Hãy phân tích những biểu hiệncủa liên minh giữa giai cấp công nhân với giaicấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũdoanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

23 4 0
Hãy phân tích những biểu hiệncủa liên minh giữa giai cấp công nhân với giaicấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũdoanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để hiểu rõ về vấn đề này, nhómchúng em xin chọn đề số 6: “Hãy phân tích những biểu hiện của liên minh giữagiai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanhnhân

lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ BÀI 06: Hãy phân tích những biểu hiện của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay LỚP : N08-TL1 NHÓM : 02 H愃 Nội, 2022 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm: 02 Lớp: N08-TL1 Kế hoạch làm việc của nhóm1: - Lấy ý kiến của mỗi thành viên để chọn đề bài, phân chia công việc cho từng thành viên nhóm, sau khi hoàn thành mỗi người gửi ý tưởng vào nhóm để làm một bản word hoàn chỉnh, cùng đọc lại và chỉnh sửa bài làm 2 Phân chia công việc và họp nhóm S Họ và tên MSSV Công việc thực hiện Tiến độ thực Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết T hiện (đúng luận T hạn) Xếp loại2 Có Không Không Trung Tốt Tham Tích Đóng tốt Bình gia cực sôi góp đầy nổi nhiều ý đủ tưởng 1 Lý Chỉn Dũng 451515 Làm bài A 2 Nguyễn Ngọc Anh 451516 Làm bài A 3 Nguyễn Việt Hoàng 451517 Làm bài A 4 Trần Giang Sơn 451518 Làm bài A 5 Nguyễn Thị Thùy Làm bài A Linh 451519 1 Trình bày rõ ý tưởng và các bước để hoàn thành công việc nhóm 2 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 6 Nguyễn Văn Tùng 451520 Làm bài A 7 Đỗ Lan Hương 451521 Làm bài A 8 Nguyễn Thị Linh Chi 451522 Làm bài A 9 Phùng Thị Trà My 451523 Làm bài A 10 Nguyễn Thị Ngọc Làm bài A 451524 Linh 451525 Làm bài A 11 Nguyễn Thị Ngà 451526 Làm bài A 12 Lê Thúy Hậu 451527 Làm bài A 13 Nguyễn Ngọc Linh 451528 Làm bài A 14 Đặng Lê Minh 451529 Làm bài A 15 Vũ Thị Ánh Ngọc 451530 Làm bài A 16 Vũ Quỳnh Trâm 451531 Làm bài A 17 Chu Thị Bích Phương 451532 Làm bài A 18 Trần Mai Thy 451534 Làm bài A 19 Lê Thị Thu Thảo Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2022 Nhóm trưởng (đã kí) Trần Mai Thy 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỞ ĐẦU Trong mỗi thời đại lịch sử, mỗi một giai cấp, tầng lớp đều có vị trí và vai trò nhất định trong tiến hành phát triển của xã hội loài người Song do nhu cầu cuộc sống và những cuộc cách mạng xã hội, các tầng lớp và giai cấp cần phải tìm cách liên minh với nhau để thực hiện những nhu cầu và lợi ích chung Trong đó, liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân là một yêu cầu tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Liên minh công-nông-trí thức và đội ngũ doanh nhân là sự đoàn kết, hợp lực, hợp tác đặc biệt nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh và đội ngũ tri thức, đồng thời góp phần thực hiện lợi ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Để hiểu rõ về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn đề số 6: “Hãy phân tích những biểu hiện của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.” để làm bài tập nhóm NỘI DUNG I Lịch sử hình thành và quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân 1 Lich sử hình thành và phát triển của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của liên minh Khi nghiên cứu thực tiễn các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản ở châu Âu, nhất là ở nước Anh và nước Pháp từ giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra nhiều lý luận nền tảng định hướng cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi đến thắng lợi, trong đó lý luận về liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác đã được các ông khái quát thành vấn đề mang tính nguyên tắc Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao, bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin cũng khẳng định liên minh công, nông là vấn đề mang tính nguyên tắc để đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 V.I.Lênin chỉ rõ: “Nếu không liên minh với nông dân thì không thể có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thể nghĩ được đến việc duy trì chính quyền đó… Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”; “Chuyên chính vô sản là một 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản, hoặc với phần lớn những tầng lớp đó, liên minh nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và củng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội”3 Việc hình thành khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ nên tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau Song quan hệ lợi ích giữa công nhân, nông dân và trí thức cũng có những biểu hiện mới, phức tạp Điều này có ảnh hưởng nhất định đến sự đoàn kết, thống nhất của khối liên minh 1.2 Mối liên hệ giữa liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các giai cấp khác nói chung và đội ngũ doanh nhân nói riêng Xét dưới góc độ chính trị, trong một chế độ xã hội nhất định, chính cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra nhu cầu tất yếu khách quan mỗi giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đều phải tìm cách liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích phù hợp với mình để tập hợp lực lượng thực hiện những nhu cầu và lợi ích chung - đó là quy luật mang tính phổ biến và là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp Xét từ góc độ kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - tức là cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới, cùng với tất yếu chính trị - xã hội, tính tất yếu kinh tế của liên minh lại nổi lên với tư cách là nhân tố quyết định nhất cho sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội Liên minh này được hình thành xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi lĩnh vực của nền kinh tế chỉ phát triển được khi gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để cùng hướng tới phục vụ phát triển sản xuất và tạo thành nền cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất Từng bước tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp xã hội khác Như vậy, liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội 2 Khái quát chung 2.1 Giai cấp công nhân 3 Nguyễn Thị Tuyết - Hà Sơn Thái, Chủ nghĩa Mác - Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp trong cách mạng XHCN - giá trị và nội dung cần bổ sung và phát triển 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo Cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng ẩn Việt Nam; đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Là lực lượng đi đầu của quá trình này sẽ có những biến đổi nhanh cả về số lượng, chất lượng và có sự thay đổi đa dạng về cơ cấu 2.2 Giai cấp nông dân Giai cấp nông dân là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái; là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp… 2.3 Đội ngũ trí thức Đội ngũ trí thức là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là một lực lượng trong khối liên minh Hiện nay, cùng với yêu cầu đẩy mạnh tri thức trong điều kiện khoa học - công nghệ và cách mạng công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ thì vai trò của đội ngũ trí thức càng trở nên quan trọng 2.4 Đội ngũ doanh nhân Đội ngũ doanh nhân là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh Trong đội ngũ này có doanh nhân với tiềm lực kinh tế lớn, có doanh nhân vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động Việc xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế… 3 Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân 3.1 Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác đã chỉ ra rằng: "Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng không thể dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản trước khi 3 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản" V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga và đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác 3.2 Cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao động, đều bị áp bức bóc lột Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất của nhiều ngành, nghề nhưng trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành sản xuất chính trong xã hội Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thể phát triển được Bên cạnh đó, để tạo ra những thành tựu về khoa học - công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, các ngành nghề khác đồng thời huy động các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước thì cần phải có sự liên minh chặt chẽ giữa đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân là lượng chính trị to lớn trong xây dựng, bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc Bởi quan hệ giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức không chỉ dựa vào sự hòa đồng về lòng yêu nước và tinh thần dân tộc mà còn có sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích kinh tế và chính trị Đại hội XII xác định: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc” Đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải 4 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân” Do đó, các chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội phải được quan tâm toàn diện từ giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức đến đội ngũ doanh nhân.4 Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân Xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân phải gắn liền với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền sở hữu và tự do kinh doanh của doanh nhân theo pháp luật, khuyến khích doanh nhân làm giày cho mình đất nước Tăng cường mối liên kết, hợp tác, đoàn kết cùng có lợi giữa doanh nhân với công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng đất.5 II Những biểu hiện của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 1 Biểu hiện về chính trị Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, liên minh công, nông, trí thức và doanh nhân hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đảng của giai cấp công nhân tích cực xây dựng nền DCXHCN nơi quyền lực thuộc về nhân dân Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền dân chủ ,quyền công dân , quyền làm chủ ,quyền con người của công nhân, nhân dân, trí thức và của nhân dân lao động từ đó thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân Ngoài ra, giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và doanh nhân đều có nhu cầu, lợi ích chính trị cơ bản là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cùng đấu tranh, xây dựng và bảo vệ lợi ích chung đó Mỗi giai cấp, tầng lớp ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau đều có lập trường chính trị - tư tưởng của riêng mình Khi chưa giác ngộ cách mạng vô sản thì tư tưởng chính trị của nông dân, trí thức cơ bản còn phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội phong kiến hoặc tư bản Mặc dù có nguyện vọng nhưng nông dân và trí thức không thể tự giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột Trong cách mạng XHCN liên minh giữa ba giai tầng này phải trên lập trường chính trị - tư tưởng của giai 4 Lan Hồ, Tiếp tục nâng cao vị thế đội ngũ trí thức và doanh nhân, http://baolamdong.vn/chinhtri/202003/tiep-tuc-nang-cao-vi-the-doi-ngu-tri-thuc-va-doanh-nhan- 2991424/, truy cập ngày 17/03/2022 5 Nghị quyết số 09-NQ ngày 09/12/2021 của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 5 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 cấp công nhân thì mới thực hiện đồng thời cả nhu cầu, lợi ích của các giai tầng trong xã hội Độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc mà đưa đất nước theo con đường tư bản chủ chủ nghĩa là đi ngược lại ước mơ, nguyện vọng, ý chí và phủ nhận sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam”6 Do vậy, toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung và liên minh công nông, đội ngũ trí thức, doanh nhân luôn cùng chung tay xây dựng, bảo vệ lợi ích chính trị này xuyên suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước Trong điều kiện hội nhập, với nền kinh tế đa thành phần thì việc cụ thể hóa của đổi mới nội dung và tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị là rất cần thiết Nội dung hoạt động chính trị phải thông qua các hoạt động sản xuất, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội, Các hoạt động này luôn vận động đổi mới với tốc độ ngày càng nhanh chóng do đó các hình thức cụ thể của hệ thống chính trị phải được đổi mới cho phù hợp và phát triển tốt Giai cấp công nhân là chủ thể quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước; phát huy vai trò lãnh đạo thông qua Đảng cầm quyền; phát huy quyền làm chủ thông qua Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội Giai cấp công nhân nước ta hiện nay đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng trước đây, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giai cấp nông dân là một lực lượng chính trị hùng hậu trong khối liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là nhân tố quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Ðội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới Cùng với đó là đội ngũ doanh nhân trong hiện nay luôn tích cực tham gia vào công cuộc bảo vệ lợi ích chính trị của mình thông qua các hoạt động kinh tế, văn hóa đặc biệt là chính trị như tích cực tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội Tìm hiểu, tham gia vào các lĩnh vực liên quan đến lập pháp, bầu cử đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp Thực hiện nghiêm chỉnh các 6 http://dukcqtw.dcs.vn/kien-dinh-muc-tieu-doc-lap-dan-toc-va-chu-nghia-xa-hoi-trong-tinh-hinh- moi-duk15344.aspx 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 nghĩa vụ, trách nhiệm mà nhà nước đề ra nhằm bảo vệ tổ quốc, xây dựng CNXH 2 Biểu hiện về kinh tế Liên minh công, nông, trí ra đời trong Đại hội VII với quan điểm: “Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi mở rộng nền tảng của khối liên minh công-nông, từ liên minh công-nông thành liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức’’7 Quá trình “Công-nông trí thức hóa” và “Trí thức công nhân hóa’’ diễn ra nhanh chóng Nhiều gia đình công nhân, nông dân, trí thức có con cháu trở thành trí thức Từ tiểu trí thức, tốt nghiệp cấp III phổ thông (xưa là tú tài) đến trung trí thức (đại học, cao đẳng - cử nhân, kỹ sư) đến trí thức cao cấp (tiến sĩ, giáo sư) Tất cả đều mang trong mình cái chất mới của thời đại: chất công-nông-trí kết hợp ở thế kỷ XXI Công, nông, trí đan xen lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta trong thời kỳ quá độ được cụ thể hóa ở những điểm sau đây: Phải xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và của sự hợp tác quốc tế, từ đó xác định đúng cơ cấu kinh tế gắn liền với những nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và của toàn xã hội Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là “Công- nông nghiệp- dịch vụ” Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta còn xác định “Từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó mà tăng cường liên minh” Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần tuy phát triển ổn định nhưng vẫn gặp khó khăn từ trong và ngoài nước Với chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, khuyến khích và trợ giúp nông dân trong tiến trình thực hiện nghị quyết, các đại hội đảng đã phát huy tác dụng, bộ mặt kinh tế VN có nhiều thay đổi: “Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện Xóa đói, giảm ngh攃o đạt kết quả to lớn Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ cơ sở được phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao” Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu… trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; giữa các địa bàn, vùng, miền dân cư trong cả nước, giữa nước ta và các nước khác 7 Văn kiện Đại hội VII, Nxb ST, 1991, tr.114 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Muốn phát triển kinh tế một cách nhanh chóng thì giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội phải có sự liên hệ với nhau và liên kết với các quốc gia khác trên thế giới Không chỉ ở Việt Nam mà ngày nay xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế đã trở nên vô cùng phổ biến, bằng chứng là các tổ chức, liên minh, hiệp hội ra đời tồn tại và phát triển Đã có những hình thức tổ chức mới để phát huy sức mạnh của liên minh công, nông, trí như : - Tổ chức Liên kết 4 nhà: Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn (báo Nhân Dân, 7-10-2003); - Liên kết giữa Mặt trận Tổ quốc và các ngành văn hóa thông tin trong xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở nông thôn, đô thị; - Liên kết giữa ngành Công nghệ Thông tin với các địa phương, các trường học, các cơ quan nối mạng Internet về nông thôn; - Liên kết giữa ngành Bưu chính Viễn thông với các địa phương phát triển hệ thống các Nhà Bưu điện văn hóa xã, mà đến nay đã có hàng vạn đơn vị đi vào vận hành có hiệu quả… Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện liên minh Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay do trình độ phát triển chưa cao, chưa đồng đều của lực lượng sản xuất mà còn tồn tại khách quan cả chế độ sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu) với nhiều hình thức sở hữu như: hình thức sở hữu tư nhân của cá thể, của hộ gia đình, của tiểu chủ, của nhà tư bản (sở hữu tư nhân tư bản), của tập đoàn tư bản… và cả chế độ sở hữu xã hội (chế độ công hữu) với các hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể…, đồng thời còn có hình thức sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu đan xen các hình thức sở hữu trong cùng một đơn vị kinh tế Đó là cơ sở tồn tại của nhiều thành phần kinh tế Thành phần kinh tế công (chế độ sở hữu xã hội - công hữu) bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, giữ vị trí, vai trò then chốt trong nền kinh tế Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước (được Nhân dân ủy quyền) các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu có thể kể tới đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex),… Thành phần kinh tế tư nhân (chế độ sở hữu tư nhân) là một động lực quan trọng của nền kinh tế Chủ thể của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản… 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Thành phần kinh tế hỗn hợp (một phần trong đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước theo cách gọi của V.I.Lênin) bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở hữu khác nhau với nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân trong nước; giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài; giữa các chủ thể kinh tế tư nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể kinh tế tư nhân trong nước và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài loại hình kinh tế này đang phát triển ngày một mạnh mẽ hơn Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến nông như: Chính sách khuyến nông xóa đói giảm ngh攃o; khuyến nông phát triển sản xuất hàng hóa; khuyến nông phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; chính sách đối với người hoạt động khuyến nông; chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông; các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế Nhà nước, Nhà nước có những chính sách hợp lý thể hiện quan hệ của mình với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội Theo báo cáo rà soát nông nghiệp và lương thực của OECD, Đến các năm 2011-2013, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về hạt điều và hạt tiêu đen, lớn thứ hai về cà phê và sắn, lớn thứ ba về gạo và thủy sản, và lớn thứ 5 về cao su Tổng giá trị xuất khẩu nông sản thực phẩm tăng sáu lần từ năm 2000 đến năm 2012 Điều này đã góp phần vào thặng dư cán cân thương mại nông sản ở mức gần 12 tỷ USD vào năm 2012 Mặc dù Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, nhưng các mặt hàng xuất khẩu này có chất lượng thấp, giá và giá trị gia tăng thấp Điều này một phần là do sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhà nước trong các hoạt động chế biến và xuất khẩu Do đó, nhà nước cần quan tâm hơn đến vấn đề này để tiếp tục thúc đẩy ngành nông nghiệp nước ta phát triển hơn nữa làm cơ sở để phát triển các ngành khác trong nền kinh tế Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật… Hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ công- nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội Hạn chế còn tồn tại trong khối liên minh trên lĩnh vực kinh tế: Bên cạnh những thành tựu trên, Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XIII nhận định: Chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm: Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại 9 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 hóa còn chậm chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao… Năng lực trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế 3 Biểu hiện về văn hóa – xã hội Một l愃, chế độ chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nền kinh tế tiến bộ, hiện đại Những người có trình độ lạc hậu không phù hợp với tiến bộ của xã hội, cần có sự thay đổi để phù hợp hơn với xã hội chủ nghĩa Vì vậy công nhân, nông dân và những người lao động khác phải thường xuyên nâng cao trình độ của chính giai cấp mình để xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ Sự liên minh các giai cấp được hiểu là sự chung tay, hợp tác lâu dài để cùng nhau hướng tới một lợi ích nhất định Bên cạnh đo Đảng cũng đồng thời nhấn mạnh việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hoá giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp Đảng cũng đồng thời phát huy việc thực hiện các chuẩn mực văn hoá gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh Hai l愃, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, càng phải chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước Sự liên minh các giai cấp vì các lợi ích chung để cùng nhau phát triển, hợp tác để cùng xây dựng một xã hội lí tưởng và cùng nhau bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp Tuy nhiên ở các giai cấp, tầng lớp thì luôn có sự mâu thuẫn, đối kháng, xảy ra bởi vậy cần có sự can thiệp bởi những chính sách, đường lối của Đảng trong việc đưa ra những biện pháp, hay những chuẩn mực đạo đức phù hợp để giảm thiểu những hành xử không chuẩn mực trong xã hội điển hình như là công tác phòng, chống bạo lực gia đình được đẩy mạnh; công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức gia đình được tăng cường Nhằm xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân ở cơ sở phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương; ở nông thôn khác ở đô thị; miền núi khác miền xuôi; có sự quan tâm đặc biệt đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hoá giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán, giữ gìn truyền 10 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thống tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và dần hình thành những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp để mọi gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh Ba l愃, chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quan lý kinh tế, quản lý xã hội, quan lý nhà nước Nhân dân muốn thực hiện được công việc quản lý của mình cần phải có trình độ văn hóa, phải hiểu biết chính sách, pháp luật Giai cấp công nhân, nông dân là là lực lượng chính của nước ta đồng thời họ cũng là lực lượng đông đảo, nhà nước Việt Nam hình thành là do những người công nhân và nông dân xây dựng và làm chủ, tuy nhiên để ngày một phát huy nhà nước, ngày một nâng cao và khiến cho nhà nước thêm sự vững trãi thì cần có sự đóng góp của tri thức và hiểu biết của đội ngũ tri thức và đội ngũ doanh nhân Hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta thấy có sự chuyển biến rõ ràng giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện, bên cạnh đó đảng và nhà nước ta trong quá trình đổi mới cũng đã ban hành, nhiều nghị quyết, chỉ thị, thực hiện nhiều chính sách để tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức Thành quả tiêu biểu cho biểu hiện của liên minh giai cấp trong lĩnh vực văn hóa xã hội, nhất là trình độ văn hóa, hiểu biết xã hội không ngừng tăng lên, cải thiện không phân biệt giai cấp, dân tộc, vùng miền Trình độ ngày càng được nâng cao, am hiểu tri thức, phương thức sản xuât, canh tác ngày càng rộng khắp III Thực trạng liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Và phương hướng phát triển 1 Thực trạng liên minh công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay - Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh về số lượng và chất lượng, đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước, cụ thể: Thứ nhất, giai cấp công nhân nước ta tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và ngành nghề 11 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Thứ hai, giai cấp công nhân nước ta đang được trẻ hóa, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp từng bước được nâng lên Thứ ba, giai cấp công nhân nước ta hiện nay đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công mạng trước đây, đa số công nhân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đi đầu, năng động, sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thứ tư, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm; sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu ngh攃o trong giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc Số lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp chuyển thành doanh nghiệp, công ty cổ phần Thứ năm, thành phần xuất thân của giai cấp công nhân nước ta ngày càng đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là từ nông dân - Giai cấp nông dân Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, nhằm tranh thủ tốt nhất những điều kiện về chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật phục vụ thành công quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nước, giai cấp nông dân đã có những bước “chuyển mình” rất lớn, cụ thể: Thứ nhất, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chủ yếu làm giảm tỷ lệ giai cấp nông dân trong xã hội, số lượng nông dân giảm đi, số hộ và lao động thuần nông giảm, tỷ lệ nông dân tập thể giảm đi rất nhiều Thứ hai, cái mới trong nông dân so với thời kỳ trước đổi mới là sự xuất hiện của các chủ trang trại Thực trạng diễn ra là, cơ cấu giai cấp nông dân sẽ đa dạng, phức tạp và hình thành một bộ phận công nhân nông nghiệp, phong cách lao động của người sản xuất nhỏ giảm dần Thứ ba, đội ngũ những người nông dân chuyên đi làm thuê, bán sức lao động xuất hiện và phát triển - Đội ngũ trí thức Đảng ta đã khẳng định: “Trí thức là một trong những động lực đáng kể của cách mạng Việt Nam Họ là bạn đồng minh tin cậy được của giai cấp công nhân”8 Trí thức là tầng lớp – lực lượng có ưu thế về các nguồn năng lực tri thức khoa học, công nghệ và năng lực sáng tạo, kinh doanhTuy nhiên, đội ngũ trí thức hiện nay cũng có sự phân hóa Thứ nhất, về chính trị, trí thức chiếm một tỷ lệ lớn trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, nhất là ở cấp tỉnh – thành và Trung ương Thứ hai, đội ngũ trí thức đang diễn ra quá trình biến đổi nhanh chóng về cơ cấu, lượng và chất; phong phú về cơ cấu nghề; đa dạng về nguồn đào tạo, về 8 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Việt Nam 12 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thành phần xã hội – giai cấp xuất thân; sự phân hóa về thu nhập, phân hóa giàu ngh攃o, phân tầng, phân hóa về lối sống, về quan điểm tư tưởng… Thứ ba, đội ngũ trí thức là những người lao động trí tuệ, sáng tạo, dựa trên nền tảng học vấn và kiến thức chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp Đây chính là đặc trưng của tri thức Thứ tư, trí thức là những người sáng tạo, truyền bá và áp dụng tri thức vào thực tiễn Thiếu nó, xã hội sẽ không phát triển nhanh được, thế hệ sau không thể tiếp thu các thành tựu trí tuệ của các thế hệ trước, không thể đứng trên vai thế hệ trước để phát triển - Đội ngũ doanh nhân Cùng với sự nghiệp đổi mới, đội ngũ doanh nhân đóng góp ngày càng to lớn, có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển phồn vinh của đất nước Họ là những người trực tiếp lao động quản lý, lao động điều hành, lao động kỹ thuật, tức là người “có lao động” (theo tiêu chuẩn đảng viên như Điều lệ Đảng quy định) Sự lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân có thể khái quát ở các đặc điểm sau: Thứ nhất, phát triển nhanh về số lượng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau Thứ hai, chất lượng đội ngũ doanh nhân ngày càng được nâng cao Thứ ba, có vị thế ngày càng quan trọng trong hệ thống chính trị - xã hội 2 Thành tựu đã đạt được và hạn chế của liên minh công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 2.1 Những thành tựu Sau hơn 30 năm đổi mới, khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc - Về chính trị, đã xây dựng được khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân ngày càng vững chắc và được củng cố phát triển theo sự phát triển của đất nước Sự thống nhất về chính trị và tinh thần ngày càng tăng, hệ tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được xác lập vững chắc trong đời sống xã hội Khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân vững chắc đã là cơ sở và hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng được các lợi ích chính trị của mỗi giai cấp trong liên minh Đứng vững trong khối đại đoàn kết dân tộc trước những âm mưu chống phá gây chia rẽ của các thế lực thù địch - Về kinh tế, việc thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo điều kiện cho mọi tầng lớp, giai cấp có cơ hội khả năng phát triển sáng tạo, làm giàu một cách chính đáng Điều đó đã giải quyết được lợi ích kinh tế của mỗi 13 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 giai cấp đồng thời kết hợp lợi ích kinh tế của các giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân để đảm bảo cơ sở cho khối liên minh vững chắc… Thể hiện ở chỗ ngày càng có nhiều hình thức hợp tác liên kết, giao lưu và trong sản xuất và lưu thông giữa công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật hình thành các mô hình, các tổ chức liên kết giữa các giai cấp và tầng lớp và với cả nhà nước Chẳng hạn mô hình liên kết 6 nhà trong nông nghiệp: “nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông - nhà băng - nhà phân phối” đã góp phần phát huy sức mạnh của khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân trong nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước - Về văn hóa - xã hội, Đảng ta luôn coi phát triển kinh tế là cơ sở vật chất để thực hiện các chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội là mục tiêu của hoạt động kinh tế và ngược lại thực hiện các chính sách xã hội lại là động lực để phát triển kinh tế Đồng thời phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân Nhờ sự quan tâm coi trọng văn hóa, phát triển xã hội mà đã đạt được những thành tựu lớn trong xóa đói giảm ngh攃o, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện các chính sách xã hội với người có công với cách mạng, nâng cao dân trí phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục Gắn phát triển công nghiệp và khoa học kĩ thuật với phát triển nông thôn, đô thị hóa Xây dựng các cơ sở y tế, văn hoá các công trình phúc lợi công cộng Nhờ các chính sách xã hội đi đã tạo được sự gắn kết và đồng thuận giữa các giai tầng trong xã hội 2.2 Những mặt còn hạn chế Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, có những nơi, những lúc và ở các mức độ khác nhau, vai trò của liên minh còn bị xem nhẹ hoặc thực hiện chưa đúng mức, cụ thể: Thứ nhất, ở nước ta vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân Một số bộ phận công nhân có tay nghề chưa cao, ý thức giác ngộ giai cấp, tính tổ chức kỷ luật còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến quá trình liên minh với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân Thứ hai, trong liên minh, nông dân chiếm đại bộ phận về số lượng và khu vực nông thôn còn nhiều tiềm năng chưa được khơi dậy Trong khi đó, sự hỗ trợ, liên kết của công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản và của Khoa học - Công nghệ còn chưa chặt chẽ, khiến cho hiệu quả sản xuất còn hạn chế, lợi ích của giai cấp nông dân ở nhiều nơi chưa được coi trọng, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, thiệt thòi 14 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Thứ ba, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân còn ít, hoạt động nghiên cứu khoa học còn thiếu tính thực tiễn, tính ứng dụng vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chưa cao, chưa kịp thời Tình trạng lãng phí chất xám, chảy máu chất xám còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi Những hạn chế và mâu thuẫn này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ đe dọa tính bền vững của khối liên minh, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Từ đây, đòi hỏi cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp để hoàn thiện, nâng cao mối quan hệ liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân 3 Phương hướng phát triển 3.1 Liên minh giai cấp phải dựa trên cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Để củng cố, phát triển và mở rộng liên minh giai cấp phải tính đến lợi ích thiết thực của các giai cấp, giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng lợi ích giữa các giai cấp, đặt các quan hệ ấy trong mối quan hệ biện chứng với lợi ích cơ bản, lâu dài của toàn dân tộc để tạo nên hệ thống động lực, thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc phát triển và giành thắng lợi Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh rằng nếu chỉ biết khai thác, huy động sức dân mà không biết “khoan thư sức dân” thì không thể tập hợp được rộng rãi và chặt chẽ quần chúng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thậm chí điều đó còn là cơ hội để cho các thế lực thù địch tạo cớ xuyên tạc, bóp méo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, … Vì vậy, vấn đề lợi ích giai cấp luôn phải là cơ sở để củng cố, thắt chặt khối liên minh 3.2 Liên minh giai cấp phải được thể hiện ở đường lối cách mạng của Đảng và ở các chính sách của Nhà nước Tăng cường xây dựng khối liên minh công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân là một trong những nội dung quan trọng nhất trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy có những tác động tích cực nhưng vẫn còn đó những mặt tiêu cực đang đợi chúng ta khắc phục Chính vì thế, trong quá trình hoạch định chính sách, đường lối và sách lược phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta vẫn cần và quan tâm tới xây dựng hệ thống các giai cấp một cách đồng bộ, để nó có thể phát huy tốt vai trò là cơ sở cho nền tảng đại đoàn kết toàn dân đưa đất nước đến nhiều thắng lợi mới Đảng ta đã khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự thắng lợi cho 15 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Ngày nay, Đảng cộng sản là Đảng cầm quyền Vì vậy, chỉ khi được sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, khối liên minh giai cấp mới được tổ chức chặt chẽ và do đó, mới khai thác, phát huy tối đa được sức mạnh của các giai cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng ngh攃o đói, xây dựng thành công xã hội mới 3.3 Xây dựng các lực lượng cơ bản của khối liên minh chiến lược Lực lượng cơ bản của khối liên minh chiến lược trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân Các lực lượng này phải thực sự trở thành những lực lượng tiên tiến trên mọi mặt đời sống xã hội Điều đó đòi hỏi phải chú trọng xây dựng các giai cấp và tầng lớp này cả về số lượng, chất lượng, cả về chính trị, tư tưởng chuyên môn nghiệp vụ, phải kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng và phát triển Đảng giai cấp, tầng lớp với việc xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các lực lượng của liên minh Quá trình xây dựng này phải nhằm phát huy nội lực của mỗi giai cấp, tầng lớp; đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa để từng bước xây dựng các giai cấp, tầng lớp này xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước KẾT LUẬN Liên minh giai cấp công nhân, nông dân tầng lớp trí thức và đội ngũ doanh nhân là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc, là chỗ dựa chủ yếu của Đảng và Nhà nước Đó không phải là ý muốn chủ quan mà là một tất yếu khách quan do điều kiện lịch sử kinh tế xã hội quy định và cho phép làm điều đó cũng như do yêu cầu cách mạng đòi hỏi phải làm như vậy Muốn cho khối liên minh đó ngày càng phát huy được tác dụng mạnh mẽ, thì Đảng và Nhà nước phải kịp thời ban hành và thực thi các chính sách nhằm tăng cường sự thống nhất về lợi ích giữa các giai cấp, đồng thời phải coi trọng lãnh đạo xây dựng các tổ chức của nó, làm cho các tổ chức đó thực sự là chỗ dựa tin cậy của hội viên, đoàn viên, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN 16 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỤC LỤC Trang 1 Đề mục 1 MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG I Lịch sử hình thành và quan điểm của Chủ nghĩa xã hội 1 khoa học về liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển của liên minh giữa giai 2 cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân 2 3 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của liên minh 3 1.2 Mối liên hệ giữa liên minh giữa giai cấp công nhân 4 với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các giai cấp khác nói chung và đội ngũ doanh nhân nói riêng 5 2 Khái quát chung 5 7 3 Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giai 10 cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và 11 đội ngũ doanh nhân 3.1 Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân, 11 giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân 3.2 Cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công 13 nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân II Những biểu hiện của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 1 Biểu hiện về chính trị 2 Biểu hiện về kinh tế 3 Biểu hiện về văn hóa – xã hội III Thực trạng liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Và phương hướng phát triển 1 Thực trạng liên minh công nhân, nông dân, trí thức và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 2 Thành tựu đã đạt được và hạn chế của liên minh công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và đội ngũ doanh 17 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:20

Tài liệu liên quan