1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề đặc điểm của giai cấp công nhân việt nam và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam hiện nay

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 154,43 KB

Nội dung

Trang 1

Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam và sứ mệnh lịchsử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Giảng viên: Đào Thị Hữu

5 Phạm Thị Như Quỳnh25A4022478

HÀ NỘI-05/2023

Trang 2

1 Vũ Đức Hoan25A40207902 Cao Võ Cẩm Ly25A40214563 Nguyễn Thị Ngọc25A40218404 Bùi Huyền Oanh25A40221945 Phạm Thị Như Quỳnh25A40224786 Trần Minh Thông25A40225077 Nguyễn Phương Trà25A40202288 Ngô Thị Hải Yến25A40214749 Lương Thị Kim Anh25A4022447

MỤC LỤC

Trang 3

I Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam 2

1 Hoàn cảnh ra đời 2

2.Những điểm mạnh và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam 2

2.1: Những điểm mạnh 2

2.2: Những hạn chế 2

II Những biến đổi của giai cấp công nhân việt nam hiện nay 3

III Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam 7

1 Nội dung kinh tế 7

2 Nội dung chính trị -xã hội 8

3 Nội dung văn hóa, tư tưởng 8

IV Phương hướng, giải pháp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân 9

1 Phương hướng 9

2 Một số giải pháp chủ yếu 10

*Liên hệ về việc phát triển giai cấp công nhân trong thời đại 4.0 11

Trang 4

I Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam.

Định nghĩa: Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất công nghiệp

1 Hoàn cảnh ra đời

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Giai cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản, vào đầu thế kỉ XX, là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

- Trong cuộc đấu tranh chống tư bản thực dân đế quốc và phong kiến để giành độc lập chủ quyền, xóa bỏ ách bóc lột và thống trị thực dân, giai cấp công nhân đã tự thể hiện mình là lực lượng chính trị tiên phong để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân và phong kiến thống trị, mở đường cho sự phát triển của dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản Giai cấp công nhân Việt Nam thể hiện đặc tính cách mạng của mình ở ý thức giai cấp và lập trường chính trị, tinh thần dân tộc, có truyền thống yêu nước, đoàn kết và bất khuất chống xâm lược.

Tuy số lượng giai cấp công nhân Việt Nam khi ra đời số lượng còn ít, những đặc tính của công nhân với tư cách là sản phẩm của đại công nghiệp chưa thật sự đầy đủ, lại sinh trưởng trong một xã hội nông nghiệp còn mang tâm lý tiểu nông nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sớm được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng chống thực dân, đế quốc nên đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tức là giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, nhất là từ khi Đảng ra đời.

Lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và của Đảng cũng như phong trào công nhân Việt Nam do Đảng lãnh đạo gắn liền với lịch sử và truyền thống đấu tranh của dân tộc, nổi bật ở truyền thống yêu nước và đoàn kết đã cho thấy giai cấp công nhân Việt Nam trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, với Đảng Cộng sản, với lý tưởng, mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để và là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản.

Trang 5

-Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân nhân trong xã hội Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc gắn chặt với nhau, tạo thành động lực thúc đẩy đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc trong mọi thời kì đấu tranh cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác, cùng chung lợi ích, cùng chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh cho độc lập tự do để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước.

2.Những điểm mạnh và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam.

2.1: Những điểm mạnh

Giai cấp công nhân đã trưởng thành nhanh chóng về ý thức chính trị, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tức là giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình: Do giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm được tôi luyện trong các cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân, đế quốc.

Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

 Lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc gắn chặt với nhau, tạo động lực thúc đẩy đoàn kết giai cấp gắn liền với đoàn kết dân tộc trong mọi thời kỳ đấu tranh cách mạng.

 Đại bộ phận công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác nhưng họ đều chung lợi ích, cùng chung nguyện vọng và khát vọng đấu tranh để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước

 Đặc điểm này giúp giai cấp công nhân xây dựng được khối liên minh với giai cấp công nhân, với đội ngũ trí thức trong khối đại đoàn kết dân tộc.

2.2: Những hạn chế

Giai cấp công nhân ra đời muộn (đầu thế kỉ XX), phát triển chậm, số lượng ít: Được sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

Những đặc tính của công nhân là sản phẩm của đại công nghiệp chưa thật sự đầy đủ, lại sinh trưởng trong một xã hội nông nghiệp còn mang nhiều tàn dư của tâm lý tiểu nông.

Trang 6

II Những biến đổi của giai cấp công nhân việt nam hiện nay

Ngày nay, nhất là trong 35 năm đổi mới đất nước những đặc điểm đó của giai cấp công nhân đã có những biến đổi do tác động của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và những tác động của tình hình quốc tế và thế giới Bản thân giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những biến đổi từ cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, trình độ học vấn và tay nghề bậc thợ, đến đời sống, lối sống, tâm lý, ý thức Đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản đã có một quá trình trưởng thành, trở thành Đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam, đang nỗ lực tự đổi mới, từ chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ.

Những biến đổi đó thể hiện trên những nét chính sau đây:

Thứ nhất: Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã tăng nhanh về số lượng và chất

lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Sự gia tăng về số lượng của giai cấp công nhân ở nước ta trong những năm qua chủ yếu là nhờ vào sự phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch của các thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp lớn của thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đây là khu vực có số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh về số lượng của giai cấp công nhân nước ta Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 4/2023 tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỷ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội.

Số lượng công nhân tăng nhanh chủ yếu ở các loại hình doanh nghiệp tại những khu công nghiệp trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai

Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ tay nghề của công nhân là xu hướng khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và quá trình hội nhập quốc tế, cũng là tất yếu của việc phát triển những ngành nghề sản xuất mà ở đó đòi hỏi người lao động phải có trình độ và tay nghề cao Đồng thời đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động tự nguyện tự giác, không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ mọi mặt, cả về văn hóa, chuyên môn và tay nghề để có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi mà các ngành nghề sản xuất và xã hội đặt ra Điều đó làm cho giai cấp công nhân

Trang 7

nước ta ngày càng phát triển cao về trình độ văn hóa và chuyên môn nghề nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cao.

Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với năm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên 20,6% Về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghề nghiệp, có 70,2% tổng số công nhân có trình độ trung học phổ thông, 26,8% có trình độ trung học cơ sở và 3,1% có trình độ tiểu học Công nhân có trình độ trung cấp chiếm 17,9%, trình độ cao đẳng chiếm 6,6%, trình độ đại học chiếm 17,4%, công nhân được đào tạo tại doanh nghiệp chiếm 48%.

Giai cấp công nhân ở nước ta chiếm tỉ lệ không lớn (trên 14% dân số) nhưng lại có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, quyết định phương hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế Giai cấp công nhân đóng góp khoảng 65% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 70% ngân sách nhà nước

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn một số điểm hạn chế như: nguồn lực lao động qua đào tạo của nước ta vừa thiếu lại vừa thừa, hệ quả là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo ngày càng cao Trong số 10,77 triệu người lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, văn bằng hiện nay, thì trình độ đại học trở lên có 4,47 triệu người (chiếm 41,51%), trình độ cao đẳng có 1,61 triệu người (chiếm 14,99%), trình độ trung cấp 2,92 triệu người (chiếm 27,11%), trình độ sơ cấp có 1,77 triệu người (chiếm 16,39%) Theo đó, trình độ đại học/cao đẳng/trung cấp/sơ cấp tương ứng theo tỷ lệ: 1/0,35/0,65/0,4 Điều này cảnh báo về sự mất cân đối trong cơ cấu lao động qua đào tạo giữa các bậc ở nước ta

Thứ hai: Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có

mặt trong mọi thành phần kinh tế nhưng đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước là tiêu biểu, đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo.

Kết quả của việc thực hiện những chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước trong những năm qua đã tạo thuận lợi cho giai cấp công nhân nước ta không những tăng về số lượng mà còn ngày càng phát triển đa dạng hơn, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế Hiện nay trong số khoảng 16,5 triệu công nhân có 62% công nhân lao động thuộc doanh nghiệp tư nhân, 30% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chỉ khoảng 8% thuộc doanh nghiệp nhà nước

Trang 8

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong xã hội Sự xuất hiện của những ngành nghề mới này thu hút một lực lượng lao động nhất định Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ phát triển đa dạng và có khả năng phát triển ngày càng lớn mạnh, có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, mức thu nhập lại khá cao đã tạo sự hấp dẫn nên bộ phận công nhân ở những ngành này ngày càng phát triển.

Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay đang vận động theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ Hiện nay, cơ cấu giai cấp công nhân nước ta trong các ngành kinh tế là: ngành công nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%: thương mại, dịch vụ chiếm 25,9%; vận tải chiếm 4,7%; các ngành khác chiếm 8,3%

Thứ ba: Công nhân tri thức nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến và công nhân

trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, có học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất và thực tiễn xã hội là lực lượng chủ đạo trong cơ cấu giai cấp công nhân, trong lao động và phong trào công đoàn.

Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ tay nghề của công nhân là xu hướng khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế đất nước Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến đã tăng lên Hình thành lớp công nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến.

Theo kết quả thống kê được thì nếu so với năm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên 20,6% Nếu phân theo ngành nghề, tỷ lệ công nhân được đào tạo chuyên môn, trong lĩnh vực khai khoáng tăng từ 33,3% năm 2010 lên 50,4% năm 2016; lĩnh vực công nghiệp chế biến tăng từ 13,4% năm 2010 lên 18,5% năm 2016; lĩnh vực xây dựng tăng từ 12,6% năm 2010 lên 14% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ vận tải tăng từ 33,6% năm 2010 lên 55,2% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng từ 79,3% năm 2010 lên 83,1% năm 2016

* Ví dụ thực tế

Ngành, nghề truyền thống dần thu hẹp, bên cạnh đó phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò then chốt của nền kinh tế quốc dân, làm gia tăng đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao Những ngành truyền thống dần bị thu hẹp như làng nghề trồng dâu, nuôi

Trang 9

tằm, dệt vải ở thiệu đô, nghề đan cót truyền thống, nghề rèn cơ khí truyền thống Ngành kinh tế mũi nhọn đang phát triển như công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ dệt, cơ khí điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng Công nhân các ngành công nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 25,9%; ngành vận tải chiếm 4,7%, các ngành khác chiếm 8,3%.

Cả nước hiện có 325 khu công nghiệp, tập trung ở các tỉnh, thành phố, khu vực kinh tế trọng điểm với trên 3 triệu công nhân lao động Độ tuổi bình quân của công nhân trẻ, dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26 - 35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36 - 45 tuổi chiếm 14% Tuổi nghề dưới 1 năm chiếm 6,9%, từ 1 năm - 5 năm chiếm 30,6%, từ 6 năm - 10 năm chiếm 16,4%, từ 11 năm - 15 năm chiếm 10,5%, 16 năm - 20 năm chiếm 16,8%, 21 năm - 25 năm chiếm 13,3%, trên 25 năm chiếm 5,5% Quý 4 - 2018, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ là 22,22%, tăng 0,42 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Theo các cấp trình độ, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng số lực lượng lao động là 9,76%; cao đẳng là 3,68%; trung cấp là 5,35% và sơ cấp nghề là 3,43% Qua đó, có thể thấy quy mô công nhân kỹ thuật cao ở nước ta còn nhỏ bé so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Từ đó thấy rằng một nền kinh tế muốn “cất cánh” chuyển từ thay đổi về lượng sang thay đổi về chất thì ít nhất phải có một số lượng nhất định người lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao để dẫn dắt sự phát triển Ngày nay, mặc dù công nghệ hiện đại, hệ thống thiết bị tiên tiến, nhưng công nhân lao động vẫn là mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất để tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều và có chất lượng góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của doanh nghiệp, địa phương, đất nước.

III Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Ở nước ta, với hoàn cảnh ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến thì sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trước hết là phải lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân và phong kiến lạc hậu.

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nước ta quyết định bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn với nền kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh nặng nề, lại phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc,

Trang 10

Đảng ta đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà nhân dân ta đang hướng tới sẽ chủ yếu tùy thuộc vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là quá trình cải biến toàn diện cả về phương thức sản xuất, và kiến trúc thượng tầng, cả quan hệ xã hội và cơ cấu xã hội; là quá trình xã hội hóa dưới hình thức thị trường, và tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước.

Đối với giai cấp công nhân Việt Nam, có thể khái quát nội dung sứ mệnh lịch sử như sau: Giai cấp công nhân nước ta là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cụ thể, sứ mệnh lịch sử thể hiện trên ba phương diện:

1 Nội dung kinh tế

Giai cấp công nhân Việt Nam sẽ là nguồn nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy khoa học -công nghệ làm động lực quan trọng, quyết định tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả Đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện hài hòa lợi ích cá nhân -tập thể và xã hội.

Giai cấp công nhân phát huy vai trò và trách nhiệm của lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước -đây là vấn đề nổi bật nhất đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay Thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền công nghiệp hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa trong một, hai thập kỉ tới, với tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI (2050) đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà giai cấp công nhân là nòng cốt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tế gắn liền với việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân, của công nghiệp, thực hiện khối liên minh công -nông -trí thức để tạo ra những động lực phát triển nông nghiệp -nông thôn và nông

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w