1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu mô hình kinh doanh của sàn giao dịch shopee vn và trình bày cách thức mở một gian hàng trên shopee để bán sản phẩm giày thể thao nike

33 80 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 5,31 MB

Cấu trúc

  • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN (0)
    • 1.1. Khái niệm mô hình kinh doanh (0)
    • 1.2. Khái niệm sàn giao dịch (5)
  • II. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SÀN GIAO DỊCH SHOPEE.VN (5)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Shopee (5)
    • 2.2. Mô hình kinh doanh của Shopee (6)
      • 2.2.1. Mục tiêu giá trị (6)
      • 2.2.2. Mô hình doanh thu (9)
      • 2.2.3. Cơ hội và chiến lược thị trường (11)
      • 2.2.4. Môi trường và lợi thế cạnh tranh (15)
      • 2.2.5. Sự phát triển tổ chức (20)
      • 2.2.6. Đội ngũ quản trị (22)
  • III. CÁCH THỨC MỞ MỘT GIAN HÀNG TRÊN SHOPEE ĐỂ BÁN SẢN PHẨM GIÀY THỂ (23)
    • 3.1. Giới thiệu chung về thương hiệu và sản phẩm NIKE (23)
    • 3.2. Lý do lựa chọn sản phẩm (23)
    • 3.3. Cách tạo một gian hàng trên Shopee để bán sản phẩm (24)
  • IV. ĐÁNH GIÁ (25)
    • 4.1. Ưu điểm (25)
    • 4.2. Hạn chế (26)
    • 4.3. Giải pháp (27)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Vậy để hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh và cáchthức để tham gia vào sàn giao dịch Shopee, nhóm 11 thực hiện đề tài thảo luận với nộidung “Nghiên cứu mô hình kinh doanh của sàn giao dịch

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm sàn giao dịch

Sàn giao dịch là một website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó Sàn giao dịch có chức năng cầu nối giúp cho các người bán và người mua có thể giao dịch với nhau một cách thuận tiện và an toàn Một số ví dụ về sàn giao dịch trong thương mại điện tử tại Việt Nam là Shopee,Lazada, Tiki, Sendo, v.v.

MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA SÀN GIAO DỊCH SHOPEE.VN

Giới thiệu chung về Shopee

Shopee được biết tới là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực ĐôngNam Á có trụ sở tại Singapore và trực thuộc công ty Sea trước đây là Garena Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li – người được biết đến là người đối đầu với Alibaba Vào năm 2015: Shopee được ra mắt lần đầu tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng Ngay tại thời điểm ra mắt

Shopee cùng lúc tấn công 7 thị trường gồm: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Philippines và Vietnam.

Năm 2017: Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam Shopee cũng vươn lên đứng đầu về khía cạnh thương mại điện tử chính tại Đài Loan Với mục tiêu trở thành điểm đến trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á.

Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) Trong đó có các nền tảng con như: Shopee mall, Shopee 4H và còn có các dịch vụ tiện ích khác như Flash Sale, nạp thẻ điện thoại, shop yêu thích, mảng giao đồ ăn nhanh,

“Sau 6 tháng đầu năm 2023, Shopee vẫn là cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng với tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công đạt 59.000 tỷ đồng Theo sau là Tiktok Shop đạt doanh thu 16.300 tỷ đồng Ở vị thứ 3 là Lazada đạt 15.700 tỷ đồng doanh thu”. (Theo Tạp chí Công Thương, 2023)

Theo Metric, thị phần của Shopee từ đầu năm tới nay gần như không thay đổi Điều này đồng nghĩa với việc Tik Tok Shop đang lấy đi thị phần từ các sàn thương mại điện tử còn lại Tik Tok Shop dù chỉ mới ra mắt được 4 tháng (từ quý 4/2022) đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada Đến quý 2/2023, Tik Tok Shop đã vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

Như vậy, Shopee phải đưa ra những chiến lược phù hợp trên chặng đua đường dài này để luôn giữ vững được vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trên sàn thương mại điện tử.

Mô hình kinh doanh của Shopee

Tham gia và chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á (ĐNA): Với dân số trẻ hóa lên tới

650 triệu người, ĐNA được biết đến là khu vực internet phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây Một số nghiên cứu chung giữa Google và Temasek Holdings

Th ươ ng M ạ i đi ệ n tử

Nhóm 1- TMĐT - Mô hình kinh doanh…

Nhân t ố ả nh h ưở ng đ ế n ý đ ị nh s ử d ụ ng…

Mại điện… 100% (37) 12 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TH ƯƠ NG M Ạ I…

Nghiên c ứ u và tìm hi ể u v ề Trí tu ệ nhân…

Tu ổ i tác và gi ớ i tính

3 vào năm 2018 đã dự đoán rằng nền kinh tế số tại ĐNA sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2025 tức là đạt 240 tỷ USD, là động lực chính của nền kinh tế, thương mại điện tử dự kiến sẽ được định giá 102 tỷ USD trên tổng giao dịch vào năm 2025.

Phân khúc thị trường theo hành vi của Shopee: Thay vì dùng một ứng dụng chung cho toàn khu vực, Shopee đã tạo các phiên bản riêng cho mỗi thị trường Ví dụ như tại Indonesia, Shopee đã tạo nên một mục gồm các sản phẩm, dịch vụ phục vụ riêng cho thị trường với phần đông là người Hồi giáo này Tại Thái Lan, nơi mà sức ảnh hưởng của người nổi tiếng tới thói quen mua sắm Shopee đã mở các cửa hàng được quản lý bởi những người nổi tiếng hàng đầu.

Mục tiêu của Shopee là muốn thay đổi thế giới thông qua việc cung cấp nền tảng để kết nối người bán và người mua trong cùng một cộng đồng với xu hướng mua sắm trên thiết bị di động hiện nay, hướng đến mục tiêu nâng cao nền tảng giúp khách hàng có trải nghiệm mua sắm thú vị.

Sứ mệnh của Shopee chính là “Kết nối người mua và người bán" Từ đó, Shopee ra đời nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi bởi quá trình thanh toán và vận chuyển nhanh chóng. Đối với người mua:

• Được xây dựng cho thiết bị di động giúp người dùng trải nghiệm mua sắm di động nhanh chóng và trực quan cao Ứng dụng luôn sẵn để tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play.

• Trò chuyện trực tiếp: Tham gia vào các cuộc trò chuyện trong thời gian thực thông qua tính năng tích hợp sẵn của Shopee.

• Shopee bảo đảm: Bằng cách giữ thanh toán cho đến khi nhận được đơn đặt hàng.

Hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp: Người dùng có thể dễ dàng chọn nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ưa thích sau khi đặt hàng.

Tài li ệ u internet v ạ n vật kết nối

• Mua hàng hiệu với giá tốt: Các nhà bán lẻ uy tín phân phối bản trên Shopee đem đến cho bạn sự lựa chọn đa dạng, từ các hãng nổi tiếng trong mọi ngành hàng Kết hợp với các chương trình sale cực lớn Đối với người bán:

• Quản lý đơn hàng: Quản lý và xử lý nhanh chóng các đơn hàng của Shop để mang lại trải nghiệm hài lòng từ hai phía

• Quản lý sản phẩm: Đăng/cập nhật thông tin/quản lý số lượng tồn,

• Kênh marketing: Một loạt các công cụ marketing hỗ trợ shop quảng bá các sản phẩm phù hợp theo từng mục đích khác nhau.

• Tài chính: Quản lý doanh thu bán hàng và số dư ví trên kênh người bán • Dữ liệu: Xem xét hiệu quả kinh doanh dùng để phân tích bán hàng để phân tích kết quả hoạt động và các chỉ số bán hàng.

• Quản lý shop: Quản lý đánh giá của shop, củng cố thương hiệu shop với các tính năng trong phần quản lý shop trên kênh người bán Trang trí shop giúp bạn tùy chỉnh giao diện shop vơi các mẫu thiết kế đẹp.

2.2.2.1 Mô hình doanh thu phí giao dịch

Hiện tại shopee đang thu các loại phí bán hàng sau: Phí thanh toán, phí cố định (Shopee Mall), phí dịch vụ, phí đăng ký.

Phí thanh toán: là khoản phí giao dịch cho mỗi đơn hàng thành công (đơn hàng nằm ở mục “Đã giao”) hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được tính phí dịch vụ/ phí thanh toán/các loại phí khác (nếu có) Trong mọi trường hợp, người bán chịu trách nhiệm chi phí thanh toán.

Kể từ ngày 1/4/2021, Shopee sẽ áp dụng mức phí thanh toán mới dành cho người bán cụ thể:

Phương thức thanh toán Mức phí mới sau ngày 01/4/2021 (đã bao gồm VAT)

Thẻ tín dụng/ ghi nợ hoặc Trả góp bằng thẻ tín dụng

Thanh toán khi nhận hàng (COD)

Thẻ ATM nội địa (Internet Banking)

Thanh toán bằng Ví Shopee Pay

Phí cố định: là phần trăm hoa hồng trích từ đơn hàng được thực hiện thành công (không tính sản phẩm bị hủy hoặc trả hàng/ hoàn tiền) của Shopee Mall, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Phí cố định (chưa bao gồm 10% VAT) = Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm phí cố định Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có một tỷ lệ phần trăm phí cố định khác nhau Phí dịch vụ: phí này được áp dụng cho người bán tham gia gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra cũng như hai loại phí trên, phí dịch vụ được trừ trực tiếp trên những đơn hàng thành công (không hủy/ trả hàng/ hoàn tiền) trước khi tiền được chuyển vào ví Shopee của người bán Cách tính phí dịch vụ 5% (đã bao gồm VAT) giá bán (tối đa 10K) trên mỗi sản phẩm đối với shop thường.

Phí đăng ký: được tính như người bán đang mua một sản phẩm thông thường trên Shopee, và sẽ không được hoàn lại dưới bất cứ hình thức nào Khi thanh toán các loại phí dịch vụ Gói Freeship Xtra, Phí Dịch vụ bán hàng Shopee sẽ được tự động cấn trừ vào tài khoản của Người Bán sau khi đơn hàng đã hoàn toàn.

2.2.2.2 Mô hình doanh thu quảng cáo

Shopee sẽ thu phí từ việc đấu thầu từ khóa: Đấu thầu từ khóa được biết đến như một phương pháp hàng đầu giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn chỉ với một khoản chi phí nhất định Khi này, người bán sẽ trải qua quá trình lựa chọn một từ khóa để gắn hashtag đấu thầu → trả phí để đưa gian hàng của mình lên đầu lượt hiển thị khi khách hàng tìm kiếm cụm từ khóa đó.

Cách tính chi phí đấu giá từ khóa Shopee = Số lượt click x giá thầu 3 Cơ hội thị trường Thương mại điện tử Đông Nam Á bùng nổ.

Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á với quy mô

CÁCH THỨC MỞ MỘT GIAN HÀNG TRÊN SHOPEE ĐỂ BÁN SẢN PHẨM GIÀY THỂ

Giới thiệu chung về thương hiệu và sản phẩm NIKE

Nike là một công ty đa quốc gia của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, phụ kiện và thiết bị thể thao Công ty được thành lập vào năm 1964 bởi Phil Knight và Bill Bowerman, và hiện là nhà sản xuất giày dép thể thao lớn nhất thế giới

Nike được biết đến với các sản phẩm giày dép thể thao chất lượng cao và sáng tạo. Một số dòng sản phẩm giày dép nổi tiếng của Nike bao gồm Air Force 1, Air Jordan, Air Max, và Zoom Pegasus.

Nike cũng sản xuất quần áo và phụ kiện thể thao dành cho nhiều môn thể thao khác nhau, bao gồm chạy bộ, bóng rổ, bóng đá, và golf.

Một số sản phẩm giày thể thao nổi tiếng nhất của Nike bao gồm: Air Force 1, AirJordan, Air Max, Zoom Pegasus, Free RN, Roshe Run, Foamposite, Kyrie Irving.Nike có mặt tại Việt Nam từ năm 1990 Hiện nay, công ty có hơn 30 cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên cả nước Nike Việt Nam cung cấp đầy đủ các sản phẩm giày dép, quần áo, phụ kiện và thiết bị thể thao cho thị trường Việt Nam.

Lý do lựa chọn sản phẩm

Giày thể thao Nike là sản phẩm có sự nổi tiếng và được biết đến với cả những người quan tâm hoặc ít quan tâm tới giày dép Giày thể thao Nike là biểu tượng của sự sáng tạo và chất lượng trong thế giới thể thao Với thiết kế độc đáo và hiện đại, chúng đáp ứng nhu cầu của cả những người yêu thể thao và người ưa thời trang Được trang bị công nghệ tiên tiến như công nghệ đệm Air Max và Zoom Air, giày Nike mang lại sự thoải mái và hỗ trợ tối ưu cho chân Chất lượng cao và đa dạng chức năng là những điểm mạnh của sản phẩm này, phục vụ nhiều môn thể thao khác nhau Bất kể bạn là người chơi bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, hay đơn giản là muốn tỏa sáng với phong cách thời trang hiện đại, giày Nike luôn là sự lựa chọn xuất sắc. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1982, Nike Air Force 1 là một trong những đôi giày thể thao thành công nhất mọi thời đại., Air Force 1 có thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, với phần thân giày bằng da và đế giày bằng cao su Đôi giày này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tập luyện thể thao đến đi lại hàng ngày.

Air Force 1 có nhiều phiên bản khác nhau, bao gồm phiên bản Low, Mid và High. Phiên bản Low là phiên bản phổ biến nhất, với phần thân giày thấp hơn cổ chân Phiên bản Mid có phần thân giày cao đến mắt cá chân, còn phiên bản High có phần thân giày cao đến bắp chân.

Air Force 1 có nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau, phù hợp với nhiều phong cách thời trang khác nhau Đôi giày này đã trở thành một biểu tượng thời trang và là một trong những đôi giày thể thao được yêu thích nhất trên thế giới.

Cách tạo một gian hàng trên Shopee để bán sản phẩm

Để tạo một gian hàng trên Shopee và bán sản phẩm giày thể thao Nike cần các bước cơ bản sau: Đăng ký tài khoản Shopee

Truy cập trang web Shopee (www.shopee.vn) hoặc tải ứng dụng Shopee trên điện thoại di động.

Chọn "Đăng nhập/Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản Nếu đã có tài khoản, đăng nhập bằng thông tin của bạn.

Bước 1: Vào Kênh Người Bán - mục Thêm Sản phẩm

Bước 2: Điền các Thông tin cơ bản như: Hình ảnh, Video, Tên, Ngành hàng và Mô tả sản phẩm

Bước 3: Điền các thuộc tính phù hợp cho sản phẩm trong mục Thông tin chi tiếtBước 4: Điền các Thông tin bán hàng như: Phân loại hàng, Giá, Kho hàng, Số lượng đơn hàng tối thiểu, Số lượng mua tối đa, Mua nhiều giảm giá và Bảng quy đổi kích cỡ

Bước 5: Thiết lập phần vận chuyển của sản phẩm (sau khi đã đóng gói): Khối lượng, Kích thước và Đơn vị vận chuyển cho sản phẩm

Bước 6: Điền các Thông tin khác (nếu cần thiết)

Bước 7: Chọn Lưu và Hiển thị để đăng bán sản phẩm

Khi có người mua đặt hàng, bạn sẽ nhận được thông báo Truy cập vào mục "Quản lý đơn hàng" để xử lý và giao hàng cho khách hàng.

Quảng cáo và tối ưu hóa Để tăng sự nhận diện và doanh số bán hàng, bạn có thể sử dụng các dịch vụ quảng cáo trên Shopee và tối ưu hóa trang cửa hàng của bạn.

ĐÁNH GIÁ

Ưu điểm

Tạo ra nhiều lựa chọn cho người mua hàng

Lợi ích đầu tiên mà sàn giao dịch này mang lại đó là tạo ra nhiều lựa chọn cho người mua hàng Shopee là nền tảng thương mại điện tử kết nối người bán và người mua hàng trực tuyến, cho phép người dùng trải nghiệm mua sắm đa dạng và phong phú.Người mua hàng có thể tìm kiếm sản phẩm theo nhiều tiêu chí khác nhau, như danh mục,giá cả, đánh giá, vị trí, thương hiệu, khuyến mãi Người mua hàng cũng có thể so sánh giữa các sản phẩm và các gian hàng khác nhau một cách nhanh chóng để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất Mặt khác, với mô hình C2C, Shopee không những là một sàn giao dịchTMĐT thông thường Nó còn kết hợp các tính năng của 1 mạng xã hội Người mua và người bán có thể kết nối với nhau Được trao đổi trực tiếp qua các tính năng như: chat, trả giá, đánh giá, theo dõi và chia sẻ sản phẩm Những tính năng giúp người mua thu thập được nhiều thông tin hơn về sản phẩm và người bán trước khi đặt hàng Liên hệ trực tuyến cũng giúp xóa bỏ khoảng cách về không gian, thời gian giữa người mua và người bán.

Tận dụng được nguồn lực của cộng đồng người bán hàng

Bên cạnh đó, Shopee không chỉ là nơi mua sắm, mà còn là nơi kinh doanh cho hàng triệu người bán hàng trên khắp Việt Nam Shopee giúp người bán hàng tiếp cận được với khách hàng tiềm năng trên toàn quốc, tăng doanh số và thu nhập Shopee cũng hỗ trợ người bán hàng về các vấn đề kỹ thuật, quản lý, marketing, giao nhận, thanh toán Shopee còn tạo ra cộng đồng người bán hàng sôi nổi và hữu ích, nơi họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, thông tin và tương tác với nhau.

Giảm chi phí quảng cáo và tăng tính cạnh tranh và sáng tạo trong thị trường

Mô hình kinh doanh shopee có nhiều ưu điểm so với các đối thủ cạnh tranh khác. Một trong những ưu điểm là shopee giảm được chi phí quảng cáo và vận hành nhờ vào việc tận dụng các kênh truyền thông xã hội, tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và tăng cường sự gắn kết với khách hàng Shopee cũng tăng được tính cạnh tranh và sáng tạo trong thị trường bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, và áp dụng công nghệ mới nhất để nâng cao trải nghiệm người dùng Trên Shopee, bạn có thể dễ dàng mua đồ gia dụng, đồ điện gia dụng, thiết bị điện tử, văn phòng phẩm, sách, mỹ phẩm,… Đặc biệt, Shopee đang triển khai dịch vụ hỗ trợ các shop bán đồ tươi sống, rau xanh tại Hà Nội và Tp HCM.Nhờ vậy, shopee đã trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Hạn chế

Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Chính vì khởi đầu với mô hình C2C nên Shopee là sàn TMĐT rất khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và độ uy tín của người bán Do shopee chỉ là nền tảng trung gian kết nối người bán và người mua, nên shopee không có quyền can thiệp vào quá trình sản xuất, đóng gói và giao hàng của các cửa hàng Hệ quả là Shopee thường phải nhận nhiều khiếu nại và bóc phốt từ người mua hàng như hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn, hàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, hoặc thậm chí là hàng không được giao Cá biệt, có trường hợp báo chí còn đưa tin rầm rộ về việc bán ma túy, vũ khí hay mua/bán điểm số công khai trên Shopee trong nhiều tháng mà không hề bị các doanh nghiệp này phát hiện Ngoài ra, shopee cũng không thể đảm bảo rằng các cửa hàng sẽ có thái độ phục vụ tốt, giải quyết khiếu nại kịp thời và công bằng Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến uy tín và sự hài lòng của khách hàng đối với shopee Cũng chính vì điều này, Shopee đã phải đưa ra chính sách “Shopee bảo đảm” để bảo vệ người tiêu dùng. Chính sách này nhằm đảm bảo người mua khi nhận được hàng Và không có bất kỳ khiếu nại nào về sản phẩm thì người bán mới nhận được khoản thanh toán từ người mua

Sự phụ thuộc vào các bên thứ ba như nhà vận chuyển và thanh toán.

Ngoài ra, mô hình kinh doanh shopee là sự phụ thuộc vào các bên thứ ba như nhà vận chuyển và thanh toán Điều này có thể gây ra nhiều rủi ro và khó khăn cho shopee trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giải quyết khiếu nại, và bảo vệ quyền lợi của người bán và người mua Ngoài ra, shopee cũng phải chịu chi phí cao để hợp tác với các bên thứ ba, làm giảm lợi nhuận và cạnh tranh Shopee cần có những giải pháp để giảm thiểu sự phụ thuộc này, ví dụ như xây dựng hệ thống vận chuyển và thanh toán riêng, hoặc tìm kiếm các đối tác uy tín và hiệu quả.

Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác trên thị trường thương mại điện tử

Một trong những nhược điểm khác của mô hình kinh doanh shopee là phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác trên thị trường thương mại điện tử Shopee không chỉ cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ giao hàng, mà còn phải chiến đấu với các chiến lược tiếp thị, khuyến mãi, tài trợ của các đối thủ Điều này đòi hỏi shopee phải liên tục đầu tư vào nghiên cứu thị trường, phát triển công nghệ, tăng cường uy tín và khả năng thu hút khách hàng Nếu không, shopee có thể bị mất thị phần và lợi nhuận trước sức ép cạnh tranh.

Giải pháp

Có thể thấy sàn TMĐT này mang đến rất nhiều cơ hội đối với nhà kinh doanh, nhưng cũng tiềm ẩn vô vàn rủi ro Chính vì vậy, để quản lý gian hàng hiệu quả, thì một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của mô hình kinh doanh shopee là tăng cường kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các người bán hàng Điều này không chỉ giúp shopee tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, mà còn góp phần bảo vệ uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường Để thực hiện biện pháp này, đầu tiên, Shopee cần xây dựng tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các người bán hàng, bao gồm các yếu tố như chất lượng, an toàn, độ mới, đóng gói, giao hàng, bảo hành, đổi trả, phản hồi khách hàng, v.v Tiếp đến là thông báo rõ ràng và đầy đủ tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra cho các người bán hàng, yêu cầu họ tuân thủ nghiêm ngặt và cung cấp các chứng nhận, giấy tờ liên quan khi cần thiết Thực hiện kiểm tra định kỳ và ngẫu nhiên các sản phẩm và dịch vụ của các người bán hàng, sử dụng các phương tiện như mẫu thử, khảo sát, đánh giá, v.v Nếu phát hiện ra sai sót hoặc vi phạm, shopee cần có các biện pháp xử lý kịp thời và nghiêm khắc, như cảnh báo, phạt tiền, tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng, v.v Cuối cùng, tạo ra một hệ thống phản hồi khách hàng minh bạch và công bằng, cho phép khách hàng đánh giá và nhận xét về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các người bán hàng Shopee cần theo dõi và phân tích các phản hồi này để điều chỉnh và cải thiện tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra của mình.

Một biện pháp quan trọng khác để nâng cao hiệu quả của mô hình kinh doanh shopee là phát triển các hệ thống thanh toán và vận chuyển nội bộ hoặc hợp tác với các đối tác uy tín Bằng cách này, shopee có thể giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng cường sự tin cậy và an toàn cho người mua và người bán, và khuyến khích sự gắn kết và trung thành của khách hàng Hơn nữa, shopee cũng có thể mở rộng thị trường tiềm năng của mình, đặc biệt là ở các khu vực có hạ tầng thanh toán và vận chuyển yếu kém hoặc chưa phát triển Như vậy, shopee có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực thương mại điện tử và tạo ra giá trị gia tăng cho cả người tiêu dùng và người bán hàng.

Bên cạnh đó, Shopee nên đầu tư vào nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu.Bằng cách này, Shopee có thể hiểu rõ nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng Nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu giúp Shopee nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, thói quen mua sắm, sở thích và nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau Từ đó, Shopee có thể tùy biến giao diện, chức năng và nội dung của ứng dụng để tạo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Ngoài ra, Shopee cũng có thể phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing, khuyến mãi và chăm sóc khách hàng, từ đó điều chỉnh kịp thời để tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận Đầu tư vào nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu là một biện pháp thiết thực và hiệu quả để Shopee duy trì và phát triển mô hình kinh doanh của mình trong một thị trường cạnh tranh cao.

Shopee là sàn thương mại điện tử hoạt động theo mô hình C2C và mới đây là B2C. Để thống lĩnh thị trường Việt Nam, Shopee đã đặt ra những mục tiêu trong tương lai để hướng tới đạt lợi nhuận dương Đồng thời tiếp tục chinh phục các thị trường địa phương bằng cách bản địa hóa và tùy chỉnh ứng dụng theo từng khu vực

Bằng các chiến lược thông minh như thiết kế sản phẩm đa dạng, dễ sử dụng, các chiến lược marketing độc đáo, chiếm được cảm tình của người dùng, Shopee đã thành công tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam Mức độ phủ sóng đến mọi độ tuổi, vùng miền tại Việt Nam ngày càng cao, vượt xa các đối thủ khác Lượng người dùng của Shopee cũng ngày càng đông đảo và đa dạng.

Tất cả những chiến lược đó đều nhằm đóng góp vào những giá trị cốt lõi mà Shopee hướng đến: đem đến không chỉ là một giải pháp mua - bán hàng an toàn, dễ dàng, thuận tiện mà còn là một sàn thương mại điện tử chuyên nghiệp, uy tín Để làm được những điều trên, Shopee đã mang những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các sàn thương mại điện tử khác Không thể phủ nhận, những giá trị riêng của Shopee đã trở thành đòn bẩy để sàn thương mại này chiếm lĩnh vị trí đầu bảng trong thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với đặc điểm tâm lý và thói quen tiêu dùng của người Việt, Shopee còn nhiều mặt hạn chế về chính sách quản lí kho hàng, chính sách giá, chính sách giao hàng, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng Với tiềm năng, lợi thế và cơ hội tại thị trườngViệt, trong tương lai, Shopee có thể giải quyết triệt để các vấn đề này, trở thành sàn thương mại điện tử hoàn thiện nhất.

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w