TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

20 0 0
TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022 VÀ HÀM Ý CHÍNH

SÁCH CHO VIỆT NAM

Dương Thị Bích Thảo, Phạm Thị Bích Ngọc, Vũ Thị Hương Lan, Hoàng Gia Bảo

Sinh viên K61 Kinh tế đối ngoại - Viện Kinh tế & Kinh doanh quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Vấn đề bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là chủ đề nóng được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam Cho đến nay, các nghiên cứu về mối quan hệ này phần lớn mang tính lý luận hoặc phân tích vĩ mô; còn những nghiên cứu định lượng sử dụng bộ dữ liệu đã cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế Mặt khác, đa phần chỉ nghiên cứu tác động của tăng trưởng đến bất bình đẳng, còn mối quan hệ ở chiều ngược lại - tác động của bất bình đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế còn hạn chế Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2022 Từ kết quả hồi quy ta có thể thấy rằng bất bình đẳng thu nhập có mối quan hệ phi tuyến tính với tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, các biến còn lại như: lực lượng lao động, trình độ giáo dục, thu nhập bình quân đầu ngươi có mối quan hệ cùng chiều

Từ khóa: Bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam, GINI

Trang 2

Giới thiệu chung

Do dư địa từ những chính sách an sinh xã hội trong đại dịch Covid 19 mà tình trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trong nước có những chuyển biến nhất định Vì vậy, mối quan tâm đến sự phát triển trong quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm mới Một số mô hình tồn tại cho rằng có sự tác động âm của bất bình đẳng thu nhập lên tăng trưởng kinh tế, một số lại cho rằng có tác động dương trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này Nhìn chung, các nghiên cứu đi trước đã nhận thấy được mối quan hệ của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về mối quan hệ này Đây thực sự là một mối quan hệ phức tạp, vẫn còn nhiều câu hỏi để ngỏ, cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu để tìm ra lời giải thích thích hợp cho mối quan hệ này, và cần lựa chọn mô hình, giải pháp cụ thể và phù hợp với cơ cấu đặc thù riêng của từng quốc gia xuất phát từ thực tiễn của quốc gia đó Tại Việt Nam, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, song nhóm tác giả nhận thấy chưa có bài nghiên cứu nào nghiên cứu trong giai đoạn gần đây từ 2018 – 2022, giai đoạn trải qua nhiều biến động do dịch bệnh

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế có thể phân thành ba nhóm : (1) Bất bình đẳng thu nhập có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; (2) Bất bình đẳng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; (3) Bất bình đẳng có tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế, thông qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 1.Tác động của bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế qua các nghiên cứu

Dữ liệu thời gian về Mexico giai đoạn

Dữ liệu trong nghiên cứu của Deininger &

Trang 3

định lượng hồi quy hai giai đoạn (2SLS)

Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với nhau; sự hỗn

hợp giữa bất bình đẳng với đầu tư, bất bình đẳng

với y tế, bất bình đẳng với giáo dục có mối quan

hệ cùng chiều với tăng

kê mô tả (biểu đồ)

Sự gia tăng hay sụt giảm quá nhanh về thu nhập

đo bằng hệ số Gini với tốc độ tăng trưởng kinh trưởng cao hơn ở các nước có thu nhập cao hơn hoặc các nước phát

triển

Trang 4

hơn sẽ có được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số Gini lớn hơn 0,37 và sẽ giảm tăng trưởng kinh tế khi Gini trưởng kinh tế Việt

Nam giai đoạn mối quan hệ phi tuyến với tăng trưởng kinh tế

Mối quan hệ giữa tăng trưởng, nghèo

thì sẽ làm giảm tăng trưởng, còn nếu mức gia

tăng của bất bình đẳng lớn hơn 34,5 sẽ làm cho

tăng trưởng gia tăng

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 2 Cơ sở lý thuyết

2.1 Một số lý thuyết về bất bình đẳng thu nhập 2.1.1 Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Bất bình đẳng là một khía cạnh quan trọng, một trọng tâm của phát triển kinh tế bền vững Theo Gallo (2002), bất bình đẳng là sự phân phối các nguồn lực không công bằng giữa các cá nhân Khái niệm bất bình đẳng lúc này được hiểu theo nghĩa hẹp, dùng để chỉ bất bình đẳng kinh tế Hiểu theo nghĩa rộng, khi nói đến bất bình đẳng nói chung, có nghĩa chúng ta đang đề cập đến bất bình đẳng xã hội Theo Marx, bình đẳng xã hội là quyền ngang nhau giữa người với người về mọi phương diện xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, , và bình đẳng kinh tế chỉ là một khía cạnh của bình đẳng xã hội, dù vậy, đó là một khía cạnh quan trọng

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, có thể hiểu bất bình đẳng thu nhập là hiện tượng thu nhập phân phối không đồng đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế

2.1.2 Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng thu nhập

Bất bình đẳng thu nhập là một thách thức mà mọi quốc gia đều phải đối mặt trong quá trình phát triển của mình Tình trạng bất bình đẳng thu nhập được thể hiện ở các quốc gia với mức độ khác nhau Việc giảm bất bình đẳng thu nhập đã trở thành một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có thể chia thành hai nhóm chính là: (1) bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động và (2) bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản

Trang 5

(1) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động đến từ những sự khác biệt về trình độ, năng lực chuyên môn, thể chất, năng khiếu thẩm mỹ, kinh nghiệm làm việc… của người lao động dẫn tới sự khác nhau trong thu nhập của họ Cùng với đó, bất bình đẳng thu nhập từ lao động cũng có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân như: năng lực, nỗ lực; khả năng tiếp cận giáo dục và đào tạo; và cơ hội của người lao động

(2) Bất bình đẳng trong phân phối tài sản

Bất bình đẳng trong phân phối tài sản là chênh lệch giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập, sở hữu tài sản của các cá nhân, do yếu tố tiết kiệm, tích lũy và kế thừa hình thành Nhằm hỗ trợ cho việc đo lường bất bình đẳng thu nhập dễ dàng hơn, một số chỉ tiêu được sử dụng, gồm: hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất; đường cong Lorenz; và hệ số Gini Hệ số Gini là một chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hoặc tài sản của một quốc gia hoặc một nhóm dân số Nó là một phương pháp định lượng để xác định mức độ chênh lệch giữa các thành viên trong một tập hợp từ một quan điểm phân bố tài sản hay thu nhập Hệ số Gini thường được biểu diễn bằng một giá trị từ 0 đến 1, trong đó 0 đại diện cho sự hoàn toàn bình đẳng (tất cả mọi người nhận được cùng một số tiền hoặc tài sản), và 1 đại diện cho sự hoàn toàn bất bình đẳng (một người hoặc nhóm sở hữu toàn bộ thu nhập hoặc tài sản) Hệ số Gini giúp đánh giá mức độ chênh lệch kinh tế và xã hội trong một quốc gia và hỗ trợ việc đưa ra các chính sách nhằm giảm bớt bất bình đẳng và đảm bảo phân phối tài sản và thu nhập công bằng hơn

2.1.3 Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

Các chỉ số đo lường bất bình đẳng dựa vào trung bình thu nhập/tiêu dùng của một quốc gia và cách phân phối thu nhập/tiêu dùng đó Có nhiều cách tiếp cận đo lường bất bình đẳng khác nhau, một số phổ biến bao gồm:

(1) Đường Lorenz

Một trong những công cụ đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập trong phân phối thu nhập được sử dụng trong kinh tế học là đường Lorenz mang tên nhà bác học người Mỹ Coral Lorenz (1905) Đường này phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết

Đường Lorenz là cách biểu thị bằng hình học hàm phân bố xác suất cộng dồn của một phân bố xác suất thực nghiệm cho trước về thu nhập hay của cải Cụ thể, nó cho biết tỉ lệ phần trăm nhất định của dân số sở hữu

Đường Lorenz được biểu thị trong một đồ thị hình vuông với trục tung là tỉ lệ phần trăm thu nhập (hoặc của cải) cộng dồn, còn trục hoành biểu thị tỉ lệ phần trăm cộng dồn các nhóm dân cư được sắp xếp theo thứ tự mức thu nhập tăng dần

Trang 6

(2) Hệ số GINI

Hệ số Gini là một chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hoặc tài sản của một quốc gia hoặc một nhóm dân số Nó là một phương pháp định lượng để xác định mức độ chênh lệch giữa các thành viên trong một tập hợp từ một quan điểm phân bố tài sản hay thu nhập

Hệ số Gini (G) được tính dựa vào đường cong Lorenz Đường cong Lorenz được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân số tương ứng cộng dồn

Hệ số Gini là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong Lorenz và đường thẳng 45o từ gốc tọa độ) chia cho diện tích A+B (là diện tích tam giác vuông nằm dưới đường thẳng 45o từ

Trang 7

Yi – Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i

Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số Gini bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số Gini bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1 Hệ số Gini càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hệ số GINI để đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập giữa các tỉnh thành

2.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 2.2.1 Khái niệm

Theo Adam Smith, TTKT là tăng đầu ra theo bình quân đầu người, hoặc tăng sản phẩm lao động (tăng thu nhập ròng của xã hội) Còn Samuelson cho rằng TTKT là sự gia tăng về GDP hay sản lượng tiềm năng của một nước Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian Một cách chung nhất, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

Ngoài mối quan hệ trực tiếp giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế, trong bài nghiên cứu còn đề cập tới một số biến chỉ ra mối quan hệ giữa hai biến số này như: lực lượng lao động, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người/tháng

2.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế

Tốc độ TTKT biểu thị phần trăm thay đổi của quy mô nền kinh tế kỳ hiện tại và kỳ trước, có thể được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người thực (tức là đã loại bỏ biến động của giá cả theo thời gian) Tuy nhiên, GDP và GNP không được khuyên dùng vì dễ gây nhầm tưởng, đặc biệt trong trường hợp tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ TTKT Khi đó, việc tăng sản là do tăng dân số chứ sản xuất chưa chắc được cải thiện Vì vậy, tốc độ TTKT sẽ có ý nghĩa hơn nếu nó được tính dựa trên tổng sản phẩm bình quân đầu người thực, đây cũng là tốc độ TTKT được sử dụng trong bài nghiên cứu

2.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế 2.3.1 Lý thuyết chữ U ngược Kuznet (1955)

Trong suốt quá trình phát triển của ngành kinh tế, có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập công bằng (hay bất bình đẳng thu nhập) Điển hình là lý thuyết chữ “U ngược” của Simon 21 Kuznets (1955) Theo đó ông cho rằng: “mức độ bất bình đẳng về thu nhập có hướng gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ giảm bớt đi khi nền kinh tế đã đạt tới một trình độ phát triển cao hơn” Lý thuyết này giải thích nguyên nhân của hiện tượng đảo ngược, Kuznets cho rằng đó là các yếu tố liên quan đến cầu Cụ thể tại thời điểm bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa, công nghệ và thể chế thay đổi sẽ kéo theo nhu cầu về vốn và lao động có kỹ năng, trong khi hạ thấp vai trò của lao động không có kỹ năng Sau đó kỹ thuật mới liên tục xuất hiện còn thể chế thì thay đổi chậm

Trang 8

hơn Nhờ đó thay đổi của đại bộ phận lao động chuyên môn kém cũng được cải thiện bởi vai trò của yếu tố nhân lực trong cơ cấu sản phẩm lại được chú trọng

Nguồn: Simon Kuznet (1901-1985)

Tuy vậy, mô hình này có những hạn chế nhất định khi mà chưa giải thích được nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển cũng như phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này khi áp dụng các chính sách khác nhau nhằm tác động tới tăng trưởng và bất bình đẳng Và mô hình chưa trả lời các câu hỏi cho các nước đang phát triển: Liệu các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận mức độ bất bình đẳng tăng lên trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay không và các nước này có thể trông đợi vào bất bình đẳng có thể giảm đi khi tăng trưởng đạt đến mức độ nhất định nào đó không Điều này có lẽ là vấn đề cần gây tranh cãi và cần được thảo luận

Trên nền tảng cơ bản về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế nêu trên, hầu hết các lý thuyết sau đó chia thành 3 trường phái: (1) Bất bình đẳng thu nhập có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; (2) Bất bình đẳng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; (3) Bất bình đẳng có tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế

2.3.2 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển:

Theo lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định quá trình tích lũy tư bản và giảm tiết kiệm/đầu tư sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế Dựa trên cơ sở đó, Lewis (1954) cho rằng các doanh nhân tiết kiệm một phần lớn thu nhập từ lợi nhuận của họ so với các nhóm khác trong nền kinh tế, và BBĐTN có thể dẫn đến tiết kiệm nhiều hơn ở những người giàu có và nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn Kaldor (1967) thì coi rằng tỷ lệ tiết kiệm của giai cấp công nhân là bằng không, do đó BBĐTN có thể tạo ra tỷ lệ tiết kiệm cao và TTKT nhanh nếu người giàu chiếm phần thu nhập lớn hơn hoặc nếu thu nhập phân bổ bất bình đẳng hơn trong nền kinh tế Tương tự, Stiglitz (1969) cho rằng xu hướng tiết kiệm biên của người giàu cao hơn nhiều so với người nghèo, bằng việc phân phối lại thu nhập sẽ làm giảm tiết kiệm của người giàu trong khi lượng tiết kiệm của người nghèo tăng lên không đáng kể và xét về tổng thể sẽ làm giảm tiết kiệm của nền kinh tế, từ đó làm giảm TTKT Bên cạnh đó, trong điều kiện không có các thị trường vốn hiệu quả cho phép tổng hợp các nguồn lực của các nhà đầu tư nhỏ, thì phân phối sao cho tập trung được của cải sẽ hỗ trợ cho các đầu tư mới với khoản tiền ban

Trang 9

đầu lớn, từ đó dẫn tới TTKT nhanh hơn Li và các cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng vốn đầu tư vật chất, đặc biệt là vốn đầu tư tư nhân, là động lực chính cho sự tăng trưởng dài hạn ở Trung Quốc, trong khi vai trò của vốn con người và vốn đầu tư công vẫn còn rất mơ hồ và không đáng kể Phần thưởng thu nhập cao hơn có thể khuyến khích mọi người đầu tư nhiều hơn và việc cho phép tập trung sở hữu tài sản ở một số cá nhân có thể tạo điều kiện cho các khoản đầu tư lớn, từ đó thúc đẩy TTKT

2.3.3 Học thuyết tạo động lực trong lao động

Học thuyết cân bằng của J Stacy Adams (1965) – một trong học thuyết tạo động trong lao động đối với doanh nghiệp đề cập đến việc mọi người đều muốn đối xử công bằng Các cá nhân có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ với các quyền họ nhận được với sự đóng góp và quyền lợi của những người khác Họ sẽ cảm thấy được đối xử công bằng nếu mức đãi ngộ là ngang nhau Tạo ra và duy trì sự cân bằng giữa đóng góp của các nhân và quyền lợi của cá nhân đó được hưởng góp phần tạo động lực để người lao động tiếp tục cống hiến Mở rộng học thuyết ở cấp độ quốc gia, Mankiw (2004) cho rằng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả nhằm có tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Khi một phần thu nhập của người giàu bị lấy đi để trọ cấp cho người nghèo, đến một ngưỡng nào đó sẽ làm mất động lực lao động, người giàu sẽ không tích cực lao động, người nghèo có dễ tư tưởng ỷ lại, không cần làm việc mà vẫn đủ sống

2.3.4 Lý thuyết tổng hợp của Benabou (1996)

Bên cạnh đó cũng có trường phái cho rằng mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến, tiêu biểu là lý thuyết tổng hợp của Benabou (1996) Lý thuyết này đưa ra một cơ cấu tổng hợp mà trong đó tác động của tái phân phối lên tăng trưởng không nhất thiết phải là đường thẳng Lý thuyết liên kết của Benabou cung cấp một khung khổ mà ở đó tác động của tái phân phối lên tăng trưởng là không nhất thiết tuyến tính Có hai tác động ngược chiều nhau Tái phân phối sẽ tốt nếu chi tiêu công được dành cho đầu tư giáo dục ở một nước với thị trường vốn không hoàn hảo và sẽ xấu nếu nó chỉ chuyển giao thu nhập từ người giàu sang người nghèo, bởi vì nó làm giảm lợi tức từ đầu tư của người giàu Do vậy, tăng trưởng là có liên kết hình chữ U ngược đối với tái phân phối và tái phân phối là có liên kết hình chữ U ngược đối với bất bình đẳng

2.3.5 Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998)

Knell (1998) cho rằng tiêu dùng của mỗi cá nhân không những phụ thuộc vào mức thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào mức tiêu dùng trung bình của nhóm xã hội mà họ liên quan Lý thuyết so sánh xã hội của Knell (1998) giải thích rằng sự liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập có thể mạnh hơn ở các nước giàu Ông đưa ra một mô hình được xây dựng trực tiếp từ Bénabou (1996) trong đó các cá nhân có sự so sánh xã hội Knell giả thiết

Bất bình

đẳng tăng Tạo động lực lao động Năng suất lao động tăng Tăng trưởng tăng

Trang 10

rằng hành vi tối đa hóa lợi ích cá nhân không chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào mức tiêu dùng trung bình của nhóm xã hội mà họ có liên quan Trong một xã hội mà thu nhập được phân phối bất bình đẳng, các hộ gia đình nghèo bị lôi cuốn theo cách sống của tầng lớp thượng lưu và có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn Kết quả là mức đầu tư vào vốn nhân lực sẽ thấp và tăng trưởng kinh tế thấp Như vậy kết luận rút ra từ nghiên cứu này là bất bình đẳng sẽ làm tăng trưởng chậm lại

2.3.6 Lý thuyết của Todaro

Theo Todaro (1997), ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà các dịch vụ công cộng như sức khỏe, y tế, giáo dục còn hạn chế, chưa có khả năng đầu tư đầy đủ, phân phối đến từng người dân, thì BBĐTN đồng nghĩa với việc một bộ phận người nghèo ít có cơ hội được cải thiện sức khỏe thông qua các dịch vụ y tế, ít được tiếp cận với hệ thống giáo dục tiên tiến, vì vậy năng suất lao động thấp, từ đó làm giảm TTKT Ông cũng chỉ ra, người giàu ở các nước đang phát triển chưa thực sự muốn tiết kiệm để đầu tư vào nền kinh tế trong nước, họ có xu hướng dành phần thu nhập tăng thêm để mua hàng hóa nhập khẩu xa xỉ nhiều hơn Loại tiết kiệm và đầu tư này không đóng góp nhiều vào tăng tiềm lực sản xuất của quốc gia, thậm chí là một sự lãng phí nguồn lực vốn đã ít ỏi ở các nước này Ngược lại, thu nhập của người nghèo tăng sẽ kích thích tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, qua đó góp phần kích thích đầu tư, sản xuất và tạo việc làm trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội tham gia và hưởng lợi nhiều hơn

Như vậy, các lý thuyết đã đưa ra nhiều luận cứ mà qua đó có thể nhìn thấy tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế và sự ảnh hưởng này có thể xảy ra ở nhiều trạng

thái: tích cực, tiêu cực và phi tuyến tính Không thể có kết luận chính thức nào là đúng cho

mối quan hệ này ở các quốc gia khác nhau

3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1 Mô hình ước lượng và giả thuyết nghiên cứu

Trong cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu đã tổng hợp, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế như sau:

Năng suất lao

động giảm Tăng trưởng giảm

Ngày đăng: 08/04/2024, 22:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan