1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích vai trò của mạng xã hội (social – networking)zalo đối với người sử dụng việt nam nhận xét và đánh giávề vai trò của zalo

22 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Vai Trò Của Mạng Xã Hội (Social – Networking) Zalo Đối Với Người Sử Dụng Việt Nam Nhận Xét Và Đánh Giá Về Vai Trò Của Zalo
Người hướng dẫn Lê Xuân Cù
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 5,43 MB

Nội dung

Những người dùng tham gia vào các SocialNetworking này được gọi chung là các “cư dân mạng”.Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,…1.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING -

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Khái niệm về mạng xã hội 3

1.2 Đặc điểm của mạng xã hội 3

1.3 Lịch sử hình thành mạng xã hội 4

1.4 Đối tượng sử dụng mạng xã hội 6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG XÃ HỘI ZALO 7

2.1 Giới thiệu về công ty 7

2.2 Quá trình hình thành và phát triển 8

2.3 Quy mô, phạm vi hoạt động 9

2.4 Đối tượng sử dụng 10

2.5 Tính năng nổi bật của Zalo 10

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI ZALO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG VIỆT NAM 11

3.1 Thực trạng phát triển MXH Zalo tại Việt Nam 11

3.2 Vai trò của mạng xã hội Zalo 12

3.2.1 Vai trò của Zalo đối với người dùng là cá nhân 12

3.2.2 Vai trò của Zalo đối với doanh nghiệp 13

3.2.3 Vai trò của Zalo đối với xã hội 15

3.3 Nhận xét, đánh giá về vai trò của mạng xã hội Zalo 16

KẾT LUẬN 17

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 18

1

Trang 3

MỞ ĐẦU

Công nghệ 4.0, cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 hay cách mạng 4.0 lànhững cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên các diễn đàn về khoa học, kỹ thuật,kinh tế, y tế, giáo dục, công nghiệp,… Nói một cách khác, công nghệ 4.0 bùng

nổ vào đầu thế kỷ 21 đã tạo ra làn sóng dữ dội, bao phủ và làm chuyển biến tíchcực mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội

Nếu cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước vàhơi nước để cơ giới hóa sản xuất, cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụngđiện năng để sản xuất hàng loạt, cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và côngnghệ thông tin để tự động hóa sản xuất; thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

4 là sự tổng hòa, kế thừa và sáng tạo một cách hoàn hảo khi kết hợp các côngnghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Cáchmạng công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ số, từ các cuộc cách mạng vangdội trong lịch sử, cách mạng lần thứ 4 được nâng cấp lên một cấp độ hoàn toànmới với sự hỗ trợ đắc lực của Internet đã cho ra đời các thiết bị công nghệ thôngminh, hữu ích cho đời sống xã hội Công nghệ càng phát triển, nhu cầu chia sẻthông tin, kết nối với thế giới một cách nhanh chóng, tiện lợi để không trở nênlỗi thời, lạc hậu càng trở nên quan trọng, cần thiết; thúc đẩy sự ra đời của cácmạng xã hội (social-networking) Mạng xã hội ra đời đã thay đổi cách chúng tagiao tiếp với nhau,giúp chúng ta giao lưu và chia sẻ một cách có hiệu quả màkhông còn lo ngại khoảng cách về không gian địa lí hay thời gian

Hiện nay, việc sử dụng các mạng xã hội (Facebook, Instagram, Viber,Zalo, Skype, Whatsapp, Youtube, LinkedIn, Twitter,…) đã trở nên quá đỗi quenthuộc với tất cả mọi người Ngoài việc hỗ trợ người dùng tạo tài khoản cá nhân,các Social Networking còn cung cấp vô vàn những tính năng thú vị như: Tínhnăng chat, gửi tin nhắn riêng tư, gửi tin nhắn thoại, đăng tải video, chia sẻ cáctập tin media, chức năng bình luận, bày tỏ cảm xúc bài đăng của người khác, tạogroup thành viên kín, trang cộng đồng riêng,…

Vậy Social-Networking là gì? Nó có ảnh hưởng ra sao tới sự phát triểncủa xã hội? Đặc biệt là Zalo- một mạng xã hội tiêu biểu tại Việt Nam, nó có vaitrò, vị trí như thế nào?

2

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về mạng xã hội

Khái niệm: Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Networking) làdịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiềumục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian

Social Networking có thể hiểu là các kênh, các dịch vụ làm nhiệm vụ kếtnối những đối tượng có cùng sở thích, nhu cầu giải trí, không phân biệt khônggian, thời gian hay vùng miền Những người dùng tham gia vào các SocialNetworking này được gọi chung là các “cư dân mạng”

Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,…

1.2 Đặc điểm của mạng xã hội

Mạng xã hội tuy tồn tại dưới nhiều mô hình khác nhau nhưng nhìn chung,mạng xã hội đều có những điểm chung sau:

Mạng xã hội là một ứng dụng được sử dụng trên nền tảng Internet.Tất cả nội dung trên mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ

Có sự tham gia trực tiếp của nhiều đối tượng, thành phần

Mỗi người dùng mạng xã hội phải tự tạo tài khoản, hồ sơ riêng

Mạng xã hội cung cấp các tính năng cho người dùng như chat, gửi email,voice chat, chia sẻ file, blog,… và cho phép họ tương tác với nhau quanhiều cách như bày tỏ cảm xúc, bình luận,…

3

Trang 5

Mạng xã hội sẽ kết nối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân,

tổ chức khác thông qua tài khoản ảo do người dùng tạo ra

1.3 Lịch sử hình thành mạng xã hội

Lịch sử mạng xã hội bắt đầu vào những năm 1970, đi cùng với sự xuấthiện của Internet

Internet có nguồn gốc từ những năm 1960 và 1970, khi mà các tổ chức tư

và công khác nhau đều đang nỗ lực tìm cách để các máy tính giao tiếpvới nhau Ở một khía cạnh nào đó, đây có thể coi là sự khởi đầu củamạng xã hội Tuy nhiên, phải đến những năm 1980 và thực sự đến nhữngnăm 1990, máy tính cá nhân mới được đại chúng hóa, tạo tiền đề cho sựxuất hiện của mạng xã hội

Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên với sự ra đời của trangClassmates.com với mục đích kết nối bạn học

Năm 1997, SixDegrees xuất hiện với mục đích giao lưu kết bạn theo sởthích

Tiếp theo, vào năm 2000, Jimmy Wales và Larry Sanger sáng lập nênWikipedia, bách khoa toàn thư nguồn mở, trực tuyến và có tính cộng tácđầu tiên trên thế giới

Vào năm 2002, Friendster xuất hiện và được coi là đối thủ củaSixDegrees Cũng giống như SixDegrees, Friendster cho phép ngườidùng lập tài khoản bằng email cá nhân, kết bạn và chia sẻ ảnh, video

4

Trang 6

Ngoài ra, người sử dụng còn có thể nhắn tin cho nhau, để lại bình luậntrên những bài đăng miễn là các bên đều là bạn bè.

Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh và nhanhchóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày Trong vòng mộtnăm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cảGoogle và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệuUSD

Cũng trong năm 2004, Mark Zuckerberg giới thiệu Một trang mạng dành cho sinh viên đại học Sau đó hai năm, vào năm

Năm 2010, Instagram được phát hành trên Appstore Đây là ứng dụngchia sẻ ảnh miễn phí cho phép người dùng chụp ảnh trên điện thoại củamình, thêm các bộ lọc hình ảnh, và sau đó chia sẻ trên các nền tảng mạng

xã hội khác nhau, bao gồm cả Instagram

Năm 2011, Google ra mắt Google+- Một mạng xã hội đầy đủ tính năng.Năm 2012, Zalo qua quá trình thử nghiệm đã chính thức trình làng vànhanh chóng trở thành mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại ViệtNam

Đến năm 2017, Tik Tok- nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TrungQuốc được ra mắt dành cho thị trường bên ngoài Trung Quốc

5

Trang 7

Discover more

from:

TMĐT1

Document continues below

Thương Mại điện

Thương

Mại điện… 98% (112)

24

Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng…

Thương

Mại điện… 100% (37)

12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THƯƠNG MẠI…

Thương

Mại điệ… 100% (30)

11

Nghiên cứu và tìm hiểu về Trí tuệ nhân…

Thương

Mại điện… 97% (33)

28

Trang 8

Lịch sử của Internet là câu chuyện về phương pháp kết nối và truyền đạtthông tin của con người Từ những email đầu tiên được gửi đi bởi những nhànghiên cứu người Mỹ vào những năm 1970 đến các trang mạng xã hội đẹp mắtnhư Facebook, Instagram,…, lịch sử của mạng Internet gắn liền với những câuchuyện giữa con người với nhau Và câu chuyện đó chính là mạng xã hội Trongtương lai, mạng xã hội chắc chắn sẽ không ngừng phát triển, đổi mới để đáp ứngnhu cầu trao đổi thông tin, kết nối xã hội của nhân loại

1.4 Đối tượng sử dụng mạng xã hội

Với sức lan tỏa của mình, ngày nay, mạng xã hội không chỉ còn là mộtứng dụng phục vụ cho riêng giới trẻ mà vô cùng phổ biến với mọi lứa tuổi Theothống kê trên toàn thế giới cho thấy hiện nay có hơn 4,5 tỷ người hiện đang sửdụng mạng Internet, trong khi đó số lượng người dùng phương tiện truyền thông

xã hội đã vượt mốc 3,8 tỷ người, chiếm khoảng 46% tổng dân số thế giới Sốlượng người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2020 là 68,17 triệu người, tăng6,2 triệu so với năm 2019, tăng đến 10% Bình quân, mỗi người dùng 2,1 thiết bị

di động

6

I Đặc tính tiểu sử Tuổi tác và giới tính

ThươngMại điện… 100% (14)

3

Tài liệu internet vạn vật kết nối

ThươngMại điện… 100% (12)

79

Trang 9

Cùng với sự phát triển và phổ cập mạnh mẽ của Internet, ta có thể thấy rõtrên bản đồ việc sử dụng mạng xã hội đang là một xu thế phổ biến toàn cầu.Theo đó, Facebook đang là mạng xã hội dẫn đầu với số lượng người dùng.Mạng xã hội của Mark Zuckerberg đang có số lượng người dùng lớn nhất tạikhu vực Bắc Mỹ, một phần Nam Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi và Australia với tổngcộng 800 triệu người dùng tính đến thời điểm 2016.

Đến thời điểm hiện nay, con số ấy đã thay đổi một cách đáng chóng mặt.Đứng dầu về số lượng người dùng là Facebook với hơn 2,5 tỷ người Các mạng

xã hội phổ biến sau Facebook là Youtube với 2 tỷ người, Instagram với 1 tỷngười, Twitter 330 triệu người, Google+ (dừng từ tháng 4/2019) là 111 triệungười

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MẠNG XÃ HỘI ZALO

2.1 Giới thiệu về công ty

Zalo là một dịch vụ OTT (viết tắt của Over The Top - là thuật ngữ chỉnhững dữ liệu được cung cấp trên nền tảng Internet nhưng không một nhà cungcấp mạng hay bất kỳ tổ chức nào có thể can thiệp tới) Zalo là từ kết hợp củaZing và Alo (câu thường được nói khi nghe máy ở Việt Nam) Zalo từng lọt topứng dụng được nhiều người tải về nhất Cũng như Facebook, Zalo cho phépngười dùng có thể nhắn tin, gọi điện trò chuyện cùng bạn bè một cách miễn phí

ở bất cứ đâu Đặc biệt ứng dụng này do người Việt tạo ra và được phát triển bởiVinagame

Logo Zalo sử dụng biểu tượng hình vuông bao trọn một biểu tượng tinnhắn quen thuộc với những ý nghĩa dễ hiểu và gần gũi Biểu tượng hình vuông

7

Trang 10

trong logo Zalo với các góc bo mềm mại, uyển chuyển tạo cảm giác an toàn,thoải mái, hiệu quả và cân bằng Biểu tượng bên trong Zalo dễ dàng khiến người

ta liên tưởng đến những tin nhắn, những đoạn hội thoại vui vẻ Có thể nói logoZalo là một hình ảnh cực kỳ dễ liên tưởng Màu sắc trong logo Zalo là màu xanhdương và màu trắng làm chủ đạo Màu xanh dương thường gặp trong các thiết

kế logo bởi nó mang lại sự tin tưởng, tính đảm bảo, sự chắc chắn cho ứng dụng.Màu trắng trong logo Zalo mang đến sự chuyên nghiệp và tinh tế Đặc biệt logoZalo sử dụng gam màu trung tính và phù hợp với mọi đối tượng người dùng.Font chữ trong logo Zalo đơn giản, không có qua nhiều nét uốn lượn và tạo sựgần gũi cho người dùng

Tổng thể logo Zalo đơn giản, dễ liên tưởng, dễ gợi nhớ cùng với màu sắctrung tính và tính ứng dụng tiện ích cao đã góp phần làm cho ứng dụng này ngàycàng thân thiện với người dùng

2.2 Quá trình hình thành và phát triển

Zalo là của công ty VNG, công ty được thành lập vào năm 2004 và đanghoạt động với 4 mảng chính đó là trò chơi trực tuyến, nền tảng kết nối, thanhtoán điện tử và dịch vụ điện thoại đám mây Đây là một trong những công tyhoạt động khá lâu, với 15 năm kinh nghiệm và khởi nghiệp kỳ lân duy nhất tạiViệt Nam được định giá trên 1 tỷ USD

Lần đầu tiên cái tên Zalo đến với đông đảo người dùng là vào năm 2012,ngay từ khi ra lấn át nhiều tranh các đối thủ lớn như Skype, Viber, hay Line Sovới các ông lớn tên tuổi thành danh kia thì Zalo không là gì cả, khi đó nhiềungười bắt đầu hoài nghi tham vọng của VNG đưa Zalo trở thành ứng dụng nhắntin tốt nhất cho người Việt Bởi lẽ chẳng có một cơ hội nào cho VNG làm đượcđiều đó

Từ sau thất bại ê chề với phiên bản Web, nhóm phát triển Zalo tự đẩychính mình vào thể tiến thoái lưỡng nan đưa sản phẩm đầu tay vào nguy cơ bị

8

Trang 11

xóa sổ Nhận ra được sai lầm của mình, tất cả mọi người trong nhóm phát triểncủng cố lại cách thức tư duy và mục tiêu hoạt động Lần này họ muốn tập trung

kĩ càng vào mục tiêu giúp người dùng nhắn tin miễn phí, nhanh, ổn định trên cơ

sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam vẫn còn chưa thực sự tốt

Không phụ lòng mong đợi, chỉ nửa năm sau (1/2013) ứng dụng nhắn tinthuần Việt này chính thức hạ gục cả Wechat, 1 ứng dụng nhắn tin made in China'nổi tiếng tại thời điểm đó Khi ấy các đối thủ của Zalo tiêu biểu gồm có Wechat,Viber, Line và Kakao Talk Tuy nhiên hai ứng dụng Line và Kakao Talk lạikhông muốn đánh mạnh vào thị trường Việt, còn Viber lại quá nghèo nàn cáctính năng mà lại chưa có video call May mắn cho Zalo khi ấy, Wechat bị vướngcác scandal liên quan tới vấn đề lãnh thổ Việt Nam nên bị cộng đồngsmartphone tẩy chay kịch liệt Lúc này chính là 1 cơ hội trỗi dậy dành cho Zalo

Dù sinh sau đẻ muộn nhưng Zalo lại thực sự không có nhiều điểm nổi bật so vớicác ứng dụng OTT cùng thời, thậm chí còn thua xa ở nhiều mặt Mặc dù vậy, sự

ổn định chính là ưu điểm của Zalo 3G ở thị trường Việt vẫn chưa đạt được mức

sử dụng 1 cách tối ưu vì thế nhu cầu về 1 ứng dụng nhắn tin ổn mà không đòihỏi đường truyền cao là rất cần thiết Cũng từ đó mà Zalo nhanh chóng chiếmđược cảm tình của người dùng

Thừa thắng xông lên, Zalo liên tục làm mới mình, các bản cập nhật xuấthiện cải thiện hiệu năng, bổ sung tính năng mới, cùng với đó là sự tìm tòi họchỏi và lắng nghe người dùng của nhà phát hành với tiêu chí đưa Zalo trở thànhứng dụng OTT thuần Việt tốt nhất dành cho người Việt

Trải qua quá trình dài với những thay đổi và phát triển, đến nay ứng dụngnhắn tin miễn phí Zalo do VNG phát triển gặt hái được vô số thành công màchính những con người làm nên nó cũng không thể tượng tưởng ra được Theothống kê gần đây nhất thì Zalo đạt hơn 100 triệu lượt tải về, Zalo xếp thứ 2 chỉsau Facebook về số người dùng thông qua mạng 3G, như vậy có thể thấy đượcrằng, không có đối thủ nào đủ khả năng đánh bật Zalo ra khỏi thị trường quê nhàcủa mình

2.3 Quy mô, phạm vi hoạt động

Phạm vi hoạt động:

Zalo là ứng dụng đa chức năng hoạt động trên nền tảng di động và máy tính, được sử dụng tại các nước Việt Nam, Hoa Kỳ, Myanmar, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Angola, Sri Lanka, Cộng hòa Séc, Nga

Quy mô:

9

Trang 12

2.5 Tính năng nổi bật của Zalo

Nhắn tin, gọi điện miễn phí

Zalo thu hút hàng tỷ người dùng nhờ sở hữu đầy đủ tính năng của ứngdụng nhắn tin, gọi điện, gọi video call hoàn toàn miễn phí, chưa dùng lại ở đódung lượng ứng dụng vô cùng nhẹ, tốn ít dữ liệu mạng và người dùng dễ sửdụng nhờ giao diện đơn giản.Người dùng dễ dàng đăng ký thông qua số điệnthoại mà không cần khai báo bất kỳ thông tin nào, cũng không cần check mail

để xác nhận, thậm chí cho dù có bị mất tài khoản, mật khẩu, người dùng cũngchỉ cần duy nhất số điện thoại để lấy lại Đặc biệt, Zalo còn có khả năng thu hồi

10

Trang 13

tin nhắn đã gửi giúp người dùng lấy lại tin nhắn khi lỡ gửi nhầm, đồng thời sởhữu bộ sticker vui nhộn bằng tiếng Việt, ăn theo sự kiện, dịp lễ rất đáng yêu.Chia sẻ tập tin, video và lưu trữ thêm nhiều thông tin

Zalo không chỉ hỗ trợ trò chuyện, gửi tin nhắn giữa những người thân,bạn bè mà còn giúp cho việc người dùng truyền file giữa máy tính và điện thoại

vô cùng thuận tiện thông qua tính năng Chia sẻ File trên cả Zalo PC và Zalođiện thoại Thay vì phải sử dụng thiết bị lưu trữ USB, ổ cứng di động hay ứngdụng lưu trữ đám mây để chuyển tải dữ liệu khi cần Hiện nay, người dùng cóthể trao

đổi dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, link giữa người dùng hoặc giữa các thiết bị mộtcách trực tiếp vô cùng nhanh chóng Tính năng này giúp người dùng tương tácnhóm và làm việc hiệu quả hơn

Kết bạn

Chỉ cần sở hữu một tài khoản và có kết nối Internet, người dùng có thể sửdụng tính năng tìm và kết bạn trên Zalo Không chỉ hỗ trợ tìm bạn bằng số điệnthoại, Zalo còn cho phép người dùng tìm bạn qua danh bạ trên máy, nhữngngười ở xung quanh, qua quét mã QR hay đưa ra một danh sách gợi ý những người mà chủ tài khoản có thể quen…

Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua ZaloPay

Để hỗ trợ tối đa cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng, hiện nay nhiềungân hàng đã liên kết với ZaloPay để khách hàng có thể dễ dàng thực hiện thanhtoán bao gồm: Ngân hàng nội địa: VietinBank, Vietcombank, BIDV,Sacombank, Eximbank, TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàngQuân đội (hỗ trợ nạp tiền và thanh toán trực tiếp) và tổ chức thẻ quốc tế: Visa,MasterCard, JCB phát hành tại Việt Nam (không hỗ trợ nạp tiền, hỗ trợ thanhtoán trực tiếp) Không chỉ hỗ trợ thanh toán, Zalo còn cho phép người dùngchuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện nước, nạp thẻ điện thoại hay gửi quà mừngmiễn phí với nhiều ưu đãi hấp dẫn…

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI ZALO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG VIỆT NAM

3.1 Thực trạng phát triển MXH Zalo tại Việt Nam

Với dân số khoảng 100 triệu người và số người sử dụng Internet trên 75triệu người, Việt Nam là nước nằm trong nhóm 15 quốc gia "lớn nhất" trênkhông gian mạng Hằng ngày, người dùng Việt Nam tạo ra một lượng dữ liệukhổng lồ

11

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w