1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề bài so sánh về lượng và chất giữa giai cấp công nhân tk xix và giai cấp công nhân tk xxi giai cấp công nhân còn mang sứ mệnh lịch sử không

32 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Về Lượng Và Chất Giữa Giai Cấp Công Nhân TK XIX Và Giai Cấp Công Nhân TK XXI. Giai Cấp Công Nhân Còn Mang Sứ Mệnh Lịch Sử Không?
Tác giả Bùi Nam Khánh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Lê Thư
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (5)
    • 1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân (5)
    • 2. Nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (6)
    • 3. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (8)
    • 4. Nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử (9)
  • II. So sánh về lượng và chất giữa giai cấp công nhân thế kỷ XIX và giai cấp công nhân thế kỷ XXI (10)
    • 1. So sánh về lượng giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷ XXI (10)
    • 2. So sánh về chất giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷ XXI (15)
  • III. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay (22)
    • 1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay (22)
    • 2. Thực trạng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới và Việt Nam (25)
    • 3. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam (29)
  • Kết Luận (31)

Nội dung

Đây là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, trước hết C Mác và Ph Ăng-ghen làm rõ tiêu chí xác định thế nào là giai cấp công nhân: Đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp. Mác và Ăngghen luôn nhấn mạnh tới giai cấp công nhân hiện đại gắn với nền công nghiệp, xem đó là bộ phận cơ bản của giai cấp vô sản, những người không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột sức lao động (chính vì vậy, Mác và Ăng ghen đều gọi giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản) Đó là nguồn gốc khiến cho giai cấp vô sản trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản.

Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C Mác và Ph Ăng-ghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt, đó là: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp Mặc dù vậy, về cơ bản, những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chi giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.

Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có hai đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, về phương thức lao động

Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao Đây là một đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời Trung cổ, và với những người thợ trong công trường thủ công

Thứ hai, về địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản, người công nhân không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống.Mác và Ph Ăng-ghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì đó chính là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trớ thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.

Nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là thông qua chính đáng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên ba nội dung cơ bản:

Thứ nhất, về nội dung kinh tế

Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, giai cấp công nhân cũng là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội Bằng cách đó, giai cấp công nhân tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới.

Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng, tiêu biểu cho lợi ích của toàn xã hội Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu Nó phấn đấu cho lợi ích chung của toàn xã hội.

Nó chỉ tìm thấy lợi ích chân chính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của cả xã hội. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân thông qua quá trình công nghiệp hóa và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Thứ hai, về nội dung chính trị - xã hội

Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.

Thứ ba, về nội dung văn hoá, tư tưởng

Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động; công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do.

Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư còn sót lại của các hệ tư tưởng cũ Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặt ra đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại.

Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Thứ nhất, do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận quan cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản Đây là giai cấp có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng chống lại giai cấp tư sản Về mặt lợi ích, giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp nhất với giai cấp tư sản.

Thứ hai, do địa vị chính trị – xã hội của giai cấp công nhân.

Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có được những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng: tính tổ chức và kỷ luật, tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng xã hội Những phẩm chất ấy của giai cấp công nhân được hình thành từ chính những điều kiện khách quan, được quy định từ địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội của nó trong nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của nó.

Nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Thứ nhất, do sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng

Chỉ khi phát triển về số lượng và đặc biệt là chất lượng thì giai cấp công nhân mới có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình Ở đây, sự phát triển về số lượng của giai cấp công nhân gồm số lượng, tỷ lệ và cơ cấu phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại cũng như cơ cấu kinh tế Về mặt chất lượng, phương diện này bao gồm trình độ trưởng thành về ý thức chính trị của một giai cấp cách mạng, năng lực và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, trình độ tay nghề, văn hóa sản xuất,…Và để làm được điều này, theo chủ nghĩa Mác Lênin cần đặc biệt chú ý đến việc phát triển công nghiệp hiện đại hóa và sự trưởng thành của Đảng Cộng sản

Thứ hai, Đảng Cộng sản chính là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình

Sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản chính là do yêu cầu đòi hỏi tất yếu của giai cấp công nhân nhằm chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác, nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội – giai cấp của Đảng Cộng sản, ngược lại, Đảng là lãnh tụ chính trị, tham mưu,tiên phong thể hiện tập trung lợi ích, trí tuệ của không chỉ giai cấp công nhân và toàn dân tộc.

So sánh về lượng và chất giữa giai cấp công nhân thế kỷ XIX và giai cấp công nhân thế kỷ XXI

So sánh về lượng giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷ XXI

1.1 Giai cấp công nhân thế kỷ XIX

Công nghiệp mở mang nhanh chóng nhờ có những phát minh mỗi năm một hoàn thiện, đòi hỏi phải có bàn tay công nhân; tiền lương tăng lên và do đó “từng đám lao động từ các khu nông nghiệp lũ lượt kéo ra thành thị”, khiến cho dân số tăng lên nhanh chóng lạ thường, và hầu hết số dân tăng đó là giai cấp công nhân.

Sự tập trung dân số khổng lồ đó đã khiến lực lượng của khối người ấy mạnh thêm gấp trăm lần.

Tại Việt Nam, trước thế kỉ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ công Sang thế kỉ XV, XVI đội ngũ “ Những người lao động làm thuê” đã xuất hiện Đầu thế kỉ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp. Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp Khu công nghiệp tập trung ở

Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn.

Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa” Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người.

Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định. Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng

Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam.

1.2 Giai cấp công nhân thế kỷ XXI

1.2.1 Về sự xuất hiện của những bộ phận giai tầng mới trong xã hội Điều này bắt nguồn từ sự xuất hiện của một loạt thành phố lớn được hình thành trên sa mạc cùng một số đô thị lớn khác ở vùng Trung Đông, khi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cùng với nhu cầu sống của con người thay đổi, một lượng lớn nhân công buộc phải làm việc dựa trên nguyên lý mới: Khắc phục sự khắc nghiệt của tự nhiên và điều khiển cuộc sống bằng các công nghệ hiện đại – một cuộc sống gắn liền với phát triển văn minh và công nghệ

Và từ đó có sự xuất hiện của một số các thuật ngữ mới, và điển hình là

“white collar worker” – “công nhân cổ trắng” chỉ những người làm công ăn lương có trình độ học vấn cao, hay trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, tỷ lệ lao động sáng tạo cao, chủ yếu làm việc trong các văn phòng Những người này được xếp vào tầng lớp trung lưu (middle class) nhưng vẫn là một phần của giai cấp công nhân Thống kê cho thấy mức lương trung bình của tầng lớp này tại châu Âu là 60.000 – 100.000 USD một năm Theo thống kê năm 2006, số lượng “white - collar worker” ở các nước phát triển như Mĩ chiếm 16%, còn ở Canada là 15%

Không chỉ dừng lại ở đó, một bộ phận được coi là tinh hoa của tầng lớp lao động trí óc xuất hiện, được gọi là “golden - collar worker” Thuật ngữ này chỉ những người làm công ăn lương có trình độ đại học, cao đẳng, được sống trong điều kiện vật chất dư giả, ví dụ như các giám đốc, CEO, bác sĩ, giáo viên, Những người thuộc tầng lớp này nhìn chung có thu nhập từ 32.000 USD đến 60.000 USD

Thống kê cho rằng, ngày nay số lượng công nhân đô thị chiếm khoảng 50%, và tỉ lệ công nhân làm những công việc chân tay đã giảm xuống, chỉ chiếm khoảng20-25% trong tổng số toàn bộ lực lượng lao động “Blue collar worker” vẫn tồn tại, tuy nhiên họ không còn là lực lượng nòng cốt, mà chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động hiện tại Nhìn chung mức thu nhập của tầng lớp này chỉ từ 20.000 USD đến 32.000 USD, và chỉ chiếm khoảng 30% lực lượng lao động ở Mỹ và 32% ở Canada

1.2.2 Thống kê về cơ cấu lực lượng nhân công tham gia vào tầng lớp lao động

Thứ nhất, cơ cấu lao động của giai cấp công nhân hiện nay vô cùng đa dạng và không chỉ dừng lại ở những công việc liên quan đến máy móc, hay luyện kim, đóng tàu, dệt may,… Năm 1848, C Mác có viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản rằng trên thế giới chỉ có khoảng 10 - 20 triệu công nhân, chiếm 2% - 3% số dân toàn cầu và chỉ trong vài lĩnh vực có máy móc Tuy nhiên, đến đầu thế kỉ 20 con số đó đã lên tới 80 triệu công nhân, và đến năm 2013 lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận rằng đa số người dân tham gia vào lực lượng lao động được ghi nhận là lao động trí thức Không chỉ dừng lại đơn thuần từ những công việc liên quan đến máy móc trong công nghiệp, theo nghiên cứu, trên thế giới chỉ có khoảng 23.000 nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực này và dự đoán rằng sẽ có thêm khoảng 10,000 nghề nghiệp mới, nhưng chủ yếu chỉ liên quan đến ngành dịch vụ ở giữa thế kỉ XXI

Bảng 2.1: Cơ cấu công nhân lao động trong các ngành nghề tại các nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2005

Nông – Lâm Nghiệp Khai thác & Chế tạo Dịch vụ &

Nguồn: Tổ chức Lao Động Quốc Tế

Theo thống kê, cơ cấu công nhân phục vụ lao động trong ngành dịch vụ ở thế kỉ XXI đều chiếm hơn 50% tổng số nhân công các ngành nghề tại các nước công nghiệp phát triển, ở Mỹ, Anh và Pháp là ba nước có tỉ lệ cao nhất, chiếm lần lượt 71%, 69% và 66% Trong khi đó, nông, lâm nghiệp hay khai thác, chế tạo lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ - cái mà được coi là những ngành chủ chốt trong những năm của thế kỷ XXI

Thứ hai, cơ cấu các ngành được phân bổ không đồng đều xét theo sự phát triển của trình độ công nghệ, khoa học kĩ thuật ở hai nhóm nước đang phát triển và phát triển Theo nghiên cứu, hiện có 408 triệu công nhân đang làm việc tại các nhóm nước phát triển, trong khi đó con số này lên tới 1.100 triệu công nhân được ghi nhận tại các nước đang phát triển Trình độ khoa học kĩ thuật cũng như năng suất lao động lại tỉ lệ nghịch với con số này Theo nghiên cứu năm 2017, ILO xếp hạng năng suất lao động ở một số nước phát triển như sau: Công nhân Mỹ tạo ra 63.885 USD/công nhân/năm, công nhân Bỉ là 55.235/công nhân/năm và Pháp là 54.609 USD/công nhân/năm Điều đó cho thấy, mặc dù tỷ lệ công nhân ở một số nước phát triển thấp, nhưng khả năng lĩnh hội kiến thức và trình độ đã được đào tạo đã phát triển vượt bậc

Thứ ba, một bộ phận lớn công nhân hiện nay xuất thân từ đô thị Ảnh hưởng của đô thị hóa đã tạo nên một lực lượng lớn các lao động làm công ăn lương với đa dạng các ngành, nghề khác nhau Xét về cơ cấu nghề nghiệp thì nhóm lao động này là sự kết hợp hài hòa giữa cả lao động trí óc và chân tay Chính bởi thế, lực lượng lao động tồn tại chủ yếu ở các nước phát triển hiện tại thì lao động nông nghiệp chỉ chiếm từ 2% - 3% tổng lực lượng lao động của họ, thay vào đó là hai nhóm lao động đông đảo về sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Vậy, với sự tăng trưởng chóng mặt cả về số lượng và phạm vi, giai cấp công nhân thế XXI đã trở thành một trong những giai cấp lớn nhất trong lịch sử loài người Sự khác biệt về lượng giữa hai giai đoạn lịch sử là rất rõ rệt và đáng kể.

So sánh về chất giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷ XXI

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lực lượng công nhân chứng kiến xu hướng “trí thức hoá” ngày càng mạnh mẽ Các công việc của những người lao động trực tiếp ngày càng được hiện đại hoá, tự động hoá, sử dụng máy móc thay cho sức lao động con người Dễ nhận thấy nhất là sự sụt giảm của số công nhân làm việc trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, nhưng những người lao động trong các ngành nghề dịch vụ gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối công nghiệp lại ngày càng gia tăng.

Hoạt động sản xuất vì thế cần ít nhân công hơn, thay vào đó cần những người lao động có tay nghề cao hoặc có khả năng vận hành, làm việc với các hệ thống máy móc Thực tế đó yêu cầu người công nhân phải liên tục nâng cao chuyên môn, học tập thêm kiến thức, kỹ năng mới để thích ứng với môi trường làm việc mới Các công việc mới cũng ra đời, những việc đòi hỏi hàm lượng trí thức, tính sáng tạo cao Động lực đó, cùng với việc phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, đã giúp lực lượng công nhân ở thế kỷ XXI có trình độ tri thức và trí thức, cũng như nhận thức về xã hội, chính trị cao so với thế kỷ XIX.

Bảng 2.2: Trình độ nghề nghiệp của công nhân Việt Nam 2015

Trình độ nghề nghiệp của công nhân Tỷ lệ

Chưa qua đào tạo 8.8% Được đào tạo tại doanh nghiệp 40.8%

Nguồn: Viện Công Nhân và Công Đoàn

Lực lượng nòng cốt ngày nay không còn là những người “công nhân cổ xanh” chính là những người “công nhân trí thức”, “công nhân cổ trắng” Đây cũng chính là lực lượng có trình độ văn hoá cao, được đào tạo bài bản, có hiểu biết xã hội và bản lĩnh chính trị nhất định Vì vậy có thể khẳng định, phương thức sản xuất và cấu trúc của giai cấp công nhân đã thay đổi, cũng khiến cho trình độ chuyên môn và nhận thức chính trị của giai cấp này thay đổi đáng kể.

Song, điều này không hề làm thay đổi bản chất của giai cấp công nhân Việc công nhân trong thế kỷ XXI tham gia vào các hoạt động sản xuất hiện đại không những không làm suy yếu mà càng củng cố, khẳng định quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp này, rằng “giai cấp công nhân là người đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ với mức độ xã hội hoá, quốc tế hoá ngày càng cao” Những tiến bộ khoa học, công nghệ kỹ thuật, và những thay đổi trong cấu trúc và hoạt động sản xuất không hề làm thay đổi bản chất của giai cấp công nhân trong thế kỷ XXI mà còn củng cố và làm gia tăng những đặc điểm này.

2.2 Về thu nhập và sự chênh lệch giàu nghèo

C.Mác và Ăng-ghen, trong “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản”, viết: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” Điều này cho thấy năng suất đáng kể và khối lượng của cải vật chất khổng lồ mà xã hội tư bản chủ nghĩa tạo ra Năng suất lao động tăng cao đó đã góp phần giúp cải thiện mức sống chung của cả xã hội, mà trong đó có giai cấp công nhân, nâng lên rõ rệt Bên cạnh đó còn là nhờ sức ép từ các hoạt động đòi quyền lợi, yêu sách, hoạt động biểu tình, đình công của lực lượng công nhân diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, gây sức ép khiến giai cấp tư sản phải nhượng bộ phần nào.

Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, diện mạo của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước Họ không hoàn toàn giống như những mô tả của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thế kỷ XIX Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhờ có năng suất lao động cao do sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, mức sống chung của xã hội được nâng lên rõ rệt Cách mạng khoa học - công nghệ không chỉ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn tạo ra cơ sở vật chất hùng hậu để tiếp tục tái đầu tư sản xuất, cải thiện và nâng cao một phần đời sống nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân Giai cấp công nhân ngày càng có xu hướng “trung lưu hoá”, thậm chí có những công việc mà người công nhân được trả công cao hơn rất nhiều so với các công việc khác, do đòi hỏi hàm lượng trí thức cao, kỹ năng chuyên biệt Do thu nhập được nâng cao nên một bộ phận công nhân hiện đại không những bảo đảm được các nhu cầu ăn, mặc, chi tiêu cho học tập và các hoạt động xã hội, mà còn có điều kiện mua sắm nhà cửa, sở hữu các phương tiện tiêu dùng hiện đại, đắt tiền và tiết kiệm, tích lũy.

Tuy nhiên, các tài sản mà giai cấp công nhân sở hữu như nhà cửa, xe cộ… tuy giúp nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng vẫn chỉ là các tư liệu sinh hoạt chứ không phải tư liệu sản xuất Về bản chất, họ vẫn chỉ là những người làm thuê trong chủ nghĩa tư bản, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư Thực tế, dù thu nhập của giai cấp công nhân có được nâng cao, nhưng khi so sánh với thu nhập của giai cấp tư sản, thì khoảng cách chênh lệch lại ngày càng lớn.

Biểu đồ 2.1:Thu nhập trung bình các hộ gia đình Mỹ (1961-2022)

20% thu nhập thấp nhất 20% thu nhập thấp nhì 20% thu nhập thấp thứ ba 20% thu nhập cao nhì 20% thu nhâp cao nhất 5% thu nhập cao nhất Đơn vị: Đô la Mỹ (Tỷ giá 2022)

Nguồn: Uỷ ban điều tra dân số Hoa Kỳ

Theo biểu đồ trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 1961-1970, khoảng cách giữa 20% hộ có thu nhập thấp nhất và 5% cao nhất là khoảng 191.143 đô Khoảng cách này trong giai đoạn 2011-2022 là 479.909 Trong khi đó, thu nhập trung bình của 80% dân số có thu nhập thấp nhất chỉ tăng vỏn vẹn 25.257 đô Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội tư bản chủ nghĩa ngày một lớn và không hề có dấu hiệu chững lại. Điều này là do bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi, mà thậm chí nó còn trầm trọng hơn Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hiện nay, tỷ suất bóc lột giá trị thặng dư trong các ngành công nghiệp ở Mỹ và Tây Âu trung bình là 300%, cá biệt có những lúc lên tới 5.000% như tại công ty Microsoft Vì vậy, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại mặc dù có những thay đổi nhưng giai cấp công nhân vẫn là những người làm thuê cho giai cấp tư sản và vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư với tỷ suất rất cao.

Tất cả điều đó đã nói lên bản chất của chủ nghĩa tư bản, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”: “Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu”

2.3 Về quan hệ sở hữu và địa vị xã hội

Trong xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại, với sự phát triển của loại hình công tư cổ phần, những người công nhân nếu có nguồn tiền tiết kiệm dồi dào hoàn toàn có thể mua cổ phần của các doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc sở hữu một phần tài sản, tư liệu sản xuất của doanh nghiệp đó Tuy nhiên thật sai lầm nếu cho rằng điều này sẽ góp phần thủ tiêu chủ nghĩa tư bản C.Mác từng viết về sở hữu cổ phần tư bản như sau: “Đó chính là sự thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở ngay trong lòng phương thức tư bản chủ nghĩa” Cổ phần hoá sở hữu tư bản là một nhu cầu tự thân của chính giới chủ tư bản để tăng sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường Bản thân nó không hề làm suy yếu mà còn củng cố cho chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn tại và phát triển.

Thứ nhất, việc một cá nhân sở hữu 100% một doanh nghiệp là một việc không hề dễ dàng, do đòi hỏi lượng vốn rất lớn Và kể cả khi có khả năng làm việc đó, thì đây cũng không được xem như một quyết định khôn ngoan Khi doanh nghiệp gặp các rủi ro, cá nhân đó sẽ phải chịu hoàn toàn thiệt hại mà nó gây ra,gánh chịu mọi khoản nợ mà nó để lại Chế độ cổ phần hoá sở hữu tư bản cũng tạo điều kiện cho một cá nhân chỉ cần sở hữu một lượng cổ phần nhỏ để giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị với quyền phủ quyết, để chi phối toàn bộ số tư bản của các cổ đông còn lại Bằng cách này, nhà tư bản vừa có thể giảm thiểu rủi ro, vừa có thể chi phối, kiểm soát nhiều doanh nghiệp mà không cần phải nắm giữ toàn bộ doanh nghiệp ấy.

Thứ hai, chế độ cổ phần hoá sở hữu tư bản là một phương tiện hiệu quả để huy động vốn từ nguồn tiền tiết kiệm của những người lao động Các nhà tư bản giờ đây không cần phải bỏ toàn bộ số tiền để cấp vốn cho doanh nghiệp, nhờ vào việc kêu gọi đầu tư từ những người lao động, núp dưới cái bóng là một hình thức tiết kiệm và sinh lời hiệu quả Chính điều này đã góp phần giúp chủ nghĩa tư bản càng dễ dàng bành trướng, phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, hình thức cổ phần hoá là một tấm màn tinh vi nhằm che giấu bản chất bóc lột của tư bản chủ nghĩa Như đã nói ở trên, những người lao động với lượng cổ phần nắm giữ ít ỏi gần như không có quyền chi phối doanh nghiệp Về hình thức, họ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, nhưng thực chất lại không hề có quyền quyết định, chi phối lượng tư liệu sản xuất đó.

Thực tế, tỷ trọng cổ phần, cổ phiếu của họ rất nhỏ so với cổ phần, cổ phiếu mà giai cấp tư sản nắm giữ Vì vậy, địa vị làm thuê của họ cũng không thay đổi và họ cũng không thể chi phối được phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Chẳng hạn, ở Mỹ có 40% người lao động làm công có cổ phiếu, nhưng tổng giá trị cổ phiếu mà họ sở hữu chỉ chiếm trên 1% giá trị cổ phiếu mà các công ty phát hành.Việc các chủ tư bản bán cổ phần, cổ phiếu cho công nhân một mặt giúp nhà tư bản huy động được các nguồn lực để mở rộng sản xuất; mặt khác, đây là biện pháp hữu hiệu để buộc người công nhân phải lệ thuộc nhiều hơn nữa vào giới chủ Và như vậy, công nhân sẽ hạn chế đấu tranh đòi quyền lợi, tạo thuận lợi cho chủ tư bản quản lý, điều hành Do đó, tuy có sự thay đổi, nhưng thực chất quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất trong chủ nghĩa tư bản thế kỷ XIX chưa thực sự khác biệt.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay

Để trả lời câu hỏi “Giai cấp công nhân trong thế kỷ XXI có còn sứ mệnh lịch sử hay không?”, trước hết cần xem xét bản chất của giai cấp công nhân cũng như những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của họ đã thay đổi hay chưa.

Từ những phân tích, so sánh trên, có thể nhận thấy giai cấp công nhân ở thế kỷ XXI đã có nhiều thay đổi về mặt lượng so với giai cấp công nhân trong thế kỷXIX Lực lượng công nhân chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ từ những người công nhân “cổ xanh”, những người công nhân lao động trực tiếp trên dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, sang những người công nhân “cổ trắng”,những người lao động trí thức Thậm chí còn có thêm những người công nhân “cổ vàng”, những người làm công việc quản lý, có vị trí và thu nhập cao Sự chuyển dịch cơ cấu giai cấp công nhân này là kết quả tất yếu của sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất.

Về mặt chất, giai cấp công nhân cũng có một số sự khác biệt so với thế kỷ XIX Giai cấp công nhân ở thế kỷ XXI đã phát triển cả về trí thức cũng như tri thức Họ không những có chuyên môn nghề nghiệp cao hơn, mà trình độ văn hoá và nhận thức chính trị cũng đã được nâng cao rõ rệt Bên cạnh xu hướng “trí thức hoá”, giai cấp công nhân thế kỷ XXI cũng chứng kiến những xư hướng “trung lưu hoá” và “quốc tế hoá” Đồng thời, nhờ mức sống được cải thiện cùng với sự phát triển của chế độ cổ phần hoá, những người công nhân giờ đây cũng được sở hữu một phần tư liệu sản xuất.

Song thực tế, những thay đổi trên tuy đáng kể, song vẫn không làm thay đổi giai cấp công nhân về mặt bản chất, cũng như những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của họ.

Thứ nhất, về địa vị kinh tế - xã hội

Công nhân là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, nắm giữ và vận dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại trong lao động sản xuất, trở thành lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những cuộc cách mạng công nghiệp không những không làm thay đổi, mà còn củng cố, khẳng định đặc tính này của giai cấp công nhân Minh chứng rõ nhất là việc số lượng những người công nhân lao động trực tiếp suy giảm do sự thay thế của máy móc, và những người công nhân giờ đây chủ yếu tham gia vào việc quản lý, điều khiển những máy móc này.

Về mặt lợi ích, giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong những thập kỷ vừa qua đã trở nên ngày một rõ ràng và gay gắt Cho dù rất nhiều công việc của những người công nhân “cổ vàng” có mức thu nhập rất cao, họ vẫn chỉ là những người làm thuê, không thể thoát ra khỏi tình cảnh bị những nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu” Giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng chống lại giai cấp tư sản.

Thứ hai, về địa vị chính trị - xã hội

Những phát triển về công nghệ kỹ thuật và phương thức sản xuất đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị - xã hội mà những giai cấp khác không thể có được Đây là giai cấp gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, là đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến Chính vì vậy, họ là giai cấp tiên phong cách mạng, ngày càng có nhận thức và bản lĩnh chính trị, nhờ đó có thể tập hợp đông đảo các giai cấp và tầng lớp khác vào phong trào cách mạng. Đây là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất Như C Mác từng nói:

“Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ Trong cuộc cách mạng, họ giành cả thế giới cho mình”.Chính vì thế mà giai cấp công nhân luôn sẵn sàng chiến đấu, sẳn sàng tham gia vào phong trào cách mạng, vì họ đã có lý tưởng sống: không chỉ giải phóng cho bản thân họ mà họ còn lãnh nhiệm vụ là giải phóng cho toàn thể thế giới cần lao.

Cuối cùng, chính nhờ nền sản xuất đại công nghiệp với hoạt động sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc cao đã giúp giai cấp công nhân có đặc tính bền bỉ, có tính kỷ luật, tổ chức cao Bên cạnh đó, giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính toàn cầu hóa Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu hướng khách quan Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước.

Như vậy có thể khẳng định, bản chất của những người công nhân, cũng như những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của họ không những không hề thay đổi, mà ngày càng được củng cố, phát triển Chính vì lẽ đó, sứ mệnh của những người công nhân vẫn hoàn toàn tồn tại trong thế kỷ XXI.

Thực trạng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới và Việt Nam

Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước, để thích ứng với điều kiện hiện đại, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu Song, chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có Kết quả là, những cuộc khủng hoảng vẫn liên tiếp diễn ra trên quy mô toàn cầu Giai đoạn 2008-2009, thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái bắt nguồn từ Mỹ và sau đó lan rộng khắp các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới

Gần đây nhât, đại dịch COVID-19 một lần nữa khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái Sự suy thoái này đã phơi bày những mâu thuẫn và bất công trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: Đời sống của dân cư lao động bị tác động nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng, khoảng cách giàu-nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc, giai cấp.

Thực trạng đó đã thúc đẩy giai cấp công nhân có tinh thần đấu tranh cao hơn bao giờ hết Hàng loạt các hoạt động công đoàn, các cuộc diễu hành, biểu tình và đình công diễn ra tại nhiều xã hội tư bản chủ nghĩa.

Tại Mỹ, chỉ tính riêng năm 2018, có khoảng 500.000 người lao động đã tham gia vào các cuộc đình công trên diện rộng, con số lớn nhất từng được chứng kiến từ năm 1983 Hay chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2023, hơn 323.000 công nhân đã đình công hoặc nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội với mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn Các cuộc đấu tranh của người lao động diễn ra trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, vận tải, thương mại, logistics, đến các ngành dịch vụ và giải trí.

Mới đây nhân ngày Quốc tế Lao động 01/05/2023, các sự kiện tuần hành đã diễn ra khắp thế giới, tại Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phillippines, Lebanon… nhằm đòi các quyền lợi chính đáng của người lao động, đòi tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện môi trường làm việc Tại Bỉ, ngày 22/05/2023, hơn 20.000 người lao động đã tràn xuống thủ đô Brussels tuần hành đòi quyền lợi

Hình 3.1: Biểu tình phản đối tăng tuổi nghỉ hưu tại Paris (Pháp) ngày 01/05/2023

Hình 3.2: Người lao động tuần hành tại Jakatar, Indonesia

Có thể thấy, những mâu thuẫn giai cấp ở các xã hội tư bản chủ nghĩa ngày một trở nên gay gắt, các hoạt động công đoàn, đình công, biểu tình tại các xã hội này ngày một trở nên phổ biến Tuy nhiên những phong trào như vậy thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn trước khi bị dập tắt, nguyên nhân có thể được lý giải qua các nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Thứ nhất, giai cấp công nhân ở các xã hội tư bản chủ nghĩa này đa số chưa đạt được trình độ trưởng thành về ý thức chính trị, chưa tự giác nhận thức vai trò và trọng trách của giai cấp mình đối với lịch sử.

Thứ hai, do thiếu sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.

Thứ ba, lý do quan trọng nhất là do họ thiếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng

Sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng Chính vì lý do đó mà lực lượng công nhân ở các xã hội tư bản chủ nghĩa này chưa được giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, chưa thể liên kết với các tầng lớp lao động khác.

Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII đều đã đề cập đến sự mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 6 khoá X nêu rõ: “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngủ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Trước hết cần làm rõ các đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, giai cấp công nhân nước ta đang tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và ngành nghề, có xuất thân ngày càng đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là từ nông dân.

Thứ hai, giai cấp công nhân nước ta ngày càng được trẻ hoá, trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ từng bước được nâng cao.

Thứ ba, giai cấp công nhân Việt Nam ngày nay đã được kết thừa và phát huy nhữn phẩm chất, truyền thóng tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng trước đây.

Theo C Mác, một trong các nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó là sự trưởng thành của giai cấp công nhân, yêu cầu sự phát triển cả về lượng và chất Với những đặc điểm đó của giai cấp công nhân Việt Nam ngày nay, một trong những ưu tiên hàng đầu đó là phát triển đồng đều số lượng cùng với chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp cho giai cấp công nhân Cùng với đó là nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả làm việc của công nhân, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới Như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá X đã khẳng định: “Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đồng thời, phát triển về kinh tế cũng là một mục tiêu cần chú trọng Đại hộiXIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra quan điểm: “tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” Cần tập trung quy hoạch nền kinh tế, vùng kinh tế, khu vực kinh tế, cấu trúc lại nền kinh tế phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày đăng: 17/04/2024, 11:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w