1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài kinh tế vi mô nâng cao phân tích chiến lược giá của các doanh nghiệp trong ngành hàng không tại việt nam

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Vi Mô Nâng Cao Phân Tích Chiến Lược Giá Của Các Doanh Nghiệp Trong Ngành Hàng Không Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Hồ Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Kim Cúc, Phạm Lê Thuỳ Dương, Trần Thị Thanh Hảo, Lê Ngô Thúy Hồng, Đỗ Thị Thu Hương, Hoàng Thu Loan, Nguyễn Trọng Luân, Nguyễn Võ Khánh Tâm
Người hướng dẫn TS. Lê Kiên Cường
Trường học Trường Đại Học Mở Tp-Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô Nâng Cao
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp-Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Với sự tăngtrưởng đáng kể trong số lượng hãng hàng không, tăng cường mạng lưới tuyến bay,và sự đa dạng hóa các dịch vụ hàng không, ngành này đã trở thành một người bạnđồng hành quen thuộ

Trang 1

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: KINH TẾ VI MÔ NÂNG CAO PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC GIÁ

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH

HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM

Tên nhóm thực hiện : NHÓM 5

Lớp

Môn

::

DH22EC01Kinh Tế Vi Mô Nâng Cao Giáo viên hướng dẫn : TS LÊ KIÊN CƯỜNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã đóng góp vào việc hoàn thành bài tiểu luận này, trước hết chúng em xin cảm ơn TS.Lê Kiên Cường đã hướng dẫn chúng em trong quá trình nghiên cứu và viết bài Để hoàn thành bài tiểu luận này, dựa trên sự cố gắng tìm hiểu, tổng hợp thông tin chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận nhưng không tránh

những sai sót trong quá trình làm bài Vì vậy, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy Mong thầy xem đánh giá và góp ý kiến cho chúng em để hoàn thiện hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 8

I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG 8

II GIỚI THIỆU CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 9

1 VietNam Airlines 9

2 Vietjet Air 10

3 Bamboo Airways 11

4 Jetstar Pacific 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ 12

I TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ 12

1 Khái niệm: 12

2 Nhóm chiến lược giá phổ biến tại ngành không Việt Nam 12

3 Cách lựa chọn chiến lược giá phù hợp 14

4 Vai trò: 15

II CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁ 16

1 Hãng hàng không Vietjet Air 16

2 Hãng hàng không Vietnam Airline 17

3 Hãng hàng không Bamboo Airways 18

4 Hãng hàng không Jetstar Pacific 18

III CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI GIÁ VÉ HÀNG KHÔNG 19

1 Vietnam airlines 19

2 Bamboo airways 21

3 Vietjet Air 21

CHƯƠNG 3: CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC GIÁ 22

I MẶT TÍCH CỰC 22

II.MẶT TIÊU CỰC 23

1 Chất lượng phục vụ 23

2 Dìm giá, triệt tiêu đối thủ, làm méo mó thị trường 24

3 Các voucher giảm giá 24

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP 25

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 28

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, chúng ta luôn mong muốn một sự nhanh chóng,thuận tiện trong lĩnh vực đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa Cùng với sự pháttriển của khoa học - kĩ thuật ngành hàng không ngày càng không ngừng phát triểnthể hiện sự tiến bộ của kinh tế và hạ tầng giao thông của quốc gia Với sự tăngtrưởng đáng kể trong số lượng hãng hàng không, tăng cường mạng lưới tuyến bay,

và sự đa dạng hóa các dịch vụ hàng không, ngành này đã trở thành một người bạnđồng hành quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam Đối với hãng hàng không ởViệt Nam hiện nay, máy bay hiện đang là một phương tiện đi lại cực kì nổi tiếng,

và cũng rất phổ biến vì vậy việc lựa chọn xác định chiến lược giá trong ngành này

là rất quan trọng Việc xây dựng chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọngđảm bảo doanh nghiệp có thể đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.Chiến lược giá trong hãng hàng không chỉ đơn thuần là việc xác định giá cảnhtranh cho các tuyến bay, mà còn bao gồm việc quản lý doanh thu, quản lý giá, vàtối ưu hóa cơ cấu giá Đây là một yếu tố quyết định đến sự thành công, lợi nhuận,

và sự bền vững của hãng hàng không Trong bối cảnh đầy thách thức này, việcnghiên cứu và hiểu rõ cách hãng hàng không Việt Nam xây dựng và triển khai cácchiến lược giá là vô cùng quan trọng

 Và tìm hiểu về chiến lược giá mà các hãng hàng không đã sử dụng đểđem lại thành công cũng như lợi nhuận trong thời đại ngày nay đó chính là lí do tôichọn đề tài nghiên cứu “Phân tích chiến lược giá của doanh nghiệp trong ngànhhàng không tại Việt Nam”

Trang 6

Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào lí do chọn đề tài phân tích được nêu trên, có thể thấy rõ tầm quantrọng của các chiến lược giá trong ngành hàng không, từ đó đưa ra mục tiêu đểnghiên cứu các chiến lược giá của hãng hàng không Việt Nam

Giới thiệu về hãng hàng không Việt Nam Khái quát lịch sử hình thành vàphát triển của hãng hàng không Việt Nam Đi sâu nghiên cứu chiến lược giá củahãng hàng không Việt Nam thông qua việc phân tích các chiến lược và mục tiêucủa hãng hàng không Cuối cùng là đánh giá điểm mạnh điểm yếu của hãng hàngkhông và đề ra phương án theo ý kiến của nhóm

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng em đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau: Phương pháp tìm kiếm, thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, sosánh Và việc tìm tài liệu từ các bài giảng, các trang web cũng như trên tất cả cáctrang mạng xã hội cho bài tiều luận này là ngẫu nhiên, nên không tránh những saisót

Trang 7

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập năm 1996 theo mô hìnhTổng Công ty 91 trực thuộc Chính phủ là Tổng Công ty Nhà nước có quy mô lớn,lấy vận tải hàng không làm nòng cốt Năm 2006, Tổng Công ty Hàng không ViệtNam đã chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.Tổng Công ty Hàng không Việt Nam có hai doanh nghiệp vận tải hàng không làVNA và VASCO.

Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/năm(trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàngkhông Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàngkhông có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bayrộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương

Thị trường vận tải hành khách hàng không Việt Nam hiện nay đang đượcthống lĩnh bởi 5 hãng hàng không nội địa là: Vietnam Airlines, Vietjet Air,Jetstar Pacific; VASCO, Bamboo Airways và hơn 70 hãng hàng không nước

Trang 8

ngoài Các hãng hàng không Việt Nam hiện nắm giữ 100% thị phần nội địa và57,8% thị phần quốc tế Các tuyến vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế chủyếu ở Việt Nam là Châu Á – Thái Bình Dương, EU và BTc Mỹ.

Đến nay, tổ chức của ngành HKDDVN gồm: Cục Hàng không Việt Nam vàcác đơn vị sự nghiệp; Học viện Hàng không Việt Nam; Các Tổng công ty Cảngmiền Bắc, miền Trung, miền Nam; Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam; TổngCông ty Hàng không Việt Nam, Jetstar Pacific Airlines và các hãng hàng không tưnhân

II GIỚI THIỆU CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Tính đến năm 2020 ,thị trường hàng không Việt Nam có 4 hãng hàng khôngnội địa lớn mạnh và có lịch sử khá lâu đời là: Vietnam Airlines, Vietjet Air,Bamboo Airways và Pacific Airlines (tiền thân là Jestar Airways) - một công tyđộc lập hoàn toàn nhưng được VietNam Airlines (năm 2020 năm 98% cổ phần củaPacific Airlines) hỗ trợ để thành một phần không thể thiếu trong chuỗi sản xuấtkinh doanh của mình.Các hãng này khai thác lên tới con số 49 đường bay nội địatới những sân bay lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…và nhiều đường bay quốc tếtới châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ…

1 VietNam Airlines

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VietNam Airlines) là hãng hàng khôngđầu tiên của Việt Nam,ra đời vào tháng 4/1993, cho tới nay, hãng vẫn là đại diệntiêu biểu của hàng không Việt Nam trên thị trường Quốc tế Cái tên VietNamAirlines là một trong những hãng hàng không uy tín và chất lượng hàng đầu ViệtNam được khách hàng tin tưởng và lựa chọn

Trang 9

2 Vietjet Air

Được thành lập vào năm 2007, hàng không Vietjet air là hãng hàng không tưnhân đầu tiên có mặt trên thị trường.Vietjet Air đã khẳng định được vị thế củahãng hàng không giá rẻ thế hệ mới và nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn,được yêu thích nhất trong nước và khu vực

Trang 10

3 Bamboo Airways

Đây là hãng hàng không thuộc tập đoàn FLC, ra đời vào năm 2017 với niềm tựhào dân tộc khi đặt biểu tượng tre xanh Chính thức cất cánh ngày 16/01/2019,Bamboo Airways là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch

vụ chất lượng cao theo mô hình hãng hàng không truyền thống Hãng hàng khôngnày đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhờ chất lượng và phongcách phục vụ

4 Jetstar Pacific

Hãng hàng không Jetstar Pacific thành lập năm 1991, là hãng hàng không tưnhân đầu tiên của Việt Nam cho phép đầu tư nước ngoài vào khai thác lĩnh vựchàng không nội địa.Với sứ mệnh mang đến những chuyến bay an toàn và tiết kiệm,Jetstar Pacific đã và đang được lòng tin của nhiều khách hàng, trở thành sự lựachọn hàng đầu của du khách mỗi khi có nhu cầu di chuyển bằng đường hàngkhông

Trang 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ

I TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ

1 Khái niệm:

Chiến lược giá (Pricing Strategy) là chiến lược hay chiến thuật mà các doanhnghiệp sử dụng để định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Chiến lượcđịnh giá là chiến thuật mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tăng doanh thu và tối đahóa lợi nhuận bằng cách bán hàng hóa và dịch vụ với mức giá phù hợp Trong đó,chiến lược về giá được sử dụng bao gồm các mô hình hay phương pháp thiết lậpmức giá tốt nhất cho một sản phẩm/dịch vụ

2 Nhóm chiến lược giá phổ biến tại ngành không Việt Nam

Về quy luật giá vé phải ở mức thấp để cạnh tranh với các đối thủ nhưng phảiđảm bảo hãng hàng không hoạt động có lãi Đây cũng chính là mục tiêu màcác hãng hàng không Việt Nam cần hướng tới Các hãng cần đề ra chính sáchgiá sao cho phù hợp thì tại từng thời điểm và từng hãng khác nhau, họ phải đề

ra chiến lược cho mình

Trang 12

2.1 Nhóm chiếc lược giá cho dịch vụ mới

Chiến lược giá “hớt váng” hay chiến lược giá lướt nhanh với nội dung là người bán đặt ra giá bán ban đầu tương đối cao cho những sản phẩm mới để khai thác nhu cầu của một nhóm khách hàng có sức mua cao, để thu hồi vốn đầu tư và có lời nhuận ngay.

2.2.Nhóm chiến lược giá cho danh mục sản phẩm

Chiến lược giá tùy chọn nhắm vào các sản phẩm phụ đi kèm nhưng không bắt buộc (có cũng được, không có cũng không sao), với mức giá thấp hơn khi khách hàng mua một sản phẩm chính nào đó Chiến lược này nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính, cũng như đẩy mạnh thanh lý lượng hàng tồn kho đối với các sản phẩm phụ tùy chọn.

Ví dụ: Một số ưu đãi của hãng hàng không Bamboo Airway không thể bỏ qua như: mua

1 tặng 1,

2.3.Nhóm chiến lược hiệu chỉnh giá

2.3.1.Chiến thuật giá tâm lý (Psychological pricing):

Có khá nhiều lý do khiến doanh nghiệp định mức giá cho sản phẩm/dịch vụ của mình cao hơn so với mức giá của sản phẩm cùng loại đến từ những đối thủ Một trong các lý do

là chiến thuật đánh vào tâm lý khách hàng, chứ không phải vì căn cứ vào giá trị của sản phẩm/dịch vụ

2.3.2.Chiến lược giá phân khúc (Segmented pricing):

Tuy cùng một sản phẩm/dịch vụ, một số doanh nghiệp hay cửa hàng đưa ra nhiều mức giá khác nhau đối với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Ví dụ: Một số hãng hàng không áp dụng mức giá ưu đãi cho các thành viên có thứ hạng cao, hoặc giáo viên, công nhân viên chức

2.3.3.Chiến thuật giá khuyến mãi (Promotional pricing):

Có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng giảm giá mạnh đối với một số mặt hàng trong một khoảng thời gian ngắn trong một dịp nào đó (sự kiện, lễ, tết ) để đẩy mạnh doanh số Các thời điểm giảm giá này thường được gọi bằng thuật ngữ "flashsales

3 Cách lựa chọn chiến lược giá phù hợp

Trang 13

Việc lựa chọn chiến lược giá thích hợp sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xácđịnh rõ các yếu tố sau đây:

3.1 Mục tiêu của doanh nghiệp đối với dịch vụ:

Mở rộng thị trường nhiều hơn,tối đa lợi nhuận nhiều hơn, hay cân bằnggiữa 2 mục tiêu?

3.2 Khả năng tài chính của khách hàng mục tiêu:

Khả năng chi trả của các khách hàng mục tiêu tối đa và tối thiểu là baonhiêu?

3.3 Khả năng tài chính của doanh nghiệp:

Liệu rằng doanh nghiệp có thể gánh lỗ trong khoảng thời gian bao lâu?Các nhà đầu tư, cổ đông có sẵn sàng rút vốn thêm cho doanh nghiệp?

3.4.Giai đoạn trong chu kỳ sống:

Dịch vụ hàng không của doanh nghiệp đó hiện đang ở giai đoạn nào?(thâm nhập, tăng trưởng, bão hòa hay suy thoái? )

Trang 14

Chiến thuật giá quyết định sự sống còn của doanh nghiệp

Vai trò của chiến lược giá là gì? Giá cả được xem là 1 trong 4 yếu tố cơ bản

mà một doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu Đây là mộtcông cụ cạnh tranh hữu hiệu, giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp các ngành nóichung và doanh nghiệp ngành hàng không nói riêng so với các đối thủ cạnh tranh.Cùng điểm qua một vài lợi ích của chiến lược giá sau:

4.1 Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Các sản phẩm sở hữu một mức giá phù hợp sẽ giúp thu hút khách hàngtiềm năng, từ đó dễ dàng thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.Ngoài ra, tâm lý khách hàng khá nhạy cảm về giá, họ sẽ cân nhắc đến giá cả đầutiên khi có ý định mua hàng Vì vậy, áp dụng một mức giá phải chăng, thì bạn đãthành công một nửa trên con đường chinh phục khách hàng

4.2 Tạo lợi thế cạnh tranh

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mức cầu của thị trườngluôn luôn thay đổi Các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn từ phíangười tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh,… Do đó việc áp dụng một mức giá hợp lýcho hàng hóa giúp bạn chiếm ưu thế hơn so với những đối thủ cùng ngành hàng

4.3 Phản ánh giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Trang 15

Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp rất tốt nhưng lại địnhgiá rẻ, điều này có thể gây nên sự hoài nghi về chất lượng Vì quan niệm “tiềnnào của nấy” dường như đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng Tuy nhiên nếu doanhnghiệp định giá quá cao, ngược lại chất lượng không tốt, thì rất có thể sẽ khôngbán được hàng

4.4 Định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Một trong những vai trò của chiến lược giá chính là giúp thương hiệu cómột vị trí rõ ràng trong nhận thức của khách hàng

II CÁC CHIẾN LƯỢC GIÁ

1 Hãng hàng không Vietjet Air

Vietjet Air là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hìnhhàng không thế hệ mới, chi phí thấp và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho kháchhàng lựa chọn Hãng không chỉ vận chuyển hàng không mà còn cung cấp các nhucầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng côngnghệ thương mại điện tử tiên tiến

Khi phân tích chiến lược của vietjet air về giá, ta có thể thấy công ty này đãlựa chọn cách định giá sản phẩm theo mô hình giá rẻ LCC - Low Cost Carrier Đểthực hiện điều này, VietJet áp dụng nhiều biện pháp để tối ưu hóa chi phí

Cụ thể:

• Chỉ khai thác một dòng máy bay duy nhất đó là dòng thân có thể quay vòng nhiềuchuyến và đi về trong ngày: Giúp giảm được chi phí vận hành, chi phí ăn ở cho độibay, tiết kiệm tối đa chi phí xăng

• Với hành khách trên chuyến bay: Hành lý đi kèm miễn phí không quá 7kg, bỏsuất ăn miễn phí trên máy bay, chuyển chúng thành dịch vụ và hành khách có thểtrả tiền riêng tùy theo nhu cầu

• Chiến lược giá rẻ hơn khi bay nhiều hoặc đăng ký bay sớm: Giữ chân và thu hútkhách

Trang 16

• Giảm giá vé máy bay bằng cách bán vé online: Giảm thiểu được tối đa chi phívận hành.

2 Hãng hàng không Vietnam Airline

Nhắc đến hãng hàng không uy tín nhất Việt Nam, chúng ta sẽ nghĩ ngay đếnVietnam Airlines Mang tên gọi của hãng hàng không quốc gia, những chiến lượccủa vietnam airlines đã tạo sức bật đưa tên tuổi của hãng vượt qua các thương hiệuhàng không khác Từ mô hình SWOT đến các chiến lược khác đều đáng để họchỏi

Vietnam airlines có những chiến lược đã tạo sức bật đưa tên tuổi của hãngvượt qua các thương hiệu hàng không khác Ngoài ra hãng đã định vị thương hiệu

là một “hãng hàng không cao cấp” Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng hàngkhông nội địa khác, nhưng Vietnam Airlines vẫn đang “một mình một ngựa” tạiphân khúc hàng không trung và cao cấp

Theo tiết lộ, hãng này đang có kế hoạch đẩy mạnh tham gia vào cả phânkhúc hàng không giá rẻ Việc nắm bắt xu hướng này, Vietnam Airlines mới đây đãtiết lộ kế hoạch tham gia vào thị trường hàng không giá rẻ Theo đó, VietnamAirlines tiếp tục phối hợp với hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific để triển khaichiến lược thương hiệu kép VNA- JPA, tăng cường năng lực cạnh tranh trong thịphần hàng không giá rẻ

“Việc xây dựng chiếc lược phát triển, đa dạng các dịch vụ bao gồm cả hàngkhông giá rẻ của Vietnam Airlines dựa vào các cơ sở rất rõ ràng", ông Phạm NgọcMinh, Chủ tịch HĐQT của hãng, khẳng định với các cổ đông tại đại hội cổ đôngngày 20/6

Ngoài việc tiếp tục phát triển Vietnam Airlines như 1 hãng hàng không 4 sao

có mạng bay kết hợp quốc tế - nội địa nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng đa dạng,hãng thực hiện chiến lược đồng thương hiệu với Jetstar Pacific trên toàn bộ mạngbay nội địa

3 Hãng hàng không Bamboo Airways

Ngày đăng: 09/05/2024, 13:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w