DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 C2C Trung gian mua bán giữa các cá nghiệp và người tiêu dùng Business to Customer 9 SLS Dịch vụ hậu cần của Shopee Shopee Logistics Services 10 COD Thanh toán khi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA: KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM
Giảng viên bộ môn : TS Nguyễn Minh Trang
Nhóm nghiên cứu : 2
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Tỷ lệ đóng góp
Trang 3HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM
TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Với mục đích nghiên cứu hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam, tiểu
luận tập trung vào ba chương lớn với các phương pháp nghiên cứu chính là: Phương
pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp định lượng
Chương I giới thiệu tổng quan khái niệm, hoạt động và vai trò của E-logistics nói
chung, trên cơ sở đó khái quát về nền tảng Shopee Chương II tập trung vào việc phân
tích hoạt động E-logistics của Shopee và so sánh với các nền tảng TMĐT khác Thông
qua so sánh và phân tích, Chương II đã chỉ ra được những cơ hội, thách thức của
Shopee tại Việt Nam Từ những nghiên cứu trên, Chương III rút ra các giải pháp nhằm
phát triển hoạt động E-logistics của Việt Nam nói chung và Việt Nam nói riêng, cuối
cùng đưa ra kết luận Sau khi nghiên cứu, tiểu luận đã đem lại một cái nhìn chi tiết hơn
về thực trạng E-logistics của Shopee, giúp nắm bắt rõ hơn quy trình hoạt động, cơ hội
cùng những thách thức để từ đó có thể đề ra các giải pháp phát triển trong tương lai
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3 C2C Trung gian mua bán giữa các cá
nghiệp và người tiêu dùng Business to Customer
9 SLS Dịch vụ hậu cần của Shopee Shopee Logistics Services
10 COD Thanh toán khi nhận hàng Cash On Delivery
11 SFP Chương trình phí vận chuyển Shipping Fee Program
12 1PL Logistics bên thứ nhất/Logistics
13 3PL Logistics cung cấp bởi bên thứ
ba/ Logistics hợp đồng Third Party Logistics
15 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
Trang 5STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
18 FIATA Liên đoàn các Hiệp hội Giao
nhận Vận tải Quốc tế
International Federation of Freight Forwarders
Associations
Hội nghị Thường niên Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của FIATA
20 VLA Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ
Logistics Việt Nam
Vietnam Logistics Business Association
Trang 6DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ Bảng
Bảng 1.1: So sánh mô hình C2C và B2C 5
Bảng 2.1: So sánh các gói Freeship Extra của các sàn TMĐT 13
Bảng 2.2: Số liệu thống kê tiêu dùng mua sắm trực tuyến giai đoạn 2018-2023 17
Hình Hình 2.1: Cách thức hoạt động của FBS trên Shopee 8
Hình 2.2: Dịch vụ theo dõi đơn hàng của Shopee .11
Hình 2.3: Thao tác cần thực hiện khi có nhu cầu Trả hàng/Hoàn tiền 12
Hình 2.4: Quy trình xử lý khiếu nại 12
Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng bán lẻ TMĐT Việt Nam giai đoạn 2018-2023 16
Biểu đồ 2.2: Các quốc gia dẫn đầu trong tăng trưởng TMĐT bán lẻ 2023 16
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Hoạt động E-logistics 3
1.2 Tổng quan về nền tảng thương mại điện tử Shopee tại Việt Nam 4
1.2.1 Lịch sử phát triển 4
1.2.2 Mô hình hoạt động kinh doanh 4
1.2.3 Thực trạng hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam 5
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS CỦA SHOPEE TẠI VIỆT NAM 7
2.1 Phân tích hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam 7
2.1.1 Mạng lưới E-logistics của Shopee 7
2.1.2 Hoạt động quản lý kho bãi và logistics 7
2.1.2.1 FBS 7
2.1.2.2 Dropshipping 8
2.1.3 Hoạt động vận chuyển và giao nhận 9
2.1.3.1 Hoạt động vận chuyển trong nước 9
2.1.3.2 Hoạt động vận chuyển xuyên biên giới 9
2.1.5 Dịch vụ 10
2.1.5.1 Dịch vụ thanh toán 10
2.1.5.2 Dịch vụ theo dõi đơn hàng (TMS) 11
2.1.5.3 Dịch vụ sau khi nhận hàng 12
2.2 So sánh hoạt động E-logistics của Shopee với các sàn thương mại điện tử khác 13
2.2.1 Phí vận chuyển 13
2.2.2 Thời gian vận chuyển 14
2.2.3 Hoạt động kho bãi 15
2.3 Đánh giá hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam 16
2.3.1 Cơ hội 16
Trang 8CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS CỦA
SHOPEE VIỆT NAM 19
3.1 Giải pháp phát triển E-logistics tại Việt Nam nói chung 19
3.1.1 Về phía Nhà nước 19
3.1.2 Về phía doanh nghiệp 19
3.2 Giải pháp phát triển E-logistics của Shopee 20
3.2.1 Mở rộng hệ thống kho bãi 20
3.2.2 Phát triển nền tảng Shopee Supermarket 20
3.2.3 Ứng dụng công nghệ 4.0 21
KẾT LUẬN 22
MỤC LỤC THAM KHẢO 23
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã dần trở thành kênh tiêu dùng, mua sắm phổ biến của hơn một nửa dân số toàn quốc Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trực tuyến, các công ty TMĐT đã chú trọng phát triển logistics trên nền tảng số nhằm tạo ra một thị trường mua sắm đa dạng, phong phú và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng Trong số các công ty hàng đầu thuộc lĩnh vực này, Shopee nổi bật như một “ông lớn” có tầm ảnh hưởng không chỉ nhờ sự đa dạng hàng hóa, giao diện dễ sử dụng mà còn nhờ hoạt động E-logistics mạnh mẽ và hiệu quả
Hiện nay, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng, sinh lời cho các công ty E-logistics, trong đó Shopee là một ví dụ nổi bật, chiếm hơn 60% thị phần TMĐT tại Việt Nam Sự phát triển mạnh mẽ của ngành TMĐT tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty logistics
Tuy nhiên, hiện nay, ngành E-logistics tại Việt Nam còn chưa phát triển tương xứng với những cơ hội bởi mức độ ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp logistics còn thấp và gặp nhiều hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính Do đó, các công ty logistics nói chung và công ty TNHH Shopee nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp
Từ những lý do trên, chúng em chọn đề tài “Hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam” làm cơ sở nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kỳ
2 Tổng quan các tài liệu liên quan
Tài liệu gốc:
- Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025” và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200, bắt đầu từ năm 2017 Tài liệu này đưa ra các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics
Trang 10- Bản báo cáo “Logistics Việt Nam 2023” của Bộ Công Thương cung cấp các số liệu về hoạt động Logistics tại Việt Nam trong năm 2023
- Bản báo cáo “Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2023” của Bộ Công thương đưa ra các số liệu về tình hình phát triển của thị trường TMĐT tại Việt Nam trong năm 2023
Tài liệu sơ cấp:
- Tạp chí Công Thương điện tử, “Vai trò của logistics với thương mại điện tử trong bối cảnh kinh tế số ở Việt Nam”, 2023 Tài liệu cung cấp các thông tin tổng quan
và tầm quan trọng của Logistics
- Tạp chí Công thương điện tử, “Những thách thức và giải pháp dịch vụ logistics cho thương mại điện tử ở Việt Nam hậu COVID-19”, 2022 Tài liệu này phân tích các hạn chế và đưa ra giải pháp phát triển năng lực doanh nghiệp E-logistics tại Việt Nam
e-3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động E-logistics trên nền tảng TMĐT Shopee tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2023, cũng như phân tích những cơ hội và thách thức của Shopee trên thị trường Việt Nam Từ đó, tiểu luận sẽ đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển hoạt động E-logistics của công ty TNHH Shopee
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2023
- Đề xuất định hướng, giải pháp phát triển của hoạt động E-logistics của Shopee trong thời gian tới tại thị trường Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hoạt động E-logistics của nền tảng TMĐT Shopee tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Việt Nam
- Về thời gian: Tiểu luận nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế trong giai đoạn 2016-2023
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Hoạt động E-logistics
Về khái niệm
Theo chuyên gia Trần Thanh Hải trong cuốn “Hỏi đáp về Logistics”, E-logistics
là thuật ngữ để chỉ việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics Trong bài tiểu luận này, E-logistics được định nghĩa cụ thể là logistics điện tử - một loại hình logistics công nghệ chuyển đổi số để phục vụ ngành TMĐT và hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng
Chuẩn bị đơn hàng là khâu quan trọng bao gồm thu thập các mặt hàng với số
lượng xác định theo đúng đơn đặt hàng của khách hàng và đóng gói Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu này hết sức quan trọng vì sẽ cho phép tăng năng suất cung ứng, nâng cao tính chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách, nâng cao hiệu quả bán hàng
Giao hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn tất đơn hàng trên sàn TMĐT,
bao gồm các kiểu giao hàng phổ biến sau:
Giao hàng tại kho của người bán: Khách hàng đến tận kho, cửa hàng của nhà
cung cấp để thanh toán và nhận hàng
Giao hàng tại địa chỉ người mua: Hàng hóa được giao đến vị trí mà khách hàng
yêu cầu
Giao hàng xuyên biên giới: Dịch vụ vận chuyển và lưu kho hàng hóa được cung
cấp bởi bên thứ ba Tạo nên một không gian kết nối giữa người bán và người mua trên
khắp thế giới nhằm tạo cơ hội tiếp cận nhiều mặt hàng đa dạng, mới mẻ cùng thời gian giao nhận hợp lý
Trang 12Về vai trò
Thứ nhất, E-logistics giúp tăng cường hiệu quả hoạt động và tiết kiệm nhiều chi
phí cho doanh nghiệp khi tối ưu hóa các hoạt động lưu kho, chuẩn bị đơn hàng và giao hàng Cụ thể, các doanh nghiệp kiểm soát đơn hàng và quản lý kho bãi, nguồn nguyên liệu đầu vào, số lượng sản phẩm xuất ra, số lượng hàng hóa tồn đọng, cũng như quy trình vận chuyển hàng hóa chặt chẽ hơn
Thứ hai, các doanh nghiệp E-logistics có thể hoạt động không giới hạn về thời
gian, địa điểm Ứng dụng thành tựu khoa học tiến bộ trong lĩnh vực logistics tạo ưu thế
về nhiều mặt như thị trường rộng lớn, lượng mua hàng hóa cao, thời gian vận chuyển nhanh , thanh toán khi nhận hàng hoặc thông qua thanh toán điện tử
Thứ ba, logistics điện tử giúp nâng cao chất lượng dịch vụ Các công ty
E-logistics dễ dàng theo dõi, cung cấp cho khách hàng thông tin giao hàng chính xác Vì vậy, cải thiện đáng kể độ tin cậy của khách hàng với doanh nghiệp
Thứ tư, E-logistics góp phần bảo vệ môi trường sống và thúc đẩy sự phát triển
bền vững Khi tối ưu hóa lộ trình vận chuyển và quản lý hiệu quả hàng tồn kho sẽ giảm thiểu thời gian vận chuyển, lượng khí thải gây ô nhiễm không khí và lượng nhiên liệu tiêu thụ
1.2 Tổng quan về nền tảng thương mại điện tử Shopee tại Việt Nam
1.2.1 Lịch sử phát triển
Shopee là sàn giao dịch TMĐT được thành lập vào năm 2015 trên khu vực Đông Nam Á - Đài Loan, có trụ sở chính tại số 5 Science Park Drive, Shopee Building, Singapore và thuộc sở hữu của tập đoàn SEA Ngày 8/8/2016, Shopee chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với mô hình C2C và dần vươn lên trở thành nền tảng dẫn đầu với hơn 60% thị phần TMĐT tại Việt Nam Cụ thể, theo báo cáo của Metric, tính đến quý III/2023, Shopee chiếm 69% thị phần TMĐT tại Việt Nam
1.2.2 Mô hình hoạt động kinh doanh
Hiện nay, mô hình kinh doanh Shopee của Việt Nam có sự thay đổi từ mô hình kinh doanh giữa các cá nhân (C2C) trở thành mô hình lai khi bổ sung thêm các nhà bán hàng chuyên nghiệp (B2C)
Trang 13Với các đặc điểm riêng của từng mô hình, Shopee Việt Nam đã và đang áp dụng cùng lúc cả hai mô hình này Để làm rõ sự khác biệt, ta có bảng so sánh như sau:
Đặc điểm C2C B2C
Đối tượng mục tiêu Cá nhân Doanh nghiệp
Loại sản phẩm hoặc dịch vụ Hàng hóa hoặc dịch vụ cá
nhân
Hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng
Kênh phân phối Trực tuyến, trực tiếp Trực tuyến, trực tiếp Quy mô Thường nhỏ hơn Thường lớn hơn
Tính cạnh tranh Cao hơn Thấp hơn
Các thách thức
Phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ, xử lý thanh toán, vận chuyển và giao hàng
Tạo nhận thức về thương hiệu, tiếp thị, dịch vụ khách hàng
Bảng 1.1 So sánh mô hình C2C và B2C
1.2.3 Thực trạng hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam
Chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2016, Shopee dần vươn lên dẫn đầu với ba dịch vụ thương mại: Shopee Express, Shopee Mall và Shopee Food
Từ 2016 đến nay, Shopee đã trở thành sàn TMĐT lớn nhất cả nước với hơn 20
đối tác vận chuyển lớn như Viettel Post, Giao hàng nhanh, Điều này giúp Shopee mở rộng phạm vi, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh, tiện lợi cho người tiêu dùng mọi nơi trên cả nước Hơn nữa, Shopee đã ứng dụng triệt để các công nghệ tiên tiến trong hoạt động E-logistics với hệ thống quản lý kho bãi thông minh (WMS), hệ thống theo dõi đơn hàng (TMS), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động E-logistics
Năm 2017, gian hàng chính hãng Shopee Mall được cho ra mắt với cam kết
100% hàng chính hãng, đổi trả miễn phí trong 7 ngày Người dùng nhanh chóng được tiếp cận các mặt hàng chất lượng cao
Năm 2019, dịch vụ giao hàng nội địa Shopee Express ra đời, nhanh chóng trở
thành một trong những đơn vị vận chuyển hàng đầu tại Việt Nam nhờ có đội ngũ nhân
Trang 14viên giao hàng chuyên nghiệp, dây chuyền vận hành hiện đại, tối ưu thời gian giao, nhận hàng
Năm 2021, Shopee Food chính thức phủ sóng tại Việt Nam Shopee đã mua lại
Now vào năm 2020 từ công ty Foody và đổi tên thành Shopee Food vào năm 2021 Việc này nhằm tạo ra một hệ sinh thái tích hợp và phát triển mạnh mẽ với Shopee và Shopee Pay
Tính đến cuối năm 2017, Shopee dẫn đầu tốc độ phát triển lượt người theo dõi Fanpage Shopee Việt Nam, 323% trong năm 2017, tăng hơn 1,1 triệu người theo dõi Sau một năm có mặt, Shopee Việt Nam có lượt người theo dõi chỉ đứng sau Lazada Việt Nam và Thế Giới Di Động Sau khi gia nhập cuộc đua của các ông lớn trong ngành TMĐT như Lazada, Sendo, Sàn S kết nối với hơn 4 triệu nhà cung cấp và khoảng 180 triệu sản phẩm được phép lưu hành Tuy nhiên, Shopee Việt Nam lại không phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh, kéo theo đó là 207% lỗ từ năm
2017 đến năm 2018
Cho đến quý 3/2018, Shopee Việt Nam đánh dấu cú bứt phá trở thành đối thủ
đầy tiềm năng của Lazada Trước sự phát triển vượt bậc của thời đại công nghệ số, dự báo khoảng 30% dân số sẽ chuyển qua mua sắm trực tuyến trong các năm kế tiếp Vì vậy, không chỉ Shopee mà những đối thủ cạnh tranh khác đều trở thành tay đua trong cuộc đua giao nhận hàng, công nghệ là yếu tố then chốt Từ đó, E-logistics và hàng loạt dịch vụ kèm theo trở thành chìa khóa quan trọng trong chiến lược phát triển của Shopee Kết quả Shopee đã dẫn đầu về cả lượt truy cập website và xếp hạng tải xuống ứng dụng di động
Từ năm 2019, Shopee bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ việc kết hợp hoạt động
E-logistics đạt hơn 800 tỷ đồng Nhưng tính tới ngày 31/12/2019 Shopee lỗ 2.400 tỷ đồng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến ngày 31/12/2021, số lỗ thu hẹp còn 800
tỷ đồng Theo đánh giá của các chuyên gia, với sự đổi mới không ngừng khi kết hợp E-logistics, Shopee còn tiềm năng thu về những con số dương mong muốn
Hiện nay, Shopee vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị thị trường TMĐT tại Việt
Nam
Trang 15CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG E-LOGISTICS CỦA SHOPEE TẠI VIỆT
NAM 2.1 Phân tích hoạt động E-logistics của Shopee tại Việt Nam
2.1.1 Mạng lưới E-logistics của Shopee
E-logistics là một hình thức Logistics được Shopee sử dụng như một công cụ chính với mục đích vận hành nền tảng mua sắm trực tuyến của mình
Từ khi gia nhập vào thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam cho tới nay (T1/2024), Shopee đã xây dựng 4 kho Shopee Express tại Việt Nam lần lượt là kho
BN HUB (Bắc Ninh), kho BW SOC (TP Hồ Chí Minh), kho DANANG SOC (TP Đà Nẵng) và cuối cùng là kho Củ Chi SOC (TP Hồ Chí Minh)
Từ đó có thể thấy Shopee có mạng lưới E-logistic rộng khắp, hiệu quả với các kho hàng được đặt ở những vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi và cơ sở hạ tầng tốt
2.1.2 Hoạt động quản lý kho bãi và logistics
Cùng lợi thế về quy mô của kho chứa hàng, Shopee đang ứng dụng triệt để các công nghệ tiên tiến trong hoạt động E-logistics với hệ thống WMS - giải pháp giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập kho, hàng tồn, vận chuyển để hỗ trợ hoạt động bán hàng và đặt hàng của nhà cung cấp Shopee còn áp dụng công nghệ
đặt hàng Từ đó giúp Shopee quản lý được số lượng đơn hàng khổng lồ của mình, nhất
là trong những ngày cao điểm Nhờ vào cách thức tổ chức hệ thống kho hợp lý , Shopee đã và đang quản lý hàng hóa trong kho một cách hiệu quả, tối ưu hóa không gian kho bãi và giảm thiểu nhiều loại chi phí
Hiện tại, Shopee đang vận hành hoạt động quản lý kho bãi và logistics bằng hai
Trang 16đóng hàng, bảo quản hàng, giao hàng, thu tiền và thanh toán công nợ với chủ cửa hàng.
FBS gồm sáu quy trình vận hành chính:
Hình 2.1 Cách thức hoạt động của FBS trên Shopee
(nguồn: Shopee UNI, 2023)
Shopee đã chọn ra 2 loại hình FBS để người bán dễ dàng lựa chọn, đó là:
Mô hình cửa hàng quản lý bởi người bán là mô hình mà người bán có thể tham
gia quản lý tài khoản Shopee, rút doanh thu bán hàng trực tiếp từ số dư tài khoản Shopee
Mô hình cửa hàng quản lý bởi Shopee có nghĩa là các bộ phận chuyên trách
của Shopee sẽ phụ trách thực hiện công việc quản lý cửa hàng trực tuyến và người bán
sẽ nhận được doanh thu sản phẩm dựa vào thỏa thuận hợp đồng đã ký từ trước
Với FBS, Shopee đã giúp người bán giảm bớt áp lực kinh doanh bằng cách đảm nhận việc quản lý từ khâu nhận hàng từ người bán cho đến khâu xử lý dịch vụ sau bán hàng
2.1.2.2 Dropshipping
Ngoài ra, Shopee vẫn đang vận hành song song cả mô hình Dropshipping - phương thức kinh doanh trực tuyến bằng hình thức chuyển giao đơn hàng cho nhà cung cấp Nhà cung cấp đảm nhận việc lưu kho, bảo quản, đóng gói và vận chuyển trong khi người bán chỉ cần lựa chọn sản phẩm để kinh doanh, tìm nhà cung cấp để đàm phán và hợp tác, cuối cùng thực hiện quảng cáo sản phẩm thu hút khách hàng
Trang 17Nhờ vào mô hình Dropshipping với nhiều ưu điểm như: không cần bỏ ra nhiều vốn, có thể kinh doanh đa dạng mặt hàng, cũng như dễ thực hiện, vận hành hoạt động kinh doanh, ngày càng có nhiều người bán tham gia thị trường TMĐT thông qua sàn TMĐT Shopee
2.1.3 Hoạt động vận chuyển và giao nhận
2.1.3.1 Hoạt động vận chuyển trong nước
Shopee cung cấp ba phương thức vận chuyển: Hỏa tốc, Nhanh và Tiết kiệm
Vận chuyển Hỏa tốc bao gồm các đơn vị: SPX Instant, GrabExpress, beDelivery,
AhaMove với thời gian vận chuyển từ 1 đến 2 tiếng, giới hạn kích thước và khối lượng lần lượt là 60 centimeter trên 1 cạnh và 30 kilogram
Vận chuyển Nhanh bao gồm các đơn vị: SPX, Viettel Post, Giao Hàng Nhanh,
J&T Express, Ninja Van, VNPost Nhanh với thời gian vận chuyển từ 1 đến 4 ngày, giới hạn kích thước và khối lượng tối đa lần lượt là 200 centimeter trên 1 cạnh và 100 kilogram
Vận chuyển Tiết kiệm bao gồm các đơn vị: VNPost Tiết Kiệm, Giao Hàng
Nhanh, Ninja Van với thời gian vận chuyển từ 2 đến 6 ngày, giới hạn kích thước và khối lượng tối đa tương đồng phương thức vận chuyển Nhanh
Ngoài ra, Shopee còn vận hành hình thức giao hàng siêu tốc (SPX Instant) để
triển khai dịch vụ mua hàng trên Shopee khi Người bán và Người mua ở cùng quận/ huyện Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,
Với đa dạng phương thức và đơn vị vận chuyển uy tín, Shopee không chỉ là sàn TMĐT quốc dân mà còn là đối tác kinh doanh trách nhiệm và lâu bền
2.1.3.2 Hoạt động vận chuyển xuyên biên giới
SLS (Shopee Logistics Services)
SLS là là dịch vụ Logistics kết nối thị trường TMĐT khu vực Đông Nam Á với người bán Trung Quốc SLS giúp người bán Trung Quốc tiết kiệm 30% chi phí vận chuyển so với chi phí của thị trường
Third-Party Fulfillment
Third-Party Fulfillment tạm dịch là dịch vụ vận chuyển và lưu kho hàng hóa
Trang 18- Zhenhub (Hong Kong)
- Easyship (Hong Kong)
- 4PX (Shenzhen, HongKong)
- UFL (Hong Kong)
Các đơn vị này đảm nhận công việc nhận hàng tại cảng, bảo quản, kiểm tra chất lượng, xác nhận đơn hàng sau đó gửi hàng đến kho Shopee
là Ví Shopee Pay và SPayLater
Dịch vụ thanh toán Ví Shopee Pay
Ví điện tử Shopee Pay là phương tiện thanh toán trực tuyến của Shopee như thanh toán hóa đơn, nạp điện thoại, chuyển tiền, quét QR để thanh toán, Khi sử dụng Shopee Pay, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mại như giảm trực tiếp chi phí đơn hàng, miễn phí vận chuyển, hoàn Shopee xu,
Dịch vụ thanh toán trả sau SPayLater
SPayLater là phương thức thanh toán trả sau được cung cấp bởi các Ngân hàng đối tác uy tín trên nền tảng Shopee Dịch vụ này cho phép khách hàng mua trước, trả sau theo kỳ hạn thanh toán đã đăng ký (1, 2, 3, 6 và 12 kỳ) và hưởng nhiều chương trình khuyến mãi/ giảm giá độc quyền