Tiểu luận môn học kinh tế vi mô chủ đề món huế trên thị trường fb – góc nhìn kinh tế học vi mô Tiểu luận môn học kinh tế vi mô chủ đề món huế trên thị trường fb – góc nhìn kinh tế học vi mô Tiểu luận môn học kinh tế vi mô chủ đề món huế trên thị trường fb – góc nhìn kinh tế học vi mô
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ
CHỦ ĐỀ : Món Huế trên thị trường F&B
– Góc nhìn Kinh tế học vi mô
Giảng viên : Nguyễn Hữu Lộc Lớp : FN0005
Sinh viên : Nguyễn Thị Ái Nhân Khóa – Lớp : K49 – FN0005
MSSV : 31231026067
Trang 2Mục lục:
PHẦN I: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG F&B
NAM
PHẦN II: MÓN HUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG F&B
1 Chi phí sản xuất
2 Hành vi doạnh nghiệp – tổ chức ngành
PHẦN III: GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TÁI GIA NHẬP
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3PHẦN I: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG F&B
• F&B (Food and Beverage) là cụm từ được dùng để chỉ ngành thực phẩm và đồ uống Có thể nói theo nghĩa rộng đây là một loại hình kinh doanh chuyên phục vụ và cung cấp thức
ăn, nước uống cho khách hàng Đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngành này là nhà hàng,
khách sạn, bar, pub,
VIỆT NAM
1 THỊ TRƯỜNG F&B TRÊN THẾ GIỚI
• F&B là một thị trường kết hợp có giá trị lên tới 435,5 tỷ đô vào năm 2021, doanh thu trên toàn thế giới tăng lên 506,3 tỷ đô trong năm 2022 và dự kiến tăng 856,9 tỷ đô vào năm
2025
• Châu Á được xem là thị trường F&B lớn nhất với 42% trong năm 2019, đứng thứ hai là Bắc Mỹ với 22$
2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
• Hiện nay, ngành F&B tại Việt Nam phổ biến hầu hết ở khắp mọi nơi, từ dịch vụ nhà hàng trong khách sạn hay các cơ sở kinh danh độc lập như quán ăn bình dân, quán cafe, karaoke,
• Tổng quan về thị trường F&B những năm gần đây:
• Năm 2019, Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á khi nói đến F&B Năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19, tổng doanh thu các sản phẩm ăn uống của Việt Nam lên đến 975,867 tỷ USD, có thể thấy con số này tăng 3,8% so với cùng
kỳ và chiếm 15,8% trong tổng số GDP
• Do vậy, thị trường F&B trong năm 2020 tại Việt Nam đang có sự phục hồi đáng kể sau đại dịch lớn Riêng quy mô doanh thu đạt gần 610 nghìn tỷ đồng, tăng 139%
Trang 4• Hình 1 Nguồn (https://www.gosell.vn/blog/nganh-fnb-viet-nam/)
• Hiện nay Việt Nam có tới hơn 550.000 cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống, trong đó
có khoảng 440.000 cửa hàng nhỏ, 8.000 nhà hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cafe, các quầy bar và 80.000 nhà hàng được đầu tư bài bản
• Theo như số liệu của công ty nghiên cứu thị trường BMI, một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu là Việt Nam Theo thống kê, ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP cả nước (năm 2021) Tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất là 35%
PHẦN II MÓN HUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG F&B
Trang 5I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI NHÀ HÀNG “MÓN HUẾ”
Hình 2 Nguồn (
https://vnexpress.net/chuoi-nha-hang-mon-hue-lo-hon-100-ty-dong-4001343.html)
• Chuỗi nhà hàng món Huế có tên đầy đủ là Công Ty TNHH nhà hàng món Huế thuộc công
ty TNHH Chế biến thực phẩm Huy Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài Món Huế được ra mắt vào tháng 1 năm 2007 tại TP Hồ Chí Minh Đến năm 2019, có tổng cộng hơn
200 chi nhánh hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc Món Huế mang danh nghĩa
“lấy cái nôi của ẩm thực Miền Trung để Branding” Đó là một chiến lược đúng đắn khiến Món Huế có được ngày hôm nay! Những món ăn được dân chúng đánh giá khá cao vì mang đậm hương vị thuần Việt gây ấn tượng rất lớn và thu hút đông đảo du khách trên cả nước và đặt biệt là khách du lịch nước ngoài Ngay từ khi thành lập thì món Huế đã có chiến lược Marketing độc đáo kéo người tiêu dùng biết đến thương hiệu và thưởng thức món ăn mang đậm bản chất dân tộc, món Huế đã nổi lên như diều gặp gió và đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam Có thể nói đây là một khởi đầu thành công mĩ mãn, đặc biệt là chiến lược đẩy mạnh truyền thông trên các kênh truyền hình, mạng internet
và hơn thế nữa là các tạp chí uy tín như VNExpress, VietNamnet, Bao Thanh nien,
• Không chỉ về chất lượng món ăn ngon, nhà hàng món Huế còn mang đến một không gian hiện đại, sang trọng nhưng cũng đầy sự nhẹ nhàng, ấm cúng và trầm mặc đúng chất Huế
Trang 6Không cầu kỳ về không gian, cũng không nặng về trang trí nhưng toàn bộ cơ sở trong Chuỗi nhà hàng món Huế đều được điểm xuyết bởi các bức tranh treo tường khổ lớn mô
tả các danh thắng của xứ sở mộng mơ như chùa Thiên Mụ, cửa Ngọ Môn, sông Hương, Những điều tưởng chừng như đơn giản ấy đã để lại dấu ấn đặc sắc và mang một hình tượng nhất định trong lòng mỗi vị khách đến thưởng thức ẩm thực, một cảm giác nhẹ nhàng nên thơ đầy chất Huế giữa lòng Thành Phố Hoa Lệ Bên cạnh món ăn, không gian hay cách bày trí nhà hàng Huế còn ghi điểm trong lòng khách hàng bởi cách phục vụ chu đáo, tận tình và đầy trách nhiệm Đội ngũ nhân viên luôn mang trong mình một thái độ chuyên nghiệp kèm một năng lượng nhiệt huyết trong công việc đón khách và tư vấn Tất cả đều niềm nở, nhiệt tình và thân thiện cho dù bạn có đi một mình hay theo nhóm, đến vào giờ cao điểm hay vắng khách đi chăng nữa thì cái mà bạn nhận được khi bước vào vẫn là sự quan tâm và chu đáo của nhân viên Chuỗi nhà hàng Món Huế
• Vào năm 2015 số lượng nhà hàng Món Huế bắt đầu được nâng lên rất nhiều sau khi nhận được một khoản đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó doanh thu cũng tăng một cách đáng kể Tuy nhiên, trong thời điểm mở rộng quy mô lớn cũng là lúc chuỗi nhà hàng bắt đầu thua lỗ và có tình trạng đi xuống dốc
Chuỗi nhà hàng Món Huế bắt đầu khoản lỗ của mình từ năm 2016, và tiếp tục với tình trạng này đến năm 2017-2018, con số thua lỗ lên đến 50 tỷ đồng
Trang 7Hình 3 Nguồn (https://cafef.vn/mon-hue-truoc-khi-no-tien-va-dong-cua-hang-loat-doanh-thu-200-ty-dong-nam-lo-luy-ke-107-ty-dong-den-cuoi-nam-2018-20191023113638218.chn)
- Theo báo cáo tài chính được công bố bởi công ty TNHH Huy Việt Nam:
• Doanh thu của món Huế trong ba năm gần đây xấp xỉ đạt con số lên tới 200 tỷ đồng/năm
• Lợi nhuận gần 300 triệu đồng vào năm 2016 nhưng sau đó đã chuyển sang lỗ 54 tỷ vào năm 2017 và đến năm 2018 tiếp tục lỗ 50 tỷ đồng
• Tính đến cuối năm 2018 chuỗi nhà hàng Món Huế có tổng tài sản hơn 750 tỷ đồng nhưng lại lỗ hơn 100 tỷ đồng
Trang 8Hình 4 Nguồn (
https://cafef.vn/mon-hue-truoc-khi-no-tien-va-dong-cua-hang-loat-doanh-
thu-200-ty-dong-nam-lo-luy-ke-107-ty-dong-den-cuoi-nam-2018-20191023113638218.chn)
1 CHI PHÍ SẢN XUẤT
- Doanh nghiệp rời thị trường nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí: TR < TC
• TC = FC + VC
- Với FC: chi phí cố định gồm tiền thuê mặt bằng, tiền cơ sở vật chất, tiền lãi, tiền lương nhân viên
- Với VC: chi phí biến đổi gồm chi phí nguyên liệu sản xuất, lương thuê thêm nhân viên, bao bì, những yếu tố quảng cáo,…
- Theo thống kê báo cáo tổng số tiền huy động mà doanh nghiệp phát ra vào năm 2018 lên tới 65 triệu USD trong ba lần gọi vốn Công ty Huy Việt Nam nhanh chóng mở rộng quy mô để tận dụng tối đa dòng vốn quá lớn Đi đầu chính là nhà hàng Món Huế với việc tăng quy mô hơn 200 chi nhánh, trong khi đó nhà hàng lại chưa giải quyết được bài toán lợi nhuận và chi phí tại mỗi cửa hàng, đồng thời đưa chính sách sai lầm tưởng rằng nhiều quán sẽ giảm sức nặng lên chi phí Mà không tính tới việc mở thêm quán sẽ làm cho chi phí tăng lên đáng kể vì giá mặt bằng tăng cao trong những năm gần đây, kèm theo nhiều rủi ro khác về nguyên liệu món ăn Có thể thấy hầu hết các chi nhánh của Món Huế thường chọn những mặt bằng ở vị trí đắc địa với diện tích rộng Theo khảo sát, giá thuê mặt bằng của các cửa hàng Món Huế giao động từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng Tùy vào diện tích và địa thế, tính trung bình, mỗi năm, một cửa hàng Món Huế cần chi từ 1,7 tỷ - 2 tỷ đồng thuê mặt bằng
Trang 92 HÀNH VI DOANH NGHIỆP – TỔ CHỨC NGHÀNH
• Là doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong thị trường F$B hay còn gọi là thị trường không hoàn hảo Món Huế tự định giá cao hơn mức sẳn lòng trả của khách hàng (P>WTP), từ đó số lượng khách hàng giảm dẫn đến doanh thu giảm Cuối cùng doanh nghiệ sẽ lỗ và rời khỏi thị trường trong tổ chức ngành
Hình 6: Doanh nghiệp cạnh trah độc quyền trong dài hạn
PHẦN III: GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TÁI GIA NHẬP
• Trong ngắn hạn: Cắt giảm các loại chi phí như chi phí lao động, nguyên liệu, các chi phí không cần thiết, đối với Món Huế thì doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí đối với
khu vực tiêu hao nhiều nhất là chi phí mặt bằng
• Trong dài hạn:
Trang 10- Món Huế cần xác định rõ những loại chi phí cần thiết và không cần thiết, cắt giảm
những chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị tăng ( ví dụ: chi phí mặt bằng )
- Có thể tiết kiệm những chi phí hoạt động cơ bản nhưng vẫn dành ra một khoảng lớn
để đầu tư tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới sự phát triển bền vững
- Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh Phân tích toàn diện về hoạt động tài
chính và quản lí doanh nghiệp với mục tiêu kế hoạch ban đầu để có chiến lược cụ thể PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
- Thất bại của chuỗi nhà hàng Món Huế giúp các start-up chuẩn bị bước vào thị trường
F&B rút ra bài học đánh giá:
• Cần xem xét kỹ lưỡng rủi ro tài chính, tính toán hiệu quả tài chính chi tiết Sai lầm to lớn khi Món Huế cố gắng mở rộng quy mô để giảm chi phí bình quân trong thị trường F&B đầy rủi ro và cạnh tranh khốc liệt Điều này đã đốt tiền của các nhà đầu tư, tạo sức ép tài chính và gây ra sự suy giảm chất lượng nghiêm trọng sau này Tốc độ phát triển chuỗi quá nhanh tạo khó khăn cho
việc quản trị doanh nghiệp, bổ sung nhân sự,
• Từ đây các start-up cần hiểu muốn thành công phải nắm rõ thị trường Đặt mục tiêu hàng đầu cho việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, kiểm soát tối
thiểu hóa chi phí đầu vào, có chiến lược cạnh tranh hiệu quả
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO