TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản chung của vợ chồng?
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Đề bài: Đề 1: Anh (chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của
pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản chung của vợ chồng?
Trang 2Hà Nội, 2023
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Tố tụng dân
sự
Chấp hành viên
Hôn nhân gia đình
Thi hành án
Thi hành án dân sự
: : : : : :
BLDS BLTTDS CHV HNGĐ THA THADS
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS 1
1.1 Khái niệm về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS 1
1.2 Đặc điểm về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS 1
1.3 Ý nghĩa về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS 2
2 Những quy định của pháp luật THADS hiện hành về kê biên, xử lý tài sản của người phải THADS là tài sản chung của vợ chồng 3
3 Thực tiễn kê biên và xử lý tài sản THADS là tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị 4
KẾT LUẬN 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong quan hệ dân sự nói chung và THADS nói riêng, có rất nhiều tình tiết phức tạp phát sinh khi tổ chức thi hành, bởi đương sự người phải THA luôn tìm cách chây ỳ, trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ THADS Biện pháp kê biên tài sản
là một trong những biện pháp cưỡng chễ được áp dụng trong trường hợp này Nhưng khi xác minh đương sự có tài sản nhưng tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khiến CHV rất khó giải quyết Việc phân chia tài sản riêng của người phải THA trong khối tài sản chung là một vấn đề không dễ, cũng như tài sản chung không phân chia được Vì vậy để hiểu một cách cụ thể hơn các quy định về biện
pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản chung của vợ chồng, em xin chọn đề số 1:
phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản chung của vợ chồng? làm tiểu luận kết thúc học phần của mình
NỘI DUNG
1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS
1.1 Khái niệm về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS
Kê biên tài sản để THADS là một trong những biện pháp cưỡng chế, được CHV áp dụng trong trường hợp người phải THA có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định đã có hiệu lực, họ có tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó nhưng họ lại không tự nguyện thực hiện1 Sau khi kê biên tài sản, cơ quan THADS phải tiến hành
xử lý tài sản kê biên nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phải THA
1.2 Đặc điểm về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế biên tài sản chung là cơ sở bảo đảm thi hành các khoản nghĩa vụ trả tiền trong bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành Trong quá trình THADS, CHV có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhau để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành như: Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền giấy tờ có gia của người phải THA; Trừ vào thu nhập của người phải THA; Khai thác tài sản của người phải THA và kê biên tài sản của người phải THA Nghĩa vụ trả tiền của người phải THA
là nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành thi người phải THA phải trả, phải thanh toán bồi thường thanh toán tiền chênh lệch giá trị tài sản
án phí cho người được THA Như vậy, người phải THA phải có nghĩa vụ trả tiền thì CHV mới có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản chung
Thứ hai, đối tượng của biện pháp kê biên tài sản chung là động sản, bất động sản và các quyền tài sản khác Điều 105 BLDS năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền giấy tỏ có giả và quyền tài sản Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”
Để đảm bảo THA thì các tài sản là bất động sản, động sản dù thể hiện dưới dạng
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật THADS”, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
1
Trang 6vật, tiền hay giấy tờ có giá đều là đối tượng của cưỡng chế THA Tuy nhiên biện pháp kê biên tài sản chung thường được áp dụng nhiều nhất đối với bất động sản, động sản và quyền tài sản bởi đây là những tài sản thường có giá trị lớn nên khi cưỡng chế kê biên các tài sản này sẽ có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hiệu quả THA
Thứ ba bản chất của kê biên tài sản chung trong THADS là kiểm kê kê khai, ghi chép lại phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung với người khác hoặc toàn bộ khối tài sản chung theo một trật tự nhất định đề ngăn cản việc tẩu
tán hủy hoại tài sản nhằm mục đích xử lý tài sản đó để đảm bảo THA.
Thứ tư, kê biên tài sản chung nhằm tước bỏ quyền sở hữu sử dụng tài sản của người phải THA trừ trường hợp tài sản phải kê biên lớn hơn nghĩa vụ THA Sở dĩ đây là một điểm đặc trưng của biện pháp kê biên tài sản bởi mục đích của việc áp dụng kê biên là để tạo tiền đề cho việc thực hiện thủ tục xử lý tài sản2
Ngoài ra, đặc điểm riêng biệt nhất của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản chung là người phải THA không có tiền, tài sản riêng hoặc tiền, tài sản riêng không
đủ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền nhưng có tài sản chung với người khác để thực hiện nghĩa vụ hoặc người phải THA đề nghị kê biên tài sản chung mà không làm cản trở việc THA Như vậy, đối tượng bị kê biên ở đây là tài sản chung của người phải THA với người khác không liên quan đến bản án, quyết định dân sự đang được
tổ chức thi hành
1.3 Ý nghĩa về kê biên, xử lý tài sản chung trong THADS
Biện pháp kê biên tài sản chung cũng như các biện pháp cưỡng chế THADS khác là giải pháp có hiệu quả nhằm bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của người phải THA Bởi thực tế công tác THADS cho thấy, trong trường hợp người phải THA không tự nguyện THA nếu không áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS thì sẽ không thể THA được
Biện pháp kê biên tài sản chung có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo vệ triệt để quyền lợi hợp pháp của người được THA, đảm bảo hiệu quả của công tác THADS Bởi trong trường hợp người phải THA không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để THA mà không áp dụng biện pháp kê biên phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung với người khác thì chắc chắn quyền lợi của người được THA sẽ không được đảm bảo, việc tổ chức thực hiện THA không đạt hiệu quả Ngoài ra, ở một mức độ nào đó, việc áp dụng biện pháp
kê biên, xử lý tài sản còn có ý nghĩa kết thúc việc THA, tránh cho người phải THA không phải chịu nhiều chi phi do việc chậm THA đem lại
Ngoài ra, việc cơ quan THA tiến hành các biện pháp cưỡng chế THADS nói chung và cưỡng chế kê biên tài sản chung nói riêng song song với tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục đã góp phần làm cho mọi người thấy được rõ hơn
2 Nguyễn Thu Thuỷ (2019), “Kê biên tài sản chung trong thi hành án dân sự Việt Nam”, PGS TS Nguyễn
Thị Thu Hà hướng dẫn, trường Đại học Luật Hà Nội.
2
Trang 7các quy định của pháp luật và thái độ của Nhà nước đối với việc xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật Từ đó góp phần răn đe, giáo dục ý thức pháp luật cho mọi công dân nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật trong việc THA Đồng thời củng cố lòng tin của nhân dân đối với pháp luật và Nhà nước, giữ gìn kỷ cương phép nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo đảm cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế
2 Những quy định của pháp luật THADS hiện hành về kê biên, xử lý tài sản của người phải THADS là tài sản chung của vợ chồng
Về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của người phải THA với người khác Điều 74 Luật THADS năm 2014 có quy định về tài sản chung bị xác định, phân chia, xử lí để THA, tuy nhiên, vì chưa có quy định cụ thể nên việc xác định tài sản chung được hiểu theo nhiều cách khác nhau Nếu hiểu theo quy định tại Điều
207 BLDS năm 2015 thì tài sản chung bị cưỡng chế kê biên để THADS là tài sản thuộc sở hữu chung Trong khi đó, “sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung” Trên thực tế, trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu có thể là tài sản chung của vợ chồng Ngoài ra, khi kê biên tài sản chung theo quy định tại Điều 74 Luật THADS năm 2008 thì còn cần phải thống nhất hiểu tài sản chung là tài sản của người phải THADS với người khác mà người khác đó không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ trong bản án, quyết định đang được tổ chức thi hành, bởi nếu là người có quyền lợi, nghĩa vụ trong bản án, quyết định đang được tổ chức thi hành thì bản thân họ đã có tư cách đương sự trong THADS (là người được THA hoặc là người phải THA) Do đó tài sản chung bị cưỡng chế kê biên để THADS là những tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải THA với người khác mà “người khác”
đó phải là người không liên quan đến bản án, quyết định đang được tổ chức thi hành, không phải là một đương sự trong bản án, quyết định được thi hành
Về nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải THADS với người khác là vợ hoặc chồng Cơ quan THADS chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để THA hoặc khi có đề nghị của người phải THA về việc tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc THA và tài sản đó đủ để THA, các chi phí liên quan Trong trường hợp này, CHV lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để THA Người phải THA bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ THA
Về thủ tục xác định phân chia, xử lí phần sở hữu của người phải THA trong khối tài sản chung, căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật THADS 2008 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật THADS sửa đổi 2014 quy định xác định, phân chia, xử lý tài
3
Trang 8sản chung để THA3 Trong trường hợp chưa xác định được phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung của vợ chồng thì CHV xác định phần sở hữu của
họ theo quy định của pháp luật về HN&GĐ và thông báo cho vợ hoặc chồng của người phải THA biết để họ tiến hành thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Vợ hoặc chồng của người phải THA có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được CHV xác định Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì CHV tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải THA giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của
họ Theo đó tại khoản 2, khoản 3 Điều 74 Luật THADS 2008 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật THADS sửa đổi 2014 quy định về xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để THA4 Đối với trường hợp tài sản chung của vợ chồng đã xác định được phần sở hữu riêng của từng người, trường hợp tài sản chung đó có thể chia được thì CHV sẽ cưỡng chế THADS đối với phần tài sản tương ứng với quyền sở hữu của người phải THA Trường hợp tài sản chung không chia được hoặc chia ra thì sẽ giảm giá trị đáng kể của tài sản thì CHV có thể cưỡng chế toàn bộ tài sản chung đó và thanh toán cho chủ sở hữu còn lại số tiền tương ứng với giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
Về việc ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung Người được quyền mua tài sản là vợ, chồng chung quyền sở hữu, sử dụng tài sản với người phải THA Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư liên tịch số 11, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định giá, CHV thông báo cho chủ sở hữu chung quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải THA Đồng thời, khoản 3 Điều 74 Luật THADS quy định: Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc
sở hữu chung, CHV thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của người phải THA theo giá đã định trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn
là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ sở hữu chung không mua tài sản thì tài sản được bán theo quy định tại Điều 101 Luật THADS Khi chủ sở hữu chung mua tài sản kê biên thì CHV thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 11, cụ thể, đối với tài sản là bất động sản và động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, CHV ra quyết định bán tài sản cho chủ sở hữu chung; đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì CHV lập biên bản giao tài sản cho chủ sở hữu chung
3 Thực tiễn kê biên và xử lý tài sản THADS là tài sản chung của vợ chồng
và một số kiến nghị
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy quy định của điều luật với hướng dẫn thực hiện chưa thống nhất về cách thức xác định, phân chia tài sản chung của vợ
3 Xem khoản 31 Điều 1 Luật THADS sửa đổi 2014
4 Xem khoản 31 Điều 1 Luật THADS sửa đổi 2014
4
Trang 9chồng và còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cụ thể như sau:
Thứ nhất, pháp luật THADS Việt Nam hiện đang thiếu quy định cụ thể, rõ ràng về tài sản chung và các loại tài sản chung trong THADS Pháp luật THADS
vẫn chưa có quy định cụ thể thế nào là tài sản chung trong THADS, tài sản chung bị
kê biên xử lí bao gồm các loại tài sản gì nên trong thực tiễn áp dụng Điều 74 Luật THADS năm 2014, xác định về tài sản chung không thống nhất trong thực tiễn THADS Việc xác định tài sản chung trong THADS không thể chỉ dựa vào quy định khái quát của BLDS năm 2015 về tài sản chung, do đó, để việc áp dụng Điều 74 Luật THADS năm 2014 được đúng và thống nhất thì trong thời gian tới, Luật THADS cần có quy định bổ sung về vấn đề này theo hướng tài sản chung bị cưỡng chế kê biên để THADS là những tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của người phải THA với người khác mà “người khác” đó phải là người không liên quan đến bản án, quyết định đang được tổ chức thi hành, không phải là một đương sự trong bản án, quyết định được thi hành
Thứ hai, đối với quy định CHV yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu,
sử dụng tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự khi chủ sở hữu, sử dụng tài sản chung
và người được THA không khởi kiện Trong việc xử lý tài sản chung thì người có
nghĩa vụ và quyền lợi trực tiếp về tài sản trong việc THA là đương sự và người có chung quyền sở hữu với người phải THA Do vậy, trách nhiệm khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu, sử dụng chỉ nên quy định cho đương sự và những người có chung quyền sở hữu với người phải THA Việc quy định CHV có trách nhiệm yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự khi các bên liên quan không khởi kiện trong một số trường hợp
có thể sẽ tạo ra tâm lý ỉ lại của đương sự, người có tài sản chung để kéo dài việc THA Ngoài ra quy định nếu người phải THA, người đồng sở hữu chung không khởi kiện để yêu cầu toà án phân chia tài sản chung thì người được THA, CHV khởi kiện đến Toà án yêu cầu xác định phần tài sản của người phải THA là bất hợp lí vì các chủ thể khởi kiện này không thể hoặc rất khó đưa ra được những chứng cứ chứng minh phần tài sản của người phải THA trong khối tài sản chung do không phải là chủ sở hữu, sử dụng tài sản5 Việc xác định phần tài sản là thẩm quyền, trách nhiệm của Toà án, việc yêu cầu xác định phần tài sản là của người có quyền, lợi ích (là đương sự và những người có tài sản chung) chứ không phải là CHV CHV là công chức, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án, quyết định và các công việc phụ trợ khác nhằm mục đích tổ chức THA (như tổ chức bán đấu giá tài sản, tư vấn cho đương sự để họ thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ THA…) Việc thực hiện yêu cầu phân chia quyền sử dụng, sở hữu tài sản chỉ thuộc về những người có quyền sở hữu, sử dụng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trong khi CHV là người không thuộc một trong các đối tượng này mà lại trao cho họ thực hiện các quyền này thì có vẻ chưa hợp lý và thực tế nhiều hệ lụy tiếp theo liên quan
5Nguyễn Minh, “Thi hành án tài sản chung như thế nào”, Báo điện tử đại biểu nhân dân
5
Trang 10có thể phát sinh, ví dụ như: Tư cách tham gia tố tụng; trách nhiệm có liên quan trong trường hợp bản án, quyết định giải quyết tiếp theo ở các giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; thời gian tham gia tố tụng… Như vậy, những bế tắc hoặc
là không được thực hiện triệt để ở các giai đoạn trước đó (giai đoạn điều tra, xét xử, giai đoạn thực hiện quyền của người phải THA, giai đoạn thực hiện quyền của người được THA), cuối cùng pháp luật lại trao công việc nộp đơn yêu cầu khởi kiện
vụ án cho CHV về công việc không liên quan đến quyền và lợi ích của họ Ngoài ra, quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP về trao quyền cho CHV xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản là quy định còn thiếu thống nhất, thậm chí là mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác Ví dụ: Điểm c khoản 1 Điều
170 Luật THADS quy định, một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân trong THADS đó là thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan THADS, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản, hủy giấy tờ, giao dịch phát sinh trong quá trình THA thuộc thẩm quyền của Tòa án; hoặc khoản 9 Điều 27 BLTTDS năm 2015 quy định, một trong những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án đó là yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để THA và yêu cầu khác theo quy định của Luật THADS6 Do vậy, trong thời gian tới khi sửa đổi, bổ sung Luật THADS và các quy định khác có liên quan, những quy định trên cần cân nhắc để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, theo hướng không trao quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản này cho CHV, không nên xem đây là quyền phái sinh của CHV, đồng thời cũng không nên quy định CHV
có thẩm quyền xác định quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản trong khối tài sản chung, vì đây là một trong những thẩm quyền đặc trưng của cơ quan Tòa án
Thứ ba, quy định về thời hạn ưu tiên mua tài sản chung Từ quyền tự định
đoạt phần sở hữu của mình trong khối tài sản chung được ghi nhận tại khoản 3 Điều
218 BLDS năm 2015, khoản 3 Điều 74 Luật THADS năm 2014 quy định chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải THA là hợp lý nhưng thời hạn ưu tiên mua tài sản chung là 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản kể từ ngày được thông báo hợp lệ hay đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ là quá dài, làm mất nhiều thời gian và thủ tục Mặt khác, quy định “trong thời hạn 05 ngày kể
từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ sở hữu chung không mua tài sản thì tài sản được bán theo quy định tại Điều 101 ” cũng là không cần thiết bởi chủ sở hữu chung đã có thời hạn tương đối dài để cân nhắc, quyết định Do vậy, khoản 3 Điều
74 Luật THADS năm 2014 cần sửa thời hạn này theo hướng rút ngắn lại và thủ tục bán tài sản cũng chỉ rút ngắn một lần để nâng cao hiệu quả của việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải trên thực tế7
6 Hồ Quân Chính, Hoàn Thanh Hoa (2018), “Kê biên, xử lý tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi
hành án – Một số vấn đề từ thực tiễn”, Tạp chí điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
6