1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phân tích, đánh giá quy định pháp luật pháp luật hiện hành về tặng cho tài sản có điều kiện đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật

13 189 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 326,96 KB

Nội dung

Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Đối với hợp đồng tặng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: LUẬT DÂN SỰ 2

Lớp: Luật Quốc Tế

Đề số 7:Phân tích, đánh giá quy định pháp luật pháp luật hiện hành về tặng cho tài sản có điều kiện Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I Lý luận chung về tặng cho tài sản có điều kiện 3

1 Khái quát chung về hợp đồng tặng cho tài sản và tặng cho tài sản có điều kiện

3

1.2 Khái niệm về hợp đồng tặng cho có điều kiện 4

2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho có điều kiện 4

3 Quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện 5

II Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng cho tài sản có điều

1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho có điều kiện 8 1.1 Các yêu cầu pháp lý đối với điều kiện tặng cho 8

b Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo

1.2 Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong hợp đồng tặng cho tài sản có

1.3 Hủy bỏ hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện 9

2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện9 2.2 Những vấn đề cập về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện 10 III Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 14

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hợp đồng tặng cho tài sản nói chung và hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện nói riêng là loại hợp đồng không có tính đền bù được sử dụng nhiều trong giao lưu dân

sự Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng bất kì lợi ích nào Trong quá trình giao kết hợp đồng không mang tính bắt ràng buộc Có thể nói, nó xuất phát từ tình cảm giữa các bên chủ thể, là mối quan hệ tiền đề của loại hợp đồng này Từ đó có thể hiểu, hợp đồng tặng cho tài sản nói chung là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không cần đền bù và bên được tặng cho đồng ý nhận Bên cạnh việc đơn thuần chỉ là hợp đồng tặng cho, còn có một trường hợp đặc biệt cần đến những điều kiện ràng buộc thêm, đó là “tặng cho tài

sản có điều kiện” Do đó, em xin chọn đề tài số 7 “ Phân tích, đánh giá quy định pháp luật pháp luật hiện hành về tặng cho tài sản có điều kiện Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật” làm bài tập học kì môn Luật dân sự 2

I Lý luận chung về tặng cho tài sản có điều kiện.

1 Khái quát chung về hợp đồng tặng cho tài sản và tặng cho tài sản có điều kiện

1.1 Khái niệm về hợp đồng tặng cho tài sản.

Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những điểm riêng biệt Việc tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thỏa thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản thì sẽ không làm phát sinh quyền của các bên Vì vậy hợp đồng thực tế được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản Thời điểm chuyển giao tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt

hợp đồng ( đối với động sản ) Và điều 457 BLDS 2015 có quy định: “Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình

và chuyển quyền sở hữu cho bên tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý chấp thuận”.

Vẫn theo quy định trên, để là hợp đồng tặng cho tài sản, việc chuyển giao tài sản phải không mang tính đền bù Ở đây, “chỉ bên tặng cho chuyển giao lợi ích vật chất cho bên được tặng cho mà không nhận về một lợi ích vật chất nào” và nếu như việc tặng cho ẩn chứa sau đó bất kỳ một nghĩa vụ nào đó mang ý nghĩa vật chất mà bên được tặng cho sẽ phải thực hiện vì lợi ích của bên tặng cho thì hợp đồng đó không được coi là hơp đồng tặng cho Ví dụ, nếu một hợp đồng mang tên “hợp đồng tặng cho tài sản” mà trong đó các bên thỏa thuận với nhau rằng “Bên A tặng cho bên B chiếc đồng hồ với điều kiện bên B phải tặng lại cho bên A chiếc xe đạp” thì hợp đồng đó phải được coi là hợp đồng trao đổi chứ không phải là hợp đồng tặng cho Như vậy, ta nhận thấy về bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản chính là sự chuyển

Trang 4

giao quyền sở hữu cụ thể là các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015 tài sản cho các chủ thể khác

1.2 Khái niệm về hợp đồng tặng cho có điều kiện

Điều 426 BLDS 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện:

“1 Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa

vụ trước hoặc sau khi tặng cho Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2 Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho

đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3 Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Đối với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho Tuy nhiên, điều kiện mà bên tặng cho đưa ra không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội

2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho có điều kiện

Như vậy, ngoài hợp đồng tặng cho tài sản “không có điều kiện” thì còn tồn tại hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, bên tặng cho có thể yêu cầu bên nhận thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ

trước hoặc sau khi tặng cho Điều này có nghĩa rằng để được nhận tài sản thì bên được tặng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định cho bên tặng Chẳng hạn: bố mẹ tặng cho con cái nhà ở nhằm mục đích thờ cúng, hương hỏa …

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nghĩa vụ đó không được vi phạm điều cấm của luật và

không trái đạo đức xã hội Chẳng hạn: A đồng ý tặng cho B 100 triệu với điều kiện

B phải đánh C, như vậy trường hợp tặng cho tài sản này đã vi phạm điều cấm của luật và sẽ không có giá trị hiệu lực.

Thứ hai, trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng

cho tài sản đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho yêu cầu mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán cho bên được tặng tương ứng với nghĩa

vụ đã thực hiện Ví dụ: A lập hợp đồng tặng cho B thửa đất với điều kiện B phải thay A trả nợ 100 triệu đồng cho chủ nợ, tuy nhiên sau khi B trả nợ giúp xong thì A đổi ý không tặng nữa Trong trường hợp này, A phải trả lại khoản tiền 100 triệu đồng cho B.

Trang 5

Thứ ba, nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bên được tặng cho bồi thường thiệt hại Ví dụ: cha mẹ lập hợp đồng tặng nhà, đất cho con cái với điều kiện phải có trách nhiệm chăm lo, phụng dưỡng cha mẹ lúc già Tuy nhiên, sau khi nhận được nhà, đất thì con cái trở nên bất hiếu, không chăm sóc cha mẹ thì cha mẹ có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

Do đó ta thấy đặc điểm của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện được thể hiện ở 3

điểm sau: tính không có đền bù, tính thực tế và tính song vụ

3 Quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Chúng ta đã biết, hợp đồng tặng cho tài sản nói chung là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không cần đền bù và bên được tặng cho đồng ý nhận

Về tặng cho tài sản có điều kiện Điều 462 BLDS ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

3.1 Về mặt chủ thể:

- Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản phải là người có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự.

- Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản hoàn toàn tự nguyện

3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên.

a Đối với bên tặng cho: Điều 461 BLDS 2015 có quy định về việc thông báo về

khuyết tật của tài sản tặng cho như sau: “ Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”

Ví dụ như: A có chiếc xe đạp điện để lâu không đi, thấy cháu của A là B chuẩn bị

vào lớp 10, A có nói với B là nếu đỗ vào 10 thì sẽ tặng lại cho chiếc xe đó Biết chiếc xe để lâu không đi nên A đã mang đi sửa và sau khi sửa xong thì mới tặng lại cho B Tuy nhiên nếu A biết xe để lâu không đi và bị hỏng phanh mà tặng lại cho B thì phải thông báo với B là chiếc xe đã hỏng Nếu A biết mà không thông báo dẫn đến thiệt hại cho bên nhận thì A phải chịu trách nhiệm BTTH cho B

Bên tặng cho là người có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Khi tặng cho, bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo về khuyết tật của tài sản tặng cho để tạo điều kiện cho bên được tặng cho sử dụng tài sản một cách tốt nhất, lường được trước những hậu quả khi sử dụng tài sản được tặng cho, tránh được những thiệt hại có thể xảy ra Trường hợp bên tặng cho đưa ra điều kiện trước khi giao tài sản hoặc sau khi giao tài sản thì điều kiện đó phải có thể thực hiện được và không trái với pháp luật, đạo đức xã hội Nếu điều kiện phải thực hiện là một nghĩa vụ trước khi giao tài sản mà sau khi bên được tặng cho thực hiện xong điều kiện đó thì bên tặng cho phải chuyển

Trang 6

giao tài sản tặng cho Nếu bên tặng cho không giao tài sản thì phải bồi thường những chi phí, công sức mà bên được tặng cho đã thực hiện hoặc chi phí đã bỏ ra

b Đối với bên được tặng cho: Sau khi thoả thuận xong về nội dung cơ bản của hợp

đồng tặng cho, bên được tặng cho có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho Việc tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nếu tài sản đăng kí quyền sở hữu thì người được tặng cho phải đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền

Đối với tặng cho động sản, trước khi tặng cho, các bên dù thoả thuận, bên được tặng cho đã đồng ý nhận tài sản nhưng sau khi lập hợp đồng, bên được tặng cho có quyền

từ chối nhận tài sản vì hợp đồng chưa có giá trị pháp lí Trong khi thực hiện hợp đồng, bên được tặng cho vẫn có quyền không nhận tài sản Hợp đồng tặng cho chấm dứt khi bên được tặng cho nhận tài sản

Đối với tặng cho bất động sản mà hợp đồng đã được lập thành văn bản có chứng thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài sản chưa được chuyển giao mà bên tặng cho chết thì hợp đồng chấm dứt, bởi vì chỉ có bên tặng cho mới có quyền chuyển giao tài sản

Có trường hợp tặng cho bất động sản phải đăng kí, hợp đồng đã được công chứng, chứng thực, các bên đã thực hiện hợp đồng, bên tặng cho đã chuyển giao tài sản mà bên tặng cho chết và bên được tặng cho đã nhận tài sản nhưng chưa kịp làm thủ tục trước bạ sang tên Nếu xét về bản chất của sự việc thì các bên đã thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình Tuy vậy, về pháp lí, việc đăng kí là một thủ tục để Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu cho bên được tặng cho Do vậy, bên được tặng cho chưa

có quyền sở hữu tài sản tặng cho, vì hợp đồng chưa có hiệu lực (Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015)

Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản Nếu người được tặng cho không thể trả lại tài sản tặng cho do tài sản đã bị tiêu huỷ, hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại

c Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện: Trong Điều 462 BLDS

quy định về tặng cho tài sản có điều kiện không quy định thời điểm có hiệu lực của

hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện Tại khoản 2 của Điều 462 BLDS chỉ quy

định “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản, thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.” Quy định này là

chung chung, không xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và trước hợp

có một bên vi phạm hợp đồng thì khó xác định thời điểm vi phạm hợp đồng và việc tặng cho tài sản có điều kiện có phải tuân theo quy định tại Điều 458 (về tặng cho động sản) và quy định tại Điều 459 BLDS (về tặng cho bất động sản) hay không cũng là vấn đề cần được quan tâm

Trang 7

Điều 458 BLDS quy định về tặng cho động sản như sau: “1) Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

“2) Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.”

Điều 459 BLDS quy định về tặng cho bất động sản như sau: “1) Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Luật.”

“2) Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bât động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

3.3 Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản

Để trở thành đối tượng của hợp đồng tặng cho thì tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, tài sản tặng cho phải được phép giao dịch: Các chủ thể được toàn quyền

tặng cho tài sản tự do lưu thông mà không phải chịu bất kì hạn chế nào của pháp luật Khi các bên xác lập hợp đồng tặng cho tài sản với tài sản hạn chế lưu thông thì cần tuân thủ các điều kiện theo quy định của luật (như tặng cho ngoại tệ) Còn đối với tài sản cấm lưu thông như ma túy, vũ khí, thì các bên chủ thể không được phép tặng cho Trường hợp các bên tặng cho tài sản cấm lưu thông thì hợp đồng tặng cho tài sản bị vô hiệu tuyệt đối; không phát sinh hiệu lực giữa bên tặng cho và bên được tặng cho

Thứ hai, tài sản tặng cho phải thuộc sở hữu của người tặng cho tài sản: Mục đích

của hợp đồng tặng cho tài sản nhằm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản Do vậy, chỉ chủ sở hữu tài sản mới có quyền định đoạt tài sản thông qua phương thức tặng cho Trường hợp một người tặng cho tài sản của người khác khi không được sự đồng ý của người đó thì họ đã xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản và phải chịu các trách nhiệm pháp lý Việc xác minh tài sản tặng cho thuộc sở hữu của bên tặng cho được thực hiện như sau: (i) Đối với tài sản phải đăng ký sở hữu như QSDĐ, nhà ở, ô tô, xe máy, tàu thuyền bên được tặng cho cần căn cứ vào các thông tin trên giấy tờ chứng nhận sở hữu (giấy chứng nhận QSDĐ, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký xe mô tô, ô tô ) để xác định tư cách sở hữu của bên tặng cho tài sản; (ii) Đối với tài sản không phải đăng ký sở hữu: khi xác lập hợp đồng tặng cho tài sản với tài sản không đăng ký sở hữu thì vệc xác định chủ sở hữu thường dựa trên cơ sở suy đoán Thông thường, người đang chiếm hữu tài sản trên thực tế được suy đoán là chủ sở hữu tài sản Việc suy đoán có thể dẫn tới hậu quả tài sản tặng cho không thuộc sở hữu của bên tặng cho Người tặng cho có thể biết hoặc không biết về việc tài sản tặng cho không thuộc sở hữu của họ Tùy từng trường hợp

mà sẽ có cách thức giải quyết tương ứng đối với tài sản tặng cho

Trang 8

3.4 Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản

Trong khoa học pháp lý, hình thức của hợp đồng được định nghĩa là “cách thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên” hay “hình thức của hợp đồng là phương tiện ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định” Việc xác định hình thức của HĐTCTS được dựa theo hai trường hợp sau đây:

- Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản không phải đăng ký sở hữu: Trong

trường hợp đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản

- Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản phải đăng ký sở hữu: Trong trường hợp

đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

II Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

1 Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho có điều kiện

1.1 Các yêu cầu pháp lý đối với điều kiện tặng cho

Khác với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường, bên được tặng cho không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào thì đối với tặng cho tài sản có điều kiện, bên được tặng cho muốn nhận tài sản tặng cho phải thực hiện điều kiện tặng cho Vì tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng nên về nguyên tắc, cơ sở hình thành điều kiện tặng cho cũng xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa bên tặng cho và bên được tặng cho Tuy vậy, trên thực tế, điều kiện tặng cho thường do bên tặng cho đưa ra và bên được tặng cho tiếp nhận lại ý chí của bên tặng cho tài sản Điều kiện tặng cho tài sản phải thỏa mãn các yêu cầu pháp lý sau đây:

a Điều kiện tặng cho phải được xác định

Khoản 1 điều 462 BLDS 2015 quy định: “ Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho.” Như vậy,

điều kiện tặng cho chính là một nghĩa vụ mà bên nhân tặng cho phải thực hiện cho nên điều kiện tặng cho ở đây phải được quy định cụ thể, rõ ràng Nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì cần phải xác định về loại tài sản, số lượng tài sản Nếu tài sản này được hình thành trong tương lai thì loại tài sản này cũng được xác định qua các

mô tả chi tiết về tài sản Nếu đối tượng của nghĩa vụ là công việc thì cần xác định loại công việc, địa điểm thực hiện công việc, chủ thể mà công việc hướng tới

Trang 9

b Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Khoản 1 điều 462 BLDS 2015 có quy định: “ Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.” nhằm tránh sự lạm quyền của bên

tặng cho tài sản cũng như loại bỏ các thỏa thuận bất hợp pháp Nếu ghi nhận điều kiện tặng cho vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội thì việc tặng cho vẫn được thực hiện bình thường thì không bảo đảm sự bình đẳng giữa bên tặng cho và bên nhận tặng cho, đồng thời không bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật VD: ông A tặng cho B mảnh đất với điều kiện sau khi ông A chết thì B phải lo hương hỏa và chăm sóc em trai 15 tuổi cho đến khi người em 18 tuổi Điều kiện tặng cho này là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật, không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội

Qua các phân tích trên ta thấy, các quy định về điều kiện tặng cho trong BLDS năm

2015 còn sơ sài, chưa quy định đầy đủ các yếu tố cần thiết của điều kiện tặng cho Chính vì lý do đó nên hiện nay trên thực tế đã phát sinh rất nhiều tranh chấp liên quan đến điều kiện tặng cho mà tòa án còn gặp “lúng túng” trong việc giải quyết vì thiếu căn cứ pháp lý

1.2 Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

- Đối với bên tặng cho: Nếu điều kiện phải thực hiện là một nghĩa vụ trước khi giao

tài sản mà sau đó bên được tặng cho thực hiện xong điều kiện đó thì bên tặng cho phải giao tài sản cho bên tặng Nếu bên tặng không giao tài sản thì phải bồi thường những chi phí, công sức mà bên được tặng cho đã thực hiện hoặc chi phí đã bỏ ra Trong trường hợp bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện sau khi được tặng cho

mà không thực hiện điều kiện đó thì phải hoàn trả lại tài sản mà mình đã nhận

Ví dụ: Bố mẹ A hứa sẽ tặng cho A mảnh đất nếu về già A phụng dưỡng và chăm sóc

bố mẹ Điều kiện này hoàn toàn thỏa mãn với yêu cầu của pháp luật

- Đối với bên nhận tặng cho: Nếu một người phải thực hiện nghĩa vụ trước khi

được tặng mà người này đã hoàn thành nghĩa vụ theo yêu cầu nhưng bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho

đã thực hiện Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng có quyền đòi lại tài sản Nếu người được tặng cho không thể trả lại tài sản tặng cho do tài sản đã bị hỏng hoặc bị tiêu hủy thì phải bồi thường thiệt hại

1.3 Hủy bỏ hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Các bên chỉ được hủy bỏ hợp đồng tặng cho bất động sản và quyền sử dụng đất đai khi tài sản chua đăng kí quyền sở hữu cho bên nhận tặng cho

Trang 10

Đối với tặng tài sản có điều kiện bên cạnh việc thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng của hai bên theo trình tự và thủ tục thì trường hợp này bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản nếu khi tặng cho tài sản mà có điều kiện kèm theo mà bên được nhận tặng cho không thực hiện thì có quyền đòi lại tài sản ( hủy bỏ hợp đồng ) mà không cần sự đồng ý của bên nhận

2 Đánh giá quy định của pháp luật hiện hành

2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Hiện nay ngày càng có nhiều người tặng cho quan tâm và xác lập hợp hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện Một trong những lý do quan trọng đó là người tặng cho nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định của họ sau khi tặng cho tài sản Trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện không ít các tranh chấp xảy ra giữa bên tặng cho và bên được tặng cho Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có một vài vấn đề nổi cộm sau đây:

Thứ nhất, các tòa án còn lúng túng và giải quyết không thống nhất với trường hợp

điều kiện tặng cho không được ghi nhận trong HĐTCQSDĐ Đối với trường hợp này, có tòa công nhận điều kiện tặng cho; ngược lại có tòa bác điều kiện tặng cho

Thứ hai, các tranh chấp liên quan đến điều kiện “không được bán”, “không được

chuyển nhượng” được các tòa mặc nhiên thừa nhận là chưa đúng với bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản Hợp đồng tặng cho tài là hợp đồng có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản Do vậy, việc bên tặng cho đặt ra điều kiện bên tặng cho chỉ được khai thác, sử dụng mà không được bán, trao đổi hay tặng cho người khác có đi ngược lại với mục đích của giao dịch tặng cho

Thứ ba, đối với các tranh chấp liên quan đến chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho

cũng được tòa án giải quyết cảm tính hoặc không được xem xét thấu đáo khi giải quyết HĐTCTSCĐK Tất cả các bất cập này đều có một phần nguyên nhân xuất phát từ lỗ hổng của pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện

Thứ tư, các tranh chấp liên quan đến sính lễ khi hôn ước bị hủy bỏ còn được giải

quyết không thống nhất, theo cảm tính của mỗi tòa án Có tòa án xác định việc hỏi quà của nhà trai thực chất là HĐTCTS; có tòa lại lập luận đây là tặng cho tài sản có điều kiện mà khi điều kiện không được thực hiện thì bên nhà gái có nghĩa vụ phải trả sính lễ cho nhà trai; bên cạnh đó, có tòa xác định đây không phải là HĐTCTS và

áp dụng tập quán của địa phương để giải quyết tranh chấp

2.2 Những bất cập về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

a Đối với cụm từ “không được bán” ghi trong hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở,

đất ở được hiểu như thế nào là đúng? Ví dụ ông A là bố (cha) của anh H Ông A viết giấy cho anh H căn nhà xây 02 (hai) tầng trên diện tích đất 200m2 Trong Giấy cho

Ngày đăng: 28/11/2021, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w