1 triệu lượt khách), Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam An Giang (trên 5 triệu lượt khách) 1.2.2 Vai trò của tài nguyên tôn giáo- tin ngưỡng trong phát triển du lịch Theo các chuyên gia, hệ thống cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo gắn với giá trị văn hóa dân tộc nên có sức hấp dẫn tự nhiên đối với du khách Nắm bắt được thế mạnh và nhu cầu này, nhiều địa phương, công ty du lịch lữ hành đã đầu tư vào hoạt động du lịch khai thác các điểm tâm linh, coi đây không chỉ là hoạt động hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng thuần túy, mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội Theo các nhà nghiên cứu, du lịch văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo bao giờ cũng đặt mục tiêu là thực hành hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đầu tiên và quan trọng nhất, tiếp đến là tham quan, vãn cảnh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và lối sống của cư dân địa phương, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh… Điều này có tác động cộng hưởng, thúc đẩy việc gìn giữ, lan tỏa những giá trị tốt đẹp tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo Thực tế, nhiều địa phương nhờ có du lịch mà khôi phục được các lễ hội cổ truyền, thêm nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo di tích và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, nâng cao đời sống nhân dân Du lịch tôn giáo có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương thông qua tăng cường hoạt động kinh doanh trong khu vực xung quanh các địa điểm tôn giáo Các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng đặc sản và dịch vụ du lịch khác có thể phát triển và tạo công việc mới cho người dân địa phương Việc tăng cường du lịch tôn giáo cũng giúp tăng doanh thu từ việc thu phí vào các địa điểm tôn giáo và các hoạt động liên quan Ngoài tác động tới việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, du lịch gắn với văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo cũng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng cho biết: những năm qua, ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… đã quy hoạch và xây dựng các di tích trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành các điểm du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Các địa phương quan tâm phát triển du lịch tâm linh không chỉ bởi nguồn thu cho ngân sách hàng năm mà còn mong đợi tác động tích cực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung Du lịch phát triển, một lực lượng lao động không nhỏ tại địa phương có việc làm bằng việc tham gia vào rất nhiều dịch vụ đi kèm như hàng hóa, sản phẩm phục vụ khách, giao thông - vận tải, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí Khi lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch đông, các ngành kinh tế khác của địa phương cũng được kích thích như nông nghiệp, thủ công mỹnghệ 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Với định hướng khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống gắn với quy hoạch liên kết vùng, có thể thấy, du lịch tâm linh đã và đang trở thành động lực thu hút khách, thúc đẩy hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng cho du lịch Việt Nam, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững Các tài nguyên tôn giáo- tín ngưỡng còn đóng vai trò là một cầu nối văn hóa giữa các cộng đồng và du khách Các địa điểm tôn giáo thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, giúp tạo ra một môi trường giao lưu văn hóa sống động Du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, đời sống, tập quán và nghệ thuật tôn giáo của địa phương, tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau Qua những yếu tố đó để thấy rằng, di sản văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo thực sự là nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn lớn, góp phần thúc đẩy, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, tâm linh của khách du lịch II PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA TRÊN CƠ SỞ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY PHẬT GIÁO TẠI BẮC GIANG (TÂY YÊN TỬ) KHOẢNG THỜI GIAN NĂM 2022 Phật giáo là tôn giáo có lịch sử phát triển hơn 2600 năm, cho đến nay, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển và có nhiều ảnh hưởng tại nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, Phật giáo du nhập vào từ khoảng những năm đầu Công nguyên thông qua hai con đường là đường Biển (nay là Đồ Sơn – Hải Phòng) và đường Bộ (nay là khu vực Thuận Thành – Bắc Ninh) Sau khi vào Việt Nam, những nhà sư truyền đạo đã thích ứng với văn hóa bản địa, dân gian hóa tôn giáo này khi ckết hợp với Đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian để hình thành nên Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp Ngay từ khi du nhập, Đạo Phật đã nhanh chóng chiếm một vị thế quan trọng trong tinh thần người dân Qua nhiều năm thăng trầm cùng lịch sử xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng cả dân tộc Việt Nam trong mọi phương diện đời sống Tư tưởng nhập thế của Phật giáo góp phần xây dựng hệ thống đạo đức và chuẩn mực xã hội con người, hơn thế là thay đổi tư duy, giá trị cốt lõi trong phát triển kinh tế của nhiều doanh nghiệp Đồng thời, Phật giáo cũng thúc đẩy sự phát triển về kinh tế văn hóa tâm linh Thực tế cho thấy ngành du lịch tâm linh hiện nay là một loại hình được đông đảo công chúng ưa chuộng Nhiều điểm chùa nổi tiếng đã thu hút nhiều khách du lịch, giải quyết vấn đề việc làm cho hàng ngàn người lao động Các công trình kiến trúc cũng đóng góp nhiều giá trị cả về văn hóa lẫn kinh tế Ngoài ra, cũng phải kể đến sự đóng góp của Phật giáo trong công tác phúc lợi xã hội với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề hay các nhà trẻ, các trung tâm điều dưỡng… tại các chùa trên cả nước Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn xã hội để đóng góp vào việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như nhà tình nghĩa, trường học, cầu đường,… 2.1 Khái quát về văn hóa Phật Giáo tại tỉnh Bắc Giang (Tây Yên Tử) Bắc Giang là vùng đất thuộc miền thượng của trấn Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, là một trong những địa phương mang trong mình nhiều dấu tích, di sản và sự hiện diện sinh động nhất của Phật giáo truyền thống và đương đại Việt Nam Tại Bắc Giang hiện nay 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 có khoảng 940 ngôi chùa, tự viện Phật giáo phân bố ở hầu khắp 10 huyện, thành phố Các cơ sở tự viện Phật giáo Bắc Giang chủ yếu thuộc hai dòng Phật giáo tiêu biểu, có sự ảnh hưởng lớn bậc nhất ở Việt Nam là: Phật giáo Lâm Tế và Phật giáo Trúc Lâm Trong đó, nhiều ngôi chùa là di sản hay mang trong mình những di sản Quốc gia và thế giới như: chùa Bổ Đà (chốn tổ của Phật giáo Lâm Tế ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (chốn tổ của Phật giáo Trúc Lâm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng) Đặc biệt, Bắc Giang (Tây Yên Tử) còn là một trong những vùng đất ghi dấu ấn sự phát triển và hưng thịnh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, là chặng đường quan trọng trên con đường hoằng dương Phật pháp của vị Sơ tổ của Phật giáo Trúc Lâm - Phật hoàng Trần Nhân Tông Những giá trị văn hóa, bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Phật giáo Bắc Giang được hình thành, kết tinh từ một không gian với những điều kiện tự nhiên, bối cảnh lịch sử, con người hết sức đặc biệt Ngày nay, không gian tự nhiên - xã hội địa linh nhân kiệt này tiếp tục đem lại những giá trị mới cho Phật giáo Bắc Giang, tạo ra những tiềm năng mới Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, không gian văn hóa khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử chứa đựng những tiềm năng lớn về phát triển du lịch tâm linh nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng Nơi đây là một bộ phận không tách rời khu du lịch tâm linh Đông Yên Tử; được ghi nhận ở 3 giá trị gồm: Tính nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn của quần thể di tích - danh thắng và tính xác thực Đây cũng là quần thể di tích và danh thắng duy nhất trên cả nước đáp ứng gần như hầu hết các tiêu chí của một di sản vật thể, phi vật thể và di sản danh thắng Vì vậy muốn khai thác tốt những tiềm năng văn hóa tộc người, văn hóa tâm linh, sinh thái, tự nhiên của vùng Tây Yên Tử vào phát triển các hoạt động du lịch, các địa phương cần phải xây dựng chương trình quy hoạch du lịch cụ thể, lâu dài, bền vững Điều này góp phần khẳng định hơn nữa giá trị lịch sử, văn hóa, tự nhiên của Yên Tử, tạo dựng những đặc trưng riêng cho không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử Núi Yên Tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang Theo lịch sử, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, còn sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là "con đường hoằng dương Phật pháp" của Ngài Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc của khu du lịch văn hóa tâm linh, ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương tìm đến Mỗi dịp tết đến xuân về, du khách lại nô nức đến đây tham quan, chiêm bái cầu an Một số sự kiện văn hóa ở Tây Yên Tử hấp dẫn không riêng gì người Việt mà còn du khách nước ngoài Theo thống kế, hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá.Tây Yên Tử hiện nay đã được quy hoạch với quy mô 136ha, không chỉ gồm hệ thống các chùa mà còn có đa dạng khu chức năng phục vụ du khách như: khu đón tiếp và điều hành; khu trung tâm văn hóa lịch sử với những công trình độc đáo và hấp dẫn: Long môn quan, công viên Phật giáo thế giới, sa bàn con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông; khu nghỉ dưỡng sinh thái tiêu chuẩn từ 2-5 sao; trung tâm tâm linh và khu vực cáp treo ga đến chùa Thượng 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Hình 1 Tây Yên Tử 2.2 Các điều kiện phát triển du lịch trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của Phật giáo tại Bắc Giang (núi Tây Yên Tử) Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực cao trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo, xuất bản nhiều cuốn sách ấn phẩm nghiên cứu, tuyên truyền, tổ chức nhiều cuộc khai quật khảo cổ, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học Con đường hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đang được đầu tư nghiên cứu, triển khai với các hoạt động cụ thể nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cảnh quan thiên nhiên gắn với dấu tích chùa tháp liên quan đến Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử để xây dựng thành sản phẩm du lịch Với những di tích, công trình hiện có, Bắc Giang hội đủ các yếu tố để phát triển du lịch văn hóa tâm linh với nhiều tài nguyên và các di sản Phật giáo như: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà cùng hệ thống các chùa và không gian tự nhiên… Với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian tới, Sở đã tiến hành tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 112-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án số 4805/ĐA-UBND ngày 30/10/2020 về Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 Một trong những định hướng mang tính chiến lược là Bắc Giang sẽ xây dựng và phát triển các 11 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 sản phẩm du lịch văn hóa trở thành sản phẩm du lịch đặc thù, trong đó xác định du lịch tâm linh-sinh thái là mũi nhọn phát triển du lịch của tỉnh Tại Hội thảo khoa học "Du lịch tâm linh và con đường Hoằng dương Phật pháp Yên Tử, Bắc Giang" PGS TS Đặng Văn Bài đã phát biểu, để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, tỉnh Bắc Giang cần quan tâm mô hình hợp tác công-tư, phát triển yếu tố kinh tế tư nhân trong hoạt động văn hóa Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về các điểm di tích Tây Yên Tử liên quan đến con đường Hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, trải nghiệm của du khách, giúp gia tăng giá trị sản phẩm du lịch Tạo cơ hội cho doanh nghiệp du lịch xây dựng, sáng tạo các dịch vụ kết hợp di sản văn hóa, mở ra những tuyến, điểm du lịch hấp dẫn du khách Qua đó vừa bảo tồn di sản, vừa tạo sinh kế cho lao động địa phương và lợi nhuận cho các doanh nghiệp du lịch Đặc biệt, việc phát triển du lịch văn hóa, tâm linh cần bảo đảm yếu tố nguyên gốc của di sản, bảo vệ cảnh quan và mang tính bền vững Để khai thác những lợi thế này, Bắc Giang cần lựa chọn những mô hình mới như: Công viên Phật giáo; sức khỏe dưỡng sinh chốn Phật môn; thực hành, thực tập các nghi lễ Phật giáo; trải nghiệm đời sống chốn Phật môn; khám phá lịch sử, văn hóa thông qua không gian 3D… Cùng đó, phát triển du lịch tâm linh Phật giáo cần có sự định hướng của các ngành quản lý; có sự tuyên truyền giáo lý của các tăng, ni, thái độ tu tập nghiêm túc của các cư sĩ Bởi các mô hình trong du lịch tâm linh Phật giáo không chỉ để hoằng dương, đạo pháp, quan trọng hơn là để khai tâm minh tính, phổ độ chúng sinh Có như thế, mối quan hệ giữa đạo pháp và xã hội mới cân bằng, trọn vẹn được giá trị mà Phật tổ tựu tác truyền lưu Chú trọng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu những sản phẩm văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tăng cường công tác tuyên truyền với người dân, khách du lịch nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác bảo tồn, tinh thần tự hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Hiện nay, sau khi khác và phát huy các giá trị Phật Giáo để Phát triển du lịch thì Khu du lịch Tâm linh- Sinh thái Tây Yên Tử đã trở thành một điểm nhấn du lịch của tỉnh Bắc Giang, góp phần tạo nên một hành trình du lịch khám phá mới hấp dẫn và nhiều trải nghiệm nhất cho du khách trong và ngoài nước đó là: Hành trình lên núi rồi xuống biển, xuất phát từ chuỗi điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang gồm chùa Vĩnh Nghiêm – Tây Yên Tử – Đông Yên Tử – Quảng Ninh – Hạ Long; thông qua tua du lịch sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho những người dân bản địa, đồng thời giới thiệu, quảng bá sản vật, ngành nghề truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại địa phương Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng rất chú trọng công tác bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có, bảo vệ đa dạng sinh học các loài động vật rừng, thực vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam; cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường như: Không vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi, quy hoạch bãi gửi xe, hàng ngày tổ chức thu gom rác…Các cơ sở kinh doanh du lịch, nhà hàng ký cam kết bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh Triển khai xây dựng Khu du lịch Tâm linh – Sinh thái Tây Yên Tử nhằm kết nối để bảo tồn, tôn tạo và phát huy tốt giá trị các di sản danh thắng khu vực Tây Yên Tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, khôi phục lại con đường hành 12 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 hương của Phật Hoàng Trần Nhân Tông để tạo thành một hệ thống liên hoàn có tổ chức, nhằm giới thiệu đầy đủ hơn về vùng đất Bắc Giang văn hiến với nhân dân cả nước và là dịp để mọi cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng toàn thể nhân dân hiểu thêm về di sản, những giá trị văn hóa mà cha, ông ta đã để lại, từ đó đồng lòng, có trách nhiệm với việc xây dựng, bảo tồn, phát triển bền vững, phát huy hiệu quả cao nhất hệ thống di tích hiện có, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, tạo động lực mới cho phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang PHẦN 2: I ANH/CHỊ ĐÃ THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC NÀO ĐÃ LÀM CÔNG VIỆC GÌ ĐỂ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO 1.1 Trình bày các công việc trong quá trình nghiên cứu Từ đề bài được giao, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội” Trong bài nghiên cứu nhóm đã phân tích thực trạng hoạt động du lịch liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội, xây dựng sản phẩm du lịch về tín ngưỡng thờ Mẫu và cuối cùng là đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch gắn với văn hóa thờ Mẫu Đối với bất kì một bài nghiên cứu nào cũng cần xây dựng cấu trúc và nội dung một các hoàn chỉnh Để hoàn thành bài nghiên cứu, nhóm đã trải qua nhiều giai đoạn, từ việc chuẩn bị cho nghiên cứu, đến tiến hành nghiên cứu đề tài, và báo cáo kết quả nghiên cứu Các thành viên trong nhóm trước hết bầu nhóm trưởng – là người có tinh thần trách nhiệm cao, lập trường tốt nhất trong nhóm, sau đó nhóm tiến hành thảo luận các công việc cần làm cho bài nghiên cứu Nhóm thống nhất việc xây dựng nội dung bài nghiên cứu được chia đều cho các thành viên, mỗi thành viên cần tìm hiểu về phần nội dung được giao Phần công việc em được giao là xây dựng cấu trúc bài nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của đề tài, trình bày lí do chọn đề tài, xác định các vấn đề liên quan Về phần cấu trúc, tôi xây dựng bài nghiên cứu của nhóm 5 thành 3 phần: phần Mở đầu bao gồm Tính cấp thiết của đề tài, tổng quan, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; phần Nội dung bao gồm nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được; phần Kết luận Đây là cấu trúc cơbản của một bài nghiên cứu khoa học thường thấy Đối với phần việc xây dựng sản phẩm du lịch trong tín ngưỡng thờ Mẫu “Soạn khăn trầu- Hầu thánh Mẫy”, em đã đóng góp xây dựng ý tưởng cho việc thiết kế tour du lịch này Trong phần trình bày lí do chọn đề tài, nhóm em đã tìm hiểu về đề tài và nhận thấy đề tài nghiên cứu của nhóm có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn, có đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn, đề tài phù hợp với khả năng, điều kiện nghiên cứu của nhóm.Việc xác định các vấn đề liên quan, đối tượng nghiên cứu được xác định là tìm hiểu về đối tượng nghiênn cứu là các giá trị trong tín ngưỡng thờ Mẫu, các điện phủ, Hoạt động tham quan tại các đền phủ thờ Mẫu; các điểm tham quan có không gian trưng bày và giới thiệu tín ngưỡng thờ mẫu; hoạt động trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại các đình, đền, di tích tại Hà Nội đối tượng nghiên cứu được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu là một số các đền thờ 13 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Mẫu ở Hà NỘi như đền Sòng, Phủ Tây Hồ, đền Cây Quế, thời gian là tháng 11; mục tiêu nghiên cứu đặt ra là trình bày được sự ảnh hưởng và sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu trong du lịch tâm linh tại Hà Nội và xây dựng một sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch trên việc khai thác giá trị các điểm tín ngưỡng thờ Mẫu Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm câu hỏi nghiên cứu chủ đạo và câu hỏi phụ cùng với giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh xây dựng nội dung nghiên cứu, thì để bài của nhóm mang tính logic và khách quan hơn, em đã cùng một số thành viên của nhóm đã đi khảo sát thực tế để tìm hiểu cũng như khảo sát thực trạng tại điểm 1.2 Cách giải quyết vấn đề Việc xây dựng nội dung một bài nghiên cứu khoa học, ngoài cần sự hiểu biết của người nghiên cứu cũng cần có những tài liệu liên quán để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn vấn đề cần nghiên cứu Đầu tiên, là nguồn tài liệu hữu ích và đáng tin cậy đến từ giảng viên môn học thầy Nguyễn Hoàng Phương Thầy đã cũng cấp nhiều nguồn tài liệu khác nhau có liên quan đến đề tài mà nhóm 5 đang nghiên cứu Dựa trên những tài liệu đó mà nhóm đã khai thác được nhiều thông tin phù hợp cho bài nghiên cứu Bên cạnh đó, em còn tìm hiểu thêm về nguồn tài liệu gần gũi với sinh viên nhất mà nhóm cũng khai thác thông tin từ đó là các trang báo mạng, các bài báo, trang web uy tín với nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu Tại điểm khảo sát thực tế (đền Sòng) em đã ghi lại cũng như chụp lại những thông tin, bức ảnh cần thiết cho bài nghiên cứu Hình 2 Chầu Bà- Thánh Cô Chín (đền Sòng Sơn) Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Tuyết Nhi (Nhóm 1- Du lịch tôn giáo tín ngưỡng) 14 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 II ANH/ CHỊ NHẬN THỨC NHƯ NÀO VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM, QUA ĐÓ HÃY ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC TÍCH LŨY TỪ MÔN HỌC NÀY ĐỊNH HƯỚNG CÔNG VIỆC CỦA MÌNH SAU NÀY 2.1 Nhận thức về kết quả nghiên cứu của nhóm 2.1.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội Hà Nội có hàng trăm các đền phủ, điện thờ liên quan đến thờ mẫu và hàng nghìn người đang thực hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Đối với cộng đồng người Việt ở Hà Nội và các khu vực khác mà nói thì tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại tín ngưỡng dân gian phản ánh rõ nét tâm hồn người Việt Loại tín ngưỡng này luôn có sự gắn bò, dung hòa hợp cùng với các loại tín ngưỡng khác cùng bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống Tuy nhiên trong cách thức tổ chức thực hành tín ngưỡng này vẫn tồn đọng nhiều vấn đề bất cập như: lợi dụng hầu đồng mở phủ để trục lợi cá nhân, trùng tu xây dựng các di tích phủ đền, sự biến đổi trong đội ngũ con nhang đệ tử, vấn đề thương mại hóa tín ngưỡng, buôn thần bán thánh, lợi dụng hoạt động để mê tín dị đoan, cách thức hát chầu văn đưa các bài nhạc không phù hợp vào chầu văn, những vấn đề tồn đọng này làm mất đi vẻ tôn nghiêm nơi đền phủ Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vào năm 2022, toàn thành phố có hơn 2.000 địa điểm, di tích thờ Mẫu, trong đó có 4 phủ, 210 đền, 892 điện, 33 miếu và số còn lại là điện tư nhân Đáng nói, số lượng thuộc sở hữu tư nhân tăng nhanh chóng trong những năm gần đây Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng Ban Văn hóa-Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết, hơn 5 năm qua, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại Kể từ đó đến nay, di sản này đã khẳng định sức sống bền vững, có sức lan tỏa mạnh thông qua nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của cộng đồng Cùng với việc vinh danh thì vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta cần tuyên truyền đề người dân thực hiện tín ngưỡng một cách đúng đắn từ đó giữ gìn, phát huy nét đẹp thờ Mẫu của dân tộc, để đạo Mẫu xứng đấng là 1 di sản - niềm tự hòa của người Việt Theo TS Lưu Minh Trị, chủ tịch di sản hội Văn hóa Thăng Long- Hà Nội chia sẻ: “ Bảo tồn phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu là nhiệm vụ mà hội di sản văn hóa Thăng Long- Hà Nội rất quan tâm.” 2.1.2 Sản phẩm du lịch đặc thù gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Tour "Soạn khăn trầu - Hầu Thánh Mẫu" nhắm đến việc tạo ra một trải nghiệm tâm linh và văn hóa sâu sắc cho du khách tín ngưỡng thờ mẫu truyền thống và văn hóa của Việt Nam Thông qua tour này, du khách có cơ hội hiểu hơn về nền văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng dân gian của địa phương Điều này giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương 2.2 Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức tích lũy được từ môn học để dịnh hướng công việc Bản thân là một sinh viên du lịch, bộ môn du lịch tôn giáo tín ngưỡng cũng như đề tài lần này giúp cho bản thân em có một định hướng cho tương lai của mình, giúp em có 15 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 một bài học nhận thức đúng đắn hơn về ngành nghề sau này của bản thân Bản thân định hướng sau làm trong ngành du lịch, đề tài đã giúp em hiểu rõ hơn về thực trạng giá trị văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội từ đó có thể xây dựng nên một sản phẩm du lịch đặc thù giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng Trong quá trình đi khảo sát thực tế gặp một vài khó khăn, rút ra được những kinh nghiệm cho những bài khảo sát thực tế sau này Qua bài nghiên cứu giúp em hiểu rõ hơn về cách làm một bài nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở lý luận để có thể phát triển và hoàn thành một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh cho tương lai KẾT LUẬN Các giá trị văn hóa tôn giáo- tín ngưỡng được coi là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng vì vậy việc khai thác cũng như phát huy các giá trị văn hóa tôn giáo tạo nên nền móng cho việc phát triển du lịch bền vững Vì vậy cần phải phát huy cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa gắn liền với các tôn giáo tín ngưỡng; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù giúp cho sản phẩm du lịch quốc gia thêm phần đa dạng, điều này vừa đảm bảo được phát triển kinh tế xã hội, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa 16 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), giáo trình “Địa lý du lịch Việt Nam”, nxb Giáo dục Việt Nam Lê Mạnh Thát (2003), sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam 1,2”, nxb Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phạm Hùng, Văn hóa du lịch, (tr 203-217) Hà Nội – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Luật du lịch Việt Nam 2005, bộ văn hóa thể thao và du lịch https://bvhttdl.gov.vn/van-ban-quan-ly/178.htm 2020, Tín ngưỡng- tôn giáo, asean https://asean2020.gso.gov.vn/Chitiettinvietnam.aspx?id=16 Trọng Nghĩa (2022), Bắc Giang: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạp chí con số sự kiện https://consosukien.vn/bac-giang-bao-ton-va-phat- huy-cac-gia-tri-di-san-van-hoa-gan-voi-phat-trien-du-lich.htm Nhóm PV (2023) Hội thảo không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang: Làm rõ giá trị hiến kế để phát triển, báo Bắc Giang http://baobacgiang.com.vn/bg/van- hoa/414224/hoi-thao-khong-gian-van-hoa-phat-giao-bac-giang-lam-ro-gia-tri-hien-ke- de-phat-trien.html 17 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w