Hãy phân tích các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên chỉ ra những tồn tại của quy định pháp luật này

13 8 0
Hãy phân tích các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên  chỉ ra những tồn tại của quy định pháp luật này

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm xử phạt hành chính người chưa thành niên gây ra...…………..…4 II.Phân tích các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên……...5CHƯƠNG III:NHỮNG TỒN TẠI CỦA

lOMoARcPSD|38482106 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TIỂU LUẬN MÔN:LUẬT HÀNH CHÍNH ĐỀ BÀI : ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌ VÀ TÊN : MSSV : LỚP : Hà Nội, 2021 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 ĐỀ BÀI: Hãy phân tích các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên? Chỉ ra những tồn tại của quy định pháp luật này? Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 MỤC LỤC PHẦN: MỞ ĐẦU 1 PHẦN: NỘI DUNG 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH .1 I Khái niệm xử phạt hành chính .1 II Đặc điểm xử phạt hành chính 1 III Nguyên tắc xử phạt hành chính 2 IV Hình thức xử phạt hành chính…………………………………………………… 3 V Người chưa thành niên…………………………………………………………… 3 CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 4 I Đặc điểm xử phạt hành chính người chưa thành niên gây ra ………… …4 II.Phân tích các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên …… 5 CHƯƠNG III: NHỮNG TỒN TẠI CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NÀY 7 I Quan điểm cá nhân về những tồn tại và cách khắc phục tồn tại đó .7 PHẦN: KẾT LUẬN .8 DANH MỤC THAM KHẢO 9 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 PHẦN: MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện nay, việc vi phạm hành chính xảy ra rất là nhiều dẫn đến việc xử phạt hành chính được tiến hành, trong đó có cả việc xử phạt hành chính đối với những người chưa thành niên Việc người chưa thành niên vi phạm hành chính là do các em còn trẻ, chịu nhiều những tác động xấu từ xã hội khiến cho các em có những hành động không đúng dẫn đến việc vi phạm hành chính Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định rất rõ ràng trong các quy định của pháp luật, để làm rõ vấn đề trên em xin được phân tích các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên, đồng thời chỉ ra những tồn tại của quy định pháp luật này PHẦN: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN I Xử phạt hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.1 II Đặc điểm xử phạt hành chính Thứ nhất, về cơ sở tiến hành việc xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính Hay nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính Hành vi bị coi là vi phạm hành chính phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định 1 Xem: Giáo trình luật hành chính, Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 nguyên tắc: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định” Thứ hai, xử phạt hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Thứ ba, xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Luật xử lí vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt được phép áp dụng Thứ tư, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính III Nguyên tắc xử phạt hành chính Việc xử lí vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Việc xử lí phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật.Một người hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi Xử phạt hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp Người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, người bị xử phạt hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền chứng minh không vi phạm hành chính IV Hình thức xử phạt hành chính 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Việc xử phạt hành chính đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền, Theo quy định vào Điều 21 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định rất rõ ràng về các hình thức xử phạt hành chính như sau: “1 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); đ) Trục xuất 2 Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính 3 Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.”2 V Người chưa thành niên Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là người chưa thành niên Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên là những người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật 2 Xem: Điều 21 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 của người đó xác lập, thực hiện Đối với các giao dịch dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…của người chưa thành niên.từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự Còn đối các giao dịch mà cho người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì hải được những người chưa thành niên có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự Trừ các giao dịch có liên quan đến tài sản mà nhà nước có yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.3 Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên có nội hàm rộng hơn trẻ em bởi người chưa thành niên bao gồm trẻ em và người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi4 Ở ngưỡng trước 18 tuổi, con người bước vào thời kỳ phát triển bản lề, có sự thay đổi nhanh, rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý nhưng sự phát triển này vẫn nằm trong giai đoạn cuối của thời kỳ chưa trưởng thành, nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn định Do đó, có thể hiểu, người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người thành niên CHƯƠNG II: NHỮNG HÌNH THỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN I Đặc điểm vi phạm hành chính do người chưa thành niên gây ra Thứ nhất, vi phạm do người chưa thành niên thực hiện thường mang tính bột phát, không có động cơ, mục đích rõ ràng Người chưa thành niên là ngườicòn non nớt về trí tuệ Đây là độ tuổi có tính chất là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển đến tuổi trưởng thành Ở lứa tuổi này, con người phát triển mạnh về mặt sinh học nhưng lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ Thứ hai, vi phạm hành chính của người chưa thành niên được thực hiện thường do sự lôi kéo, xúi giục, kích động, dụ dỗ của người thành niên Người 3 Xem: Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 4 Xem: Kết quả nghiên cứu của Đề tài nghiên cứu khoa học “Xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện” do TS Cao Vũ Minh làm chủ nhiệm 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 chưa thành niêncó tâm lý khá phức tạp, không ổn định, mang tính giao thời giữa tính cách vừa trẻ con, vừa người lớn Trong độ tuổi này, người chưa thành niên thường có nhu cầu chứng tỏ bản thân cũng như muốn thể hiện mình là người trưởng thành Thứ ba, vi phạm hành chính của người chưa thành niên được thực hiện thường do sự không quan tâm, chăm sóc chu đáo của cha mẹ, gia đình Cách ứng xử của người chưa thành niênphụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống và sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội Người chưa thành niên luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá cái mới Thứ tư, vi phạm hành chính của người chưa thành niên thường được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận biết, được thực hiện nhanh chóng và ít có quyết tâm thực hiện đến cùng nếu bị ngăn cản Vi phạm hành chính do người thành niên thực hiện thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, có cách thức, thủ đoạn rõ ràng thì vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện thường không có những đặc điểm này II Phân tích các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên Khi xử phạt VPHC đối với cá nhân thì độ tuổi đóng vai trò rất quan trọng Đối với người chưa thành niên thì độ tuổi càng đóng vai trò quyết định Cụ thể, độ tuổi là căn cứ không thể thiếu để người có thẩm quyền quyết định có hay không việc xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên Như vậy, độ tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định có hay không VPHC để từ đó ra quyết định xử phạt VPHC Ngoài ra, độ tuổi cũng là cơ sở để quyết định việc áp dụng hình thức xử phạt và mức tiền phạt tương ứng đối với người chưa thành niên Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC thì không áp dụng hình thức phạt tiền Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên”.5 5 Xem: Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính, năm 2012 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm”.6 Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính, điều này được quy định Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên, trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính Căn cứ Điều 14 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành 6 Xem: Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 chính, thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định như sau: “1 Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm 2 Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 15 của nghị định này Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.”7 Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình CHƯƠNG III: NHỮNG TỒN TẠI CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NÀY I Quan điểm cá nhân về những tồn tại và cách khắc phục những tồn tại đó Pháp luật xử phạt hành chính của nước ta đã thể hiện rõ tinh thần bảo đảm quyền lợi tốt nhất của người chưa thành niên khi quy định trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên nhẹ hơn so với người thành niên Tuy nhiên, liên quan đến mức tiền phạt thì quy định “mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền 7 Xem: Điều 14 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 của Chính phủ 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 phạt áp dụng đối với người thành niên” lại không thật sự rõ ràng và tạo ra cách áp dụng pháp luật không thống nhất Với quy định của Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 81 thì người có thẩm quyền sẽ không thể có cơ sở pháp lý vững chắc nhằm xác định tuổi của người chưa thành niên vi bị xử phạt phạm hành chính Để khắc phục bất cập này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản xác định cụ thể độ tuổi của người bị xử phạt hành chính nói chung và của người chưa thành niên nói riêng Để răn đe, giáo dục người chưa thành niên vi phạm hành chính thì xử phạt hành chính được xem là một trong những công cụ hữu hiệu Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng chế tài hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm thì Nhà nước cũng cần có những cam kết nhằm bảo đảm cho việc xử phạt hành chính được diễn ra công khai, khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật, các văn bản quy định chi tiết cần phải thể hiện rõ các nội dung liên quan đến xử phạt vi phạm hanh chính người chưa thành niên Phần lớn người chưa thành niên không có thu nhập, tài sản riêng nên việc buộc người chưa thành niên phải nộp khoản tiền tương đương là bất khả thi Bên cạnh đó, pháp luật xử phạt VPHC cũng không quy định nghĩa vụ của cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp một khoản tiền tương đương thay thế trong trường hợp người chưa thành niên VPHC không thể nộp Để bảo đảm cho việc thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm không nộp một khoản tiền tương đương, cần quy định chi tiết nghĩa vụ này thuộc vềcha mẹ hoặc người giám hộ Trên thực tế, trong trường hợp người vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà tang vật, phương tiện thuộc diện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì tang vật, phương tiện này sẽ được quy đổi ra khoản tiền tương đương rồi cộng với số tiền phạt PHẦN: KẾT LUẬN 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Qua những phân tích về các hình thức xử phạt hành chính áp dụng đối với người chưa thanh niên cùng với việc đưa ra các nhận xét về những mặt hạn chế còn tồn tại trong những quy định về pháp luật xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên đã thấy được tầm quan trọng của những quy định này đối với việc giáo dục đồng thời răn đe những người chưa thành niên để họ có ý thức hơn và không tái phạm lần sau, việc xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Luật Hành chính, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, năm 2020 2 Luật xử lí vi phạm hành chính, năm 2012 3 Bộ luật dân sự, năm 2015 4 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 của Chính phủ 5 Kết quả nghiên cứu của Đề tài nghiên cứu khoa học “Xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện” do TS Cao Vũ Minh làm chủ nhiệm 6 Bình luận khoa học Luật Xử lý VPHC năm 2012, Nxb Hồng Đức, Nguyễn Cảnh Hợp, năm 2017 7 Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Nguyễn Cửu Việt, năm 2013 8 Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15, “Trẻ em” và “người chưa thành niên” trong pháp luật Việt Nam: nhìn từ nghĩa vụ thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Phạm Thị Thanh Nga - Nguyễn Xuân Tĩnh, năm 2017 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan