Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới và thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
139,99 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN HỌC: THẨM ĐỊNH THẨM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỀ TÀI: BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT” Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên: Lớp: Hồ Chí Minh, Tháng 2/2022 2 Mục lục I/NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG: 4 1/Các khái niệm cơ bản: 4 1.1/ Khái niệm về dự thảo văn bản pháp luật và hoạt động thẩm định dự thảo văn bản pháp luật: 4 1.2 /Khái niệm về thủ tục hành chính; bình đẳng giới, lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: 4 II/BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 4 1/Những quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản pháp luật: .4 2/Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: .5 III/BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .6 1/Những quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo văn bản pháp luật: 6 2/Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: .7 KẾT LUẬN .9 3 MỞ ĐẦU Thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới và thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng Việc này, thứ nhất góp phần kiểm soát chất lượng, đảm bảo những thủ tục hành chính được ban hành thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả và tiết kiệm; thứ hai là nâng cao vị thế, mở rộng khả năng, cơ hội để phụ nữ tiếp cận đến mọi nguồn lực trong đời sống, đạt sự hài hòa về lợi ích giữa hai giới Vậy những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh khâu thẩm định về hai vấn đề trên có ưu, nhược điểm gì, thực tiễn áp dụng các quy định trên ra sao? Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn, em xin chọn đề bài: “Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới và thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật” 4 NỘI DUNG I/NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG: 1/Các khái niệm cơ bản: 1.1/ Khái niệm về dự thảo văn bản pháp luật và hoạt động thẩm định dự thảo văn bản pháp luật: Dự thảo luật là “Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy pham pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.” Theo Quyết định số 05/2007/QĐ – TTg thì thẩm định dự thảo VB QPPL là hoạt động “xem xét, đánh giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật” 1.2 /Khái niệm về thủ tục hành chính; bình đẳng giới, lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Thủ tục hành chính là “cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước”1 Theo khoản 1, khoản 3, khoản 7 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006: “1 Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội 3 Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó 7 Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.” II/BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 1/Những quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản pháp luật: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một 5 số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Là hai văn bản luật đang có hiệu lực điều chỉnh nội dung liên quan tới thẩm định nội dung thủ tục hành chính của các dự thảo luật Trong đó có điểm đ khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 92; Điều 93; điểm d khoản 2 Điều 98, điểm d khoản 2 Điều 102, khoản 5 Điều 103 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Về các văn bản dưới luật, Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 154/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chí đánh giá tác động, hồ sơ cần kiểm soát trong thẩm định nội dung thủ tục hành chính Ngoài ra, Thông tư số 07/2014/TTBTP Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính bị hết hiệu lực một phần do bị bãi bỏ một phần tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BTP đã quy định cụ thể về phương pháp, công cụ hỗ trợ đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm 2/Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Đầu tiên, hệ thống các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đã đem lại nhiều ưu điểm cho việc thẩm định thủ tục hành chính có trong các dự thảo văn bản quy phạm Thứ nhất, tồn tại cơ sở pháp lý cụ thể, gắn thẩm định nội dung thủ tục hành chính trong từng văn bản quy phạm pháp luật với mỗi chủ thể, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thẩm định từ đó sẽ được nâng cao, đồng thời tính chính xác của hoạt động này cũng tăng lên Thứ hai, các quy định pháp luật về hoạt động thẩm định sẽ mang tính định hướng để các thủ tục hành chính trong mỗi dự thảo văn bản quy phạm trở nên tối ưu, thật sự cần thiết, hợp lý và tiết kiệm Thứ ba, các quy định pháp luật đã đề ra bộ công cụ khoa học để nghiên cứu căn cứ, phương pháp từ đó tạo cơ sở để hoàn thiện thủ tục hành chính sao cho phù hợp với nội dung từng sự thảo quy phạm Tiếp theo, là những hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành khiến cho hoạt động thẩm định nội dung thủ tục hành chính còn chưa hoàn chỉnh Thứ nhất, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020, đã cơ bản có những tách biệt, làm khác, đổi mới, trong đó sửa đổi một số quy định trong quy trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật nói chung Trong khi đó những phương pháp, bộ công cụ được quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BTP Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính loại trừ những nội dung đã được bãi bỏ tại 6 khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2018/TT-BTP đã không còn hoàn toàn phù hợp, không đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của hoạt động thẩm định về nội dung thủ tục hành chính nói riêng Cách thức đánh giá, các biểu mẫu dùng trong đánh giá thủ tục hành chính thực tế thể hiện một số nội dung, bộ phận cấu thành còn chưa rõ, chưa thật sự phù hợp với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay Chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp đánh giá tính hợp lý của tên các thủ tục hành chính, nhiều nội dung thông tin tại biểu mẫu đánh giá còn trùng lặp Ngay việc đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của tên, trình tự thực hiện thủ tục hành chính thông qua các câu hỏi tại phần II của biểu mẫu đánh giá tác động 01A/ĐG-KSTT của Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BTP như: “ Có được quy định rõ ràng và cụ thể về các bước thực hiện không?; Có được quy định hợp lý giữa các bước thực hiện để tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực hiện?; Có được quy định, phân định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi thực hiện không?” đã có sự trùng lặp nhất định trong các câu hỏi, khiến cho nội dung trả lời không tách biệt Trong khi việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm nói chung ngày một rõ ràng thì việc thực hiện các phương pháp, đánh giá nội dung thẩm định thông qua bộ công cụ lại chưa có sự gắn kết cụ thể này Bộ công cụ đánh giá tác động thủ tục hành chính hiện nay chưa có mối liên hệ giữa kết quả đánh giá và tính hiệu quả, cần thiết Đồng thời, các phương pháp đánh giá, bảng biểu cũng chỉ dành cho chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong khi đối tượng chịu ảnh hưởng từ những thủ tục hành chính lại chưa được tham gia góp ý, đánh giá Thứ hai, trong quy trình đánh giá tác động thủ tục hành chính chưa xác định cụ thể nội dung chi tiết về trách nhiệm, cơ chế thực hiện Đồng thời hiệu quả của công tác đánh giá còn thấp, số lượng thủ tục hành chính đã qua đánh giá những vẫn phải cắt giảm quy trình còn nhiều III/BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 7 1/Những quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo văn bản pháp luật: Trong các văn bản Luật, điểm đ khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 92; Điều 93; điểm d khoản 2 Điều 98, điểm d khoản 2 Điều 102, khoản 5 Điều 103 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Bên cạnh đó là Điều 21, Điều 22 Luật Bình đẳng giới 2006 Đối với các văn bản dưới luật, Nhà nước đã có quy định cụ thể trong nhiều hoạt động trong đó có thẩm định nội dung này cụ thể trong Chương III Nghị định 48/2009/NĐCP Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới Đồng thời, Thông tư số 17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại Mục 4 đã điều chỉnh rất chi tiết về việc lồng ghép bình đẳng giới trong hoạt động thẩm định văn bản quy phạm 2/Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Đầu tiên, bàn về các ưu điểm Thứ nhất, trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền không được phân công soạn thảo thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm cung cấp tài liệu có liên quan tới vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới cho cơ quan chủ trì soạn thảo khi có yêu cầu Điều này giúp thống kê được các số liêu, tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng, tạo cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm phù hợp với thực tiễn Tiếp theo, với yêu cầu có mặt đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Ngoài ra, còn cần tham vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia về giới Điều này đảm bảo cho các quy phạm có nội dung khách quan, phù hợp, phát huy tốt bình đẳng giới Thứ hai, bên cạnh các ưu điểm là những hạn chế trong nội dung của các quy định pháp luật về thẩm định vấn đề lồng ghép bình đẳng giới Đầu tiên, số lượng dự thảo văn bản QPPL khi trình thông qua hoặc ban hành có sự lồng ghép về vấn đề bình đẳng giới khá lớn, là kết quả từ các quy định pháp luật yêu cầu phải có nội dung bình đẳng giới Tuy nhiên, nhìn chung việc lồng ghép này còn mang tính hình thức, chất lượng không cao Luật Bình đẳng giới ban hành đến nay đã 15 năm, vẫn còn tình trạng chưa ý thức hoặc ý thức chưa đầy đủ, không nắm chắc về bình đẳng giới Khi đánh giá, nhận xét về văn bản dưới góc độ giới vẫn còn theo cảm tính Tiếp theo, do chưa có các yêu cầu cụ thể, các tiêu chí đánh giá vẫn mang tính chung chung đã tạo ra những quy định định tính, khó xác định cụ thể con số chính xác khi cần thiết Mặt khác, ngay từ các quy định về thẩm định nội dung bình đẳng giới đã nhìn nhận phụ nữ là người được thụ hưởng, người được bảo hộ, bảo vệ nên các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng ra không mang tính đa chiều; các phương án chính sách, dự thảo 8 quy định pháp luật qua hoạt động thẩm định chưa thực sự giảm khoảng cách giới Thứ ba, trong các quy định pháp luật về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới không có một nội dung về phân loại phụ nữ theo nhóm cụ thể để có chihs sách bù đắp phù hợp; từ đó rất nhiều quy định pháp luật, chính sách ra đời gây bất lợi cho phụ nữ hoặc chưa thực sự tạo được sự bình đẳng giữa nam và nữ cũng như ngay trong những nhóm phụ nữ khác nhau cũng cần có sự bình đẳng 9 KẾT LUẬN Một trong những vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là góp phần đảm bảo tính khả thi Với việc thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới hay thủ tục hành chính, bên cạnh các ưu điểm, các quy định pháp luật hiện hành có xu hướng bộc lộ ra nhiều hạn chế khiến cho các văn bản quy phạm pháp luật phát sinh từ đó chưa thực sự đi vào đời sống hoặc giải quyết triệt để vấn đề đặt ra 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: *Văn bản pháp luật 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 3 Luật Bình đẳng giới năm 2006 4 Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 5 Nghị định 154/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP 6 Nghị định 48/2009/NĐ-CP Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới 7 Thông tư 07/2014/TT-BTP Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính 8 Thông tư 01/2018/TT-BTP Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành 9 Thông tư số 17/2014/TT-BTP Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật *Giáo trình, sách 10 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017 11 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân 12 Bộ Tư pháp, Sổ tay Kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật *Luận văn nghiên cứu 11 8 13 Nguyễn Hùng Quế, Pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo – Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội 2017 *Tài liệu trực tuyến 14 Phạm Thị Hải Yến, Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của Luật bình đẳng giới, https://123docz.net/document/281277-long-ghep-van-de-binh-dang- gioi-trongxay-dung-va-thuc-thi-phap-luat-la-mot-nguyen-tac-co-ban- cua-luat-binh-dang-gioi-haytrinh-bay-hieu-biet-cua-ban-.htm 09/04/2013 15 Luật Quang Huy, Biện pháp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, https://luatquanghuy.vn/bai-tap- luat/luat-binh-danggioi/bien-phap-long-ghep-van-de-binh-dang-gioitrong-xay-dung-van-ban-quy-phamphap-luat/? fbclid=IwAR2h4hvq2ndNRWoPHUbl6JGpiu9WnCBZwXWMhKMBaUKYqez19ELiicVl-c 16 Th.S Chu Thị Trang Vân, Lồng ghép giới trong xây dựng và áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208861 ,Báo Nghiên cứu lập pháp, 05/2004 17 Thái Thị Hải Yến, Khắc phục những “khoảng trống” trong chính sách pháp luật về phụ nữ, https://nhandan.vn/phapluat/khac-phuc-nhung- khoang-trong-trongchinh-sach-phap-luat-ve-phu-nu-320006 , Báo Nhân dân, 03/2018 12 18 Lê Thị Thủy, Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật, https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-hoat-dong-tham-dinh-du- thao-van-ban-quipham-phap-luat.aspx , Luật Minh Khuê, 08/2018 13 ... PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 1/Những quy định pháp luật hành thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới dự thảo văn. .. 1/Những quy định pháp luật hành thẩm định nội dung thủ tục hành dự thảo văn pháp luật: .4 2 /Bình luận quy định pháp luật hành thẩm định nội dung thủ tục hành dự thảo văn quy phạm pháp luật: ... giới, lồng ghép bình đẳng giới dự thảo văn quy phạm pháp luật: II/BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: