1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm quá trình thực hiện cách mạng công nghiệp của các nước tư bản chủ nghĩa

37 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

3 MỞ ĐẦU Từ thuở sơ khai, loài người đã biết được cách để dần tối ưu hóa được quá trình lao động, săn bắn và hái lượm của mình qua những cuộc cách mạng trong quan hệ sản xuất và điển hìn

Trang 2

ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH THỰC HI N CÁCH M NG CÔNG NGHIỆẠỆP CỦA CÁC NƯ C TƯ B N CHỚẢỦ NGHĨA 4

1 Quá trình thực hiện cách m ng công nghiạệp của các nước tư bản chủ

2 Các đặc điểm chung của cách mạng công nghiệp: 11

3 Bài học kinh nghiệm từ quá khứ của Việt Nam 13

3.1 Liên hệ Việt Nam 13

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Từ thuở sơ khai, loài người đã biết được cách để dần tối ưu hóa được quá trình lao động, săn bắn và hái lượm của mình qua những cuộc cách mạng trong quan hệ sản xuất và điển hình là các cuộc cách mạng công nghiệp - là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn Các cuộc cách mạng công nghiệp ấy đã làm thay đổi quy mô sản xuất, tạo ra những giai cấp mới và cũng như đã tạo ra được một thể chế chính trị cực kỳ hùng mạnh bây giờ - chủ nghĩa tư bản

Tại Việt Nam, ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp đã là một phần không thể tránh khỏi của quá trình phát triển kinh tế và xã hội Sau khi đất nước giành độc lập vào cuối thế kỷ 20, Việt Nam đã trải qua một quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đầy thách thức Công nghiệp hóa đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường sản xuất hàng hóa, từ đó cải thiện đời sống của người dân Việt Nam, giảm độ nghèo và tạo ra việc làm cho hàng triệu người

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội, cách mạng công nghiệp cũng đặt ra những thách thức đối với Việt Nam Việc duy trì sự cân bằng giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa cũng đôi khi gây ra sự chia rẽ giữa các vùng miền, với sự phát triển tập trung ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong khi các vùng nông thôn vẫn đối mặt với thách thức về cơ sở hạ tầng và việc làm

Trong bối cảnh này, Đảng và nhà nước đã đúc kết ra được những bài học, quy luật chung từ những cuộc cách mạng trong quá khứ để có thể xây dựng một mô hình phát triển bền vững, kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo kỹ năng cho nguồn lực nhân sự cũng đang được chú trọng, nhằm tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng và sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động đang thay đổi

Trang 4

4

ĐẶC ĐI M QUÁ TRÌNH TH C HI N CÁCH M NG CÔNG NGHI P ỂỰỆẠỆCỦA CÁC NƯ C TƯ B N CHỚẢỦ NGHĨA

1 Quá trình thực hiện cách mạng công nghiệp của các nước tư bản chủ nghĩa 1.1 Nước Anh:

1.1.1 Tiền đề:

Nguồn vốn của nước Anh dựa vào ưu thế ngoại thương, buôn bán len dạ với giá độc quyền, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa và các nước lạc hậu khác Buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tiền đề cho cách mạng công nghiệp Anh Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp cũng là tiền đề cho cách mạng công nghiệp Anh Những đạo luật về ruộng đất của cách mạng tư sản Anh đã mở cửa cho việc bán ruộng đất của giáo hội, quý tộc được dễ dàng Nguồn vốn lấy từ các nước thuộc địa đã thúc đẩy cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp Ngược lại, khi thành thị phát triển, công nghiệp mở rộng cần lương thực ngày càng nhiều Do đó, nông nghiệp phát triển là cơ sở cho công nghiệp Sự tác động giữa công nghiệp và nông nghiệp thúc đẩy quá trình cách mạng công nghiệp Anh

Cách mạng công nghiệp Anh có những tiền đề chính trị thuận lợi Nhà nước quân chủ chuyên chế có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa tư bản Có những chính sách, biện pháp kinh tế thực sự đã chuẩn bị tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh

1.1.2 Tiến trình:

Cuộc cách mạng công nghiệp Anh thực sự diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các nhà máy công nghiệp vào những năm 60 của thế kỷ XVIII, nhưng những dấu hiệu đầu tiên của cuộc cách mạng là những phát minh, những cải tiến kỹ thuật đã xuất hiện từ đầu thế kỷ Ngay từ năm 1733, người thợ dệt kiêm thợ máy Giôn cây đã phát minh cái thoi -bay chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp thay thế việc đưa bằng tay Vì thiếu sợi, nên năm 1761 "Hội cổ động nghệ thuật và kỹ nghệ" đã treo giải thưởng cho bất kỳ một phát minh nào về máy kéo sợi Năm 1768, một thợ mộc kiêm thợ dệt là Giêm Hacgiva đã đóng được một bàn kéo sợi mang tên con gái mình "Gienni" Sợi của máy Gienni có ưu điểm là mượt, song không bền Cho nên năm 1779 một chủ đất nhỏ kiêm thợ thủ công Xaman Crômốp đã đóng được chiếc máy kéo sợi có ưu điểm vừa mịn, vừa bền Từ đó sợi của Anh mới cạnh tranh được với sợi của Ấn Độ

Năm 1785, nhà tu hành Etmơn Acranơ, với sự tham gia của một người thợ mộc, và một người thợ rèn, đã chế tạo được chiếc máy dệt đầu tiên, sau đó được nhiều người cải tiến, đến đầu thế kỷ XIX thì máy dệt đã được sử dụng rất phổ biến, đến giữa thế kỷ XIX thì máy dệt đã có hình thức tương tự như hiện nay Kỹ thuật dệt vải đổi mới, các ngành có liên quan như tẩy trắng, in hoa, nhuộm màu cũng có nhiều cải tiến

Những phát minh lớn nảy sinh cả trong ngành luyện kim Ngay từ đầu thế kỷ XVII, người ta đã thí nghiệm dùng than đá để nấu gang thay cho dùng gỗ vì gỗ đã bắt đầu khan hiếm Đến năm 1735, Đécbi đã cải tiến cách chế than cốc, sau đó đến những năm 60 mới được sử dụng rộng rãi Năm 1784, Henxicoc phát minh ra cách đùng than đá để nấu gang thành sắt Năm 1789, cầu sắt đầu tiên được xây dựng tại thành phố Looc (Anh) Phát minh của Đécbi và Henxicoc đã mở ra một giai đoạn mới cho cuộc cách mạng trong ngành luyện kim và than đá

Trang 5

5

Công nghiệp phát triển, yêu cầu phải tăng cường các phương tiện giao thông và đường giao thông Cách mạng trong ngành giao thông bắt đầu từ việc xây dựng kênh đào Giai đoạn hai của cuộc cách mạng về giao thông mở đầu bằng việc đóng tàu thuỷ Từ năm 1812 đến 1854 là giai đoạn ba của cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông vận tải - giai đoạn xây dựng đường sắt Năm 1825 đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được khánh thành nối Stockton với Darlington Năm 1830, đường sắt chạy từ Manchester đến Liverpool được xây dựng, tuyến này có ý nghĩa buôn bán quan trọng Vận tải đường sắt phát triển nối liền các hải cảng với các vùng hẻo lánh nằm sâu trong nội địa Đường sắt đã góp phần thúc đẩy nhịp độ phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

Cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển các ngành công nghiệp Năm 1784, James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước và nó đã trở thành biểu tượng cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản Năm 1789, Môđêli đã chế tạo ra các máy phay, máy bào, máy tiện thay thế những công cụ phay, bào, tiện thô sơ của thế kỷ XV-XVI Ngành cơ khí chế tạo ra đời, đến đầu thế kỷ XIX việc dùng máy để sản xuất máy đã trở thành hiện thực Các loại máy móc được sản xuất ở nước Anh không chỉ trang bị cho các ngành kinh tế trong nước mà còn cung cấp cho xuất khẩu Vì vậy, năm 1825 nước Anh xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu máy móc mà họ đã đặt ra từ những năm cuối thế kỷ XVIII

1.1.3 Đặc điểm:

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (ngành dệt) rồi sau đó dẫn đến các ngành công nghiệp nặng như: luyện kim, cơ khí, nhưng công nghiệp dệt luôn đóng vai trò trụ cột trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp diễn ra theo trình tự từ thấp tới cao, từ thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí hóa hoàn toàn một quá trình sản xuất; Từ các máy công cụ đến các máy động lực với đỉnh cao nhất là chế tạo máy hơi nước Cách mạng công nghiệp Anh căn bản hoàn thành vào năm 1825, khi hệ thống công xưởng dựa trên kỹ thuật cơ khí của chủ nghĩa tư bản đã hình thành và thể hiện ưu thế hơn hẳn so với sản xuất thủ công nghiệp và các công trường thủ công Đó cũng là quá trình bóc lột nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa

1.2 Nước Pháp: 1.2.1 Tiền đề:

Cơ sở kinh tế của Pháp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất, cạnh tranh tự do và các quy luật của nền kinh tế thị trường giữ vai trò điều tiết sự vận hành của nền kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp tư bản tăng cường nhập khẩu và ứng dụng máy móc kỹ thuật mới vào sản xuất Do chịu ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp Anh, vì vậy cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (trước hết là ngành dệt) sau mới chuyển sang các ngành khác

1.2.2 Tiến trình:

Pháp được xếp vào hàng những nước có cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra sớm mang nhiều đặc điểm mô phỏng kiểu Anh, dựa vào máy móc, lao động kỹ thuật và một phần vốn của Anh Những yếu tố bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đã xuất hiện từ những năm trước cách mạng tư sản Nhưng sự phát triển của cách mạng công nghiệp chỉ

Trang 6

6

khẩn trương lên từ sau năm 1815 và căn bản hoàn thành vào sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (năm 1870)

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Pháp, công nghiệp nhẹ (nhất là công nghiệp dệt) chiếm vị trí quan trọng Có nhiều nhân tố làm chậm tiến trình cách mạng công nghiệp Pháp, nhưng trước hết là do quá trình tích lũy vốn chậm chạp và yếu ớt hơn ở Anh Nguồn vốn tích lũy từ các thuộc địa Pháp cũng ít hơn so với Anh Cục diện chính trị bất ổn định, các cuộc chiến tranh của Napoleon và các cuộc cách mạng ở châu Âu cũng làm gián đoạn sự phát triển kinh tế và cách mạng công nghiệp Pháp

Cũng như nước Anh, cách mạng công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ vào những năm 30 của thế kỉ XIX và phát triển mạnh vào thời gian 1850 – 1870 Trong khoảng 20 năm đó, số máy hơi nước của Pháp tăng hơn 5 lần, chiều dài đường sắt tăng 5,5 lần, tàu chạy bằng máy hơi nước tăng hơn 3,5 lần với trọng tải tăng hơn 10 lần

Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, công nghiệp Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau nước Anh Bộ mặt Pa-ri và các thành phố thay đổi rõ rệt Một hệ thống đại lộ, nhà ga, cửa hàng được xây dựng thay thế các phố cũ chật hẹp

1.2.3 Đặc điểm:

Giống với cách mạng công nghiệp Anh, cách mạng công nghiệp Pháp cũng bắt đầu từ nền công nghiệp nhẹ, rồi phát triển công nghiệp nặng Nguồn vốn cho công nghiệp hoá chủ yếu đến từ việc bóc lột nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa Pháp đã chuyển từ nền sản xuất nhỏ với kỹ thuật thủ công lạc hậu sang sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa với kỹ thuật hiện đại Cách mạng công nghiệp Pháp diễn ra thuận lợi nhờ vào việc kế thừa những thành tựu kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước

1.3 Nước Mỹ 1.3.1 Tiền đề

Trước khi giành được độc lập vào năm 1776, Hoa Kỳ là thuộc địa của Vương quốc Anh Trong thời gian này, Anh đã áp đặt nhiều chính sách hạn chế nghiêm ngặt đối với các thuộc địa của mình, cấm phát triển công nghiệp và buộc phải xuất khẩu nguyên liệu thô sang Anh Chỉ khi Anh dần nới lỏng sự kiểm soát đối với các thuộc địa vào cuối thế kỷ 18, Hoa Kỳ mới có cơ hội phát triển công nghiệp Đặc biệt, sau những sự kiện lãnh thổ của Hoa Kỳ được mở rộng về phía Tây như việc sáp nhập Texas năm 1845 hay Hiệp ước Guadalupe-Hidalgo năm 1848 buộc Mexico phải nhượng lại vùng đất phía Tây Nam, các bên đã tranh giành quyền lợi tại đây, tạo động lực cho sự phát triển của Hoa Kỳ

Có một số nguyên nhân chính khiến cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở Hoa Kỳ:

Về kinh tế, thị trường nội địa Mỹ rộng lớn cùng với sự gia tăng dân số và đô thị hóa tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm công nghiệp Hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính phát triển đã cung cấp dồi dào vốn cho các nhà đầu tư Hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường sắt liên bang được phát triển, kết nối thị trường Chính sách kinh tế tự do của chính phủ khuyến khích kinh doanh

Về xã hội, nguồn nhân lực dồi dào đến từ làn sóng nhập cư và tốc độ tăng dân số cao Người lao động Mỹ có trình độ khá, tinh thần cần cù và khả năng thích nghi điều kiện công nghiệp

Trang 7

7

Về khoa học kỹ thuật, các phát minh về động cơ hơi nước, điện được ứng dụng Mỹ tiếp thu nhanh chóng công nghệ từ Châu Âu Chính sách khuyến khích nghiên cứu phát minh được đẩy mạnh

Chính những điều kiện thuận lợi đó đã tạo nên tiền đề vững chắc cho cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra thành công và nhanh chóng ở Hoa Kỳ

1.3.2 Tiến trình

* Giai đoạn 1800-1820: Giao thông vận tải và mở rộng

Năm 1794, Eli Whitney đã phát minh ra gin bông , giúp quá trình tách hạt bông ra khỏi sợi nhanh hơn nhiều Miền Nam tăng nguồn cung bông, đưa bông thô về phía bắc để sử dụng trong sản xuất vải Francis C Lowell đã tăng hiệu quả trong sản xuất vải bằng cách đưa các quy trình kéo sợi và dệt vải lại với nhau thành một nhà máy Điều này dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp dệt trên khắp New England

Whitney cũng đưa ra ý tưởng sử dụng các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau vào năm 1798 để chế tạo súng hỏa mai Nếu các bộ phận tiêu chuẩn được làm bằng máy, thì chúng có thể được lắp ráp ở giai đoạn cuối nhanh hơn nhiều Điều này trở thành một yếu tố quan trọng của nền công nghiệp Mỹ và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai

Một nhà đổi mới và chính khách khác, Benjamin Franklin, đã bận rộn thử nghiệm điện trong thời đại này, dẫn đến việc phát minh ra cột thu lôi Cùng lúc đó, Michael Faraday ở Anh đang nghiên cứu về điện từ học, thứ sẽ đặt nền móng cho động cơ điện hiện đại

*Giai đoạn 1820 1850: Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu

-Khi các thành phố phía Tây bắt đầu mọc lên dọc theo các mạng lưới nước lớn, ngành công nghiệp cũng phát triển theo Các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 1820 dọc theo kênh đào Erie và các trung tâm công nghiệp khác Đường sắt Baltimore và Ohio bắt đầu cung cấp dịch vụ hành khách thường xuyên vào năm 1830

Việc phát minh ra máy điện báo vào năm 1844 cũng sẽ thay đổi quốc gia vì tin tức và thông tin giờ đây có thể được chia sẻ trong vòng vài giây Khi hệ thống đường sắt phát triển, các đường dây điện báo chắc chắn sẽ theo sau, với các văn phòng chuyển tiếp ở các ga xe lửa dọc theo các tuyến đường chính

Khi công nghiệp mở rộng, tầng lớp trung lưu bắt đầu phát triển Lần đầu tiên, một bộ phận quan trọng của người Mỹ có thu nhập khả dụng và một số thời gian nhàn rỗi nhờ quá trình công nghiệp hóa sớm Điều này đã làm phát sinh ra các loại máy móc mới cho cả nhà máy và gia đình Năm 1846, Elias Howe tạo ra chiếc máy may đã cách mạng hóa ngành sản xuất quần áo Các nhà máy có thể đạt được mức sản lượng mới, trong khi các bà nội trợ có thể tạo ra quần áo cho gia đình trong thời gian ngắn hơn rất nhiều

*Giai đoạn 1850 1870: Tác động của Nội chiến

-Vào đầu cuộc Nội chiến, các tuyến đường sắt có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc tăng cường thương mại trên khắp nước Mỹ Các tuyến đường liên kết các thành phố quan trọng nhất của Trung Tây với bờ biển Đại Tây Dương, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của Trung Tây Với sự ra đời của tuyến đường sắt xuyên lục địa vào năm 1869 tại Promontory, Utah, và việc tiêu chuẩn hóa các khổ đường sắt vào những năm 1880, đường

Trang 8

8

sắt nhanh chóng trở thành hình thức vận chuyển chủ đạo cho cả người và hàng hóa trong phần còn lại của thế kỷ 19

Nội chiến đã biến đổi các công nghệ khác Nhiếp ảnh, lần đầu tiên được phát minh vào khoảng năm 1830, đã trở nên đủ tinh vi để các phòng tối di động có ngựa kéo và máy ảnh bán di động có thể thực hiện được việc ghi lại cuộc chiến bởi các nhiếp ảnh gia như Matthew Brady Những hình ảnh này đã được tái hiện như những bản khắc trên các tờ báo lớn nhỏ, cùng với máy điện báo cho phép tin tức của đất nước được lan truyền một cách dễ dàng trên những quãng đường dài Y học cũng phát triển khi các bác sĩ phát minh ra các phương pháp điều trị chấn thương mới và các loại thuốc gây mê đầu tiên đã được sử dụng Một khám phá khác, lần này vào năm 1859, sẽ gây ra hậu quả không chỉ cho Nội chiến mà còn cho cả quốc gia sau này Phát hiện đó là dầu ở Titusville, Pa., Mỏ dầu lớn đầu tiên nằm ở Pennsylvania, Hoa Kỳ sẽ sớm trở thành trung tâm cho ngành công nghiệp khoan và lọc dầu của quốc gia

*Giai đoạn 1870 1890: Điện, Điện thoại, Thép và Lao động

-Khi đất nước được xây dựng lại trong những thập kỷ sau Nội chiến, mạng lưới điện sẽ chuyển đổi quốc gia nhanh chóng hơn cả đường sắt Được xây dựng dựa trên công việc được thực hiện chủ yếu bởi một nhà phát minh người Anh, Thomas Edison đã được cấp bằng sáng chế cho bóng đèn sợi đốt thực tế đầu tiên trên thế giới vào năm 1879 Ông nhanh chóng bắt đầu thúc đẩy sự phát triển của lưới điện ở thành phố New York để cung cấp năng lượng cho phát minh của mình

Nhưng Edison dựa vào truyền tải điện một chiều (DC), không thể truyền điện qua bất cứ thứ gì ngoài khoảng cách ngắn George Westinghouse, đối thủ kinh doanh của Edison, đã thúc đẩy công nghệ máy biến áp truyền tải xoay chiều (AC) và thiết lập một mạng lưới điện đối thủ

Thông thường, các cực tương tự hỗ trợ các đường dây điện mới cũng sẽ hỗ trợ các đường dây cho một phát minh mới khác, đó là điện thoại Thiết bị đó, được tiên phong bởi một số nhà phát minh bao gồm Alexander Graham Bell và Thomas Edison, được công bố vào năm 1876, cùng năm Hoa Kỳ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình

Tất cả những đổi mới này đã góp phần vào quá trình đô thị hóa khi các ngành công nghiệp mới thu hút mọi người từ nông trại này sang thành phố khác Khi Cách mạng Công nghiệp Mỹ tiến triển, các nhà luyện kim sẽ phát triển hợp kim làm thép (một phát kiến khác của thế kỷ 19) thậm chí còn mạnh hơn, cho phép xây dựng tòa nhà chọc trời đầu tiên vào năm 1885 ở Chicago

Lao động cũng sẽ thay đổi, đặc biệt là trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, khi người lao động giành được quyền lực kinh tế và chính trị mới với các công đoàn lớn như Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1886

Như vậy, chỉ trong vòng một thế kỷ, Hoa Kỳ đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, biến đổi toàn diện đất nước thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh Đây chính là bước ngoặt lịch sử quan trọng đưa nước Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới

1.3.3 Đặc điểm

Nước Mỹ có tốc độ phát triển cách mạng công nghiệp nhanh hơn nhiều so với các nước châu Âu trước đó do nhận được sự ưu ái to lớn về tài nguyên và thổ nhưỡng khí hậu cũng như nguồn vốn và kỹ thuật từ châu Âu Mỹ thừa hưởng nhiều công nghệ của cách mạng công nghiệp Anh và từ đó có sự sáng tạo của riêng mình để phát triển các ngành kinh

Trang 9

9

tế Cuộc cách mạng công nghiệp ở Mỹ diễn ra theo hai giai đoạn từ việc dựa vào máy móc nhập khẩu cho tới giai đoạn hai là sự sản xuất ra máy móc của riêng mình Bắt đầu với sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ tuy nhiên Mỹ chưa từng bỏ rơi ngành nông nghiệp của nước mình, từ đó có được sự phát triển đồng đều và mạnh mẽ song hành của cả công nghiệp và nông nghiệp Đồng thời, việc xây dựng đường sắt sớm giúp Mỹ không bị gián đoạn,đình trệ và tiết kiệm nhiều chi phí lưu thông hàng hóa trong khâu phát triển của quá trình cách mạng hóa công nghiệp của mình

1.4 Nước Đức 1.4.1 Tiền đề

Trước thế kỉ XIX, công nghiệp Đức phát triển chậm chạp do đất nước bị chia cắt Sau khi Liên bang Đức ra đời cùng ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp Anh đã tác động thúc đẩy nền sản xuất của Đức phát triển Từ 1815, máy hơi nước cũng bắt đầu được sử dụng ở Đức

Một số điều kiện quan trọng đã hình thành, tạo nền tảng cho sự bùng nổ của công cuộc công nghiệp hóa ở Đức:

Về chính trị: Việc thống nhất các tiểu quốc thành Đế quốc Đức dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Otto Von Bismarck vào năm 1871 đã tạo ra một thị trường rộng lớn, thống nhất Điều này thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế

Về tài nguyên: Đức có trữ lượng lớn than đá và quặng sắt tập trung ở khu vực Ruhr Đây chính là nguồn nguyên liệu quý giá cho công nghiệp nặng

Về kinh tế: Chính sách và chiến lược công nghiệp hoá mạnh mẽ của nhà nước Chính phủ Đức đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và các ngành công nghiệp trọng điểm

Về xã hội: Nguồn nhân lực dồi dào với chi phí nhân công rẻ Người Đức có truyền thống hiếu học và làm việc cần cù, khoa học

Về công nghệ: Thu hút chuyên gia, nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá

1.4.2 Tiến trình

Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, biến đất nước từ một nền nông nghiệp lạc hậu thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới chỉ trong vài thập kỷ

Khởi đầu, các cải cách của Stein - Hardenberg đã tạo bước đột phá ban đầu với việc giải phóng nông dân, mở cửa tự do kinh doanh Khoảng những năm 1835 1850, các phương -pháp sản xuất mới ra đời, sản xuất công nghiệp dần thay thế thủ công nghiệp Công nghiệp nặng được chú trọng, hệ thống đường sắt được xây dựng

Giai đoạn đột phá kết thúc đột ngột vì làn sóng thành lập hãng bị khủng hoảng (1873 – 1885) Niềm vui chiến thắng Pháp và sự thành lập Vương quốc cũng như việc đền bù chiến tranh của Pháp đầu những năm 70 đã tác động đến việc thành lập rất nhiều xí nghiệp sản xuất, đầu cơ chứng khoán mang nhiều rủi ro

Năm 1873 xảy ra “sự đổ vỡ lớn” ở thị trường chứng khoán Viên rồi nhanh chóng ảnh hưởng đến châu Âu và Mỹ Vì làn sóng lập hãng gặp khủng hoảng, nền kinh tế Đức bị đình đốn đến năm 1880

Trang 10

10

Sau khủng hoảng 1873, giai đoạn 1885-1914, nền kinh tế Đức lại tăng tốc mạnh mẽ nhờ sự thống nhất về kinh tế, tài chính cùng nguồn nhân lực, tài nguyên dồi dào Đức trở thành cường quốc công nghiệp số 1 châu Âu

Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Đức đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp, vươn lên hàng đầu thế giới về công nghiệp

1.4.3 Đặc điểm

Thứ nhất, công nghiệp Đức tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là thép, than đá, hóa chất Đây là những ngành công nghiệp then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ cao Chính nguồn tài nguyên phong phú của Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp này

Thứ hai, nhà nước Đức đóng vai trò rất lớn trong việc định hướng và đầu tư cho công nghiệp Chính phủ Đức đã có chiến lược công nghiệp hóa bài bản và đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp trọng điểm

Thứ ba, công nghiệp Đức ứng dụng công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao Đức chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển và nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài Hệ thống giáo dục được cải thiện để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn, cuộc cách mạng công nghiệp đã biến Đức thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới với nền kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc.

1.5 Nước Nhật Bản 1.5.1 Tiền đề

Về kinh tế, Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài Quá trình tích lũy tư bản diễn ra chậm do phụ thuộc vào nông nghiệp

Về chính trị, chính phủ Minh Trị thiết lập hệ thống luật pháp, phát hành công trái để huy động vốn trong nước Nhật Bản còn xâm chiếm các nước láng giềng để có thêm tài nguyên và tiền bồi thường chiến tranh

Nhờ đó, công nghiệp nặng của Nhật phát triển nhanh chóng Các ngành công nghiệp điện, than đá, thép, đóng tàu phát triển mạnh Hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ được xây dựng Cải cách ruộng đất giúp tăng năng suất nông nghiệp Đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu châu Á Cách mạng công nghiệp thành công giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu

1.5.2 Tiến trình

Cách mạng công nghiệp ở Nhật Bản diễn ra đầu tiên trong ngành dệt và những người quay tơ Sự cải tiến việc quay sợi bằng tay thành máy được tiến hành trong nhiều năm chứ không thay thế ngay Nhờ có được kỹ thuật mới trong ngành dệt, sản xuất tơ tập trung tại các nhà máy đã vượt sản xuất ở quy mô gia đình Nhờ đó, hàng sản xuất trong nước đã từng bước thay thế hàng nhập khẩu và từ năm 1891, Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu sang Trung Quốc Nhật Bản từ chỗ xuất khẩu tơ sống đã tự dệt được tơ và xuất khẩu vải thành phẩm.

Với ngành công nghiệp nặng, nhà nước đóng một vai trò to lớn trong việc tổ chức lại và mở rộng từ thời Tokugawa Nhà nước Nhật Bản đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp chiến lược như khai mỏ, luyện kim, đóng tàu… Bên cạnh việc nhập khẩu máy móc, Nhật Bản cũng mời các nhà kỹ thuật nước ngoài đến Nhật Bản làm việc và hướng dẫn kỹ thuật Nhiều cơ sở, nhà máy xí nghiệp được đưa vào hoạt động dù quy mô không lớn nhưng đều có tính ưu việt của các phương pháp sản xuất mới hiện đại.

Nhật Bản cũng chú ý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với hệ thống bưu điện và điện báo trong nước Năm 1914, chiều dài đường sắt của Nhật đạt 7100 dăm Nhà nước cũng

Trang 11

11

đầu tư xây dựng cảng nước sâu ở Yokohama và Kobe phục vụ cho việc vận tải bằng tàu thủy chạy bằng hơi nước nhập khẩu từ phương Tây Từ giữa 1910, Nhật đưa hệ thống đường dây tải điện cao thế vào hoạt động, cung cấp điện cho các thành phố lớn Hoạt động thông tin liên lạc cũng có những bước đầu phát triển, dịch vụ điện thoại bắt đầu tăng lên sau năm 1892

Tuy vậy, không phải tất cả các ngành công nghiệp ở Nhật đều có sự phát triển vượt bậc do trở ngại về tự nhiên, nhiều sản phẩm vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài Các sản phẩm của công nghiệp nặng như thép, máy móc, thuốc nhuộm, hóa chất…gần như phải nhập khẩu hoàn toàn

1.5.3 Đặc điểm

Tuy cũng bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ nhưng Nhật Bản cũng đã bắt đầu phát triển một số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp quốc phòng và hệ thống cơ sở hạ tầng ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Quá trình thay thế lao động thủ công bằng máy móc cơ khí ở Nhật Bản đi liền với quá trình công nghiệp hóa Trong khi các ngành công nghiệp truyền thống liên tục được nâng cấp về trình độ kỹ thuật thì nhiều ngành công nghiệp mới được xây dựng thành công

Quá trình đô thị hóa ở Nhật cũng diễn ra nhanh và được nhà nước đầu tư phát triển mạnh mẽ.Từ một nước phụ thuộc vào nông nghiệp Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp Trong quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản, vai trò của nhà nước Nhật Bản là không thể phủ nhận, được ví như bà đỡ đối với sự ra đời nền công nghiệp hiện đại Nhà nước Nhật Bản có những chính sách và sự hỗ trợ, bảo hộ lớn chứ không đi theo lối mòn ở những nền chuyên chế phong kiến ở các nước châu Á Khác Nhật Bản tập trung nguồn vốn chủ yếu từ kinh tế trong nước, chỉ một phần nhỏ nằm ở bên ngoài Nhà nước sử dụng khoản thu ngân sách từ thuế đất và thuế nông nghiệp để trực tiếp đầu tư và hỗ trợ tài chính cho khu vực tư nhân phát triển các ngành công nghiệp Ngoài ra, để khắc phục sự hạn chế của tư bản cá biệt,chính phủ Nhật Bản còn khuyến khích thành lập các công ty cổ phần nhằm tập trung vốn để xây dựng những xí nghiệp quy mô lớn, hiện đại

2 Các đặc điểm chung của cách mạng công nghiệp:

Thứ nhất, Gắn liền với cuộc Cách mạng kỹ thuật lần một Nền công nghiệp đại cơ khí - Các cuộc cách mạng công nghiệp gắn liền với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất vì chúng đều là những quá trình phát triển của khoa học và kỹ thuật, tạo ra những tiến bộ và thay đổi trong sản xuất và xã hội Các cuộc cách mạng này đều có sự liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra những bước nhảy vọt trong lịch sử nhân loại

Có thể thấy cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã tạo ra sự thay đổi lớn trong sản xuất nhờ việc áp dụng máy móc vào sản xuất, thay thế cho sức lao động thủ công Điều này đã mở ra cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, với sự phát triển của các ngành công nghiệp như công nghiệp dệt may, công nghiệp thép, và công nghiệp đường sắt.1

Thứ hai, Nguồn vốn tích lũy từ trong nước và nước ngoài (bóc lột thuộc địa) 1 W W Rostow, “The Industrial Revolution and the Technology Revolution: Connection and Interdependency,” Journal of Economic History 72, no 3 (September 2012): 787– 812, https://www.jstor.org/stable/40981447

Trang 12

12

Nguồn vốn chủ yếu cho công nghiệp hoá là bóc lột nhân dân lao động ở trong nước và các nước thuộc địa, đây là một nguồn vốn quan trọng để đầu tư cho cuộc cách mạng công nghiệp Các nước tư bản tích lũy được vốn từ việc bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ và khai thác tài nguyên Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức tích lũy được vốn lớn từ thương mại quốc tế, khai thác thuộc địa ở châu Á, châu Phi và buôn bán nô lệ

Điển hình là Anh thu được lợi nhuận lớn từ việc khai thác thuộc địa Ấn Độ, họ ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu như lương thực, bông, chè, cao su, dầu mỏ, kim loại quý và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận Đồng thời Thực dân Anh cũng xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ, cảng biển nhưng chủ yếu là để phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển các nguồn lợi từ Ấn Độ về Anh Nhờ hoạt động ở Ấn Độ, Anh có nguồn lực để đầu tư cho cuộc cách mạng công nghiệp của mình

Thứ ba, Hệ thống nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình CMCN, có thể kể đến như:

• Cung cấp nguồn lao động cho công nghiệp: Đa số dân cư vẫn sống ở nông thôn, họ là nguồn nhân lực dồi dào cho các nhà máy công nghiệp với mức lương rẻ

• Cung cấp nguyên liệu thô: Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu quan trọng như bông, len cho công nghiệp dệt, và các loại cây lương thực cho chế biến thực phẩm

• Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp: Các nông dân là thị trường tiêu thụ lớn cho hàng hóa công nghiệp như vải, dụng cụ, phân bón giúp công nghiệp phát triển

• Cung cấp nguồn vốn ban đầu: Lợi nhuận từ nông nghiệp được tích lũy để đầu tư cho công nghiệp Các địa chủ đã chuyển dần đầu tư từ địa rent sang công nghiệp

• Vai trò về chính trị-xã hội: Quá trình chuyển dịch cơ cấu dân cư từ nông thôn lên thành thị tạo ra sự biến đổi xã hội lớn.2

Thứ tư, Phát triển từ các ngành “hạ lưu” sang các ngành “thượng lưu”

Công nghiệp hoá ở các nước tư bản chủ nghĩa tuy tiến hành trong khoảng thời gian dài hay ngắn khác nhau, nhưng đều đạt được những thành quả là chuyển nền sản xuất nhỏ với kỹ thuật thủ công lạc hậu sang sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa với kỹ thuật hiện đại tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới và chỉ khi xây dựng được ngành công nghiệp nặng riêng của mình thì các nước đó mới hoàn thành cách mạng công nghiệp

Có thể lấy ví dụ là nước Anh, giai đoạn đầu ngành dệt là ngành hạ lưu tiên phong trong việc áp dụng các sáng chế kỹ thuật như máy dệt, máy hơi nước, máy kéo sợi… để thay thế lao động thủ công và tăng cường hiệu suất sản xuất Sau đó nước Anh đã phát triển 2 Lê Xuân Trường, “Vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam,” Tạp chí Nghiên cứu và Trao đổi 2 (2018),

https://tapchinganthang.gov.vn/tai-nguyen/vai-tro-cua-nong-nghiep-trong-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-viet-nam-post22664.html.

Trang 13

13

từ dệt sang cơ khí, than đá bằng cách áp dụng các sáng chế kỹ thuật, tận dụng các nguồn năng lượng và vật liệu mới, mở rộng thị trường và thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, thay đổi cơ cấu kinh tế và xã hội… Những thay đổi này đã giúp nước Anh nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm, tạo ra nhiều lợi ích kinh tế và văn hóa.3

Thứ năm, Chính phủ ngày càng can thiệp nhiều vào nền kinh tế

Cách mạng công nghiệp tạo ra nhiều thay đổi tích cực như tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống, mở rộng thị trường, phát triển khoa học kỹ thuật… Nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực như bất bình đẳng, ô nhiễm, khủng hoảng, chiến tranh…Trong bối cảnh đó, chính phủ cần can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế để giải quyết các vấn đề tiêu cực và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững

Sự can thiệp của chính phủ là cần thiết và thiết thực để có thể mang lại những lợi ích như bảo đảm an ninh, cung cấp hàng hoá công cộng, điều tiết thị trường, cải thiện phân phối thu nhập và phúc lợi… Nhưng cũng có thể gây ra những hạn chế như làm méo mó thị trường, gây lãng phí, tham nhũng, mất cạnh tranh, mất tự do… Do đó, cần có sự cân bằng và điều tiết hợp lý giữa sự can thiệp của chính phủ và sự tự do của thị trường, để đạt được hiệu quả cao nhất

Thứ sáu, Hình thành hệ thống kinh tế - TBCN thế giới, gắn với sự hình thành Chủ nghĩa đế quốc

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng các nguồn năng lượng, vật liệu và máy móc mới, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm Điều này đã giúp cho các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mỹ… có được lợi thế kinh tế và công nghệ so với các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã mở rộng thị trường và thương mại quốc tế, tạo ra nhu cầu lớn về các nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và lợi nhuận cho các doanh nghiệp tư bản Điều này đã thúc đẩy các nước tiên tiến thực hiện chính sách thâm nhập, xâm lược và chiếm đóng các nước yếu, đặc biệt là các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, để bóc lột tài nguyên, lao động và thị trường của họ Đây là hình thức của chủ nghĩa đế quốc Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự phân hóa và cạnh tranh gay gắt giữa các nước tư bản, đặc biệt là các cường quốc phương Tây Các nước này đã cố gắng mở rộng ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình bằng các biện pháp chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa… Điều này đã gây ra nhiều xung đột và chiến tranh giữa các nước tư bản, như Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

3 Liên hệ Việt Nam

3.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Một số thành tựu của quá trình công nghiệp hóa, hi n đệ ại hóa nước taở 3Đặng Phong, “Vai trò của nông nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 11

(2017), https://tcdn.gov.vn/Share/PDF/CAMNCN/15-vtruonghop.pdf

Trang 14

14

Công Nghiệp Hóa (CNH) là quá trình tất yếu trong việc chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn Tại Vi t Nam, đưệ ờng lối CNH đã được hình thành từ Đạ ội h i III của Đảng (năm 1960) Kể từ đó, CNH đã được coi là nhiệm v trung tâm trong th i kụ ờ ỳ chuyển đổi lên chủ nghĩa xã hội Từ Đại h i XI cộ ủa Đảng (năm 2011) đ n nay, quá trình đ y m nh ế ẩ ạ CNH, HĐH đã đạt được nhiều thành t u quan tr ng, bao gự ọ ồm:

Một là, CNH và HĐH đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng n đ nh, cổ ị ải thiện chất lượng tăng trư ng và đưa Việt Nam trở ở thành một trong những nước đang phát triển có thu nhập trung bình

Trong giai đo n 2016 2020, tạ - ốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,0%/năm, cao hơn so với các nước đang phát triển khác Mặc dù kinh tế ế th giới đang chị ảu nh hư ng ở nặng nề của đại dịch COVID-19, kinh tế - xã hội Vi t Nam vệ ẫn phát tri n n đ nh và tăng ể ổ ị trưởng GDP c năm 2022 ưả ớc đạt 8,0% Quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 đ t khoạ ảng 271,2 tỷ USD (đánh giá lại đ t khoạ ảng 343,2 tỷ USD), tăng 1,4 lần so với năm 2015 và thu nhập bình quân đ u ngưầ ời đ t 2.779 USD, gạ ấp 1,3 l n năm 2015 Sầ ự cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế là k t quế ả của vi c nâng cao năng suệ ất lao động, áp d ng ti n b khoa ụ ế ộ học và công nghệ cũng như đổi m i sáng tớ ạo Năng suất các yếu tố tổng h p (TFP) đã đóng ợ góp đ n tăng trư ng GDP bình quân cế ở ả giai đo n tạ ừ 2011 đ n 2020 vế ới tỷ lệ đạt 39,0% Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đo n 2011 2015 là 4,3%/năm và giai đo n 2016ạ - ạ -2020 là 5,8%/năm Hi u quệ ả đầu tư đã được cải thiện khi hệ số ICOR giảm từ gần 6,3 giai đoạn 2011 2015 xu ng còn 6,1 giai đo n 2016- ố ạ -2019

Hai là, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao đ ng đang trộ ải qua sự chuyển dịch tích c c và ự ngành công nghi p đang đóng góp ngày càng nhi u cho n n kinh tệ ề ề ế

Quy mô sản xu t của ngành công nghiấ ệp liên tục mở rộng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của toàn ngành công nghiệp tăng t 7,4% năm 2016 lên 9,1% năm 2019 Năng ừ lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam trên toàn cầu đã tăng từ vị trí 58 vào năm 2009 lên vị trí 42 vào năm 2019 Đã hình thành được một số ngành công nghi p chệ ủ lực của nền kinh t , như khai thác, chế ế biến d u khí; đi n tầ ệ ử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim, s t thép; xi măng, v t liắ ậ ệu xây d ng; cơ khí, chự ế biến, chế tạo ô tô, xe máy; dệt, may, da giày Một số ngành công nghi p ưu tiên, công nghi p mũi nh n đã phát tri n l n ệ ệ ọ ể ớ mạnh, đóng góp l n cớ ả về sản xuất, đầu tư, xuất khẩu, giải quy t viế ệc làm, như dệt may, da

Trang 15

15

giày, thực phẩm chế biến, thép, hóa chất, nhựa Nền kinh tế cũng đã phát triển một số ngành công nghiệp n n t ng, như cơ khí chề ả ế tạo, luy n kim, hóa chệ ất, v t liậ ệu, công nghi p năng ệ lượng đ đáp ng nhu c u cể ứ ầ ủa đất nước

Lắp ráp ô tô tại Nhà máy lắp ráp ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (Nguồn: baogiaothong.vn)

Ba là, các lĩnh vực CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn góp ph n đầ ẩy mạnh s n xuả ất nông nghi p theo hư ng t p trung, quy mô l n, và sệ ớ ậ ớ ử dụng công nghệ cao Điều này thúc đẩy tăng trưởng nông nghi p n đ nh, b n v ng và đệ ổ ị ề ữ ẩy mạnh phát tri n ngành dể ịch vụ theo hướng hi n đệ ại

Công nghiệp chế bi n nông, lâm, th y s n đưế ủ ả ợc khuyến khích phát tri n; viể ệc áp dụng cơ giới hóa và hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng r ng rãi, t o ộ ạ ra các thay đổi về phương pháp canh tác, năng suất, ch t lưấ ợng và sức cạnh tranh Trình độ khoa học và công nghệ trong sản xu t nông nghiệp đã được cải thiện d n d n b ng cách áp ấ ầ ầ ằ dụng công nghệ mới Đóng góp của ngành d ch vị ụ vào tăng trư ng kinh t đang tăng lên ở ế Tốc độ tăng trưởng trung bình của khu v c d ch vự ị ụ trong giai đoạn 2011 2020 là 6,4% m- ỗi năm Các ngành có tiềm năng, lợi thế, và có hàm lượng khoa học và công ngh cao, chệ ẳng hạn như thông tin, bưu chính, vi n thông, du lễ ịch, và hàng không, đang phát triển với tốc độ nhanh Thương mại điện tử đang phát tri n m nh mể ạ ẽ Một s ngành dịch v đã được ố ụ hiện đại hóa và hình thành các sản phẩm dịch vụ ện đhi ại, có ch t lưấ ợng cao, ch ng h n ẳ ạ như y t và b o hiế ả ểm Kinh tế số đang được quan tâm phát triển để ở tr thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuy n để ổi số, phát triển chính phủ số, xã hội số

3.2 Kinh nghiệm thực tiễn: 3.2.1 Khoa học - công nghệ

Khoa học công ngh- ệ đóng vai trò rất quan trọng trong lịch s và phát triử ển c a ủ các qu c gia ố Ở Việt Nam, khoa họ - c công nghệ vẫn gi đượữ c vai trò quan trọng, đặc biệt là trong b i cố ảnh cách m ng công nghi p 4.0.ạ ệ

Trang 16

16

Một số nhận đ nh vị ề vai trò của khoa h c ọ - công nghệ ở Việt Nam:

• Khoa học công ngh- ệ là động lực quan trọng thúc đ y tăng trư ng kinh tẩ ở ế của Việt Nam trong thời gian qua Các sản phẩm công ngh cao chiệ ếm tỷ trọng ngày càng l n ớ trong kim ngạch xuất khẩu

• Khoa học công ngh- ệ giúp nâng cao năng suất, ch t lượấ ng và giá trị gia tăng của các sản phẩm Nhiều doanh nghi p đã áp d ng công nghệ ụ ệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất

• Khoa học - công nghệ tạo ra các s n phả ẩm, dịch vụ mới, nâng cao đời sống vật ch t, ấ tinh thần của người dân Các ứng d ng công nghụ ệ thông tin đã trở nên ph bi n.ổ ế • Việt Nam đã và đang đầu tư m nh mạ ẽ cho khoa h c công nghọ ệ, nhất là trong lĩnh

vực công nghệ thông tin, tự động hoá Nhi u doanh nghi p công nghề ệ ệ Việt Nam đã vươn ra thị trường thế giới

Tuy nhiên, khoa học công nghệ Việt Nam vẫn còn một số hạn ch như chưa có nhi u ế ề sáng chế, công nghệ tiên tiến; chất lượng ngu n nhân lồ ực chưa cao Để thúc đẩy cách m ng ạ công nghiệp 4.0, Việt Nam cần t p trung nhi u hơn nậ ề ữa vào đổi m i sáng tớ ạo, nâng cao chất lượng ngu n nhân lồ ực, hỗ trợ doanh nghi p ệ ứng d ng công nghụ ệ mới.4

Đánh giá vai trò của khoa học công nghệ đối v i Vi t Nam thông qua m t sớ ệ ộ ố kinh nghiệm thực tiễn:

Ø Việt Nam đã và đang áp dụng nhi u công nghề ệ tiên tiến trong nông nghi p như cơ ệ giới hóa, tư i tiêu tớ ự động, nuôi tr ng th y s n công nghồ ủ ả ệ cao giúp tăng năng suất và chất lượng nông s n Đi n hình là mô hình nông nghi p công nghả ể ệ ệ cao Hưng ở Yên, Hải Phòng

Ø Công nghệ thông tin được ứng d ng r ng rãi trong nhi u lĩnh vụ ộ ề ực như hành chính công, ngân hàng, giáo d c tụ ạo đi u ki n thu n lề ệ ậ ợi cho phát triển kinh t xã hế ội Các doanh nghiệp công ngh như FPT, ệ VNG đã vươn ra thị trường th giới.ế Ø Việt Nam chú trọng phát tri n công nghi p hể ệ ỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và

giá tr gia tăng trong s n xuị ả ất M t sộ ố tập đoàn l n như Vingroup, VinFast đã s n ớ ả xuất được ô tô v i công nghệ ện đại ớ hi

Ø Hệ thống đào t o kạ ỹ thuật, công ngh được mệ ở rộng đ đáp ng nhu c u nhân lể ứ ầ ực Các trường đại học, cao đẳng tăng cư ng đào t o vờ ạ ề công nghệ, k thu t.ỹ ậ

4PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh, TS Phạm Quốc Dân (2023) “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” Tạp chí Cộng sản https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh- -/2018/827435/tiep-tuc-day-manh-cong-te/ nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan -thu-tu.aspx

Trang 17

17

Nhìn chung, khoa học công nghệ đã và đang đóng vai trò then chốt thúc đẩy Việt Nam phát triển Tuy nhiên, để duy trì và phát huy vai trò đó trong tương lai, Việt Nam cần có chi n lưế ợc và đầu tư bài b n, lâu dài cho khoa hả ọc công nghệ.5

3.2.2 Nhân lực

Trong quá trình công nghiệp hóa từ trước đến nay, nhân lực luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là yếu tố then chốt quyết định thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa, để phát triển các ngành công nghiệp nặng, Việt Nam cần rất nhiều lao động trực tiếp làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp Do đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đào tạo nghề, đào tạo lại cho đội ngũ công nhân kỹ thuật Hệ thống các trường đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp được mở ra khắp cả nước, góp phần nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật cho hàng triệu người lao động Đây chính là nền tảng nhân lực quan trọng để phát triển công nghiệp nặng, mũi nhọn của nền kinh tế.

Không chỉ vậy, công cuộc công nghiệp hóa cũng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để vận hành các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị Do đó, công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ lao động kỹ thuật là vô cùng cấp thiết Bên cạnh đó, để điều hành các ngành công nghiệp mới, Việt Nam cần có đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nghệ có trình độ cao Vì vậy, đào tạo đại học, sau đại học các ngành kỹ thuật, công nghệ là hết sức cần thiết.

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, nhân lực Việt Nam vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bởi cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm chủ các công nghệ tiên tiến, vận hành thành thạo máy móc thiết bị thông minh Hơn thế, nhân lực cần có kỹ năng sáng tạo, khởi nghiệp để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới Chất lượng nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh và thành công của công nghiệp hóa trong bối cảnh CMCN 4.0.

Để làm chủ được công nghệ mới, người lao động Việt Nam cần được trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành để vận hành thành thạo dây chuyền sản xuất tự động hóa Bên cạnh đó, họ cũng cần có tư duy đổi mới sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới để tạo ra các giải pháp, sản phẩm phục vụ thị trường Điều này đòi hỏi phải đổi mới căn bản, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cũng như đào tạo đại học, sau đại học, nhất là các ngành kỹ thuật - công nghệ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhân lực Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng, cơ cấu và kỹ năng Chất lượng đào tạo nghề và đại học chưa thực sự đáp ứng yêu cầu do thiếu cập nhật công nghệ, thiết bị lạc hậu Đa phần người lao động còn thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng mềm cần thiết Mặt khác, cơ cấu nhân lực chưa hợp lý khi tỷ trọng lao động nông nghiệp vẫn còn cao Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu về năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

5 GS, T V (2023, 07 22) Một số xu hướng phát triển của thế giới hiện nay Retrieved from Tạp Chí Cộng Sản:

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-luan/-/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/mot-so-xu-huong-phat-trien-cua-the-gioi-hien-nay

Trang 18

18

Để phát huy vai trò của nhân lực trong CMCN 4.0, Việt Nam cần nâng cao nhận thức, đào tạo lại đội ngũ lao động Đồng thời, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tái cơ cấu lao động, nâng cao tỷ trọng lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ Chỉ khi lực lượng lao động được nâng cao về chất lượng và cơ cấu hợp lý, Việt Nam mới có thể tận dụng cơ hội của CMCN 4.0 để phát triển.

Như vậy, có thể khẳng định rằng nhân lực luôn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

3.2.3 Vốn:

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp Nó đóng vai trò như nguồn lực để đầu tư cho các máy móc và thiết bị mới, như máy hơi nước, máy dệt, Các máy móc này đã giúp tăng năng suất lao động và sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn Điều này đã dẫn đến sự phát triển của các ngành sản xuất mới và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên nhu cầu tăng trưởng thường cao hơn các nước đã phát triển.Nhu cầu này đòi hỏi cao ở cả đầu vào, ở cả đầu ra Ở đầu vào là vốn đầu tư, lao động,… Trong khi năng suất lao động còn thấp, thì vốn đầu tư là nguồn được quan tâm đặc biệt, bởi vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.

VỐN ĐẦU TƯ XÉT VỀ SỐ LƯỢNG

Vốn đầu tư có nguồn từ tích lũy tài sản, bởi tích lũy tài sản là tiền đề của đầu tư Trong các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh (Niên giám Thống kê 2021), chỉ có 16 nước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ tích lũy tài sản/GDP đạt cao trên 30%, trong đó châu Phi có 4/19, châu Á có 9/24, châu Âu có 3/35, châu Mỹ, châu Úc không có Việt Nam cao thứ 3/9 Đông Nam Á, thứ 5/34 châu Á, thứ 8/109 thế giới- tức là thuộc loại cao

Tỷ lệ tích lũy tài sản cao thể hiện tính tiết kiệm tiêu dùng, khi tỷ lệ tiêu dùng/GDP có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây Khi đại dịch Covid-19 xảy ra năm 2020, bùng phát năm 2021, thì không chỉ do giãn cách, mà còn do gia tăng tỷ trọng tiêu dùng thông qua tự cấp, tự túc, thậm chí còn là thắt chặt chi tiêu, tích cốc phòng cơ.

Tỷ trọng của nguồn vốn từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt kết quả trên một số mặt chủ yếu:

- Gần như liên tục tăng lên qua các năm;

kinh tế nhà nước và từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, ngay cả trong các năm đại dịch Covid-19 xảy ra (2020) và bùng phát (2021);

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w