Emxin chân thành cảm ơn.NỘI DUNGLuật đất đai 2013 – văn bản quy định đầy đủ, chi tiết và có hệ thống cácquy định, thủ tục về đất đai và các vấn đề quyền và nghĩa vụ của các chủthể xung q
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ TÀI: Số 05
Trang 2MỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Trang
NỘI DUNG
I Vấn đề minh bạch, công khai hóa quy hoạch,
II Những quy định pháp luật hiện hành về công khai, minh
bạch trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ và thực tiễn xử
lý
3
Trang 3Nhằm mục đích thực hiện hiệu quả chức năng quản lí nhà nước vì lợi ích công, đất đai được sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật và thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lí nhà nước, vấn đề minh bạch, công khai, luôn được chú trọng và đóng vai trò không thể thiếu trong mọi công tác quản lí nhà nước về đất đai Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề công khai, minh bạch hóa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất em xin chọn đề tài
số 05, do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi sai sót.
Mong thầy, cô góp ý để bài làm của em có thể được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn
NỘI DUNG
Luật đất đai 2013 – văn bản quy định đầy đủ, chi tiết và có hệ thống các quy định, thủ tục về đất đai và các vấn đề quyền và nghĩa vụ của các chủ thể xung quanh quan hệ pháp luật đất đai đã được ban hành, bộ luật đóng vai trò như một hành lang pháp lí để các chủ thể có thẩm quyền thay mặt nhà nước thực hiện hoạt động quản lí đất đai, hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách công khai, minh bạch
I Vấn đề minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1 Khái niệm
- Công khai, minh bạch:
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2004 thì “công khai” là tính từ hay tính ngữ và tổ hợp tương đương không giữ kín mà để cho mọi người đều có thể biết; còn “minh bạch” là rõ ràng, rành mạch Dựa trên cách hiểu từ Hán Việt, ta cũng có thể cắt nghĩa như sau: công là việc chung, khai là mở vì vậy công khai
Trang 4mang ý nghĩa là cho mọi người biết, không bí mật, không giấu điếm Còn minh là sáng, bạch là trắng vì vậy minh bạch mang ý nghĩa là sự rõ ràng
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch đất là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cơ sở khoa học và thực tế của các mục tiêu kinh tế - xã hội để việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất Kế hoạch hóa đất đai là việc xác định các biện pháp, thời gian
để sử dụng đất theo quy hoạch, do vậy, trong một số trường hợp, quy hoạch hóa đất đai đã bao hàm cả kế hoạch hóa đất đai.1
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm
2007 và 2010) đưa ra khái niệm: “Công khai là việc cơ quan, tổ chức,
đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định” 2 Như vậy, có thể hiểu công khai, minh bạch
hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là việc làm cho mọi người dân
có thể biết và hiểu cơ quan nhà nước có chức năng, kế hoạch, nhiệm vụ
gì, hoạt động như thế nào trong khuôn khổ phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật đất đai và tham gia đóng góp ý kiến vào đó
2 Mục đích
Minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch SDĐ giúp Nhà nước quản lý đất đai một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, đặc biệt khi triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Mục đích muốn để người dân tiếp cận dễ hơn, gần hơn đến các kế hoạch SDĐ của Nhà nước,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh Không chỉ vậy, minh bạch luôn gắn liền với trách nhiệm, đòi hỏi chính phủ và đội ngũ cán bộ, công chức phải công khai quá trình thực hiện công việc
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb CAND, Hà Nội, 2018, tr.97.
2 Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2010.
Trang 5cho mọi người dân Ở góc độ này, minh bạch có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm, có tính trách nhiệm mới có xu hướng công khai và đảm bảo các điều kiện cho công khai, từ đó có thể nâng cao tính trách nhiệm của người có thẩm quyền, giảm thiểu được tiêu cực phát sinh Đây được coi
là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng, chống, tham nhũng lãng phí hiện nay
3 Ý nghĩa
Minh bạch, công khai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong việc thống nhất quản lý của Nhà nước trong lĩnh
vực đất đai, là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân Khi minh bạch trong kế hoạch, quy hoạch SDĐ sẽ giúp người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ mục tiêu của Nhà nước là phát triển chung Từ đó, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đất đai
Thực hiện tốt minh bạch, công khai sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác quản lý, sử dụng đất đai cho nhiệm vụ phát triển đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng thu hồi đất; giúp người dân hiểu được việc làm đúng đắn của cơ quan nhà nước và sẽ chấp hành tốt các chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
II Những quy định pháp luật hiện hành về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực tiễn xử lý
Ngày 1/7/2013, Luật đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực thi hành Luật đất đai có nhiều quy định mới, tạo hành lang pháp lí thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời giải quyết các vấn đề tồn đọng phát sinh trong thực tiễn nhằm quản lí và SDĐ sao cho có hiệu quả nhất
là trong giai đoạn kinh tế xã hội đang phát triển ngày nay Đặc biệt so với
Trang 6Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 đã chú trọng hơn đến vấn đề minh bạch, công khai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013 đã bổ sung thêm khái niệm quy hoạch sử dụng đất và
kết hoạch sử dụng đất tại khoản 2, 3 Điều 3 Điều này góp phần tạo nên
cách hiểu thống nhất giữa những người làm công tác quản lí đất đai và người dân sử dụng đất Từ đó cả cơ quan chức năng và người dân sẽ có những hoạt động giám sát và phát hiện, xử lí kịp thời những sai sót phát sinh
- Điều 36, Luật đất đai 2013 đã quy định rõ ràng về hệ thống quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất:
“1 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.” 3
Như vậy, Luật đất đai 2013 đã quy định rõ ràng và cụ thể hệ thống quy hoạch kế hoạch SDĐ chia làm 3 cấp theo địa giới hành chính và 2 lĩnh vực Việc quy định này đã tạo nên sự phân cấp rõ ràng trong quy hoạch,
kế hoạch SDĐ, đảm bảo cho việc lập, thực hiện kế hoạch sử dụng đất đúng đắn, công khai, minh bạch
- Luật đất đai năm 2013 đã thiết lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh như quy hoạch kế hoạch sử dụng đất các cấp hành chính
Trong quy định về quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh tại
Điều 41 Luật đất đai 2013, đã làm khách quan, rõ ràng trong quá trình lập
và thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh, tạo cơ chế quản lí chặt chẽ không chỉ theo lĩnh vực mà còn theo các cấp hành chính nơi có diện tích đất thuộc quy hoạch, kế hoạch SDĐ quốc phòng, an ninh
3 Điều 36, Luật đất đai 2013.
Trang 7Ngoài ra đảm bảo tính thống nhất về mặt pháp luật đối với các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Luật đất đai 2013 đã quy định về việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất
Tại điều 42, Luật đất đai 2013 thì các cơ quan, tổ chức lâp quy hoạch,
kế hoạch SDĐ có trách nhiệm tổ chức, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân
về quy hoạch, kế hoạch SDĐ Điều luật quy định cụ thể về hình thức, nội dung, thời gian lấy ý kiến nhân dân; trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá trình lập quy hoạch SDĐ đối với tất cả các cấp Thể hiện rõ ràng và trực tiếp việc chú trọng, tăng cường hơn tính công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Luật đất đai 2013 bổ sung thêm quy định về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo điều 44, Luật đất đai 2013, sau khi các cơ quan có thẩm quyền
lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ phải được hội đồng thẩm định thẩm định quy hoạch, kế hoạch SDĐ đó Quy định này tạo nên sự minh bạch, đúng đắn hơn trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Về công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai 2013:
Việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại điều
điều 48, Luật đất đai 2013 với tên điều luật “Công bố công khai quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất” và có nội dung theo hướng quy định rõ
ràng trách nhiệm, thời điểm, thời hạn công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch SDĐ Đây cũng là điểm thể hiện rõ tính minh bạch, công khai và dân chủ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Các quy định mới chi tiết, cụ thể hơn về việc quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong Luật đất đai 2013 như: Điều 47 Tư vấn lập quy hoạch, kế
hoạch SDĐ; Điều 50 Báo cáo, thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ; Điều
51 Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch SDĐ sau khi luật này có
Trang 8hiệu lực thi hành Tất cả những quy định này đều góp phần đảm bảo cho quá trình lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ được tiến hành một cách chính xác, đúng pháp luật, thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện những hoạt động này của cơ quan quản lí nhà nước về đất đai
2 Cơ sở thực tiễn
Công khai, minh bạch, trong quản lí nhà nước về đất đai giúp các chủ thể sử dụng đất thực hiện đúng pháp luật quyền và nghĩa vụ của mình, phòng ngừa và phát hiện, xử lí kịp thời những trường hợp vi phạm, làm cho việc quản lí trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn Hơn nữa, tránh những khiếu nại không đáng có về quyền lợi của người sử dụng đất trong thực tiễn Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2012 đến hết 6 tháng đầu năm 2016, Bộ đã nhận 17.630 lượt đơn của 7.227 vụ việc; trong đó: Năm 2012 có 4.200 đơn, năm 2013 có 4.005 đơn, năm 2014 có 4.021 đơn, năm 2015 có 3.373 đơn, 6 tháng đầu năm 2016 có 1.631 đơn
Có 5.022 vụ việc khiếu nại hành chính về đất đai (chiếm 69,5%), 723 vụ việc tố cáo về đất đai (chiếm 10%) Thực trạng đó diễn ra phần lớn là do công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng sai phạm trong sử dụng đất đai quá lớn, chậm được xử lý, dẫn đến việc xử lý thu hồi đất vi phạm theo quy định ngày càng khó thực hiện; tạo nên sự thiếu công bằng khi giải quyết công nhận quyền sử dụng đất hay hồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định thể hiện những yêu cầu
cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ, tuy nhiên trên thực tế thực hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề này Cụ thể, còn có những điểm bất cập sau:
Thứ nhất, nhiều nơi lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới
chưa đồng bộ với quy hoạch SDĐ; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn
Trang 9Những tác động tiêu cực từ sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản (BĐS), hiện tượng đầu cơ đất, tăng giá đột biến tạo nên áp lực trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, giải quyết đất ở cho người thật sự có nhu cầu, cũng như các vấn đề môi trường, dân sinh
Thứ hai, một số dự án bố trí chồng lấn quy hoạch, xác định sai loại
đất, phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Việc quy hoạch, bố trí quỹ đất công cộng một số nơi chưa hợp lý Một số quy hoạch sử dụng đất mặc dù
đã công bố nhiều năm, nhưng không triển khai hoặc chỉ triển khai một phần diện tích ít quan tâm điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân vùng dự án, phát sinh đơn thư khiếu nại, kiến nghị
Ví dụ như tại quận Tây Hồ, người dân bức xúc với một loạt các dự án
chậm tiến độ gây ảnh hưởng tới cuộc sống các hộ gia đình nằm trong quy hoạch các dự án Trong số này, có dự án kéo dài tới hơn 20 năm như dự
án khu đô thị mới Nam Thăng Long
Thứ ba, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sâu
rộng, tính minh bạch trong thực hiện quy hoạch tại một số địa phương không cao; có dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công cộng, công viên cây xanh, cách ly sang đất thương mại, đất ở nhưng không kịp thời điều chỉnh phương án giá đất, nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích gia tăng, gây thất thu ngân sách Nhà nước
và làm phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan đô thị; một số dự án xây dựng cơ sở kinh doanh trên đất công cộng của dự án đã được phê duyệt…
Thứ tư, việc công khai quy hoạch theo quy định đã được thực hiện,
nhưng người dân khi xem các bản đồ còn khó hiểu, chưa kể, mối quan hệ phối hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác; giữa quy hoạch sử dụng đất của các cấp hành chính với quy hoạch đất quốc phòng, an ninh vẫn còn nhiều bất cập và chưa
Trang 10đồng bộ, thống nhất Trong khi, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch
và Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được từng bước, hoàn thiện bổ sung, các quy định về công tác này đã mang lại nhiều kết quả quan trọng như: Hoàn thành việc lập và điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Từ những phân tích trên cũng như kết quả triển khai thực tiễn cho thấy, công tác tổ chức thực hiện công khai, minh bạch hóa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.4
3.Giải pháp nâng cao tính công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Để xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ đúng mục đích, đạt hiệu quả, công khai, minh bạch, hạn chế bất cập thì cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng: Đầu tiên chính là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư tưởng, sau đó lấy khả năng nó để nâng cao lòng tin của nhân dân
- Thực hiện công khai thông tin về xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và lấy ý kiến của nhân dân
- Đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước
KẾT LUẬN
4Báo Tài Nguyên và Môi Trường, “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thiếu đồng bộ”, Hà Nội, 28/03/2019.
Trang 11Công khai, minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng và quản lý sử dụng đất của Nhà nước và cần được mọi tầng lớp nhân dân quan tâm Khi được công khai, minh bạch sẽ thúc đẩy quyền và nghĩa vụ của mọi người dân, các tổ chức chính trị xã hội trong việc giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế thực tiễn, nhưng tin rằng nếu có những giải pháp đúng đắn thì sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển chung của đất nước, tăng cường niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước
Trang 12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Luật Đất đai 2013
2) Luật Phòng, chống tham nhũng 2005
3) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đất đai, Nxb CAND,
Hà Nội, 2018
4) Nguyễn Văn Điệp, Luận văn Thạc sĩ Luật học: Minh bạch trong
xây dựng và thực hiện kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất - Thực trạng ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Hà Nội, 2017.
5) Báo Tài Nguyên và Môi Trường, “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất: Thiếu đồng bộ”, Hà Nội, 28/03/2019.
6) Công khai, minh bạch trong quản lí, sử dụng đất để giảm khiếu kiện
- baomoi.com
Web:https://baomoi.com/cong-khai-minh-bach-trong-quan-ly-su-dung-dat-de-giam-khieu-kien/c/21264665.epi