1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bằng những kiến thức kinh tế vi mô, anh chịhãy phân tích biến động giá thị trường xăng dầu việt nam giai đoạn 2020 tới nay

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Biến Động Giá Thị Trường Xăng Dầu Việt Nam Giai Đoạn 2020 Tới Nay
Tác giả Lớp 4720, Nhóm 05
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 291,77 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường...4Chương II: Phân tích, đánh giá cung, cầu xăng dầu và tác động của nhà nước tới xăng, dầu trong nền kinh tế nước ta...41.Diễn biến thị t

Trang 1

MỤC LỤ

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

Môn: KINH TẾ VI MÔ

-* -ĐỀ BÀI: Bằng những kiến thức kinh tế vi mô, anh/chị hãy phân tích biến động giá thị trường xăng dầu Việt Nam

giai đoạn 2020 tới nay

LỚP 4720 NHÓM 05

Hà Nội, tháng 01/2023

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở lý thuyết 1

1 Lý thuyết cung – cầu 1

2 Các khái niệm liên quan về thị trường 3

3 Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường 4

Chương II: Phân tích, đánh giá cung, cầu xăng dầu và tác động của nhà nước tới xăng, dầu trong nền kinh tế nước ta 4

1 Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới 4

2 Diễn biến thị trường xăng dầu Việt Nam 4

2.1 Diễn biến giá xăng dầu năm 2020 5

2.2 Diễn biến giá xăng dầu năm 2021 6

2.3 Diễn biến giá xăng dầu năm 2022 7

3 Nguyên nhân 8

Chương III: Định hướng và giải pháp ổn định giá 12

1 Giải pháp về cung 12

2 Giải pháp về cầu 12

3 Giải pháp về giá 13

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ một lượng khá lớn xăng dầu mỗi năm bởi đây

là mặt hàng thiết yếu, là nguồn nhiên liệu không thể thiếu cho các phương tiện

đi lại Nó gián tiếp tạo ra của cải vật chất và góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển Tuy nhiên, cũng có thể nói xăng dầu là một mặt hàng có giá cả biến động thường xuyên tại Việt Nam bởi nó chịu ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau Vì vậy việc tìm hiểu những yếu tố tác động

và từ đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị phù hợp để giúp ổn định giá thị trường mặt hàng nhiên liệu này là việc rất cần thiết Từ những yêu cầu đó, nhóm chúng tôi xin phân tích biến động giá thị trường xăng dầu Việt Nam giai đoạn từ năm 2020 tới nay

Chương I: Cơ sở lý thuyết

1 Lý thuyết cung – cầu

1.1 Cầu

1.1.1 Khái niệm:

- Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mỗi mức giá chấp nhận được với giả định các yếu tố không đổi

- Lượng cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và

có khả năng mua tại một mức giá cụ thể

- Đường cầu là tập hợp các điểm phản ánh số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua tương ứng với mỗi mức giá chấp nhận được

Quy luật cầu: Giá cả hàng hoá tác động đến lượng cầu hàng hoá theo chiều

nghịch biến

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

a Nhân tố nội sinh: Khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu về hàng hoá giảm đi và ngược lại

b Nhân tố ngoại sinh:

- Dân số: Dân số của một quốc gia, một vùng sẽ quyết định đến cầu hàng

hóa tại quốc gia, vùng đó, đồng biến với cầu

1

Trang 4

- Thu nhập của người tiêu dùng: Quyết định tới sức mua của người tiêu

dùng

- Giá cả của hàng hóa liên quan: Gồm hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ

sung

- Kỳ vọng: Là mong muốn, dự đoán cũng như nhận định của người tiêu

dùng về sự thay đổi giá, lượng cung cấp, về mức độ khan hiếm của một hàng hóa

- Thị hiếu: Là sự kết hợp giữa sở thích với điều kiện tự nhiên, xã hội,

1.1.3 Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu

- Di chuyển trên đường cầu: Là sự thay đổi vị trí các điểm khác nhau trên cùng một đường cầu do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

- Sự dịch chuyển đường cầu: Đường cầu thay đổi vị trí sang một vị trí mới (sang trái hoặc sang phải) do các yếu tố khác ngoài giá thay đổi

Hình 1: Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu

1.2 Cung

1.2.1 Khái niệm

- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các yếu tố không thay đổi

2

Trang 5

- Lượng cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng bán

và có khả năng bán ở một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian

và không gian nhất định

- Đường cung là tập hợp các điểm thể hiện số lượng hàng hóa mà các nhà sản xuất có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá chấp nhận được

Quy luật cung: Giá cả hàng hóa tác động đến lượng cung hàng hóa theo

chiều đồng biến

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung

a Nhân tố nội sinh: Khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cung về hàng hoá tăng và ngược lại

b Nhân tố ngoại sinh:

- Trình độ công nghệ: Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số

lượng hàng hoá sản xuất ra, đồng biến với cung

- Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào): Giá của các yếu tố sản xuất tác

động trực tiếp đến chi phí sản xuất, do đó nghịch biến với cung

- Số lượng người sản xuất: Đồng biến với cung, càng nhiều người lao động

thì sản xuất được càng nhiều, cung tăng

- Chính sách: Các chính sách của chính phủ (chính sách pháp luật, chính

sách thuế và chính sách trợ cấp) đều có tác động mạnh mẽ đến lượng cung

- Các kỳ vọng: Là mong đợi, nhận định về sự thay đổi: giá của hàng hóa,

giá của các yếu tố sản xuất, thay đổi chính sách thuế,

1.2.3 Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung

- Di chuyển (trượt dọc) trên đường cung: Là sự thay đổi vị trí các điểm khác nhau trên cùng một đường cung do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi

- Dịch chuyển đường cung: Là sự dịch chuyển của cả đường cung sang một

vị trí mới (sang phải hoặc sang trái) do tác động của các yếu tố ngoài giá

3

Trang 6

Hình 2: Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung

2 Các khái niệm liên quan về thị trường

2.1 Khái niệm

Thị trường là một tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và người bán trao đổi hàng hóa với nhau

2.2 Trạng thái cân bằng, thiếu hụt của thị trường

2.2.1 Trạng thái cân bằng thị trường

Cân bằng thị trường là trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi

2.2.2 Trạng thái thiếu hụt của thị trường

- Trạng thái dư thừa (dư cung) sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường lớn hơn giá cân bằng, dẫn tới lượng cung lớn hơn lượng cầu

- Trạng thái thiếu hụt (dư cầu) sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn giá cân bằng, dẫn tới lượng cầu lớn hơn lượng cung

2.3 Sự thay đổi của trạng thái cân bằng

Khi có một nhân tố trong hàm cầu hoặc hàm cung thay đổi khiến đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển hoặc khi cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển thì ta có điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới và lượng cân bằng mới

4

Trang 7

3 Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường

Giá cả của hàng hoá trên thị trường tỉ lệ thuận với lượng cung và tỉ lệ nghịch với lượng cầu Khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị Còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị

Chương II: Phân tích, đánh giá cung, cầu xăng dầu và tác động của nhà nước tới xăng, dầu trong nền kinh tế nước ta

1 Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới

Xét về mặt bằng chung, giá cả và thị trường xăng dầu trên thế giới từ năm

2020 đến nay có sự biến động rất mạnh Một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

sự mất cân bằng cung - cầu một cách khó kiểm soát này có thể kể đến như đại dịch toàn cầu COVID-19, hay cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine gần đây

Trong suốt quãng thời gian thị trường xăng dầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, mức tiêu thụ xăng dầu của thế giới giảm rất mạnh, trong khi khai thác dầu thô cũng giảm theo nhưng không thể giảm quá mức nên lượng dầu thô

phải đưa vào tồn trữ rất lớn Theo thống kê của EIA - Cơ quan Thông tin Năng

lượng Hoa Kỳ, chỉ tính riêng bình quân từ tháng 1 – 5/2020, thế giới phải đưa vào kho tồn trữ 6,85 triệu thùng/ngày, trong đó riêng tháng 4/2020 phải đưa vào kho tồn trữ 17,13 triệu thùng/ngày.

Đặc biệt, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga với Ukraine diễn ra từ ngày 24/02/2022 đã góp phần làm tình trạng mất cân đối cung – cầu dầu thô trên thế giới trở nên càng nặng nề hơn

2 Diễn biến thị trường xăng dầu Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường

có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ Thương nhân kinh doanh xăng dầu được quyền tự quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình (không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố) Nhưng thị trường xăng dầu Việt Nam vốn luôn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới Giá xăng dầu thế giới biến động mạnh làm cho giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cũng thay đổi theo Trong 12 quý tính từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2022, Việt Nam có tất cả 78 lần điều chỉnh giá xăng (trong đó hai năm 2020

và năm 2021 đều có 24 đợt điều chỉnh giá với chu kỳ 15 ngày/1 lần, riêng năm

2022 có 34 đợt với chu kỳ 10 ngày/1 lần1)

5

Trang 8

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 40 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

Hình 3: Biểu đ

năm 2020 - 2021 - 2022

Xăng E5 RON 92-II Xăng RON 95-III Dầu DO 0,05S-II Dầu KO

2020 2021 2022

Trong năm 2020, sau 24 lần thay đổi giá, cả xăng E5 RON92-II2 và RON 95-III3 cùng có 9 lần tăng, 11 lần giảm và 4 lần giữ nguyên Tổng cộng, tính đến cuối năm 2020, giá xăng E5 RON92 giảm 4,327 đồng/lít, xăng RON95 giảm 4,434 đồng/lít so với thời điểm đầu năm

Ở kỳ điều hành giá xăng ngày 26/12/2020, dù liên Bộ Công Thương - Tài chính đã chi Quỹ Bình ổn nhưng giá xăng dầu trong nước vẫn tăng theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới Cụ thể, xăng E5 RON92 tăng 389 đồng/lít, không cao hơn 15,518 đồng/lít; xăng RON95 tăng 472 đồng/lít, không cao hơn 16,479 đồng/lít Dầu DO 0,05S-II4 tăng 484 đồng/lít, không cao hơn 12,376 đồng/lít; dầu KO5 tăng 411 đồng/lít, không cao hơn 11,188 đồng/lít

6

Trang 9

15/0130/0114/0229/0215/0329/0313/0428/0413/0528/0512/0627/0613/0728/0712/08 27/0811/0926/0912/1027/1011/1126/1111/1226/12

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

Hình 4: Biểu đ

Xăng RON 95-III Xăng E5 RON 92-II Dầu DO 0,05S-II Dầu KO

11/0126/0110/0225/0212/0327/0312/0427/0412/0527/0511/0626/0612/0727/0711/08 26/0810/0925/0911/1026/1010/1125/1110/1225/12

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

Hình 5: Biểu đ

Xăng RON 95-III Xăng E5 RON 92-II Dầu DO 0,05S-II Dầu KO

Trong năm 2021, mặc dù thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều phải căng mình chống lại đại dịch COVID-19, nhiều hoạt động sản xuất và đi lại bị gián đoạn, nhưng giá xăng dầu vẫn không vì thế mà giảm đi Kết năm 2021, giá

7

Trang 10

xăng có 24 đợt điều chỉnh Trong đó có tới 16 lần tăng giá cao gấp hơn 3 lần so với số lần giảm Mỗi lít xăng RON95 đắt thêm 6,816 đồng trong năm 2021; xăng E5 RON92 cũng tăng 7,032 đồng so với 2020 Vì vậy, kết năm 2021, giá bán lẻ xăng đã tăng hơn 41% so với cuối năm 2020

Nếu như kết thúc năm 2020 giá xăng E5 RON92 đang ở mức là 15,518 đồng/lít, xăng RON95 là 16,479 đồng/lít, dầu diesel là 12,376 đồng/lít, dầu hoả

là 11,188 đồng/lít thì sau lần điều chỉnh ngày 25/12/2021, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã tăng mạnh Cụ thể, với xăng E5 RON92 lên mức 22,550 đồng một/lít, xăng RON 95 là 23,295 đồng/lít, dầu hoả là 16,518 đồng/lít, dầu diesel

là 17,579 đồng/lít

Đặc biệt, trong năm 2021, giá xăng RON95 có giai đoạn đỉnh điểm lên tới sát 25,000 đồng/lít (kỳ điều chỉnh ngày 10/11), cao nhất trong vòng 7 năm và chỉ còn cách 80 đồng so với đỉnh lịch sử tháng 7/2013

11/01 11/02 01/03 21/03 12/04 04/05 23/05 13/06 01/07 21/07 11/08 05/09 21/09 11/10 01/11 21/11 12/12

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

Hình 6: Biểu đ

Xăng RON 95-III Xăng E5 RON 92-II Dầu DO 0,05S-II Dầu KO

8

Trang 11

Ngày 1/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu, trong đó có nhiều nội dung thay đổi về cơ chế điều hành xăng dầu và công thức tính giá Theo đó, kể từ ngày 2/1/2022, kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ được giảm từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, tức là mỗi tháng điều chỉnh ba lần Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày 1, ngày 11 và ngày

21 hàng tháng Việc này sẽ giúp giá xăng dầu trong nước bám sát hơn diễn biến của giá thế giới, tránh tăng sốc và giảm chậm so với biến động của giá thế giới

Ở thời điểm cuối tháng 5 - đầu tháng 6, giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, trong đó, xăng RON95 rơi vào 32,870 đồng/lít - cao nhất trong lịch sử ghi nhận Dầu diesel và dầu hoả cũng ghi nhận ở mức giá 30,010 và 28,780 đồng/lít - tăng gần 1000 đồng/lít so với kỳ điều chỉnh cùng tháng trước đó

Năm 2022 đã chứng kiến sự tăng giảm giá thị trường xăng dầu một cách khó lường khi giá xăng, dầu đột ngột tăng mạnh vào thời điểm tháng cuối cùng của quý 2, nhưng lại giảm một cách nhanh chóng ngay khi vừa bước sang tháng đầu tiên của quý 3, và giữ ở mức khá ổn định trong quý cuối cùng Trong kỳ điều chỉnh giá cuối cùng ngày 21/12/2022, giá xăng RON95 rơi vào mức 20,700 đồng/lít, xăng E5 RON92 là 19,970 đồng/lít, dầu diesel và dầu hoả lần lượt là 21,600 đồng/lít và 21,830 đồng/lít

3 Nguyên nhân

Câu chuyện kinh doanh xăng dầu là một câu chuyện phức tạp, không đơn thuần cứ thấy giá rẻ thì trữ lại hoặc nhập thêm về dự trữ đợi khi thị trường phục hồi thì đem ra sử dụng hoặc bán lại để thu lợi nhuận cao Bởi giá cả của mặt hàng này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là những biến động của tình hình thế giới, khu vực nói chung và trong nước nói riêng Nhưng chung quy lại, sự thay đổi giá cả của xăng dầu cũng là sự biến đổi chênh lệch cung - cầu của mặt hàng này cũng như những hoạt động điều tiết, kiểm soát của Chính phủ

Đại dịch COVID - 19

Có thể thấy rằng, trong quý 1 và quý 2 năm 2020, giá xăng dầu của nước ta

đã chạm đáy và giá luôn ở mức rất thấp hơn so với những quý sau đó Nguyên nhân chính cho hiện tượng này chính là sự bùng phát mạnh mẽ của Đại dịch COVID-19 trong nửa đầu năm 2020 Các lệnh giãn cách xã hội từ Chính phủ đã kéo theo nhu cầu đi lại của người dân sụt giảm một cách đáng kể Trong khi đó, nguồn cung xăng dầu không có nhiều thay đổi, gây ra tình trạng dư cung thiếu

9

Trang 12

cầu Theo luật cầu, vì lượng cầu ở thời điểm nửa đầu năm 2020 sụt giảm nên giá

cả của mặt hàng xăng dầu cũng theo đó mà giảm xuống và chạm mức 10,000 đến khoảng 14,000 đồng/lít tuỳ loại

Tuy nhiên, từ nửa sau năm 2020 trở đi, khi tình hình dịch bệnh COVID-19

đã có xu hướng giảm, được kiểm soát tốt hơn và tình trạng “bình thường mới" được đề ra thì giá xăng dầu cũng bắt đầu có những chuyển biến khả quan hơn Bởi nhu cầu đi lại của người dân bắt đầu trở lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cũng đang dần phục hồi Giá xăng dầu cũng dần được đẩy lên cao hơn

Trên Đường Cung S và Đường Cầu D1 có S ∩ D1 = {E1} với E1 là điểm cân bằng Ban đầu Khi đó giá xăng ở mức P1.

Khi xảy ra đại dịch COVID khiến cho nhu cầu đi lại của người dân giảm, tạo ra một Đường Cầu D2 và Đường Cung S giữ nguyên S ∩ D2 = {E2}, ta có điểm cân bằng mới là E2 tại đây giá xăng đã giảm xuông mức P2.

Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine

Đặc biệt, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga với Ukraine diễn ra từ ngày 24/02/2022 đã góp phần làm tình trạng mất cân đối cung – cầu dầu thô trên thế giới càng nặng nề hơn Để phản đối các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine, một số quốc gia (dẫn đầu là Mỹ, Liên minh châu Âu,…) áp dụng nhiều lệnh

10

E1

P

P

P1

P2

Q1

D 1 D

2

S

Hình 7: Biểu đ

0

E2

Trang 13

trừng phạt nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga khiến cho nhiều hoạt động giao thương giữa Nga với các quốc gia khác bị ngưng trệ Tuy nhiên, Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới (cuối năm 2021 Nga khai thác 11,2 triệu thùng/ngày, xuất khẩu khoảng 7,0 triệu thùng /ngày) Các lệnh trừng phạt đó đã khiến cho các quốc gia châu Âu phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng năng lượng nên họ phải tăng cường dự trữ xăng dầu Những biến động này của thế giới gây ra hiện tượng dư cầu thiếu cung, giá xăng dầu trên thị trường thế giới lên cao; ảnh hưởng lớn đến giá xăng dầu tại thị trường Việt Nam

Dù rằng hiện nay, Việt Nam đã có thể tự chủ đến 80% nguồn cung xăng dầu Tuy nhiên trong 80% đó, chỉ có 3 phần là chúng ta thực sự tự sản xuất được, 5 phần còn lại vẫn là phải đi nhập dầu thô của nước ngoài để lọc Vậy nên thực chất nước ta vẫn đang phải nhập trên dưới 70% xăng dầu nguyên liệu và xăng dầu thành phẩm, chỉ 30% là nguồn cung trong nước từ dầu thô đến xăng dầu thành phẩm Chính vì vậy nếu cả thế giới ở trong tình trạng hụt cung xăng dầu thì Việt Nam cũng thế Do đó, trong những quý đầu năm của năm 2022, giá xăng dầu của nước ta lên cao bất thường, có lúc đạt gần 30,000 đồng/lít

Trên Đường Cung S1 và Đường Cầu D1 có S1 ∩ D1 = {E1} với E1 là điểm cân bằng Ban đầu Tại đây mức giá xăng đang là P1.

11

Hình 8: Biểu đ

S2

S1

D2

D1

Q Q2

Q1 Q3

P1

P2

P3

P

E1

E2 E3

0

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w