Khái niệm giai cấp công nhân: GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượn
Trang 1ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
BÀI THUYẾT TRÌNH
DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TRIỂN GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY.
Giảng viên hướng dẫn: ????????? Sinh viên thực hiện : Nhóm 1 ( Tổ 2) Lớp : XN22
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022.
Trang 2MỤC LỤC
1 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam 3
1.1 Khái niệm giai cấp công nhân: 3
1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân 3
1.2.1 Đặc điểm chung: 3
1.2.2 Đặc điểm riêng: 3
1.2.3 Đặc điểm của giai cấp công nhân hiện nay: 4
2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 7
2.1 Khái niệm sứ mệnh lịch sử: 8
2.1.1 Về kinh tế: 8
2.1.2 Về chính trị - xã hội: 8
2.1.3 Về văn hóa tư tưởng: 9
2.1.4 Liên hệ thực tế Việt Nam hiện nay: 10
2.1.5 Liên hệ bản thân 10
2.1.6 Kết luận 11
3 Phương hướng, giải pháp phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay .11
3.1 Phương hướng phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 11
3.2 Giải pháp phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 12
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nội dung
Nguyễn Thị Hạnh Dung … 611228520
Hà Quốc Dũng 611228522
Thái Sơn Duy 611228525
Trần Nguyễn Anh Duy 611228526
Nguyễn Thị Mỹ Duyên 611228528
Hứa Tố Hân 611228531
Nguyễn Châu Gia Hân 611228534
Nguyễn Hà Ngọc Hân 611228536
Dương Thùy Dương 611228523
Lương Thị Kiều Duyên 611228527
Phạm Thị Mai Duyên 611228529
Hoàng Thị Hồng Hà 611228530
Huỳnh Ngọc Gia Hân 611228532
Nguyễn Lê Gia Hân 611228537
Lâm Thụy Thùy Dương 611228524
Lê Văn Thanh Hoàng 611228541
Lâm Thụy Thùy Dương 611228524
Powerpoint Lê Long Định 611228518
Trần Pháp Dung 611228521
Ngô Gia Hân 611228533
Nguyễn Minh Hiển 611228540
Thuyết trình Phạm Hồ Khánh Đoan 611228519
Trương Thị Hải Hậu 611228539
Trang 5MỞ ĐẦU
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 đã viết: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân của nền đại công nghiệp” (C Mác và Ph Ăngghen năm 1996) Qua đó cho thấy, chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đề cao vai trò của giai cấp công nhân đối với sự phát triển xã hội, là giai cấp quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai Đội ngũ công nhân Việt Nam hay giai cấp công nhân Việt Nam, là lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới Do đó phát triển đội ngũ công nhân Việt Nam là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay
Khái niệm giai cấp công nhân được các nhà kinh điển xác định trên phương diện cơ bản nào? C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thu t ngữ khác nhau để chỉ giai ậ cấp công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hi n đại; giai cấp công nhân hi n ệ ệ đại; giai cấp công nhân đại công nghi p…ệ Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ: giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghi p tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu ệ cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hi n đại.ệ Dù diễn đạt bằng những thu t ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân được các nhà kinh điển ậ xác định trên hai phương di n cơ bản: Kinh tế - xã h i và chính trị - xã h iệ ộ ộ
Trang 6Hình 1 Hình ảnh Bác Hồ và các công nhân đường sắt Việt Nam
NỘI DUNG
1 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
1.1 Khái niệm giai cấp công nhân:
GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất
có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội, đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay
1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân
1.2.1 Đặc điểm chung:
- Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất
- Đa số xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác
- Cùng chung lợi ích, chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh cho độc lập tự do
để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước
1.2.2 Đặc điểm riêng:
- Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, mặc dù ra đời muộn nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng Việt
Trang 7Hình 2 Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, người công nhân Nhà máy điện Chợ Quán đặt mìn ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara hiên ngang trước giờ xử bắn, ngày 15 tháng 10 năm
1964.
Nam, thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng dân tộc để giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.2.3 Đặc điểm của giai cấp công nhân hiện nay:
So với giai cấp công nhân truyền thống ở thế kỷ XIX thì giai cấp công nhân hiện nay
vừa có điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt, những biến đổi mới trong
điều kiện lịch sử mới Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt đó theo quan
điểm lịch sử - cụ thể của chủ nghĩa Mác – Lênin để một mặt khẳng định những giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, mặt khác để bổ sung, phát triển nhận thức mới về việc
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
a) GCCN Việt Nam là sản phẩm của đại công nghiệp
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển
gắn liền với chính sách “khai thác thuộc địa” của thực
dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng
- Phát triển chậm vì phát triển trong một nước công
nghiệp lạc hậu, công nghệ thấp và thiếu công nghệ
hiện đại, công nghiệp hóa muộn
- Trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài
- Trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân đế
quốc và phong kiến giành độc lập chủ quyền, xóa bỏ
ách bóc lột và thống trị thực dân, giai cấp công nhân
đã tự thể hiện mình là lực lượng chính trị tiên phong
để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc VN với đế quốc
thực dân và phong kiến thống trị → Mở đường cho
sự phát triển của dân tộc trong thời đại cách mạng vô
sản
b) Giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện
trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế
quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm
giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng
- Dù lượng giai cấp công nhân Việt Nam ra đời còn ít nhưng đã sớm có tinh thần
đoàn kết chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp
Trang 8Hình 4 Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường đấu tranh phản đối Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, ngày 19 tháng 3 năm 1950
Hình 3 Công nhân ngành kiến trúc Sài Gòn biểu tình đòi
trả tự do cho cán bộ nghiệp đoàn ngày 1/5/1958
- Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, bãi công, đòi tăng lương, chống đánh đập
Trang 9Hình 5 Ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu tiên, thứ 4 từ phải sang) với các đại biểu tham dự Đại hội Công Đoàn
Việt Nam lần thứ nhất
- Nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức Công hội, của công nhân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, bóc lột, bảo vệ quyền lợi của công nhân, Nguyễn Đức Cảnh và những người đồng chí đã tích cực tổ chức cuộc vận động phong trào công nhân để thành lập tổ chức Công hội
- Ngày 28/7/1929, Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được thành lập, tiền thân của Công đoàn Việt Nam ngày nay
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam thực sự là trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam Với trên 20 vạn người trong năm 1945, các đoàn viên Công đoàn trở thành lực lượng nòng cốt làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám
1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á
→ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ tiền phong, có nhiều đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc do sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn được soi sáng bởi lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là tinh thần của Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) Là lực lượng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp giáo dục, tuyên truyền và dan dắt, nên giai cấp công nhân đã
Trang 10Hình 6 Khối liên minh đấu tranh của hai giai cấp nông dân và
công nhân làm cho đế quốc Pháp vô cùng lúng túng và bị động
Hình 7 Hình ảnh một công nhân miền Bắc tích cực tham gia sản xuất chi viện cho miền Nam.
nhanh chóng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, sớm ý thức được sứ mệnh lịch sử và trở thành giai cấp lãnh đạo toàn thể dân tộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
c) Giai cấp công nhân Việt Nam quan hệ mật thiết với nhân dân nhất là giai cấp nông dân
- Phần lớn những người công nhân nước ta vốn xuất thân từ nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, nên có quan hệ mật thiết, tự nhiên với nông dân và đông đảo nhân dân lao động Nên giai cấp công nhân Việt Nam sớm liên minh với nông dân, tạo thành khối liên minh công – nông và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đây cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi
- Đó cũng là cơ sở thuận lợi để thực nhiên các nhiệm vụ cách mạng, thực hiện sứ mệnh
- Công nhân có nguồn gốc từ những người nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, buộc phải lên thành phố để làm trong các xí nghiệp kiếm sống Việc kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc của công nhân một phần cũng do được xuất phát từ giai cấp nông dân
- Gắn bó lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc → tạo động lực thúc đẩy đoàn kết dân tộc trong mọi thời kì đấu tranh cách mạng, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến các mạng XHCN, trong công cuộc xây dựng XHCN và đổi mới hiện nay
- Trong 35 năm đổi mới đất nước, những đặc điểm của GCCN đã có những biến đổi, bản thân giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những biến đổi từ cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, trình độ học vấn và tay nghề bậc thợ, đến đời sống, lối sống, tâm lý, ý thức Những biến đổi đó thể hiện những nét chính sau đây:
Trang 11+ Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã tăng nhanh về số lượng ,chất lượng và
đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp có mặt trong mọi thành phần kinh tế, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh
tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường
+ Công nhân tri thức nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến và công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, có học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân, trong lao động và phong trào công đoàn
→ Tóm lại, giai cấp CNVN mặc dù phát triển chậm vì nền công nghiệp còn lạc hậu, song do sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân đế quốc nên
đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng và có quan hệ mật thiết với nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân
2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
“ Trong thời kì đổi mới, giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch
sử to lớn: là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng cộng sản
Việt Nam, giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai
cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng” ( trích từ
bài đăng của tác giả Kim Anh trên trang tin tức điện tử)
2.1 Khái niệm sứ mệnh lịch sử:
Sứ mệnh lịch sử là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong và là lực lượng đi đầu
2.1.1 Về kinh tế:
- GCCN vẫn luôn là nhân tố hàng đầu, là nguồn lực lượng lao động giữ vai trò sản xuất vật chất chủ yếu cho xã hội, quyết định sự tồn tại của xã hội và cũng là đại biểu cho hệ thống sản xuất mới:
+ Tham gia phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Lấy khoa học - công nghệ làm động lực quan trọng, quyết định tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả
Trang 12+ Đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện hài hòa lợi ích cá nhân - tập thể và xã hội
- Nổi bật nhất là: phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
+ Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó giai cấp công nhân là nòng cốt
+ Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường
+ Tận dụng những điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, phát triển phẩm chất với phương thức lao động công nghiệp hiện đại
+ Khắc phục nhược điểm, hạn chế vốn có do hoàn cảnh lịch sử và nguồn gốc xã hội sinh ra (tâm lý tiểu nông, lối sống nông dân, thói quen, phong tục tập quán lạc hậu…)
→ Do đó, giai cấp công nhân phải thực hiện khối liên minh công - nông - trí thức
để tạo ra những động lực phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân nước ta theo hướng phát triển bền vững, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế (chủ yếu là kinh tế), bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái
2.1.2 Về chính trị - xã hội:
- Ở các nước định hướng XHCN: GCCN là giai cấp lãnh đạo nhân dân xây dựng XHCN
- Ở các nước TBCN: đi đầu trong các cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công, áp đặt của chủ nghĩa đế quốc, chống nghèo đói, ô nhiễm môi trường
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì nhiệm vụ nổi bật, chính yếu là: + Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ Đảng viên
+ Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ”
2.1.3 Về văn hóa tư tưởng:
Lãnh đạo hoặc người đi đầu trong xây dựng môt nền văn hoá tiến bộ vì công bằng, bình đẳng và quyền con người.
- Xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là:
+ Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
+ Giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyện lối sống, tác phong công nghiệp, văn minh, hiện đại
+ Xây dựng hệ giá trị văn hoá và con người Việt Nam, hoàn thiện nhân cách