TIỂU LUẬN MÔN LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT và đề xuất các kiến nghị. TIỂU LUẬN MÔN LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT và đề xuất các kiến nghị.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: PHÁP LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề bài: Đề 03: Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT và đề xuất các kiến nghị.
Hà Nội, 2023
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Liên Hợp Quốc
Người khuyết tật
: : :
Bộ GD&ĐT LHQ
NKT
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Khái quát chung về pháp luật giáo dục cho NKT 1
1.1 Khái niệm giáo đối với NKT 1
1.2 Vai trò của pháp luật về giáo dục đối với NKT 1
2 Nội dung pháp luật về giáo dục đối với NKT 2
2.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về giáo dục đối với NKT 2
2.2 Phương thức giáo dục đối với người khuyết 4
2.3 Chế độ giáo dục đối với NKT 4
3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT và một số kiến nghị 5
3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT 5
3.2 Khó khăn, bất cập trong áp dụng quy định giáo dục của NKT .7 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giáo dục đối với NKT 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, rất dễ dàng bắt gặp sự bất bình đẳng, càng thể hiện rõ hơn đối với những người không may mắn bị khiếm khuyết một phần cơ thể, mà ta còn gọi là NKT (NKT) Do khuyết tật nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia hoạt động
xã hội Do đó việc đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với NKT là nghĩa
vụ của gia đình, xã hội và nhà nước Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc và giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội trong đó
có NKT Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về giáo dục đối với NKT nhằm tạo điều kiện để NKT thực hiện quyền học tập của mình Quyền được giáo dục của công dân nói chung trong đó có NKT đã được khẳng định trong Hiến pháp của nước ta, quyền này được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành như Luật giáo dục, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biệt Luật NKT ra đời năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 đã dành chương IV
để quy định về giáo dục đối với NKT Tuy nhiên những quy định này đã được thực hiện như thế nào, đem lại kết quả ra sao trên thực tế và có phản ánh đúng được nhu cầu học tập của NKT hay không là vấn đề cần phải quan tâm Do đó,
em xin lựa chọn đề 03 phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT và đề xuất các kiến nghị làm tiểu luận kết thúc học phần của mình
NỘI DUNG
1 Khái quát chung về pháp luật giáo dục cho NKT.
1.1 Khái niệm giáo đối với NKT
Để có thể phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp con người cần phải được giáo dục Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra Vì vậy, giáo dục đối với NKT cũng được hiểu là những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của NKT giúp họ có được kiến thức, tri thức, phẩm chất đạo đức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục đối với NKT có thể được thực hiện trong nhiều hoạt động, dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau song hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động học tập
1.2 Vai trò của pháp luật về giáo dục đối với NKT
Pháp luật giáo dục đảm bảo rằng NKT có tiếng nói trong cộng đồng của
họ, tăng quyền cho họ để họ có thể thể hiện các nhu cầu và đóng góp ý kiến
Trang 5vào quá trình phát triển của địa phương Đảm bảo cho họ quyền bình đẳng như những người bình thường khác mà không bị phân biệt đối xử Tạo ra các thay đổi nhận thức tích cực trong cộng đồng về khả năng đóng góp cho cộng đồng của NKT, góp phần tạo nên một xã hội không rào cản và hòa nhập hoàn toàn cho NKT
Pháp luật giáo dục góp phần nâng cao ý thức về bản thân của NKT có được những tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội Giúp cho NKT có được những kiến thức cơ bản và nó sẽ trở thành nền tảng cần thiết và quan trọng để họ có thể tham gia học nghề và tìm kiếm việc làm Góp phần cho việc huy động về lao động, sống
có ý nghĩa để phát triển kinh tế đất nước, bình ổn xã hội
Pháp luật giáo dục giáo dục giúp NKT tái hòa nhập vào cộng đồng Trong môi trường học tập, NKT sẽ có điều kiện để giao tiếp với thầy cô cũng như bạn
bè và những người khác Đây môi trường tốt nhất và nhanh nhất để NKT phát triển nhận thức và trí tuệ của mình Để họ cảm thấy luôn được quan tâm, hòa đồng không bị phân biệt đối xử hay xa lánh
Pháp luật về giáo dục còn thể hiện trách nhiệm, thái độ của Nhà nước để NKT luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực giáo dục thông qua các chính sách, chủ trương của Nhà nước
2 Nội dung pháp luật về giáo dục đối với NKT
2.1 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về giáo dục đối với NKT
Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trong giáo dục của NKT Quyền
được giáo dục phải được dựa trên cơ sở bình đẳng cơ hội, không phân biệt đối
xử thông qua giáo dục hòa nhập thân thiện ở các cấp học, trình độ đào tạo và học tập suốt đời Do đó, NKT cũng có nhu cầu học tập để có kiến thức như những người bình thường khác Nhưng vì bị khiếm khuyết nên việc học của họ trở nên khó khăn hơn người bình thường và các khiếm khuyết này rất đa dạng cho nên như cầu học tập của mỗi người là khác nhau Do đó cần tạo điều kiện cho NKT thực hiện quyền học tập của mình, không mang tính chất bất bình đẳng và phân biệt đối xử
Nguyên tắc hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để NKT có thể tham gia học tập Đây là nguyên tắc chi phối chế độ giáo dục đối với NKT là nguyên
tắc để NKT có thể tham gia học tập Giáo dục nói chung và học tập nói riêng cũng là một quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của NKT Trong khi đó, bản thân những NKT luôn gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập Nắm
rõ được điều này, pháp luật nước ta đã có những hỗ trợ, chính sách để bù đắp những thiệt thòi, những khó khăn của họ, tạo điều kiện cần thiết cho họ được
2
Trang 6tham gia học tập Đối với NKT, theo Quy tắc tiêu chuẩn của LHQ về bình thường hóa các cơ hội cho NKT, trách nhiệm của các quốc gia là phải “thừa nhận nguyên tắc bảo đảm các cơ hội bình đẳng trong giáo dục tiểu học, trung học và đại học cho trẻ em, thanh niên, người lớn bị khuyết tật trong những hoàn cảnh và điều kiện hội nhập Các quốc gia cần đảm bảo giáo dục cho NKT
là một bộ phận hợp thành trong hệ thống giáo dục” Với vai trò là một quốc gia thành viên của LHQ, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của NKT, Nhà nước
ta đã khẳng định rằng học tập là một trong các quyền và nghĩa vụ của công dân NKT cũng là công dân nên họ có quyền được học tập và cũng có nghĩa vụ phải học tập Hơn nữa, Nhà nước ta lại chủ trương thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành (Điều 10 Luật giáo dục) nên đương nhiên NKT cũng sẽ được tiếp cận với cơ hội học tập Học tập
là quyền của công dân nhưng vì NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nên việc học tập gặp nhiều khó khăn nên cơ hội học tập đối với NKT thường ít hơn so với những người bình thường khác Chính vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để NKT có thể tham gia học tập và thực hiện được quyền học tập của mình Sự hỗ trợ này, không phải chỉ đơn thuần là sự hỗ trợ của những người thân, gia đình NKT mà còn cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, của xã hội, của cộng đồng Nhà nước không chỉ hỗ trợ về tinh thần cho NKT mà còn cần phải có những hỗ trợ về vật chất cho họ (như miễn, giảm học phí ) để họ có thể tham gia học tập Bên cạnh đó, bản thân NKT cũng cần phải có sự cố gắng,
nỗ lực, có nghị lực để vượt lên trên mọi khó khăn để tham gia học tập
Nguyên tắc đề cao và khuyến khích giáo dục hòa nhập cộng đồng Hòa
nhập cộng đồng là nguyên tắc hết sức quan trọng trong giáo dục đối với NKT Bản thân NKT khi thấy mình bị khuyết tật thường có xu hướng xa lánh cộng đồng bởi tâm lý tự ti mặc cảm Còn cộng đồng xã hội có thể do nhận thức chưa đầy đủ và thiếu hiểu biết nên cũng có thái độ phân biệt, kỳ thị đối với NKT Chính vì vậy, để xóa bỏ rào cản giữa những NKT và người không khuyết tật cần phải thực hiện nguyên tắc hòa nhập cộng đồng Thực hiện việc hòa nhập cộng đồng trong giáo dục sẽ không chỉ tạo môi trường giúp NKT và người không khuyết tật hiểu biết nhau hơn mà còn giúp NKT phát triển nhận thức nhanh hơn Do đó, các phương thức giáo dục NKT cần phải hướng tới nguyên tắc này Cần phải tạo điều kiện tối đa để NKT hòa nhập vào cộng đồng theo chủ chương coi giáo dục hòa nhập là phương thức chủ yếu đối với NKT, phương thức giáo dục chuyên biệt chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng phương thức giáo dục hòa nhập
Trang 7Giáo dục dành cho NKT cần luôn quan tâm và đề cao nguyên tắc này để tạo điều kiện tốt nhất cho NKT hòa nhập với xã hội Thực hiện công tác giáo dục cho NKT theo các nguyên tắc cơ bản trên sẽ đem lại những hiệu quả tích cực trong giáo dục đối với NKT, giúp họ phát triển nhận thức, tri thức và hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng và xã hội
2.2 Phương thức giáo dục đối với người khuyết
Tại Điều 28 Luật NKT 2010 đã quy định về các phương thức giáo dục NKT1 có thể thấy, các phương thức cơ bản nhất chủ yếu vẫn bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với NKT Các dạng tật của NKT hết sức đa dạng, có khuyết tật vận động; khuyết tật nghe nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và các khuyết tật khác Tùy thuộc vào mức độ khuyết tật mà NKT, cha, mẹ, hoặc người giám hộ NKT lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân NKT Việc xác định phương thức giáo dục phù hợp cho NKT sẽ không chỉ giúp cho NKT thực hiện được quyền học tập của mình mà còn giúp cho việc học tập đạt được hiệu quả Nhà nước khuyến khích NKT học tập theo phương thức giáo dục hoà nhập vì đây được xem là phương pháp giáo dục hiệu quả có sự hỗ trợ của cộng đồng, tất cả các trẻ em đều được hưởng lợi từ việc học chung trong một lớp học bình thường, tạo ra cộng đồng trường học và xã hội không phân biệt đối
xử Riêng giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho NKT trong cơ sở giáo dục Phương thức này cũng được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để NKT học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập
2.3 Chế độ giáo dục đối với NKT
Nhà nước cần phải có những quy định riêng dành cho NKT trong chế độ giáo dục Những quy định riêng này chỉ có tính chất hỗ trợ và tạo điều kiện cho NKT thực hiện quyền học tập của mình chứ không mang tính chất bất bình đẳng giữa những NKT và người không khuyết tật hay mang tính chất phân biệt đối xử Cụ thể, theo quy định tại Điều 27 Luật NKT 20102, NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được
ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập Bên cạnh đó, NKT còn được cung
1Xem Điều 28 Luật NKT 2010
2Xem Điều 27 Luật NKT 2010
4
Trang 8cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; NKT nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; NKT nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia
Theo quy định kể từ ngày 05/3/2014, Thông tư liên tịch số 42/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định về chính sách
về giáo dục đối với NKT bắt đầu có hiệu lực Thông tư này áp dụng đối với NKT học tập trong các cơ sở giáo dục dạy NKT, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức và cá nhân khác liên quan (không áp dụng đối với NKT học tập tại các cơ sở dạy nghề)3 Một số nội dung chủ yếu của Thông tư là được ưu tiên nhập học và tuyển sinh, được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định là 3 tuổi; được hưởng chế độ tuyển thẳng, xét tuyển thẳng vào trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp Đối với tuyển sinh hệ đại học, cao đẳng, NKT đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng và được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh do Bộ GD&ĐT ban hành Được miễn, giảm một số nội dung trong chương trình giáo dục Được xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp Ngoài ra NKT còn được hưởng các Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập
3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT và một số kiến nghị
3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về giáo dục đối với NKT
Thứ nhất, chính sách chung đảm bảo quyền học tập của NKT Khoản 3
Điều 61 Hiến pháp năm 2013 khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện để NKT được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ
Cụ thể hóa quy định trên, Điều 28 Luật NKT năm 2010 đã ghi nhận ba phương thức giáo dục NKT bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt Trong đó, giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với NKT Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để NKT học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập Với những chính sách trên, trong thời gian qua, số lượng trẻ khuyết tật tham gia học hòa nhập tăng đều hàng năm; số lượng học sinh khuyết tật được đi học trong giai đoạn 2013-2023 đã tăng gấp khoảng 10 lần so với giai đoạn 2000-2010; cả nước đã hình thành hệ thống các trung tâm hỗ trợ phát
3 Trương Lệ Châu (2016), “Pháp luật về giáo dục cho NKT và thực tiễn thực hiện tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục cho NKT thành phố Hồ Chí Minh”, TS Nguyễn Hiền Phương hướng dẫn, trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 9triển giáo dục hòa nhập tại 20 tỉnh, thành phố, 97 cơ sở giáo dục chuyên biệt; phát triển được mạng lưới giáo viên dạy cho NKT trên 63 tỉnh, thành
Thứ hai, chính sách đảm bảo điều kiện tiếp cận công trình xây dựng, cơ sở giáo dục Điều 30 Luật NKT năm 2010 quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo
dục trong việc bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với NKT, thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2014/BXD về xây dựng công trình đảm bảo NKT tiếp cận
sử dụng Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng bao gồm các cơ sở giáo dục phải đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng Trong từng giai đoạn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các đề án, chương trình trợ giúp NKT, bao gồm các chính sách đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục đối với NKT: Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020 chỉ tiêu đến 2020 có 70% trẻ em khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục có chất lượng4 Tiếp đến, Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2030 đề rõ các mục tiêu giai đoạn
2021-2025 có 80% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục, mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030 có 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non
và phổ thông được tiếp cận giáo dục5
Thứ ba, chính sách đảm bảo phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập cho NKT Khoản 3 Điều 27 Luật NKT năm 2010 quy định: “NKT được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; NKT nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; NKT nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia” Điều này có nghĩa, NKT với các dạng
khuyết tật khác nhau sẽ được cung cấp công cụ, tài liệu và hỗ trợ học tập phù hợp, đảm bảo được học tập trong lớp dựa theo khả năng, nhu cầu và năng lực học tập của từng dạng khuyết tật Theo đó, trong giai đoạn 2013-2023, ngành giáo dục đã biên soạn và cung cấp một số giáo trình, tài liệu phục vụ việc học tập của học sinh khuyết tật; Hệ thống giáo trình, sách hướng dẫn, tài liệu dạy
và học cho NKT ngày càng được xuất bản và sử dụng rộng rãi; Việc xây dựng chương trình, tài liệu học tập hỗ trợ giáo dục đối với học sinh khuyết tật ngày càng được quan tâm…
Thứ tư, chính sách đào tạo, ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT Điều 29 Luật NKT năm 2010 quy định
4 Điểm b khoản 2 mục I Điều 1 Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/08/2012.
5 Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn
2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/08/2020.
6
Trang 10nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục NKT, nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ và
kỹ năng đáp ứng nhu cầu giáo dục NKT, được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định Với chính sách trên, hiện nay cả nước đã có 04 trường Đại học sư phạm và 03 trường Cao đẳng sư phạm thành lập khoa Giáo dục đặc biệt và mở các mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật Hằng năm, các trường này đã đào tạo được gần 600 giáo viên dạy trẻ khuyết tật, tập huấn giáo dục hòa nhập cho 600 - 700 cán bộ quản lý và từ 2.000 - 2.500 giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cốt cán của 63 tỉnh/thành phố về nghiệp vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật để những người này tiến hành tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên tại các địa phương về giáo dục hòa nhập, tiếp tục phát triển mạng lưới giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong cả nước
3.2 Khó khăn, bất cập trong áp dụng quy định giáo dục của NKT
Mặc dù đã có những chính sách cụ thể nhằm đảm bảo NKT tiếp cận giáo dục, song thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập như:
Thứ nhất, Luật NKT năm 2010 tuy ban hành đã lâu nhưng thực tế nên còn
gây khó khăn trong thực hiện, chậm trễ trong việc đưa Luật đi vào cuộc sống… trong khi bộ máy thực thi pháp luật còn có nhiều hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm
Thứ hai, Hiến pháp khẳng định rằng nhà nước và xã hội sẽ tạo những cơ
hội cần thiết cho trẻ em tật nguyền để nắm bắt được kiến thức chung và đào tạo nghề thích hợp Chi tiết hóa quyền được giáo dục cho trẻ khuyết tật, Chính phủ đã thông qua Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo dục Để nâng cao tầm của giáo dục hòa nhập, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 23/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 22/5/2006 sao cho NKT có thể “được hưởng quyền giáo dục bình đẳng với mọi người khác” và học tập chung, tham gia vào đào tạo học nghề, được phục hồi chức năng và phát triển tiềm năng để hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng Tuy nhiên, mặt khác, ở Việt Nam vẫn tiếp tục công nhận và sử dụng hệ thống giáo dục chuyên biệt Điều 63 của Luật giáo dục 2005 cho phép thành lập một hệ thống giáo dục 2 nấc trong đó “NKT và tật nguyền” được giáo dục trong các trường và lớp học chuyên biệt Ước tính tới nay có khoảng hơn 107 trường chuyên biệt cho hơn 7.000 trẻ khuyết tật tại Việt Nam Mặc dù mục đích của những trường lớp chuyên biệt là phục hồi chức năng của những NKT để họ học tập và học nghề nhằm hòa nhập vào cộng đồng, một hệ thống giáo dục dựa vào những trường chuyên biệt như thế