Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNTIÊU LUẬNQuan điểm của triết học Mác-Lê Nin về vai trò của ý thức vận động phân tíchvai trò của tri thức trong nền kinh tế tri thức hiện nayMôn học:Triết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TIÊU LUẬN
Quan điểm của triết học Mác-Lê Nin về vai trò của ý thức vận động phân tích
vai trò của tri thức trong nền kinh tế tri thức hiện nay
Môn học:Triết học Mác – Lênin
Mã lớp: PHI 150B
Họ và tên: Hồ Thị Xuân Thanh
Mã số sinh viên: 2820675110
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 2 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC LENIN VỀ TRI THỨC VAI TRÒ CỦA TRI THỨC 3
Khái niệm tri thức theo quan điểm Mác – Lênin 3
Quan niệm triết học Mac-Lênin về ý thức 5
Nguồn gốc ý thức 5
Bản chất của ý thức 6
CHƯƠNG 2: Vai trò của tri thức đối với kinh tế 7
Vai trò tri thức đối với sự phát triển kinh tế 7
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
MỞ ĐẦU
Theo quan điểm cuả Chủ nghĩa Mác Lênin, con người không chỉ là chủ thể còn hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết điịnh trong sự phát triển lực
Trang 3lượng sản xuất mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội Đặc biệt, khi xã hội loài người phát triển đến trình độ nền kinh tế tri thức mới Ở Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán xác định công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhiệm
vụ trung tâm của thời kì quá độ Để làm được như vậy thì vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao kỹ thuật, công nghệ cần được đặt lên hàng đầu, trong
đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Ý thức là một trong hai phạm trù thược vấn đề cơ bản của Triết học Đó là phương thức phản ánh cao nhất thế giới khách quan vào bộ óc con người và có tính năng của “khối vật chất phức tạp đặc biệt mà người ta gọi là bộ não con người” (Lê Nin) Ý thức có vai trò và tác dộng vô cùng to lớn đối với cuộc sống
xã hội chúng ta Vừa là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực tiễn vừa là dộng lục thực tiễn Sự thành công hay thất bại của hành động thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên và xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chủ đạo của ý thức Tri thức, tình cảm và ý chí là ba nhân tố cấu thành nên ý thức Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời, tác động qua lại với nhau và tác dộng mạnh mẽ đến xã hội Tuy nhiên, trong tri thức mới là yếu tố tảng nhất
Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nên bước đầu tiên còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như năng lực người lao động cùng với trình độ dân trí, số người chuyên môn cao
số người có trình độ đại học và trên đại học còn ít Nên trước tình hình chung như vậy, làm gì để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước, đặt ra cho chúngta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trình tự ưu tiên phát triển Khoa học – Công nghệ Có nghĩa là tri thức là cần thiết vì tri thức là một môn khoa học mà chúng
ta phải không ngừng hoàn thiện mỗi ngày Là một sinh viên, cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển đất nước
Như vậy, đđối với sự phát triển đời sống xã hội nói chung cũng như trong nghiên cứu học tập nói riêng, tri thức chính là chìa khóa vàng để mở lối đến cánh cửa tương lai Với tư cách một sinh viên đại học, đồng thời là một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, em muốn tìm hiểu kĩ hơn về triết học Mác – Lenin ” Quan điểm của chủ nghĩa về vai trò của ý thức” Cụ thể hơn đó là
đề tài “ Quan điểm của triết học Mác-Lê Nin về vai trò của ý thức vận động phân tích vai trò trong nền kinh tế tri thức hiện nay” Em cũng mong muốn truyền tải đến mọi người tầm quan trong của tri thức trọng nghiên cứu học tập của sinh viên
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC LENIN VỀ TRI THỨC VAI TRÒ CỦA TRI THỨC.
1.1 Lý luận Mác – Lenin về tri thức.
Trang 4Khái niệm tri thức theo quan điểm Mác – Lênin.
Trong lý luận Mác xít về tri thức, việc xác định vai trò đặc biệt to lớn của tầng lớp này đối với đời sống chính trị chiếm một vị trí quan trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà kinh điển Trong bức thư gửi V.I.Daxulich, Ph.Ăngghen đã nói tới thái độ kiên quyết và lòng nhiệt tình của những người tri thức dân tộc trong việc “chặt đứt xiềng xích đang giam cầm họ”, tức là nền quân chủ Ph.Ăngghen khẳng định, “để điều hành bộ máy hành chính và toàn bộ nền sản xuất xã hội, hoàn toàn không cần những lời nói suông, mà cần những tri thức vững vàng” (C.Mác và Ph.Ăngghen, tập 22, tr.432)
Hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ nói chung đối với tiến trình phát triển và nhất là đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin cho rằng, “tri thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những người tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc” (V.I.Lênin, tập 8, tr.372) Quan niệm của V.I.Lênin về người trí thức cũng rất rõ ràng: “Người tri thức đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là bằng cách dùng thực lực theo lối này hay lối khác, mà là bằng cách dùng những lý lẽ Vũ khí của họ chính là sự hiểu biết của cá nhân họ, những năng lực của cá nhân họ, lòng tin của cá nhân họ Họ chỉ nhờ vào những phẩm chất cá nhân của họ, cho nên mới có thể đóng được một vai trò nào đó Vì vậy, đối với
họ, quyền được hoàn toàn tự do biểu hiện bản chất cá nhân của mình là điều kiện đầu tiên để công tác được kết quả Với tư cách là một bộ phận trong toàn thể, họ chỉ phục tùng toàn thể đó một cách miễn cưỡng, phục tùng vì bắt buộc, chứ không phải tự nguyện Họ chỉ thừa nhận kỷ luật là cần thiết đối với quần chúng, chứ không phải đối với những nhân vật
Theo quan điểm của Marx và Lenin, tri thức không chỉ đơn thuần là kiến thức hay thông tin mà con người thu thập từ thế giới xung quanh mà còn là một phần không thể tách rời của quá trình sản xuất và xã hội hóa Họ nhấn mạnh rằng tri thức không phải chỉ là sản phẩm của các nhà triết học, nhà khoa học, hay nhà văn mà còn được hình thành thông qua các điều kiện vật chất và xã hội cụ thể Marx và Lenin cho rằng tri thức không phải chỉ là một cái gì đó tự nhiên, mà
nó được tạo ra và thay đổi bởi các quá trình xã hội và lịch sử Trong các xã hội phân tầng, tri thức thường được sản xuất và sử dụng một cách không công bằng, phục vụ cho lợi ích của các giai cấp cầm quyền Điều này dẫn đến sự chia rẽ và bất bình đẳng trong xã hội
Ngoài ra, theo Marx và Lenin, tri thức cũng có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Những phát minh, khám phá, và sáng tạo trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, và văn hóa đều là sản phẩm của tri thức Tuy nhiên, họ cũng nhận ra rằng tri thức có thể được sử dụng để duy trì và củng
cố sự bất công và áp đặt của các giai cấp cầm quyền
Trang 5Tóm lại, theo quan điểm của Marx và Lenin, tri thức không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà là một phần không thể tách rời của cấu trúc xã hội và sản xuất Việc hiểu và phát huy vai trò của tri thức là rất quan trọng để xây dựng một
xã hội công bằng và tiến bộ
Quan niệm triết học Mac-Lênin về ý thức
o Quan điểm trước chủ nghĩa Mác về ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất
Các nhà duy vật trước Mác đã đấu tranh phê phán lại quan điểm trên của chủ nghĩa duy tâm, không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, đã chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức, thừa nhận vật chất có trước ý thức, ý thức phụ thuộc vào vật chất
o Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức là hoạt động tin thần, diễn ra trong bộ não con người, trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan, hình thành trong quá trình lao động và định hình thể hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ
Nguồn gốc ý thức
Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, song có hai yếu tố căn bản nhất là: bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người
Vì vậy, nếu bộ óc càng hoàn thiện, ý thức của con người càng sâu sắc; ngược lại, nếu bộ óc bị tổn thương thì ý thức con người sẽ không hoàn chỉnh, thậm chí rối loạn
Sự hình thành ý thức còn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, tạo ra hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo
Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Nguồn gốc xã hội là điều kiện quyết định cho sự ra đời ý thức, nó bao gồm hai yếu tố chủ yếu là lao động và ngôn ngữ
Trang 6Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm cải tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình Có thể nói,
ý thức hình thành chủ yếu là do hoạt động của con người trong việc cải tạo thế giới khách quan
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức, nó là cái vỏ vật chất của tư duy; không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện
Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội ý thức
là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội
Bản chất của ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng về bản chất, ý thức là sự phản ánh
khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng nội
dung của ý thức do thế giới khách quan quy định Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não con người Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan Ý thức không có tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ não con người
Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là
tự nhiên trở thành ý thức Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo
về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động
Sự phản ánh sáng tạo của ý thức biểu hiện ở sự cải biến cái vật chất di chuyển vào trong bộ não con người thành cái tinh thần, thành những hình ảnh tinh thần Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở của phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính chất, quy luật của phản ánh
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế Ý thức có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể
Trang 7tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người, song đây
là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt là: trao đổi thông tin giữa chủ thể
và đối tượng phản ánh Tiếp đến là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần và cuối cùng là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan
Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, vì phản ánh đó dù trực tiếp hay gián tiếp, dù
dười dạng ý tưởng thì bao giờ củng phải dựa vào những tiền đề vật chất, dựa trên hoạt động thực tiễn nhất định Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống nhất với phản ánh, trên cơ sở của phản ánh Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức Ý thức – trong bất
kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc
Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính
xã hội: Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử-xã hội, phản ánh những quan
hệ xã hội khách quan
Theo Lenin thì nếu coi tư tưởng (ý thức) là có tính vật chất tức là một bước sai lầm đến chỗ lẫn lộn chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm
CHƯƠNG 2: Vai trò của tri thức đối với kinh tế
Vai trò tri thức đối với sự phát triển kinh tế
Tri thức là nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế, là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển văn mình nhân loại Tri thức là nhận thức và kinh nghiệm mà loài người thu được trong quá trình cải tạo thế giới Do vậy trong bất kì giai đoạn nào con người cũng luôn ứng dụng tri thức vào việc phát triển kinh tế Trong các hình thái kinh tế khác nhau, mức độ tri thức vào việc phát triển kinh tế Trong các hình thái tri thức cũng được ứng dụng sâu rộng cũng khác nhau, cho nên tác dụng cũng khác nhau
Trong ba thế kỉ qua, với những thành tựu kì diệu về phát triển khoa học và công nghệ đã đưa loài người đến nền văn minh trí tuệ Trong nền văn minh tri
Trang 8tuệ, động lực thúc đẩy lớn nhất của nền kinh tế Tri thức không giới hạn ở bất cứ một lĩnh vực nào nó được thể hiện ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là tri thức có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế Chính bởi vậy mà đất nước có nền kinh tế phát triển hay không hầu như phụ thuộc vào vốn tri thức của con người
Ví dụ: Điển hình là các nước Châu Phi, mặc dù là khu vực tài nguyên thiên nhiên rất phong phú nhưng nền kinh tế phần lớn là kém phát triển Điều này là do tri thức còn kém, tỉ lệ người mù chữ còn cao khiến công tác khai thác tài nguyên thiên nhiên gặp nhiều khó khăn Ngược lại, Nhật bản là một đất nước tài nguyên nhiên thiên nhiên vô cùng nghèo nàn, hàng năm phải hứng chịu rất nhiều trận thiên tai như động đất, sóng thần, Dù vậy, Nhật Bản lại có nền kinh tế vô cùng phát triển, có giai đoạn nền kinh tế Nhật Bản “Phát triển thần kỳ” Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển đó chính là vốn tri thức rất lớn của con người Nhật Bản Bởi vậy họ rất sắc xảo, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh tế, sáng tạo trong phát triển khoa học, kỹ thuật, đem lại thắng lợi cho nên kinh tế đất nước
Tri thức có vai trò quyết định tới thành công hay thất bại của tổ chức doanh nghiệp
Trong nên kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các tổ chức, doanh nghiệp, trong quá trình vận hành và phát triển sẽ không thể tránh khỏi những rủi
ro, những lần đứng trước bờ vực phá sản Thế nhưng với một nền móng tri thức tốt, các doanh nghiệp để tổ chức thoát lhoir những nguy cơ đó Như vậy tri thức đứng một vị trí chiến lược quyết điịnh sự thành bại của tổ chức doanh nghiệp
Ví dụ thật khó tin rằng Apple – một trong những công ty lớn nhất thế giới đã từng rơi vào tình trạng đứng trước bờ vực phá sản năm 1997 Khi đó, Steve Jobs
đã làm điều mà ít người nghĩ đến khi ông có cuộc gọi với Bill Gates, ông chủ của đối thủ truyền kiếp, Microsoft Sau đó, Apple được đầu tư 150 triệu USD Steve Jobs tiếp đó đã thực hiện nhiều thay đổi tại công ty, loại bỏ sự phát triển tập trung vào thiết kế sản phẩm để tạo ra những thiết bị đột phá như iPhone, iPad Đưa Apple từ một công ty yếu kém, được định giá chỉ khoảng 3 tỷ USD dần trở thành một công ty có giá trị nhất thế giới
Tri thức giúp rút ngắn khoảng cách giữa cách nước phát triển và đang phát triển
Sự xuất hiện kinh tế tri thức vừa là cơ hội những cũng đồng thời là thách thức của những nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam Các nước như vậy nên nhanh chóng tiếp cận kinh tế tri thức bằng cách tri thức hóa ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đồng thờ tiếp thu các công nghệ cao từ nước ngoài phát triển công nghệ bằng chính “chất Xám” của công dân nước mình để nhanh chóng hội nhập thế giới qua nhiều năm, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình trong nền kinh tế rất roc rretj khi những ngành cần nhiều lao động chân tay đã dần được thay thế bằng máy móc để đem lại hiệu quả cao hơn
Trang 9Ví dụ: Việt Nam nước nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa Nếu trong khi người nông dân gặt bằng tay vất vả, phơi thóc phải trông mua trông nắng; năng suất thấp Thế nhưng Việt Nam nhanh chóng tiếp thu được công nghệ cao từ nước ngoài, đã nhập khẩu các máy míc giúp cho năng suất lao động tăng cai, đời sống nhân dân ấm no
Tri thức là lực lương đặc trưng cho sản xuất hiện đại
Trong nền văn minh nông nghiệp thì sức lao động, đất đai và nhất là sức lao động trở thành hàng hóa với tư cách là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển xã hội phong kiến thành xã hội tư bản trong lịch sử Còn trong nền kinh tế tri thức, yếu tố sự phát triển nền kinh tế - xã hội không chỉ bao gồm đất đai và sức khỏe lao động mà chủ yếu dựa vào lao động trí tuệ gắn với tri thức Theo C.Mác, tri thức khoa học đã làm cho tư bản cố định như: nhà xưởng, máy móc được dùng trong sản xuất chuyển hóa đến một mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Nghĩa là tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành công cụ sản xuất của con người và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất Do
đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Trang 10CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Tri thức, tình cảm và ý chí là những nhân tố cấu thành ý thức, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Đặc biệt, vai trò của tri thức ngày càng quan trọng Đứng trước thế kỉ 21 - thế kỉ có nhiều biến đổi sâu sắc, nhiệm vụ của chúng ta là: Tìm hiểu những tri thức mới, cập nhật và làm chủ những tri thức Vai trò tri thức giúp cho quá trình nghiên cứu và phát triển kinh tế đạt kết quả cao nhất, thúc đẩy việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, có ý nghĩa thực tiễn cao đối với xã hội
và đất nước Sinh viên phải có được phương pháp để tiếp thu tri thức thời đại, rồi vận dụng thật tốt những tri thức đó vào kinh tế hiện nay
Lênin, một nhà triết học, nhà chính trị vĩ đại: “Tri thức là sức mạnh Ai có tri thức người đó có sức mạnh” Vì thế, hãy trau dồi tri thức để không chỉ mang đến sức mạnh cho chính mình, giúp cho quá trình phát triển kinh tế cho mình mà còn
là cho quốc gia, dân tộc mình góp phần xây dựng một xã hội phồn vinh, tươi đẹp Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp