5 điểm Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nộidung lồng ghép bình đẳng giới và thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạmpháp luật.Câu 2.. 5 điểm Với tư cách l
lOMoARcPSD|38544120 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: Kỹ năng thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật ĐỀ TÀI: HỌ VÀ TÊN Quàng Tuấn Điệp MSSV 440426 LỚP N02 Hà Nội 2022 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 MỤC LỤC ĐỀ BÀI 1 NỘI DUNG 2 Câu 1 .2 Câu 2: 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 1 ĐỀ BÀI Câu 1 (5 điểm) Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới và thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Câu 2 (5 điểm) Với tư cách là cơ quan thẩm định, thẩm tra, hãy phát biểu về sự cần thiết ban hành của dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 2 NỘI DUNG Câu 1 a, Quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và bình luận Theo quy định tại Luật Bình đẳng giới 2006, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động thẩm định việc lồng ghép bình đẳng giới được thực hiện dựa trên các nội dung: (i) Xác định vấn đề giới, theo đó, việc xác định vấn đề giới được dựa trên cơ sở xem xét, đánh giá để phát hiện các nguy cơ bất bình đẳng giới trong dự kiến chính sách, dự thảo văn bản Sau khi xác định được vấn đề giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan thẩm định tiến hành phân tích để (ii) xác định nguyên nhân và từ đó (iii) đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề về giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Đồng thời, đánh giá về tính khả thi, tính hợp lý và tính đầy đủ của các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong dự kiến chính sách, dự thảo văn bản; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới (iv) Đánh giá tác động về chính sách, giải pháp để giải quyết vấn đề giới, theo đó cơ quan thẩm định tiến hành đánh giá và dự báo tác động về giới của các quy định trong dự thảo văn bản được thực hiện trên cơ sở xem xét: (1) sự tác động đến vị trí của mỗi giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình; (2) cơ hội và điều kiện phát huy năng lực của mỗi giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình; (3) cơ hội tiếp cận, thụ hưởng kết quả của sự phát triển xã hội đối với mỗi giới Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 3 (v) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong dự kiến chính sách, dự thảo văn bản Theo đó, các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định có trách nhiệm xác định nguồn lực để thực hiện bình đẳng giới trong dự kiến chính sách, dự thảo văn bản bao gồm điều kiện về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và ngân sách để đảm bảo thực hiện; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, truyền thông; cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát và chế tài bảo đảm thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề giới Tất cả các nội dung trên khi được thực hiện cần đảm bảo các yếu tố về sự cần thiết, hợp lý và khả thi, tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như đảm bảo các nguyên tắc về bình đẳng giới Sau khi xem xét, đánh giá dựa trên các tiêu chí về bình đẳng giới, người thẩm định, thẩm tra sẽ đưa ra kết luận về nội dung bình đẳng giới, theo hướng: (i) Chính sách hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã đảm bảo bình đẳng giới, hoặc (ii) Chính sách hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo bình đẳng giới (bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới…) Bình luận: Lồng ghép bình đẳng giới trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và toàn bộ quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung là một nội dung mới, được đưa vào như là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Đây được xem là biện pháp chiến lược để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới Hệ thống pháp luật trong nước đã tương đối đầy đủ và toàn diện nhằm thực hiện những nội dung cơ bản của Công ước CEDAW với Luật Bình đẳng giới năm 2006 cùng các văn bản có liên quan Sau khi Luật Bình đẳng giới 2006 có hiệu lực, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cùng các văn bản pháp lý có liên quan khác đã dần hoàn thiện nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong việc xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định, thẩm tra nội dung lồng ghép bình đẳng giới cũng như nội dung, tiêu Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 4 chí thẩm định, thẩm tra Tuy nhiên, Luật Bình đẳng giới cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan hiện nay đã không còn phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực sau dẫn tới một số vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện Luật Ví dụ như theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, thì quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật có sự tách bạch giữa quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo Trong khi đó, theo quy định của Luật Bình đẳng giới và Thông tư số 17/2014/TT-BTP thì việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đang được hướng dẫn theo quy trình cũ, nghĩa là không có sự tách bạch giữa quy trình đề xuất chính sách và quy trình soạn thảo1 Như vậy, bên cạnh việc tiếp tục đảm bảo quy trình, thủ tục, nội dung, chất lượng đánh giá tác động giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan có liên quan cần tiếp tục phối hợp thực hiện để sửa đổi Luật bình đẳng giới để đảm bảo khả năng thi hành cũng như tính đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành b, Quy định pháp luật hiện hành về lồng ghép thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và bình luận Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010 về Kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), thủ tục hành chính được định nghĩa là “trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức” Với cách định nghĩa trên, có thể loại trừ một số loại hình thủ tục hành chính sau trong quá trình thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm: Thủ tục thanh tra kiểm tra, giám sát; Thủ tục hành chính có nội dung bí mật Nhà nước, Thủ tục hành chính nội bộ của cơ quan hành chính Nhà nước Sau khi nhận diện được thủ tục hành chính cần thẩm định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đối chiếu thủ tục hành chính với các tiêu chí cụ thể như sau: 1 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật BĐG, http://duthaovanban.molisa.gov.vn/detail.aspx?tab=2&vid=576, truy cập ngày 24/5/2022 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 5 Thủ tục hành chính phải thực sự cần thiết Với tiêu chí này, thủ tục hành chính phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực liên quan đến việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và là yếu tố cần thiết để có thể thực hiện được nội dung của chính sách đó Ngoài ra, cần đảm bảo thủ tục hành chính là biện pháp duy nhất để có thể đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra Quy định thủ tục hành chính là mới, chưa từng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, bảo đảm không trùng lặp, mâu thuẫn với các thủ tục hành chính có liên quan Thủ tục hành chính phải hợp pháp Tiêu chí về tính hợp pháp của thủ tục hành chính được xác định dựa trên một số yếu tố như sau: Đúng căn cứ pháp lý ban hành thủ tục hành chính (được văn bản hiệu lực pháp lý cao hơn ủy quyền); Đúng thẩm quyền ban hành quy định thủ tục hành chính; Có sự phù hợp giữa quy định thủ tục hành chính với quy định nội dung mà thủ tục hành chính có nhiệm vụ truyền tải; Có sự phù hợp của quy định thủ tục hành chính với các quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, và; Quy định thủ tục hành chính đảm bảo sự đầy đủ của các bộ phận tạo thành một thủ tục hành chính Thủ tục hành chính phải hợp lý, khả thi và hiệu quả Các bộ phận cấu thành thủ tục hành chính phải đảm bảo hợp lý, đầy đủ các nội dung như: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện; Trình tự, cách thức, thời gian thực hiện; Thành phần, số lượng hồ sơ có liên quan; Thời gian giải quyết thủ tục hành chính Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo chuẩn mực, rõ ràng, dễ hiểu Xác định rõ và bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Bảo đảm sự công bằng giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng miền, giữa trong nước với ngoài nước và có số lượng đối tượng tuân thủ được hưởng lợi nhiều nhất Đảm bảo tính hiệu quả của quy định thủ tục hành chính Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính được xác định phù hợp với thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cấp Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 6 hành chính hoặc địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; thuận tiện cho cá nhân, tổ chức tuân thủ tục hành chính trong việc liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết; bảo đảm áp dụng tối đa các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới hoặc địa phương giải quyết thủ tục hành chính Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính Cơ quan lập đề nghị xác định rõ để thực hiện thủ tục hành chính, cá nhân, tổ chức phải nộp hoặc không phải nộp phí, lệ phí và các chi phí khác (nếu có) Việc đề xuất quy định phí, lệ phí và các chi phí khác (nếu có) cơ bản phải bảo đảm bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; bảo đảm cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết cho cá nhân, tổ chức; có tính đến đặc điểm từng vùng miền, từng đối tượng thực hiện, từng lĩnh vực và thông lệ quốc tế Sau khi đối chiếu các quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí nêu trên, cơ quan thẩm định thẩm tra tiến hành đánh giá và đưa ra kết luận về thủ tục hành chính trong dự theo một trong hai hướng: (i) Nội dung quy định trong dự thảo đã đáp ứng các yêu cầu của một thủ tục hành chính, hoặc; (ii) Nội dung quy định trong dự thảo không đáp ứng các yêu cầu của một thủ tục hành chính Bình luận Có thể thấy các quy định về thẩm định, đánh giá tác động thủ tục hành chính được quy định khá đầy đủ, từ tầm luật đến nghị định và thông tư hướng dẫn đảm bảo tính hiệu lực trong quá trình thực hiện Đây là cơ sở, căn cứ quan trọng giúp các chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đảm bảo các thủ tục hành chính được tối ưu nhất trước khi ban hành, đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chỉ ban hành thủ tục hành chính khi cần thiết và phải hợp lý, hợp pháp với chi phí tuân thủ thấp nhất” nhằm giảm gánh nặng hành chính và duy trì tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính Thông qua việc thẩm định, đánh các quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ những vấn đề cần giải quyết và cân nhắc lựa chọn giữa các giải pháp khác nhau để tìm ra được giải Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 7 pháp hợp lý nhất, hiệu quả nhất với chi phí tuân thủ thấp nhất nhằm tiết kiệm tối đa về thời gian, công sức cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Mặc dù quy định của pháp luật đã rất rõ về trách nhiệm đánh giá tác động của thủ tục hành chính trước khi banh hanh, tuy nhiên thực tế thì việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu Một số cơ quan, đơn vị không thực hiện việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị, xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ gửi cơ quan thẩm định của bộ, ngành, địa phương không có Bản đánh giá thủ tục hành chính theo quy định dẫn đến bị trả lại hồ sơ, yêu cầu bổ sung Bản đánh giá tác động thủ tục hành chính theo đúng quy định Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ quan thẩm định vẫn tiến hành thẩm định khi chưa có Bản đánh giá tác động thủ tục hành chính trong hồ sơ Hệ quả của vấn đề này là không tạo ra được thói quen, thay đổi cách làm việc, tạo sự nghiêm túc, kỷ luật trọng hoạt động đánh giá tác động thủ tục hành chính của các cơ quan chủ trì soạn thảo 2 Mặt khác, pháp luật chỉ quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình đánh giá tác động của thủ tục hành chính nhưng lại chưa có quy định về xử lý trách nhiệm khi không tuân thủ việc đánh giá tác động Cùng với đó, cũng chưa có quy định nào về chất lượng của báo cáo đánh giá tác động như phải đảm bảo các tiêu chí như thế nào, có những nội dung gì, ai chịu trách nhiệm nếu những nội dung báo cáo là chưa đúng sự thật, qua loa, đại khái, chưa nghiêm túc, 3 Do đó cần sớm có những giải phải nhằm đốc thúc các cơ quan thẩm định thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ theo đúng các quy định đã được đề ra Cùng với đó là hoàn thiện quy định của pháp luật, đảm bảo phù hợp và bám sát hoạt động thẩm định trong thực tiễn 2 Nguyễn Trà Mi (2021), Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi- dung/-/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-cong-tac-anh-gia-tac-ong-cua-thu- tuc-hanh-chinh-trong-xay-dung-van-ban-quy-pham-phap-luat, truy cập ngày 24/5/2022 3 Lê Thị Hiền (2017), Kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 8 Câu 2: QUỐC HỘI KHOÁ XIV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM UỶ BAN KHOA HỌC, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CÔNG NGHỆ VÀ MÔI Hà Nội, ngày tháng năm TRƯỜNG Số: /BC - UBKHCNMT BÁO CÁO Thẩm tra dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Kính gửi: Các đại biểu Quốc hội Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm , Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã họp phiên toàn thể để thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tham dự phiên họp có đại diện Sau khi nghe đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày Tờ trình, các đại biểu đã tham gia thảo luận, tham gia nhiều ý kiến Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kính trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) như sau: I SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế và xã hội, môi trường và phương thức giao dịch cũng có nhiều thay đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng số làm trung gian cho các giao dịch điện tử trực tuyến Theo thống kê của Bộ Công Thương tại Việt Nam vào năm 2020: ước tính số người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là 49,3 triệu người; tỷ lệ người dân sử dụng internet là 70%; doanh thu và tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước luôn tăng trong giai đoạn 2016 – 2020 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 9 (đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% vào năm 2020)4 Những yếu tố trên đòi hỏi phải có khung pháp lý phù hợp đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo thể chế pháp luật phải theo kịp sự phát triển Tuy nhiên, sau hơn 15 triển khai thực hiện, Luật Giao dịch điện tử 2005 đã bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế, cụ thể như sau: Chưa quy định rõ ràng về thông điệp dữ liệu an toàn và chữ ký điện tử bảo đảm mức độ an toàn, dẫn đến sự lo ngại, thiếu tin tưởng của các bên khi tham gia giao dịch điện tử; Thiếu quy định về định danh, xác thực điện tử dẫn đến việc khó phân định trách nhiệm các bên khi xảy ra các sự cố liên quan đến xác thực và định danh điện tử, gây ảnh hưởng tới tính pháp lý và sự tin tưởng của các bên khi tham gia giao dịch điện tử; Chưa quy định rõ về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với các doanh nghiệp, người dân Thêm vào đó, trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện thêm nhiều loại hình tài sản mới như tiền điện tử, tài sản số Thị trường NFT (Non-fungible token) đã bùng nổ và phát triển mạnh, các giao dịch liên quan đến tài sản NFT trên nền tảng blockchain ngày càng phổ biến Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể nào đối với các tài sản mã hóa nói chung và NFT nói riêng Các giao dịch NFT hiện không được coi là giao dịch chuyển nhượng tài sản thông thường do đó không thể đánh thuế vào phần lợi tức phát sinh của nhà đầu tư cũng như không có hành lang pháp lý để bảo vệ các nhà đầu tư trong những tranh chấp liên quan đến loại hình giao dịch này Ngoài ra, Luật giao dịch điện tử 2005 hiện có nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn với các Luật chuyên ngành có hiệu lực sau như: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đầu tư, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, và các văn bản hướng dẫn Để khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) nhằm góp phần đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ thực tiễn Bên cạnh đó, ban hành Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cũng là một biện pháp nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp 3 thời 4 Bộ Công Thương, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021, tr 28 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 10 đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế - xã hội của đất nước; tạo hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực; khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế của Luật hiện hành, đặc biệt là đối với vấn đề bảo đảm giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; luật hóa các vấn đề thực tiễn yêu cầu và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành5 II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH III SỰ PHÙ HỢP VỀ TÍNH HỢP HIẾN, HỢP PHÁP VÀ THỐNG NHẤT IV NỘI DUNG DỰ ÁN LUẬT Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, có nhiều nội dung mới đáp ứng yêu cầu của một dự án Luật, tuy nhiên Vì vậy Trên đây là Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kính trình Quốc hội xem xét, quyết định Nơi nhận: TM UỶ BAN KHOA HỌC, CÔNG - UBTVQH NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG - Các thành viên UBKHCNMT CHỦ NHIỆM - Lưu VT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 Bộ Thông tin và Truyền thông, Tờ trình Về việc xây dựng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 11 1 Bộ Thông tin và Truyền thông, Tờ trình Về việc xây dựng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) 2 Luật Bình đẳng giới 2006 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 4 Nghị định 63/2010/NĐ-CP Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính 5 Thông tư 17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 6 Thu Hằng (2022), Hoàn thiện khung pháp lý cho giao dịch điện tử, https://vov2.vov.vn/phap-luat/hoan-thien-khung-phap-ly-cho-giao-dich-dien-tu- 34361.vov2, Truy cập ngày 25/5/2020 7 Lê Thị Hiền (2017), Kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu khả thi, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 8 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật BĐG, http://duthaovanban.molisa.gov.vn/detail.aspx?tab=2&vid=576, truy cập ngày 24/5/2022 9 Nguyễn Trà Mi (2021), Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, https://stp.bacgiang.gov.vn/hien-thi-noi- dung/-/asset_publisher/wtMnvtGfRUNi/content/thuc-trang-va-giai-phap-nang- cao-cong-tac-anh-gia-tac-ong-cua-thu-tuc-hanh-chinh-trong-xay-dung-van- ban-quy-pham-phap-luat, truy cập ngày 24/5/2022 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)