1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn kinh tế chính trị đề tài lợi tức và địa tô tư bản chủ nghĩa và liên hệ thực tiễn với việt nam

11 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lợi tức và địa tô tư bản chủ nghĩa và liên hệ thực tiễn với Việt Nam
Tác giả Nguyễn Gia Phong
Người hướng dẫn TS Nguyễn Văn Hậu
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 346,62 KB

Nội dung

Thông qua việc khám phá, phân tích và thảo luận, chúng ta mong muốn tạo ra những hiểu biết sâu sắc về cách mà lợi tức và địa tô ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội, từ đó đưa r

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ

CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI: LỢI TỨC VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VIỆT NAM

Họ và tên SV: Nguyễn Gia Phong Lớp tín chỉ: Phân Tích Kinh Doanh 65

Mã SV: 11230768 GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2024

***

Trang 2

-Mục lục

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG 4

I Lý luận chung về lợi tức và địa tô 4

1 Lợi tức 4

2 Địa tô tư bản chủ nghĩa 5

II Liên hệ thực tiễn Việt Nam 6

1 Một số bất cập về địa tô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục 6

1.1 Một số điểm bất cập về địa tô trong nền kinh tế nước ta hiện nay 6

1.1.1 Bất cập trong chính sách miễn giảm thuế đối với đất nông nghiệp 6

1.1.2 Bất cập trong quy định khung giá đất 7

1.1.3 Bất cập trong việc thu địa tô chênh lệch II 8

1.1.4 Một số giải pháp đề xuất 8

III Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lợi tức và địa tô là hai khái niệm cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế chính trị, đóng vai trò không thể phủ nhận trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia Trong bối cảnh thị trường ngày nay, việc hiểu rõ về cả hai khái niệm này không chỉ giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc về cơ chế hoạt động của nền kinh tế mà còn là bước đầu tiên để tạo ra các chiến lược và chính sách phát triển bền vững

Bài tập lớn này nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi tức

và địa tô trong một hệ thống kinh tế Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào nghiên cứu về

cơ chế hình thành lợi tức và địa tô, vai trò của chúng trong quá trình phân phối tài nguyên và thu nhập, cũng như các chiến lược quản lý và ứng phó trong điều kiện biến đổi của thị trường và chính sách

Thông qua việc khám phá, phân tích và thảo luận, chúng ta mong muốn tạo ra những hiểu biết sâu sắc về cách mà lợi tức và địa tô ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội, từ đó đưa ra những gợi ý và đề xuất cụ thể để thúc đẩy sự phát triển bền vững và công bằng hơn trong một nền kinh tế toàn cầu hóa

Trang 4

I Lý luận chung về lợi tức và địa tô

1 Lợi tức

Trong nền kinh tế thị trường, luôn xuất hiện hiện tượng có chủ thể thì có lượng tiền nhàn rỗi, trong khi lại có những chủ thể khác lại cần tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh Tình hình đó thúc đẩy hình thành quan hệ cho vay và đi vay Người cho vay sẽ thu được lợi tức Người đi vay phải trả lợi tức cho người cho vay

Người đi vay thu được lợi nhuận bình quân, do phải đi vay tiền của người

khác cho nên người đi vay phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân thu được để trả cho người cho vay

Vậy là, lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người cho vay vì đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay Đây là quan hệ kinh tế phản ánh quan hệ lợi ích giữa người đi vay với người cho vay

Song về thực chất, lợi tức đó là một phần của giá trị thặng dư mà người đi vay

đã thu được thông qua sử dụng tiền vay đó

Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản có đặc điểm:

Thứ nhất, quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu Chủ thể sở hữu tư bản

không phải là chủ thể sử dụng, chủ thể sử dụng tư bản chỉ được sử dụng trong

một thời hạn nhất định và không có quyền sở hữu

Thứ hai, là hàng hóa đặc biệt Người bán không mất quyền sở hữu, người

mua chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian Sau khi sử dụng, tư bản cho

vay không mất giá trị sử dụng và giá trị mà được bảo tồn, thậm chí còn tăng

thêm Giá cả của tư bản cho vay được quyết định bởi giá trị sử dụng của nó là

khả năng thu được lợi nhuận bình quân, do đó không những không được quyết định bởi giá trị, mà còn thấp hơn nhiều so với giá trị

Trang 5

Thứ ba, là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất Tư bản cho vay vận động theo công thức T – T’, tạo ra ảo tưởng là tiền đẻ ra tiền, che dấu quan hệ bóc lột vì không phản ánh rõ nguồn gốc của lợi tức cho vay

Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và tư bản cho vay Nếu ký hiệutỷ suất lợi tức là z’, tư bản cho vay là TBCV, thì công thức tính tỷ suất lợi tức

như sau:

Z′ ¿ Ζ

Tỷ suất lợi tức chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận bình quân và tình hình cung cầu về tư bản cho vay

2 Địa tô tư bản chủ nghĩa

Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Cũng như các nhà tư bản kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng thu được lợi nhuận bình quân Nhưng khác với các chủ thể kinh doanh khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ Vậy

là, ngoài số lợi nhuận bình quân, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông

nghiệp thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa, tức là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này phải trả cho địa chủ Vậy là, C.Mác khái quát, địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ

Theo C.Mác, có các hình thức địa tô như:

- Địa tô chênh lệch Trong đó, địa tô chênh lệch I là địa tô mà địa chủ

Trang 6

thu được do chỗ cho thuê ruộng đất tốt và độ màu mỡ cao, điều kiện tự nhiên

thuận lợi Địa tô chênh lệch II là địa tô mà địa chủ thu được do chỗ cho thuê

mảnh đất đã được đầu tư, thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất

- Địa tô tuyệt đối, là địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho

thuê, không kể độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh Đó là phần lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung của nông sản

C.Mác ký hiệu địa tô là R

Trong thực tiền đời sống kinh tế, địa tô là cơ sở để tính toán giá cả ruộng đất khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho người khác Giá cả ruộng đất được tính trên cơ sở so sánh với tỷ lệ lãi suất ngân hàng, theo công thức:

Giá cả đất đai ¿ Địatô

Tỷ suất lợitức nhận gửi của ngân hàng

Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan

hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học dể

xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai Tất cả nhằm kết hợp hài hoà các lợi ích,

khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển một nền nông

nghiệp hàng hoá sinh thái bền vững

II Liên hệ thực tiễn Việt Nam

1 Một số bất cập về địa tô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

1.1 Một số điểm bất cập về địa tô trong nền kinh tế nước ta hiện nay

1.1.1 Bất cập trong chính sách miễn giảm thuế đối với đất nông nghiệp

Trang 7

Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp ban hành từ những năm 90 đến nay sau một thời gian dài đã quá lạc hậu và không phù hợp với Luật Đất đai 2003, 2013 Thêm vào

đó Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về tiếp tục miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (MGTĐNN) đến hết ngày 31/12/2020 Hiện nay, theo

tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội dự kiến tiếp tục MGTĐNN đến năm 2030 MGTĐNN là một chính sách thể hiện bản chất xã hội tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam trong việc hỗ trợ người nông dân - tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội hiện nay Tuy nhiên, việc miễm giảm thuế kéo dài nêu trên lại là một trong những nguyên nhân

cơ bản dẫn đến tình trạng bỏ đất đai hoang phí trong nông nghiệp nông thôn hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ruộng đồng bị bỏ hoang như: Do điều kiện canh tác khó khăn (đất bạc màu, đất vùng trũng, ảnh hưởng của thiên tai, khô hạn, lũ lụt ); Thu nhập của người nông dân làm ruộng thấp (diện tích canh tác manh mún, nhỏ lẻ; lao động trình độ kỹ thuật thấp); Người nông dân có thể tìm kiếm được thu nhập cao hơn từ các lĩnh vực khác (buôn bán, làm công nhân…) Thực tế cho thấy, chủ trương phát động phong trào dồn ruộng đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất để đầu tư canh tác trên quy mô lớn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua không đạt được kết quả như mong muốn Bên cạnh đó, việc kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn gặp nhiều hạn chế, bất cập

1.1.2 Bất cập trong quy định khung giá đất

Việc quy định thuế và thu tiền SDĐ chưa phù hợp với diễn biến quan hệ đất đai ở Việt Nam và thực tiễn đang vận hành trong bối cảnh của nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước Giá tính thuế thu tiền SDĐ vẫn do Nhà nước quy định, chưa sát với giá trao đổi trên thị trường dẫn đến nhiều hệ lụy mà kết quả là thất thu cho ngân sách nhà nước Ngày 14/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2014 NĐ-CP quy định khung giá các loại đất Trên thực tế, giá các loại đất trên thị trường khác xa với mức khung quy định của Chính phủ Hiện nay, giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm cũng vậy Hầu hết ở các địa phương mức giá đất theo quy định không phản ánh đúng với thực tế thị trường Các nhà phân tích thị trường cho rằng: ở Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh, khung giá đất được quy định thường thấp hơn khoảng 30-40% mức giá trên thị trường, từ đó tạo ra những kẽ hở cho tham nhũng từ đất đai cũng như tăng siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản

Trang 8

Chính vì việc quy định giá đất ở mỗi địa phương như hiện nay còn nhiều bất cập, khung giá đất không hợp với thực tiễn đã dẫn đến những bất lợi sau đây: Thứ nhất, làm cho tình trạng khiếu kiện kéo dài và còn phát sinh ngày càng nhiều hơn khi Nhà nước thu hồi đất Do người bị thu hồi đất được nhận bồi thường về đất theo khung giá đất của Nhà nước luôn thấp hơn so với giá trị đất theo thực tế thị trường Thứ hai, làm giảm nguồn lực tài chính huy động từ nông nghiệp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn do không xác định, không có cơ chế hạch toán minh bạch mức chênh lệch giá đất nông nghiệp trước và sau khi chuyển đổi mục đích SDĐ Thứ ba, làm phát sinh cũng như tạo tiền đề cho hành vi tham nhũng đất đai Thứ tư, làm suy giảm nguồn lực tài chính từ đất đai cho đầu tư phát triển Thứ năm, làm nảy sinh tình trạng đấu thầu, đấu giá quân xanh, quân đỏ trục lợi

1.1.3 Bất cập trong việc thu địa tô chênh lệch II

Sự điều tiết phần giá trị tăng thêm của đất đai do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng; chuyển đổi mục đích SDĐ dẫn đến thất thu NSNN Thực tế cho thấy, khi một con đường được xây dựng ở đô thị dẫn đến sự gia tăng rất lớn giá trị của những diện tích đất, thửa đất từ trong ngõ hẻm sau khi làm đường trở thành diện tích đất mặt phố Ví

dụ như ở Phú Quốc, trước khi xây dựng sân bay, giá đất là 12 triệu đồng/m2, sau khi

có sân bay, giá đất đã lên đến 120 triệu đồng/m2 Hay Cam Ranh giá đất từ 8 triệu đồng/m2 tăng lên đến 45 triệu đồng/m2 Hoặc tại Vân Đồn, giá đất tăng từ mức giá 15 triệu đồng/m2 lên đến 80 triệu đồng/m2 Hiện tại, giá đất xung quanh dự án sân bay Long Thành cao nhất đã đạt 120 triệu/m2, mặt bằng chung là 30 triệu đồng/m2 Trong khi vào năm 2018 giá đất chỉ khoảng 7 - 15 triệu đồng/m2 là mức giá cao nhất”

Rõ ràng việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án đô thị, công trình… làm gia tăng giá trị, tăng công năng của những diện tích đất đai cận kề có liên đới, đem lại những lợi ích to lớn cho một hoặc một số người trong xã hội mặc nhiên được hưởng Phần địa tô chênh lệch II này để những chủ thể không tham đầu tư được hưởng lợi không là điều rất bất hợp lý

1.1.4 Một số giải pháp đề xuất

- Cải thiện quản lý và phân phối đất đai: Tăng cường giám sát và kiểm soát việc sử dụng đất đai để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình phân phối Thúc

Trang 9

đẩy việc phát triển các cơ chế pháp lý và chính sách để ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực và tham nhũng trong việc quản lý đất đai

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở vùng nông thôn: Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và công nghiệp ở vùng nông thôn nhằm tạo ra cơ hội việc làm

và tăng thu nhập cho cộng đồng nông dân Điều này có thể giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa vùng thành thị và vùng nông thôn

- Tăng cường quyền lợi của người lao động: Đảm bảo người lao động được trả công công bằng và có điều kiện làm việc an toàn và hợp lý Khuyến khích việc hình thành

và phát triển các công đoàn để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động

- Phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng: Đầu tư vào hạ tầng và dịch vụ công cộng như giao thông, giáo dục, y tế, và cấp nước để cải thiện chất lượng cuộc sống và tiếp cận dịch vụ của cộng đồng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực dân cư có thu nhập thấp

- Tăng cường giáo dục và đào tạo: Tăng cường giáo dục về quản lý tài nguyên và phân phối công bằng trong xã hội, đồng thời đào tạo nhân lực có kỹ năng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững

- Tạo ra cơ hội và sự công bằng trong tiếp cận với các nguồn lực: Phát triển các chính sách và chương trình để tạo ra cơ hội và sự công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực như đất đai, nước, và tài nguyên tự nhiên khác

Trang 10

III Kết luận

Từ việc phân tích các bất cập liên quan đến lợi tức và địa tô trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, có thể thấy rằng hai khái niệm này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn

đề cần được giải quyết để tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, bền vững và phát triển

Đối với lợi tức, việc áp dụng các chính sách thuế và quản lý tài chính phù hợp là cần thiết để ngăn chặn tình trạng thâm canh và bóc lột nguồn lực của xã hội Ngoài ra, cần tăng cường quản lý và giám sát để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và lạm dụng quyền lực trong việc quản lý vốn và tài sản

Về địa tô, việc cải thiện quản lý và phân phối đất đai là rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình phân phối nguồn lợi từ đất đai Đồng thời, việc đầu tư vào hạ tầng và dịch vụ công cộng cũng cần được ưu tiên để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các khu vực nông thôn và cộng đồng có thu nhập thấp Tóm lại, việc hiểu và áp dụng lợi tức và địa tô một cách hợp lý và công bằng là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hóa Chính sách và biện pháp cụ thể cần được áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể và đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng

Trang 11

Tài liệu tham khảo

1 Luật Đất đai 2003; 2013

2 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2002, tr.250-296

3 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2002, Phần I, 47-83

4 Quốc hội (2010), Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về tiếp tục miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

5 Chính phủ (2014), Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 quy định về khung giá đất

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w