1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân việt nam hiện nay trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cho ví dụ minh hoạ cụ thể cho các đặc điểm này

14 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 193,31 KB

Nội dung

Chứng minh sự tồn tại và vai trò của các tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?BÀI LÀM:Câu 1: Phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện na

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 2

CÂU HỎI:

1 Phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Cho ví dụ minh hoạ cụ thể cho các đặc điểm này.

2 Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo bình đẳng dân tộc trong tiến trình xây dựng cnxh? (Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam và bình đẳng giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới).

3 Chứng minh sự tồn tại và vai trò của các tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

BÀI LÀM:

Câu 1: Phân tích đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện naytrong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Cho ví dụminh hoạ cụ thể cho các đặc điểm này.

 Đặc điểm chung của giai cấp công nhân trên Thế giới:

- Giai cấp công nhân trước hết là giai cấp người lao động sản xuất ra vật chất (khi trình độ dân trí nâng cao đồng thời xuất hiện ngày càng nhiều những phát minh, sáng chế mang tính lý luận được áp dụng trực tiếp trong sản xuất) Vì vậy, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

- Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để - Giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình Hệ tư tưởng đó là

chủ nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).

 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

- Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong.

Trang 3

- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là: xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh trên phạm vi toàn thế giới.

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện trên 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình tiến hành một cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay mình, thiết lập chuyên chính vô sản.

- + Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân liên minh với nhân dân lao động để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.

=> Hai giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giai đoạn 2 là quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

 Ta có thể thấy sứ mệnh ấy ở các đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:

- Giai cấp công nhân Việt Nam tuy là một bộ phận của giai cấp công nhân Thế giới nhưng vẫn có những đặc điểm riêng mình:

+ Thứ nhất: ra đời trong một nước thuộc địa nửa phong kiến và phải chịu 3 tầng áp bức(phong kiến, thực dân, tư sản)

+ Thứ hai: phần lớn xuất thân từ nông dân, điều này tạo cơ sở thuận lợi cho việc hình thành khối liên minh công nông.

+ Thứ ba: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, thành phần thống nhất và thuần nhất nên không bị ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương và chủnghĩa cơ hộ.

+ Thứ tư: Giai cấp công nhân Việt nam có truyền thống yêu nước ý chí kiên cường bất khuất lại hình thành khi Cách Mạng Tháng 10 Nga thành công nên đã tiếp thu ngay kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 10 Nga và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

+ Thứ năm: Giai cấp công nhân Việt Nam từ khi có chính Đảng của mình giai cấp côngnhân đã trở thành lực lượng tiên phong đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và hoàn thành thắng lợi

Trang 4

cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội

 Ngày nay sau hơn 30 năm đổi mới thì giai cấp công nhân Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đa dạng cơ cấu về ngành nghề, nắm vững tri thức về khoa học công nghệ tiên tiến

 Thực tế đặc điểm của giai cấp công nhân hiện nay với việc thựchiện sứ mệnh lịch sử:

(1) Giai cấp công nhân nước ta phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu thành phần và ngành nghề.

+ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong xã hội Sự xuất hiện của những ngành nghề mới này thu hút một lực lượng lao động nhất định + Số liệu thống kê cho thấy, nếu trước 1986, nước ta có khoảng 3,38 triệu công nhân, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội; thì đến cuối 2015 tăng lên 12.856,9 nghìn người, chiếm 14,01% dân số và 23,81% lực lượng lao động xã hội Trong đó, có 1.371,6 nghìn công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước (chiếm 10,67%); 7.712,2 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 59,99%); 3.772,7 nghìn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 29,34%)

(2)  Giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên

môn nghề nghiệp, hình thành tác phong và kỷ luật lao động theo hướng hiện đại.

- Những tiến bộ của khoa học và công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đồng nghĩa với việc lực lượng lao động công nghiệp có lĩnh vực hoạt động phức tạp hơn Nền kinh tế sáng tạo ngày càng phát triển và đòi hỏi kỹ năng cơ bản cao hơn của những nhân viên tham gia vào quá trình này.

- Thực tế con người đã phát minh ra được các hệ thống năng lực tập trung vào, ví dụ: kỹ năng cứng (đặc biệt là kỹ năng số, trong tương lai sẽ đáp ứng tiêu chuẩn năng lực CNTT cao hơn để thích ứng với công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo AI) và các kỹ năng mềm (kỹ năng học tập suốt đời, tư duy phân tích và đổi mới, chiến lược học tập và học tập tích cực, sáng tạo, độc đáo và chủ động, thiết kế và lập

Trang 5

trình công nghệ, tư duy phân tích và phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp, lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội, trí tuệ cảm xúc, lý luận, giải quyết vấn đề và ý tưởng, phân tích và đánh giá có hệ thống.

(3) Giai cấp công nhân nước ta có nhiều cơ hội việc làm, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.

- Trong những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ và công ty nước

ngoài đã có những thay đổi mạnh mẽ nhờ cải cách thể chế nhằm hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động

- Số lượng lao động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng

mạnh Nếu năm 1995 mới có gần 210 nghìn lao động thì đến năm 2015 đã có gần 3,8 triệu lao động, chiếm khoảng 29,3 % tổng số lao động của doanh nghiệp.

- Hiện có khoảng hơn 600 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loại Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn lao động cùng ngành nghề trong nước.

 Thông qua những đặc điểm trên ta thấy được những đóng góp của giai cấp công nhân đối với đất nước:

- Giai cấp công nhân là lực lượng bảo vệ vững chắc Đảng và chính quyền xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận đa đảng, đa nguyên chính trị

- Giai cấp công nhân tham gia vào nhiều thành phần kinh tế, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và tệ nạn xã hội, là lực lượng chính trị - xã hội quan trọng bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Câu 2 Việt Nam đã và đang làm gì để đảm bảo bình đẳng dân tộc trongtiến trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội? (Bình đẳng giữa các dân tộc ởViệt Nam và bình đẳng giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trênthế giới).

Trang 6

 Bình đằng dân tộc: là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không

bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, thiểu số, ….tất cả đều có quyền và nghĩa vụ như nhau Trong một quốc gia đa dân tộc, bình đẳng dân tộc vừa là quyền vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các dân tộc, đảm bảo cho sự đoàn kết giữa các dân tộc và sự phát triển bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc.

- Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 dân tộc cùng chungsống, trong đó có 53 dân tộc ít người Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa

riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa của Việt Nam Vì vậy mà nhà nước ta đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển của quốc gia Ta thấy được quyết định này của nhà nước ta là vô cùng sáng suốt và phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay

- Quyền bình đẳng sau khi được thực tế phải đưa vào pháp luật vàbuộc phải thực hiện một cách chặt chẽ:

Theo V.I.Lê-nin luôn tuyên bố và khẳng định việc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong nước trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào Bình đẳng dân tộc là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, V.I Lê-nin nhấn mạnh việc bảo đảm bình đẳng về lợi ích cho các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số Ông cho rằng: “Không có một đặc quyền nào cho bất cứ dân tộc nào, mà là quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc”; “Tất cả các dân tộc trong nước đều tuyệt đối bình đẳng và mọi đặc quyền của bất cứ dân tộc nào hoặc ngôn ngữ nào đều bị coi là không thể dung thứ và trái với hiến pháp” Luật pháp là một và được giải quyết bởi các quốc gia dân chủ, không xa nguyên tắc bình đẳng ) Pháp luật là cơ sở an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, thừa nhận sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc trên các lĩnh vực là điều kiện đầu tiên để bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc

Quán triệt tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng dân tộc, Đảng ta đặc biệt quan tâm thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam Đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở miền núi, đời sống sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn Vì vậy, trước hết, Đảng ta nhắc lại vấn đề có ý nghĩa quyết định, quan trọng nhất để thực hiện bình đẳng dân tộc ở Việt Nam

Trang 7

hiện nay là giảm khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc Chính sách dân tộc của Đảng quán triệt thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về mọi mặt, xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số, biến miền núi thành miền xuôi, miền cao, tạo mọi điều kiện cần thiết để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho các dân tộc đoàn kết, cùng phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cùng cai trị.

 Việt Nam đã có nhiều chính sách để xóa đói giảm nghèo, phát triểnvùng sâu vùng xa:

(1) Trước tiên phải kể đến các chính sách về kinh tế như:

+ Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ở nông thôn theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 18/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

+Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg.

+ Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào DTTS và hộ nghèo ở thôn, xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg và Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.

(2) Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục

+ Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục là mục tiêu cơ bản trong chính sách phát triển của Việt Nam Pháp luật Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Hiện nay có 5.766 trường mầm non và 100% số trường, nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

+ Các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở.

Năm 2019, tại Việt Nam, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 96,9%; cấp trung học cơ sở là 81,6%; cấp trung học phổ thông là 47%.

Trang 8

(3) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng vùng dân tộc thiểu số và miền núi:

Mạng lưới y tế ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh - huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm đầu tư Nhờ đó, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản.

(4) Chống phân biệt đối xử, bất bình đẳng giữa các dân tộc tronglĩnh vực tôn giáo

+ Theo thống kê của Hội đồng Tôn giáo Nhà nước và Ban Tôn giáo Nhà nước, hiện có khoảng 2,8 triệu dân tộc, tôn giáo thiểu số (khoảng 20% tôn giáo thiểu số) ở nước ta dân số là người dân tộc thiểu số), 16 quốc giáo và 10.239 điểm dân cư.

+ Trong thời gian qua, chính quyền địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã nhất quán thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và quyền không theo tôn giáo của công dân sự tự do tôn giáo, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp.

(5) Đảm bảo sự bình đẳng với việc người dân tộc thiểu số cũng có thểđảm nhiệm các vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước:

- Quyền tham gia bầu cử, ứng cử được hiến pháp quy định là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở vùng đồng bào dân tộc thường chiếm tỷ lệ rất cao - Đây là minh chứng rõ nét cho việc thực hiện và bảo đảm quyền chính trị của công dân nói chung Việc tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân cũng đạt thành tựu đáng kể, tăng cả về số lượng, chất lượng qua từng nhiệm kỳ

- Số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS đã tăng theo các khóa: Khóa I (1946) chiếm 10,2%, khóa XIII chiếm 15,6%, cao hơn tỷ lệ dân số DTTS, khóa XII đạt cao nhất là 17,7%, khóa XIV có 86 đại biểu Quốc hội là người DTTS thuộc 32 dân tộc khác nhau (chiếm tỷ lệ 17,3%).

Trang 9

 Trên thực tế Việt Nam đã và đang cho các nước trên Thế giới thấyđược việc Việt Nam làm tốt các công tác bảo đảm việc bình đẳnggiữa các dân tộc:

- Trước tiên là công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đạt nhiều kết quả quan trọng, thể hiện rõ chủ trương đại đoàn kết dân tộc cũng như tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng và phát huy mạnh mẽ nguồn lực của kiều bào Công tác bảo hộ

công dân được triển khai đồng bộ và hiệu quả Ví dụ như 5 năm qua,

chúng ta đã triển khai công tác bảo hộ đối với trên 50.000 công dân, trên 600 vụ việc/1000 tàu/với gần 10.000 ngư dân; tổ chức gần 800 chuyến bay đưa trên 200.000 công dân về nước an toàn trong đại dịch COVID-19.

- Ngoài ra Việt Nam cũng có những chính sách hỗ trợ cho những cư dân nước ngoài đang định cư tại Việt Nam như: trong đại dịch COVID 19, Chính phủ đã Thực hiện Kế hoạch số 312/KH-BCĐ về tiêm vaccine phòng Covid-19 (Đợt 5) trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn TP Thủ Đức, người nước ngoài có nhu cầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cũng được đăng ký Sau khi công an khu vực xác minh lý lịch, người nước ngoài nhận được lịch tiêm vaccine do UBND phường cung cấp.

- Việt Nam cũng tham gia việc chống phân biệt chủng tộc, màu da:

+ Ngày 9/6/1981, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), với bốn lần đệ trình Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD vào các năm 1983, 1993, 2000 và 2012 Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc đảm nhận là cơ quan đầu mối phụ trách Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và chuẩn bị Báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước CERD

+ Những năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện Công ước CERD và các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp, mà còn được cụ thể hóa trong các luật và văn bản dưới luật khác có liên quan

Trang 10

Câu 3:Chứng minh sự tồn tại và vai trò của các tôn giáo trong tiến trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Tôn giáo: Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một

hay nhiều vị thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

- Về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.-  Về mặt hình thức biểu hiện, mõi tôn giáo bao gồm hệ thống các quan

niệm tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật), các hình thức về thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo (giáo đường - cơ sở thờ tự.

 Các tôn giáo vẫn tồn tại cho tới ngày nay là do xuất phát từ cácnguyên nhân sau:

- Vào buổi bình minh của lịch sử, tôn giáo hình thành như là một nhu cầu khách quan của con người, đáp ứng được những nhu cầu đó và bù đắp (hư ảo) những bất lực hiện thực của họ.

- Con người trong thế giới đời thường luôn bị sức ép của những sức mạnh tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp) không tìm được lời giải đáp chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã hội và biện pháp khắc phục nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp, phải sống trong nỗi lo sự khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa được soi sáng bởi một chân lý – chân lý cách mạng – có thể tìm thấy trong tôn giáo những giải đáp làm nguôi ngoai đi những khổ đau và ấp ủ một hi vọng hư ảo Sự đền bù hư ảo của tôn giáo, nhưng lại có tác dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong những lúc khổ đau tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn nuôi hy vọng vượt qua, hạn chế được những hành vi vô nghĩa hoặc tai hại cho đồng loại.

- Sự sợ hãi, bất lực và bất hạnh trong cuộc đời của mỗi cá nhân khiến con người ta tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần hay như một sự “đền bù hư ảo” trước cái gọi là số phận”

- Trong tiến trình phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc, các tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát triển văn hoá, nó hoà đồng và bám rễ sâu chắc vào các sinh hoạt đó và đồng hành cùng sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người trong lịch sử.

Ngày đăng: 20/04/2024, 06:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w