1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy Phân Tích Những Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường. Lựa Chọn Một Điểm Đến Du Lịch Cụ Thể Và Phân Tích Tác Động Tiêu Cực Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường Tại Điểm Đến Đó.pdf

17 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy Phân Tích Những Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường. Lựa Chọn Một Điểm Đến Du Lịch Cụ Thể Và Phân Tích Tác Động Tiêu Cực Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường Tại Điểm Đến Đó
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thắm
Người hướng dẫn ThS. Ngô Thị Duyên
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường biển Nha Trang……….…..14 D... Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể và phân tích tác động tiêu cực của hoạt độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ: I - NĂM HỌC: 2021 - 2022

ĐỀ THI SỐ: 06

Họ và tên học viên/ sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm

Mã học viên/sinh viên: 20111144262

Lớp: DH10QTDL9

Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Duyên

Hà Nội, Ngày 10 Tháng 12 Năm 2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến cô Ngô Thị Duyên đã hướng dẫn em thực hiện bài luận này Bài luận sau đây là thành quả sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu cũng như tiếp thu những kiến thức giảng dạy của giáo viên bộ môn về những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài luận, vẫn còn nhiều thiếu sót bởi kinh nghiệm của một sinh viên năm hai như em còn nhiều hạn chế

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……… 1

MỤC LỤC……… ….2

ĐỀ BÀI TẬP LỚN……… 3

A LỜI MỞ ĐẦU……… 3

B CƠ SỞ LÝ THUYẾT……….…4

I Tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường………4

1 Du lịch là nguồn tài chính để bảo vệ môi trường……… 4

2 Du lịch gia tăng nhận thức bảo vệ môi trường……… 4

3 Du lịch tạo ra chính sách bảo vệ môi trường……… 4

II Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường……… 5

1 Du lịch làm ô nhiễm môi trường……….5

2 Du lịch làm tiêu hao tài nguyên……… 6

3 Du lịch tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên……… ……….7

4 Du lịch tác động đến môi trường toàn cầu……… 7

C TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG BIỂN NHA TRANG……… ……… 7

1 Thực trạng ô nhiễm vùng biển du lịch Nha Trang……… 10

1.1 Ô nhiễm môi trường……… …….….10

1.2 Tiêu hao tài nguyên du lịch biển……… ……… 13

1.3 Tác động đến cảnh quan thiên nhiên……….13

1.4 Tác động đến môi trường toàn cầu……….………13

2 Giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường biển Nha Trang……….… 14

D TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 15

Trang 4

ĐỀ BÀI TẬP LỚN Anh (chị) hãy phân tích những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường Lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể và phân tích tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tại điểm đến đó, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường tại điểm đến du lịch lựa chọn

A LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á vô cùng xinh đẹp, một điểm đến quanh năm dành cho khách du lịch nhờ vào sự trái ngược về mùa giữa miền Bắc và miền Nam Du lịch được xem là “ngành công nghiệp không khói” là “con gà

đẻ trứng vàng” Bởi vì hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên thế giới Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển các giá trị văn hoá, nhân văn Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích Chính vì thế ngành du lịch có những tác động khác nhau tới môi trường Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường Những hoạt động này có thể là tích cực, song cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường hợp không có tổ chức, quy hoạch hợp lý, sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài nguyên và môi trường xác đáng

Trang 5

B CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Tác động tích cực của hoạt động du lịch đến môi trường

1 Du lịch là nguồn tài chính để bảo vệ môi trường

- Thu nhập từ vé vào các công viên có thể được dùng để chi trả cho việc bảo

vệ và quản lý các hệ sinh thái nhạy cảm

- Vé vào các khu thăm quan giúp cho trẻ cho các vấn đề về rác thải

- Lệ phí sử dụng, thuế thu nhập, thuế doanh thu hoặc tiền thuê các cơ sở nghỉ ngơi, lệ phí cấp phép cho các hoạt động săn bắt và đánh cá,… có thể cung cấp các nguồn tài chính cần thiết để quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

2 Du lịch gia tăng nhận thức bảo vệ môi trường

- Làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường

- Du lịch đóng vai trò quan trọng - cung cấp các thông tin môi trường làm tăng nhận thức cho du khách về những hậu quả môi trường do hoạt động của

họ gây ra

- Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc

3 Du lịch tạo ra chính sách bảo vệ môi trường

- Du lịch góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Du lịch sinh thái đối với môi trường cũng có một tác động có lợi đáng kể, với sự phát triển của ngành du lịch, tiếp tục phát triển tài nguyên du lịch kiểm soát ô nhiễm và xây dựng sinh thái du lịch, ngành du lịch mà còn để duy trì tài nguyên du lịch sinh thái ra vào giai đoạn sử dụng

Trang 6

- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách

II Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường

Các tác động tiêu cực chủ yếu của du lịch đến môi trường là việc

gây sức ép lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phá huỷ các hệ

sinh thái,

- Ô nhiễm môi trường

- Tiêu hao tài nguyên

- Tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên

- Tác động xấu đến môi trường toàn cầu

1 Du lịch làm ô nhiễm môi trường

Du lịch có thể gây ra các hình thức ô nhiễm môi trường giống như bất kỳ các ngành công nghiệp khác như: khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải, dầu, các hóa chất, thậm chí cả ô nhiễm thẩm mỹ

- Ô nhiễm không khí và tiếng ồn:

Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho

cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại

- Ô nhiễm nguồn nước phát sinh từ:

+ Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Quá trình vận tải, vận chuyển

+ Xả thải chất thải sinh hoạt bừa bãi của khách du lịch và cơ sở lưu trú Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân cận (sông, hồ,

Trang 7

biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản

- Ô nhiễm do rác thải từ:

Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội Sự tập trung một số lượng lớn khách du lịch vấn đề rác thải không kiểm soát được sẽ gây ra ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm thẩm mỹ:

+ Phá vỡ cấu trúc ban đầu của môi trường hệ sinh thái do phát triển không theo quy hoạch Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ) Đồng thời, xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền + Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất

2 Du lịch làm tiêu hao tài nguyên

- Sự phát triển du lịch có thể gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khi người ta tăng cường khai thác các vùng vốn được xem là khan hiếm tài nguyên Các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do du lịch là nước, đất, sinh vật, các nguồn tài nguyên khác ở địa phương

Trang 8

+ Sử dụng một nguồn nước rất lớn cho hoạt động của các khách sạn, bể bơi, sân gôn và cho bản thân khách du lịch -> Dân địa phương khan hiếm nước sạch để sử dụng

+ Phát triển du lịch không có quy hoạch, tràn lan gây ảnh hưởng đến diện tích đất sử dụng của địa phương, hệ sinh thái…

+ Khai thác du lịch quá mức làm mất ổn định hệ sinh thái gây ra thiên tai hạn hán lũ lụt

+ Du lịch có thể gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên khác của địa phương như năng lượng, thức ăn và các nguyên vật liệu khác

3 Du lịch tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên

- Hệ sinh thái tự nhiên rất hấp dẫn khách du lịch nên thường chịu những áp lực và ảnh hưởng xấu khi đưa vào khai thác, sử dụng mà thiếu sự quy hoạch

và bảo vệ

- Sự phát triển du lịch tác động đến tự nhiên bao gồm các hoạt động: + Hoạt động xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng

+ Phá rừng và tăng cường sử dụng đất hoặc sử dụng không bền

vững

+ Phát triển du lịch ở ven biển

+ Các tác động đến tự nhiên do hoạt động của du khách

4 Du lịch tác động đến môi trường toàn cầu

- Du nhập các loài ngoại lai

- Suy thoái tầng ozon

- Biến đổi khí hậu

C TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG BIỂN NHA TRANG

Trang 9

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, 125 bãi tắm lớn, nhỏ, khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc đến Nam

Trong đó phải kể tới Thành phố biển Nha Trang là thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa, thuộc miền duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam Thành phố Nha Trang cách Thủ đô Hà Nội 1.280km, cách Sài Gòn 448km, Cố đô Huế 630km, nằm

ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, Nam giáp thành phố Cam Ranh, Tây giáp huyện Diên Khánh, trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc – Tây – Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông Sông Cái Nha Trang và sông Cửa Bé chia Nha Trang thành 3 phần, gồm 27 xã, phường Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà Ponagar

Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên “Nha Trang” được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tên người Chăm xưa gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay) Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653 Từ năm

1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ của Khánh Hòa Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi

Trang 10

việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam) TP Nha Trang là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn… kết hợp với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của vịnh, biển, núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú, hệ sinh thái biển đa dạng, mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang

Vịnh biển Nha Trang là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, đó là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này Được mệnh danh

là thiên đường miền nhiệt đới, sở hữu bãi biển rất đẹp ngay trung tâm thành phố, nên những điểm du lịch, hoạt động vui chơi, giải trí Nha Trang chủ yếu

là gắn liền với biển đảo Những bãi biển xinh đẹp luôn tràn ngập ánh nắng, bãi cát trải dài thơ mộng và nước biển trong xanh luôn là nơi thu hút nhất ở Nha Trang Trung tâm của Tp Nha Trang được xây dựng dọc tuyến đường Trần Phú, đây là nơi sầm uất nhất của thành phố Nha Trang Trên tuyến đường này có rất nhiều khách sạn, quán ăn bên kia đường là bãi tắm tuyệt đẹp của Tp Nha Trang Được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới với thành phố êm ả nằm ngay bên bờ biển, du lịch Nha Trang trung tâm của tỉnh Khánh Hòa – miền đất được mệnh danh là “xứ Trầm, biển Yến” “Hòn ngọc của biển Đông” này có một sức lôi cuốn đặc biệt đối với khách du lịch tứ phương

Tuy nhiên, thực tế, một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển ngành này là vấn nạn ô nhiễm Du khách trong và ngoài nước kéo đến hằng năm cũng mang lại khu du lịch biển này nạn ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng Du lịch biển Nha Trang đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm

Trang 11

xuất phát quá thấp so với du lịch của một số nước trong khu vực, hoạt động còn chủ yếu dựa vào thiên nhiên, cơ sở hạ tầng yếu kém Tài nguyên môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều địa phương trong nước

1 Thực trạng ô nhiễm vùng biển du lịch Nha Trang

1.1 Ô nhiễm môi trường

- Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong đó, hơn 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác Nhưng, trong vài năm gần đây, tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, ven bờ biển xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dài cả gang tay, trộn với xác chết của sinh vật, gây ô nhiễm nghiêm trọng Môi trường biển đảo Việt Nam hiện nay đang ô nhiễm báo động Trước đây hiện tượng này chỉ xảy ra thỉnh thoảng nhưng bây giờ đã có tình trạng cá chết hàng loạt

- Tại các điểm tham quan, các hình ảnh ô nhiễm môi trường luôn để lại tiêu cực trong lòng du khách Đây là vấn đề các địa phương đã và đang cần phải đối mặt khắc phục Nguyên nhân của vấn đề này không phải chỉ do người dân địa phương hay công tác quản lý mà còn đến từ ý thức của nhiều các du khách Kể từ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 đến nay, các bãi biển từ Bắc vào Nam tràn ngập hình ảnh “người đi, rác ở lại”

- Dân số thành phố Nha Trang dao động trong khoảng 370.000 người, cộng thêm khoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; ngoài ra mỗi năm, vịnh Nha Trang đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch Dân số và du lịch phát triển, kéo theo lượng rác khổng lồ tấn công vịnh Nha Trang Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển khoảng 1 tấn rác nữa Hiện có khoảng 380 lồng với gần 9.000 bè

Ngày đăng: 04/04/2024, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w