1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu ý nghĩa thực tiễn với việt nam

31 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu. Ý nghĩa thực tiễn với Việt Nam
Tác giả Lê Đỗ Bảo Trâm, Trần Nguyễn Vân Khang, Nguyễn Thanh Vân
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị MáC-Lê Nin
Thể loại Tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Khái niệm Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (4)
    • 1.1. Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá (4)
    • 1.2. Đặc điểm Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở Việt Nam (5)
  • 2. Phân tích vai trò của các cuộc Cách mạng Công Nghiệp đối với quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (5)
    • 2.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) (5)
    • 2.2 Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai (2.0) (7)
    • 2.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) (9)
    • 2.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) (11)
    • 2.5. Vai trò của Cách mạng Công nghiệp đối với sự phát triển (14)
  • 3. Các mô hình Công nghiệp hóa tiêu biểu (16)
    • 3.1 Mô hình công nghiệp hóa cổ điển (16)
    • 3.2 Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ) (18)
    • 3.3 Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) (21)
  • 4. Ý nghĩa thực tiễn với Việt Nam (23)
    • 4.1 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện Công nghiệp hóa (23)
    • 4.2 Thực tiễn Công nghiệp hóa tại Việt Nam (24)
    • 4.3. Giải pháp đẩy mạnh Công nghiệp hóa cho đất nước (27)

Nội dung

Qua đó dẫn đến những thay đổi cơ bản của xã hội loài người về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật, đưa đời sống của con người ngày càng đi lên.- Từ đó, Công nghiệp hoá được đ

Khái niệm Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá

- Lịch sử thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII kéo dài cho đến ngày nay Trải qua nhiều thập niên, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá của xã hội loài người, đây cũng là xu thế tất yếu, nhiệm vụ hàng đầu của đa số các quốc gia hiện nay Từ xưa, Công nghiệp hoá được hiểu là vấn đề có tính quy luật của quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn Qua đó dẫn đến những thay đổi cơ bản của xã hội loài người về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật, đưa đời sống của con người ngày càng đi lên.

- Từ đó, Công nghiệp hoá được định nghĩa chung là quá trình phát triển sản xuất dựa trên công nghiệp, chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc là chính nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Hay khái quát hơn là quá trình đưa một đất nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp.

- Đánh giá được tầm quan trọng của quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đối với một quốc gia, kể từ Đại hội III (1960) Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu đưa ra những đường lối, chủ trương về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhằm đưa nước ta thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu và nâng cao mức sống của người dân Đến Đại hội VII, Đảng ta bắt đầu đề cập đến quá trình Công nghiệp hoá gắn liền với Hiện đại hoá

- Đảng và Nhà nước ta quan niệm về Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nghĩa là từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động gắn với máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Từ đó đến nay, quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá luôn được Nhà nước ta hoàn thiện, phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Đặc điểm Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở Việt Nam

Để phù hợp với điều kiện và tình hình của thế giới cũng như đất nước, quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu như sau:

 Xây dựng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá gắn với định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

 Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

 Phát triển Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự điều tiết của Đảng, Nhà nước.

 Thực hiện Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và nước ta cũng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Phân tích vai trò của các cuộc Cách mạng Công Nghiệp đối với quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0)

- Bắt đầu ở nước Anh trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX Đặc trưng cơ bản là: chuyển từ lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới bằng sử dụng năng lượng hơi nước, gắn liền với những phát minh quan trọng trong ngành dệt, luyện kim, giao thông vận tải,

2.1.1 Chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế

- Chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp: Cách mạng Công nghiệp đã đánh dấu bước chuyển đổi lớn từ sản xuất theo phương thức thủ công truyền thống lạc hậu sang sản xuất bằng máy móc cùng với quá trình tự động hóa Máy thay thế sức người, lao động thủ công, sản xuất hàng loạt với chi phí thấp hơn, thúc đẩy các ngành công nghiệp như dệt may, luyện kim, khai thác mỏ,

- Nâng cao năng suất lao động: máy móc giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức, tăng sản lượng sản xuất.

- Thương mại bước đầu phát triển: Nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu để sản xuất, thị trường tiêu thụ ngày càng tăng, đòi hỏi sự trao đổi, giao thương quốc tế giữa các quốc gia.

2.1.2 Sự chuyển đổi địa lý và hình thành cơ cấu dân số

- Cách mạng Công nghiệp đã tạo ra sự di cư lớn từ vùng nông thôn đến các thành phố công nghiệp, tạo ra một cơ cấu dân số mới và thúc đẩy sự đô thị hóa Điều này đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cảnh quan địa lý và cơ cấu dân số của nhiều quốc gia.

- Hình thành tầng lớp công nhân: Mọi người di chuyển từ nông thôn ra thành thị để làm việc tại các nhà máy.

- Hình thành mâu thuẫn giữa các tầng lớp: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và công nhân nảy sinh do điều kiện làm việc và thu nhập không tương ứng với sức lao động.

2.1.4 Tiến bộ về khoa học - kĩ thuật

- Phát minh ra máy hơi nước và động cơ đốt trong: Máy hơi nước đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp.

- Phát triển các ngành công nghiệp mới: Ngành dệt may, luyện kim, khai thác mỏ phát triển mạnh mẽ.

- Khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo: Nhu cầu về máy móc và công nghệ mới thúc đẩy nghiên cứu khoa học.

- Mở đường cho cuộc Cách mạng Công nghiệp tiếp theo: Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất tạo nền tảng cho sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo.

- Thúc đẩy sự lan tỏa của chủ nghĩa tư bản: Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.

- Gây ra các vấn đề môi trường và xã hội: Ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc tồi tệ là những vấn đề nảy sinh do Cách mạng Công nghiệp.

⇒ Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực,Cách mạng Công nghiệp cũng gây ra nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai (2.0)

- Diễn ra từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với những đặc trưng cơ bản: chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và bán tự động, sự xuất hiện của của nền sản xuất theo dây chuyền hàng loạt bằng máy móc dựa trên phát minh về điện, động cơ điện đốt trong, kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép,

2.2.1 Chuyển biến đột phá về kỹ thuật và công nghệ

+ Điện và động cơ đốt trong trở thành nguồn năng lượng chủ đạo, thay thế cho hơi nước

+ Việc khai thác và sử dụng dầu mỏ gia tăng, thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất và sự phát triển của các phương tiện giao thông đường sắt và ô tô, mở ra cơ hội vận chuyển hàng hóa và người dễ dàng hơn, giảm bớt chi phí và thời gian.

+ Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai đã đem lại sự tiến bộ đáng kể trong sản xuất nhờ việc sử dụng điện và thép từ đó góp phần đóng góp vai trò cho sự ra đời của dây chuyền sản xuất hàng loạt hiệu quả hơn Góp phần tạo ra sự gia tăng đáng kể về sản xuất và năng xuất.

+ Ô tô, máy bay, tàu điện ngầm ra đời, cách mạng hóa việc di chuyển.

+ Hệ thống đường sắt được mở rộng, kết nối các khu vực trên thế giới.

+ Điện thoại và đài phát thanh xuất hiện, tạo điều kiện cho việc truyền thông nhanh chóng và hiệu quả.

+ Nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí hiện đại được hình thành.

2.2.2 Tác động to lớn đến mọi mặt đời sống

+ Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ, hình thành các tập đoàn đa quốc gia.

+ Nhu cầu tiêu dùng gia tăng, thúc đẩy thị trường nội địa và quốc tế.

+ Xã hội phân hóa thành hai giai cấp chính: tư bản và công nhân.

+ Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai đã tạo ra một số lượng lớn các cơ hội việc làm trong các nhà máy và công xưởng mới mọc lên, thu hút dân từ vùng nông thôn đến các thành phố lớn Điều này góp phần vào sự phát triển của các khu đô thị và sự gia tăng đáng kể về dân số đô thị.

+ Sự phát triển của công nghiệp và công nghệ đã tạo ra thay đổi đáng kể trong cách sống và văn hóa của con người Sự tiện lợi và tiên tiến trong sản xuất đã dẫn đến sự phát triển của các nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ mới: giáo dục, y tế,

+ Nền văn hóa đại chúng phát triển, giải trí đa dạng và phong phú.

+ Nghệ thuật hiện đại như chủ nghĩa ấn tượng và chủ nghĩa biểu hiện ra đời.

+ Cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gay gắt, khốc liệt dẫn đến Thế chiến thứ nhất.

+ Phong trào công nhân phát triển, đấu tranh cho quyền lợi.

2.2.3 Hạn chế và thách thức

+ Ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

+ Bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội

+ Làm dấy lên các vấn đề nổi cộm như điều kiện việc làm và an toàn lao động.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0)

- Diễn ra từ đầu thập niên 60 (XX đến cuối thế kỷ XX) đã tạo bước chuyển từ công nghiệp điện tử - cơ khí sang công nghệ số, cùng với sự phát triển của mạng Internet, máy tính điện tử, điện thoại di động Với kỹ thuật công nghệ nổi bật: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.

2.3.1 Chuyển biến đột phá về kỹ thuật và công nghệ

+ Máy tính điện tử và vi mạch ra đời, tạo nền tảng cho sự bùng nổ của công nghệ thông tin.

+ Internet và mạng lưới toàn cầu đã tạo ra sự kết nối liên tục giữa các bộ phận của một tổ chức và giữa các tổ chức khác nhau, kết nối con người và thông tin trên toàn thế giới Điều này giúp tăng cường khả năng trao đổi thông tin và hợp tác, từ đó nâng cao hiệu suất và sự linh hoạt.

+ Công nghệ số phát triển mạnh mẽ, thay đổi cách thức hoạt động của mọi lĩnh vực Mở ra kỉ nguyên mới cho sự bùng nổ về công nghệ công tin rộng rãi.

+ Robot: được ứng dụng rộng rãi, thay thế cho sức lao động con người truyền thống, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.

+ Hệ thống tự động hóa được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ và đời sống con người.

2.3.2 Tác động to lớn đến mọi mặt đời sống:

+ Nền kinh tế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy thương mại giữa các nước và góp phần vào thị trường đầu tư quốc tế.

+ Nền kinh tế số Cách mạng Công nghiệp 3.0 đã thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới, như dịch vụ dựa trên dữ liệu, kinh doanh trực tuyến, và dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu cá nhân Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh tăng cường trên thị trường

+ Giáo dục và y tế được cải thiện nhờ ứng dụng công nghệ.

+ Mức sống của người dân được nâng cao.

+ Nền văn hóa đa dạng và toàn cầu hóa phát triển.

+ Ngành công nghiệp giải trí phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng.

+ Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hình dư luận.

+ Hợp tác quốc tế được tăng cường, giải quyết các vấn đề chung của toàn cầu.

+ Quản trị nhà nước áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả. + Hình thức dân chủ trực tiếp được phát triển thông qua internet.

2.3.3 Hạn chế và thách thức

+ Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là những vấn đề cấp bách.

+ Sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.

+ Khoảng cách giàu nghèo gia tăng.

+ Tỷ lệ thất nghiệp cao do tự động hóa.

+ An ninh mạng và bắt nạt trực tuyến là những vấn đề cần giải quyết

- Cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn và in 3D.

- Nền kinh tế số tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

- Xã hội thông minh được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

- Được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 Cách mạng Công nghiệp (4.0) được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật (Internet of Thing - IoT) Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư được phát triển dựa trên ba trụ cột cơ bản: công nghệ sinh học, vật lý và kỹ thuật số.

2.4.1 Thay đổi mang tính đột phá

- Chuyển đổi số: Cách mạng Công nghiệp 4.0 thúc đẩy số hóa toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Kết nối thông minh: Mạng lưới vạn vật (IoT) kết nối con người, máy móc và dữ liệu, tạo ra hệ sinh thái thông minh.

- Trí tuệ nhân tạo:AI được ứng dụng rộng rãi, mang đến những giải pháp đột phá cho nhiều lĩnh vực.

+ Nâng cao năng suất lao động: Tự động hóa, tối ưu hóa quy trình sản xuất và dịch vụ góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế.

+ Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Cách mạng Công nghiệp 4.0 mở ra những khoảng thời gian để định hình, nhận thức lại giá trị của các ngành công nghiệp, dịch vụ…Vừa là thời cơ vừa là thách thức to lớn cho các doanh nghiệp, đòi hỏi phải vừa “xếp hàng”, vừa “chen lấn”, “lấn sân” vào quá trình hội nhập và tạo ra những chỗ đứng, giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

+ Tăng cường kết nối, hợp tác: Tạo điều kiện cho liên kết, chia sẻ dữ liệu và hợp tác hiệu quả thông qua các phát minh như điện toán đám mây, Big Data, AI,

+ Toàn cầu hóa: Cách mạng Công nghiệp thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, sâu sắc nhất ở lĩnh vực kinh tế.

+ Cải thiện dịch vụ công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tiện lợi, hiệu quả.

+ Phát triển giáo dục: Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Chăm sóc sức khỏe: Phát triển y tế thông minh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe

+ Giảm thiểu tác động môi trường: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu rác thải.

+ Phát triển năng lượng tái tạo: Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và sử dụng năng lượng.

2.4.3 Cơ hội và thách thức

+ Tiếp cận thị trường toàn cầu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.

+ Tạo ra việc làm mới: Nhu cầu về nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cung cấp nhiều dịch vụ tiện lợi, hiệu quả cho người dân tạo điều kiện và cơ hội để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể tổ chức cuộc sống, làm việc, sinh hoạt, giải trí ngày một tốt hơn

+ Bất bình đẳng thu nhập:

+ Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng, đặc biệt là giữa các nước “phát triển” và “đang phát triển”.

+ Thất nghiệp: Một số ngành nghề truyền thống, ngành nghề đòi hỏi tính tỉ mỉ và hàm lượng tri thức cao hiện nay đã bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, robot,

+ An ninh mạng: Đặt ra thách thức về bảo mật thông tin cho cá nhân và cả hệ thống công đồng xã hội, đặc biệt là vấn đề chính trị quốc gia.

Vai trò của Cách mạng Công nghiệp đối với sự phát triển

- Cách mạng công nghiệp đã điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các yếu tố trong lực lượng sản xuất xã hội:

+ Tư liệu lao động: từ việc sử dụng tư liệu lao động thủ công sang sử dụng lao động bằng máy móc, và với sự ra đời của máy tính điện tử, đã dẫn đến việc chuyển dịch sản xuất sang quá trình tự động hóa.

+ Đối tượng lao động: Cách mạng Công nghiệp đã giảm bớt sự phụ thuộc của quá trình sản xuất vào các nguồn năng lượng truyền thống - nguồn năng lượng không tái tạo được sang những nguồn năng sạch, xanh, thân thiện đối với môi trường một cách đáng kể

+ Cách mạng Công nghiệp cũng đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của nguồn nhân lực với hàm lượng trí thức và tay nghề chuyên môn cao, mang tính sáng tạo, và đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển.

- Cách mạng Công nghiệp tạo điều phát minh ra những công nghệ khoa học kỹ thuật, từ đó ứng dụng vào trong đời sống, sản xuất Cách mạng Công nghiệp mở ra kỷ nguyên chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa, hội nhập vào thị trường quốc tế.

2.5.2 Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất

- Cách mạng Công nghiệp thúc đẩy quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất: + Góp phần cho sự phân công và hợp tác lao động phát triển, phá vỡ tính chất khép kín, biệt lập của các chủ thể kinh tế, của các vùng, các địa phương và của các quốc gia, thu hút chúng vào quá trình kinh tế thống nhất, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về cả “đầu vào” và “đầu ra” của quá trình sản xuất ngày càng phát triển và chặt chẽ - tức xã hội hóa phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

+ Tạo điều kiện cho phân phối và tiêu dùng sản phẩm trở nên dễ dàng và nhanh chóng: các sản phẩm được phân phối nhanh chóng và dễ dàng đến tay người tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu đa dạng và phong phú của khách hàng.

+ Cách mạng Công nghiệp đặt ra những yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập trên thị trường quốc tế.

2.5.3 Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển

- Trước sự thay đổi của thế giới trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, phương thức điều hành, quản lí, quản trị của chính phủ đòi hỏi phải có sự đổi mới kịp thời, phù hợp với quá trình phát triển Từ đó, hệ thống tin học hóa được ứng dụng trong quản lý đã được hình thành và sự ra đời của

“chính phủ điện tử” Đó là việc sử dụng công nghệ thông tin như mạng diện rộng, Internet và các phương tiện để các cơ quan chính phủ có thể dễ dàng tiếp cận, tương tác với người dân, các doanh nghiệp và trong nội bộ

- Phương thức quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng có những biến đổi lớn với việc sử dụng công nghệ cao để cải tiến quản lý sản xuất,thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp

Các mô hình Công nghiệp hóa tiêu biểu

Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

- Công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển, mà tiêu biểu là nước Anh gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp (1.0) Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, (công nghiệp dệt), kéo theo sự phát triển của ngành trồng bông và chăn nuôi cừu Để công nghiệp nhẹ và nông nghiệp phát triển cần có nhiều máy móc, thiết bị cho sản xuất, qua đó tạo tiền đề cho sự phát triển ngành cơ khí chế tạo máy Nguồn vốn cho công nghiệp hóa chủ yếu từ giá trị thặng dư trong sản xuất tư bản, từ sự phá sản của sản xuất nhỏ trong nông nghiệp và từ xâm chiếm thuộc địa.

- Mô hình này được áp dụng các biện pháp bóc lột tàn bạo và thực hiện các cuộc chiến tranh chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và thị trường Điển hình như đuổi nông dân ra khỏi đồng ruộng, biến ruộng lúa mì thành những cánh đồng trồng cỏ nuôi cừu, bắt người lao động phải làm việc 15-18 giờ một ngày

- Trong bối cảnh kinh tế thế giới do trật tự phân công lao động quốc tế chưa được hình thành, các quốc gia không thể tận dụng được lợi ích của phân công lao động quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa Do đó, nguồn vốn tích lũy cho công nghiệp hóa thường dựa vào việc cưỡng bức từ thuộc địa và tích lũy từ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ trong nước Tuy nhiên, ở một số trường hợp, mô hình công nghiệp hóa cổ điển tại các nước Âu, Mỹ thường liên quan đến việc xâm chiếm thuộc địa bằng bạo lực.

- Áp dụng các công cụ lao động mới và máy móc cơ khí đã tăng cường năng suất và sản lượng trong các ngành sản xuất, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận Tóm lại, cơ chế thị trường đang thúc đẩy sự sáng tạo và tiềm năng của con người trong việc tham gia thị trường.

- Mô hình công nghiệp hóa cổ điển đã phát triển qua một thời kỳ dài, kết hợp với các phát minh và sáng chế kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất Đồng thời, quá trình này đi đôi với việc tích lũy vốn của các nhà tư bản Công nghiệp hóa bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ, làm tăng tích lũy vốn để mở rộng sản xuất Quá trình này cũng đánh dấu sự chia cắt giữa công nghiệp và nông nghiệp, với công nghiệp trở thành trọng tâm của kinh tế.

- Công nghiệp hóa cũng là quá trình thực hiện sự phân công lao động xã hội, tách biệt công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và tạo ra một hệ thống công nghiệp xã hội Việc giải phóng lao động từ nông nghiệp và chuyển hướng sang công nghiệp do công nghiệp lớn quyết định và thực hiện Điều này thể hiện rằng công nghiệp hóa nông nghiệp, kỹ thuật và kinh tế là kết quả của sự điều chỉnh từ công nghiệp lớn.

-Tăng trưởng thấp và bất bình đẳng xã hội cao, đây cũng là đặc trưng nổi bật của mô hình này Vì tăng trưởng thấp, để có thể tích lũy vốn làm công nghiệp hóa thì phải giảm tiền lương người lao động từ đó gây bất bình đẳng nghiêm trọng Hơn nữa vào thời kỳ đó để phát minh ra một phát minh khoa học nào đó thường mất hàng chục năm, dân trí thấp, trình độ khoa học- kĩ thuật còn kém đã góp phần kéo dài thời kỳ chuyển đổi từ công nghệ thủ công sang công nghệ cơ khí, làm quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia Châu Âu thường diễn ra trong một thời gian dài, trung bình từ 60-80 năm.

Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)

- Mô hình công nghiệp hóa ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu -

Mô hình này được thực hiện từ những năm 1930 ở Liên Xô và các nướcXHCN Đông Âu cũ, Việt Nam cũng áp dụng mô hình này từ năm 1960 đến năm 1986 thì xóa bỏ.

- Nội dung chủ đạo của mô hình này là ưu tiên phát triển công nghiệp công nghiệp nặng như ngành cơ khí chế tạo máy, nhà nước có vai trò quyết định, thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nguồn vốn công nghiệp hóa XHCN hoàn toàn dựa vào trong nước, thông qua việc thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu thu ngoại tệ Giai đoạn đầu, tính tập trung cao độ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung là đòn bẩy mạnh mẽ trong việc huy động và tập trung vốn cho sự phát triển cơ khí cùng với “bà đỡ" nhà nước tập trung vốn tích lũy, đầu tư và áp đặt mô hình công nghiệp hóa trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả to lớn cho Liên Xô.

- Bắt đầu từ đầu những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) CNH theo mô hình này thường bắt đầu từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Theo đó, nhà nước tập trung và phân bổ nguồn lực cho ngành công nghiệp nặng, trực tiếp là ngành cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung Trong thời gian ngắn đã cơ bản xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế Tuy nhiên, trong dài hạn mô hình này đã bộc lộ những nhược điểm nhất định làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu.

- Liên Xô ngay từ đầu đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Công nghiệp nặng chiếm hơn 75% tổng vốn đầu tư toàn ngành Nguồn vốn cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa hoàn toàn dựa vào thị trường trong nước, thông qua việc thiết lập chế độ tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, thu nhập của kinh tế quốc doanh, thu ngoại tệ xuất khẩu

- Được thực hiện trên cơ sở kế hoạch điện khí hóa nước Nga của Lênin và được tiến hành một cách có kế hoạch, chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất tập trung cao độ Công nghiệp hóa gắn liền với nông nghiệp, tác động trực tiếp đến xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và cơ giới hóa nông nghiệp.

- Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến công nghiệp hóa nhanh là nỗ lực chủ quan của nhân dân Liên Xô trong quá trình công nghiệp hóa.

Xây build housey thủy điện Đơ-nhi-ép, năm 1931.

Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)

- Dựa trên kinh nghiệm của các mô hình công nghiệp hóa trước đó, các quốc gia như Nhật Bản và các nước NICs như Hàn Quốc, Singapore đã áp dụng một chiến lược công nghiệp hóa linh hoạt và hiệu quả Thay vì tiến hành công nghiệp hóa theo cách dài dòng, họ tập trung vào việc thay thế sản xuất nhập khẩu bằng cách tăng cường sản xuất nội địa, kết hợp với xuất khẩu Điều này được thực hiện thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các quốc gia tiên tiến, xây dựng chiến lược khoa học công nghệ đa tầng và thu hút nguồn lực từ bên ngoài để hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Các quốc gia kém phát triển có thể học từ kinh nghiệm này bằng cách thúc đẩy tiếp nhận và phát triển công nghệ mới thông qua các biện pháp như:

- Đầu tư vào nghiên cứu, chế tạo và nâng cao trình độ công nghệ từ cơ bản đến nâng cao.

- Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển.

- Xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ đa tầng, kết hợp cả công nghệ truyền thống và hiện đại, để vừa nghiên cứu và chế tạo, vừa tiếp nhận công nghệ từ các quốc gia phát triển hơn Kết hợp vừa nghiên cứu chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển hơn.

- Chiến lược phát triển khoa học công nghệ được thực hiện theo nhiều tầng nấc, vừa nghiên cứu trong nước vừa chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Chính nhờ những định hướng đúng đắn, phù hợp cùng với sự bổ trợ đắc lực từ tiến bộ khoa học công nghệ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, từ 20-30 năm, các nước này đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa Qua đó ta thấy được sức ảnh hưởng mạnh mẽ cũng như vai trò quan trọng của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Kết quả của quá trình công nghiệp hóa của các NICs: Với cách thức công nghiệp hóa như vậy đã tạo nên những nền công nghiệp tăng trưởng nhanh chưa từng thấy tại các nước này Chỉ trong khoảng thời gian hơn 20 năm (1965-1988), tốc độ tăng trưởng của kinh tế của nhóm NICs châu Á xấp xỉ 7%/năm, tốc độ tăng trưởng công nghiệp khoảng 15%/năm và tốc độ tăng trường ngoại thương hơn 20%/năm Tỷ trọng của công nghiệp/GDP và lao động nông nghiệp/tổng lao động xã hội đã giảm rõ rệt, chỉ còn rất nhỏ (từ 1-5%) Đặc trưng kỹ thuật của thời kỳ này là khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh chưa từng thấy Thế giới bước vào thời đại của toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, cùng với đó là sự xuất hiện của tự động hóa, tin học, điện tử viễn thông Nhìn chung, đây là thời kỳ của những công nghệ mới, cách tổ chức mới, cách tổ chức lao động mới, cách thức tiêu dùng mới và cả những lối sống mới.

Ý nghĩa thực tiễn với Việt Nam

Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện Công nghiệp hóa

- Lý luận và thực tiễn cho thấy rằng công nghiệp hóa là một quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội, mà mọi quốc gia đều trải qua Công nghiệp hóa tạo ra một động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế và là một công cụ quan trọng để tạo ra sự phát triển đột phá trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, và có trình độ xã hội hóa cao, dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại, được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một yếu tố tất yếu, theo quy luật kinh tế phổ biến và thực hiện thông qua công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

- Những điều cần thực hiện trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa để tạo ra những ảnh hưởng to lớn trên nhiều phương diện của đất nước: + Xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội xã hội chủ nghĩa: Công nghiệp hóa là bước cơ bản trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội xã hội chủ nghĩa. Nền công nghiệp mạnh mẽ giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cả xã hội, từ đó giúp cải thiện đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa.

+ Phát triển lực lượng sản xuất: Công nghiệp hóa giúp nâng cao năng suất lao động và tăng cường sức mạnh sản xuất của đất nước Điều này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của xã hội, từ việc sản xuất hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hàng ngày đến việc phát triển các ngành công nghiệp chiến lược như quốc phòng và an ninh.

+ Tăng cường độc lập kinh tế: Phát triển công nghiệp hóa giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và nâng cao khả năng tự cung ứng Điều này làm tăng sức mạnh và độc lập kinh tế của đất nước trước áp lực từ bên ngoài.

+ Đẩy mạnh cải cách xã hội: Công nghiệp hóa không chỉ là quá trình sản xuất mà còn là cơ hội để thúc đẩy các cải cách xã hội như cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ dân trí, và xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ.

Tóm lại, công nghiệp hóa không chỉ là một quá trình kinh tế mà còn là một bước quan trọng trong việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và tăng cường độc lập kinh tế của Việt Nam.

Thực tiễn Công nghiệp hóa tại Việt Nam

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến toàn bộ các lĩnh vực đời sống - xã hội Điều đó làm đòi hỏi sự nhận thức về nước ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn được đặt lên hàng đầu cùng với sự đổi mới, sáng tạo và hoàn thiện không ngừng nghỉ Công nghiệp hóa là vấn đề mang tính quy luật của quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ lên sản xuất với quy mô lớn Ở nước ta, Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được hình thành từ khá sớm, bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960).Chủ trương chính của thời kỳ này là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại" Kể từ đó, Công nghiệp hóa vẫn luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng tiếp tục đạt được những bước tiến đột phá về, toàn diện, mới mẻ và sâu sắc hơn về quá trình Công nghiệp hóa gắn liền với Hiện đại hóa Lần đầu tiên, “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa” được chính thức đề cập đến trong Văn kiện của Đảng Kể từ đó, nhận thức mới về việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phạm vi, lộ trình, chủ thể Công nghiệp hóa gắn liền với Hiện đại hóa Trong các giai đoạn kế tiếp, đường lối Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa tiếp tục được Đảng ta bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện sao cho phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của bối cảnh thế giới Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII

(2016), Đại hội đã kiểm điểm và đánh giá, tổng kết cùng nhìn lại thực trạng Công nghiệp hóa tại Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm cho những thời gian sắp tới Quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng:

 “Một là, Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao, cải thiện chất lượng tăng trưởng, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình.”

Từ giai đoạn 2016 - 2020, 6.0%/năm là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của nước ta, cao hơn mức trung bình với các nước đang trong giai đoạn phát triển Đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn đang chịu chi phối nặng nề của đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng còn khá thấp, tuy nhiên nền kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn duy trì phát triển ở mức ổn định, xuất sắc vượt và đạt 14/15 chỉ tiêu đã đề ra Chất lượng của tăng trưởng kinh tế được cải thiện từng bước dựa trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ không ngừng đổi mới và sáng tạo cùng với cải thiện năng suất lao động.

 “Hai là, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; công nghiệp có vai trò đóng góp ngày càng to lớn trong nền kinh tế.”

Nhìn chung cơ cấu toàn bộ nền kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Năm 2020, mức GDP giảm từ 18,9%

(2010) xuống còn 14,8% là tỷ trọng khu vực I - nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản; tỷ trọng khu vực II, III - công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 81,1% (2010) lên 85,2% (2020) Các thành phần kinh tế đóng góp tích cực vào quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh riêng biệt của từng vùng, thúc đẩy liên kết, giao lưu hợp tác giữa các vùng Cơ cấu lao động chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ lao động trong các ngành thuộc khu vực II, III tăng còn tỷ lệ lao động trong các ngành thuộc khu vực I giảm dần Quy mô sản xuất của các ngành công nghiệp không ngừng được mở rộng từ đó thúc đẩy sự tăng hạng của năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành Công nghiệp nước ta lên vị trí mới Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực của nền kinh tế đã dần được hình thành và củng cố như: công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ, khí đốt; điện tử, viễn thông, bưu chính và công nghệ thông tin; luyện kim, sắt, vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may, giày da, Một số ngành công nghiệp như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, được ưu tiên để phát triển lớn mạnh, đóng góp quan trọng về sản xuất, đầu tư, xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm Những ngành công nghiệp nền tảng từng bước được củng cố vững chắc nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế như: luyện kim, công nghiệp hóa chất, vật liệu, công nghiệp năng lượng.

 “Ba là, Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp ổn định, bền vững; ngành dịch vụ phát triển mạnh, chuyển dịch theo hướng hiện đại.”

Ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại gắn với thị trường Công nghệ để chế biến, sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản được đẩy mạnh; cơ giới hóa, hiện đại hóa trong quá trình sản xuất được áp dụng và phổ biến rộng khắp, tạo nên nhiều sự thay đổi đột phá về thay thế cho các phương thức canh tác nhằm tạo năng suất cao, chất lượng ngày được hoàn thiện thu hút khách hàng và tăng sức cạnh tranh Công nghệ ngày được nâng cao, đổi mới sáng tạo theo hướng áp dụng các công nghệ tiên tiến mới nhất Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế ngày một gia tăng Đặc biệt là các ngành dịch vụ được hiện đại hóa, hình thành các sản phẩm dịch vụ hiện đại, có chất lượng cao như y tế, bảo hiểm, tài chính, trí tuệ nhân tạo phát triển bùng nổ nhanh chóng Kinh tế số được xem trọng là nguồn động lực để phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đối số, phát triển chính phủ số, xã hội số.

Bên cạnh những mặt tích cực trên thì quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần được cân nhắc để khắc phục trong thời gian tới: năng lực độc lập, tự chủ của nền kinh tế vẫn còn thấp, nội lực thấp; năng suất, chất lượng, và hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; ngành công nghiệp phát triển thiếu ổn định, chưa bền vững và chưa đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa; mô hình tăng trưởng của nền kinh tế vẫn chưa khai thác sâu vào nền tảng khoa học công nghệ; phát triển nền kinh tế số, xã hội vẫn còn ở khoảng cách xa so với những mục tiêu được thiết lập và so với các nước phát triển khác; nhiều vấn đề xã hội vẫn còn tồn đọng, khúc mắc cho thấy chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các vấn đề văn hóa, xã hội,con người,

Giải pháp đẩy mạnh Công nghiệp hóa cho đất nước

Đứng trước những thách thức, chuyển biến của thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi quá trình xây dựng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm phát triển đất nước Với mục tiêu, chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh

Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được xác định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII, Đảng ta xem đó là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể Để tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, Việt Nam cần đề ra những đường lối, giải pháp khác nhau gắn liền với những đặc điểm kinh tế của đất nước, trong bối cảnh khu vực và thế giới.

 “Một là, Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, ban hành chính sách, định hướng phù hợp, đúng đắn với tình hình phát triển Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.” Đẩy mạnh đổi mới công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy các ngành công nghiệp là nền tảng nhằm tạo điều kiện phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số Bên cạnh đó, cần tạo lập hệ thống pháp luật hoàn thiện liên quan đến Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và đảm bảo phù hợp với thực tiễn đất nước và thông lệ quốc tế Hỗ trợ phát triển Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở nông thôn bằng cách đổi mới chính sách về các lĩnh vực khác nhau như đất đai, tài chính, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong đời sống, nâng cao điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng Ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển các lĩnh vực trong xây dựng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá

 “Hai là, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá trong thời kỳ hiện đại.”

Quá trình phát triển Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đòi hỏi phải ứng dụng khoa học, kỹ thuật, chuyển gi ao công nghệ tiên tiến từ thế giới Tăng cường đầu tư cho các nghiên cứu khoa học và lĩnh vực công nghệ tiên tiến hiện nay như trí tuệ nhân tạo (AI),robot, các phát minh sáng chế đổi mới sáng tạo khác Đẩy mạnh phát triển, thí điểm các mô hình ứng dụng công nghệ vào trong đời sống nhằm thích ứng với mục tiêu chuyển đổi số Song song với việc phát triển công nghệ, ta cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chiến lược về phát triển nguồn nhân lực quốc gia, ưu tiên giáo dục, đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực tri thức, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nền kinh tế Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá Đồng thời cũng phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế phát triển xanh, sạch

 “Ba là, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nhanh, bền vững.” Đầu tư phát triển kết cấu toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, kết nối đồng bộ các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, cảng biển, cảng hàng không với hệ thống giao thông Tập trung xây dựng, phát triển các dự án, công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia thích ứng với quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá Đồng thời, triển khai phát triển hạ tầng số, quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số. Phát triển hệ thống đô thị theo mạng lưới, đồng bộ, hiện đại dựa trên thế mạnh của từng vùng, miền, gắn kết chặt chẽ với Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá

 “Bốn là, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, hình thành những ngành kinh tế trọng điểm và mũi nhọn trong suốt quá trình đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá.”

Bằng việc tăng cường hợp tác quốc tế với các nước phát triển trên thế giới,tham gia Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đang từng bước học hỏi những kinh nghiệm xây dựng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá từ các nước phát triển nhằm thực hiện mục tiêu đưa đất nước phát triển theo hướngCông nghiệp hoá, Hiện đại hoá ngày càng đồng bộ, hiện đại Dù tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chưa phát huy được hết hiệu quả, thế mạnh nhưng nhìn chung vẫn diễn ra rất mạnh mẽ, phù hợp với tình hình phát triển Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

Ngày đăng: 09/04/2024, 18:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w