TIỂU LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH
CHÍNH
Đề bài: Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành
về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể.
Hà Nội, 2023
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Luật Tố tụng hành chính
Toà án nhân dân
Uỷ ban nhân dân
: : :
LTTHC TAND UBND
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Lý luận chung về khởi kiện vụ án hành chính 1
1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính 1
1.2 Các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính 1
2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể 2
2.1 Tình huống 2
2.2 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong tình huống trên 3
2.2.1 Điều kiện về chủ thể 3
2.2.2 Điều kiện về đối tượng khởi kiện 4
2.2.3 Điều kiện về thời hiệu khởi kiện 4
2.2.4 Điều kiện về thẩm quyền giải quyết 5
2.2.5 Điều kiện về phương thức, hình thức và thủ tục khởi kiện 5
2.3 Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành 6
KẾT LUẬN 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 4MỞ ĐẦU
Khởi kiện vụ án hành chính là một trong những quyền của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Pháp luật Việt Nam đã thiết lập, duy trì và từng bước hoàn thiện nhiều phương thức nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn quyền khiếu kiện hành chính của cá nhân, tổ chức trong xã hội Tuy nhiên có rất nhiều vụ án không được thụ lý bởi vì sai quy định về điều kiện khởi kiện Chính vì vậy trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay thì việc nắm rõ các quy định của pháp luật về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính là rất cần thiết Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề nên em xin làm đề tài:
“Hãy đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án
hành chính thông qua tình huống cụ thể” làm bài tiểu luận của mình.
NỘI DUNG
1 Lý luận chung về khởi kiện vụ án hành chính
1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu Toà án thụ lý vụ án hành chính để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc của người mà họ đại diện bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân1
1.2 Các quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
LTTHC năm 2015 không quy định khái quát và tập trung các điều kiện khởi kiện vào một điều luật cụ thể, nên trong thực tế diễn ra nhiều trường hợp các nhân,
tổ chức bị mất quyền khởi kiện vì những lý do không đáng xảy ra, hoặc việc thực hiện quyền khởi kiện trở nên phức tạp và tốn thời gian, công sức không cần thiết Dưới đây là các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
Thứ nhất, điều kiện về đối tượng khởi kiện: Đối tượng khởi kiện của vụ án
hành chính được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 và khoản 1 Điều 30 LTTHC năm 2015 bao gồm:
Thứ hai, điều kiện về chủ thể khởi kiện: Chủ thể khởi kiện được quy định tại
khoản 8 Điều 3 và Điều 54 của LTTHC 2015 Đó là
Thứ ba, điều kiện về thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện vụ hành chính
được quy định tại Điều 116 LTTHC 2015
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), “Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam”, Hà Nội, NXB Công
an nhân dân.
Trang 5Thứ tư, về thẩm quyền giải quyết: Theo quy định của pháp luật thì việc khởi
kiện chỉ có thể được thực hiện và bảo đảm nếu việc khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 31 và 32 LTTHC 2015
Thứ năm, điều kiện về phương thức, hình thức và thủ tục khởi kiện: Phương
thức khởi kiện được quy định tại Điều 115 LTTHC năm 2015 Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 của LTTHC 2015
Như vậy khi một cá nhân hay tổ chức bất kì nào đó muốn thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính của mình thì bắt buộc phải tuân theo các quy định trên Một đơn khởi kiện chỉ được thụ lý khi đảm bảo về cả nội dung cũng như hình thức theo quy định của pháp luật
2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể
2.1 Tình huống
Tại Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của Chủ tịch UBND xã H về quy hoạch, thu hồi đất nhưng không bồi thường Gia đình ông Lại Văn H có một mảnh đất tại thôn 1, xã H, huyện Đ Nguồn gốc thửa đất này là của cha mẹ đẻ của ông Lại Văn H đi xây dựng kinh tế mới và khai hoang từ năm 1985 Năm 1990, cha
mẹ của ông Lại Văn H lập di chúc, chia cho vợ chồng ông Lại Văn H được sử dụng khoảng 1 Hecta đất để ra ở riêng; đất này có tứ cận và có thôn trưởng cùng những người lân cận ký tên xác nhận Vợ chồng ông Lại Văn H đã làm nhà ở và canh tác trên đất này Năm 1992, ông Lại Văn H đau bệnh nên đã viết giấy gửi đất cho cậu
mợ là vợ chồng ông Bùi Văn N, bà Nguyễn Thị H trông nom, canh tác Năm 2011, ông Lại Văn H xây nhà khoảng hơn 50m2 để ở Năm 2014, dân quân của UBND xã
H đến nhà ông Lại Văn H để đập phá nhưng không có quyết định Ngày 25/11/2016, UBND xã H tự ý vào đất của gia đình ông Lại Văn H cắt nhiều cây to của gia đình ông Lại Văn H, xây dựng tường rào, làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông Lại Văn H Ông Lại Văn H đã nhiều lần gửi đơn đến UBND xã
H yêu cầu giải quyết sự việc, nhưng không được giải quyết, không được đền bù với
lý do là đất của ông Lại Văn H đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho UBND xã H vào năm 2000, di chúc của cha mẹ ông Lại Văn H không có xác nhận của UBND xã, ông Bùi Văn N, bà Nguyễn Thị H nhận tiền bồi thường về đất của gia đình ông Lại Văn H khi ông Lại Văn H không uỷ quyền cho ông Bùi Văn
N, bà Nguyễn Thị H nhận tiền về đất Ông Lại Văn H đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính lên Toà án
2
Trang 62.2 Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong tình huống trên
2.2.1 Điều kiện về chủ thể
Khoản 1 Điều 115 LTTHC năm 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi
đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó” Trong tình huống trên người khởi kiện là ông Lại Văn H đối chiếu theo
quy định tại khoản 1 Điều 115 thì ông H hoàn toàn có quyền khởi kiện khi ông không đồng ý với quyết định quy hoạch, thu hồi đất của UBND xã H
Trên tinh thần của khoản 8 Điều 3 LTTHC “Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân…2” thì như vậy bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào cũng có quyền khởi kiện vụ án hành chính; tuy nhiên để quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ chức được hiện thực hóa thì quyền khởi kiện phải được thực hiện bởi những chủ thể có năng lực hành vi tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 54 LTTHC 2015 Như vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ có thể được thực hiện bởi người có quyền khởi kiện vụ án hành chính hoặc người đại diện của người có
quyền khởi kiện vụ án hành chính với điều kiện người đó đảm bảo năng lực hành vi
tố tụng hành chính Trong tình huống trên ông H có sức khỏe, nhận thức được quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm, như vậy ông H hoàn toàn có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính nên ông H đáp ứng đủ điều kiện làm chủ thể khởi kiện vụ án hành chính, ông H tự nhân danh chính bản thân mình để kiện đòi quyền lợi của mình Thế nhưng để khởi kiện vụ án hành chính thì cá nhân, tổ chức phải có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính Trong tình huống trên thì ông H có một mảnh đất và UBND xã
H đã có hành vi tự ý vào đất của gia đình ông, cắt nhiều cây to của gia đình ông, xây dựng tường rào, làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất của gia đình ông H Ông Lại Văn H đã nhiều lần gửi đơn đến UBND xã H yêu cầu giải quyết sự việc, nhưng không được giải quyết, không được đền bù với lý do là đất của ông Lại Văn H đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho UBND xã H vào năm 2000 Và việc UBND xã H không giải quyết yêu cầu của ông H đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của ông H vì mảnh đất này ông đã được cha mẹ để lại và được ký tên xác nhận bởi trưởng thôn và những người lân cận, hơn nữa trên mảnh đất này ông H đã xây dựng nhà để làm ăn và sinh sống Nếu bây giờ UBND xã H ra quyết
2 Xem khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Trang 7định thu hồi và không bồi thường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ông, chính vì vậy ông H đã làm đơn khởi kiện đến Toà án
2.2.2 Điều kiện về đối tượng khởi kiện
Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có thể là quyết định hành chính (khoản 1 Điều 3), hành vi hành chính (khoản 3 Điều 3), quyết định kỷ luật buộc thôi việc (khoản 5 Điều 30), danh sách cử chi (khoản 3 Điều 115) Ngoài ra, căn cứ vào Điều 116 về thời hiệu khởi kiện, thì đối tượng khởi kiện có thể là quyết định giải quyết khiếu nại lần một hoặc lần hai Tuy nhiên các quyết định hành chính đó phải
áp dụng đối với một, đối tượng cụ thể, phải xác định được trên thực tế, hay nói cách khác đó phải là các quyết định hành chính cá biệt và quyết định đó đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức Còn các hành vi hành chính tồn tại dưới dạng hành động và không hành động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền thực hiện, và chính hành vi đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Chúng ta có thể hiểu rằng sự ảnh hưởng đó chính là ảnh hưởng tiêu cực đến các chủ thể bị hành vi trực tiếp xâm phạm, có sự xâm phạm mới có thể khởi kiện Tuy nhiên không phải tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính đều được khởi kiện mà trừ các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 30, đó là các quyết định thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao; trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; quyết định mang tính nội bộ Quy định như vậy nhằm bảo vệ bí mật quốc gia, nội bộ cũng như giúp việc tiến hành giải quyết vụ án trở nên nhanh chóng, khách quan hơn Còn đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì tại khoản 2 Điều 30 LTTHC thì công chức chỉ
được “Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống” Như vậy, chỉ những quyết định của Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống thì mới là điều cần cần và đủ để Tòa có thể xem xét đơn kiện và có thể thụ lý đơn của người đi kiện Trong tình huống trên thì đối tượng khởi kiện là quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của UBND xã
H về quy hoạch, thu hồi đất nhưng không bồi thường của ông H Quyết định đó là quyết định cá biệt, ảnh hưởng duy nhất đến quyền lợi của ông H Nên ông H đã khởi kiện quyết định này của UBND xã H nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
2.2.3 Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Khoản 1 Điều 116 LTTHC năm 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời
4
Trang 8hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện” Như vậy pháp luật quy định về thời hiệu khởi kiện nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ lợi ích giữa người khởi kiện và người bị kiện Thời hiệu được hiểu là một khoảng thời gian mà khi hết khoảng thời gian đó thì sẽ không còn quyền khởi kiện nữa Nên là trong thực tiễn cần lưu ý quy định về thời hiệu nhằm tránh các trường hợp hết thời hiệu rồi mới khởi kiện Tại khoản 2 Điều 116, thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc; 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày
Trong tình huống trên thì thời hiệu khởi kiện của ông H là hợp lý, vì ông đã kiện quyết định hành chính nên sẽ áp dụng thời hiệu tại điểm a khoản 2 Điều 116:
“01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính…” Trong tình huống này thì ngày 12/8/2020 anh Lại Văn H nhận được quyết định thu hồi đất,
và sau đó ngày 31/6/2021 ông H đã gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tới TAND huyện Đ để yêu cầu Tòa giải quyết Ta có thể thấy rằng trong thời hạn quy định kể
từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất thì ông H đã làm đơn khởi kiện Thì như vậy việc khởi kiện của anh T hoàn toàn phù hợp với quy định của Điều 116 LTTHC Như vậy ta có thể thấy rằng thời hiệu khởi kiện phụ thuộc vào đối tượng khởi kiện Chúng ta cần phải căn cứ vào đối tượng khởi kiện cụ thể để xem thời hiệu là bao nhiêu ngày tương ứng với điều luật
2.2.4 Điều kiện về thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 LTTHC năm 2015: “Khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện” Trong tình huống
trên thì việc ông H kiện lên TAND huyện Đ là hợp lý Vì đối tượng khởi kiện là quyết định thu hồi đất của UBND xã H, mà xã H thuộc huyện Đ nên việc ông H khởi kiện lên TAND cấp huyện là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 30 LTTHC
2.2.5 Điều kiện về phương thức, hình thức và thủ tục khởi kiện
Căn cứ theo Điều 115 quy định về quyền khởi kiện ta có thể thấy nếu đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính thì theo khoản 1 Điều 115, thì cơ quan, tổ
Trang 9chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó Trong tình huống trên thì ông H đã làm đơn khiếu nại người có thẩm quyền giải quyết nhưng khi hết thời hạn không được giải quyết, do đó ông H
đã khởi kiện lên Toà án Đơn khởi kiện của ông H phải có nội dung chính được quy định tại Điều 118, kèm theo đó là các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của ông H bị xâm hại
2.3 Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành
Về điều kiện chủ thể, ưu điểm của quy định ở đây có thể thấy là:
Thứ nhất, LTTHC quy định điều kiện về chủ thể khởi kiện là hợp lý, luật đã
quy định rõ ràng từng trường hợp cụ thể về quyền khởi kiện trong từng vụ án như: khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc…
Thứ hai, phạm vi người người khởi kiện rộng Người khởi kiện trong vụ án
hành chính không chỉ là cá nhân mà còn là cơ quan, tổ chức Cơ quan, tổ chức theo quy định của LTTHC 2015 bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,
tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp,… (khoản 11 Điều 3)
Thứ ba, tuy LTTHC quy định khá rộng những người có quyền khởi kiện
nhưng không phải ai cũng được nhà nước trao cho quyền năng này Ngoài những quy định trên thì người khởi kiện trong vụ án hành chính phải có năng lực chủ thể tố tụng hành chính Theo đó, chủ thể từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính hoặc có thể ủy quyền cho bất cứ người nào đại diện cho mình tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 54 LTTHC trừ những người không được làm người đại diện theo khoản 6, khoản 7 Điều 54 LTTHC 3Nếu là cơ quan, tổ chức thì phải thông qua người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khởi kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 48 và điểm c khoản 2 Điều 54 LTTHC Còn người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật Ngoài những ưu điểm nêu trên thì vẫn còn một số hạn chế như:
3 ThS Lê Thị Mơ (2022), “Quy định pháp luật về quyền khởi kiện vụ án hành chính - Một số vấn đề cần làm
rõ”, Tạp chí Toà án
6
Trang 10Một là, LTTHC và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành không có quy
định người khởi kiện phải là người bị “tác động trực tiếp” bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính Nên là cần phải quy định rõ điều này, tránh trường hợp hạn chế quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan và tổ chức
Hai là, LTTHC và các văn bản pháp luật có liên quan chưa quy định về cách
thức khởi kiện vụ án hành chính của người có nhược điểm về thể chất Vì vậy sẽ gây khó khăn cho những người này trong quá trình khởi kiện
Ba là, LTTHC không cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ chức được ủy quyền
khởi kiện vụ án hành chính Trên thực tế có rất nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức không thể trực tiếp thực hiện quyền khởi kiện của mình khi tham gia tố tụng hành chính vì một số lý do nào đó
Bốn là, LTTHC và các văn bản pháp LTTHC vẫn không có quy định hướng
dẫn cụ thể việc xác định người khởi kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức, điều này gây khó khăn trong việc xác định tư cách tố tụng của người khởi kiện đối với những vụ án phức tạp Hơn nữa LTTHC không phân biệt giữa chủ thể
có quyền khởi kiện với chủ thể thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ quy định chung: người khởi kiện nên chúng ta cần tuân thủ và vận dụng linh hoạt các quy định ở: khoản 8 Điều 3, Điều 5, khoản 1 Điều 9, Điều 54 của LTTHC 2015
Về điều kiện đối tượng khởi kiện, quy định đã có sự tiến bộ khi quy định đối
tượng khởi kiện theo hướng mở rộng, khi quyết định hành chính, hành vi hành chính, danh sách cử tri… đều được quy định là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính Nếu như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính thì đối tượng khởi kiện được xác định theo phương pháp liệt kê loại việc thì đến LTTHC 2015 đã quy định về loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo phương pháp loại trừ Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu mở rộng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính mà còn thể hiện tính khoa học, hợp lý của kỹ thuật lập pháp mới tiến bộ so với cách quy định liệt kê như Pháp lệnh trước đó Tuy nhiên, vẫn còn một
số vướng mắc như: Luật cần phải giải thích chi tiết hơn về khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính, hay xác định rõ hơn về việc khiếu kiện về “hành vi lập danh sách cử tri” thay vì là “danh sách cử tri” bởi bản chất của việc kiện này là kiện về lập danh sách cử tri Ngoài ra, LTTHC 2015 không loại trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ ra khỏi các loại việc là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính Nhưng tại Điều 31, 32 của Luật thì không xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các quyết định hành chính,