Đối với ngành, nghề các nhà đầu tư đang lựa chọn, Nhà nước có những quy định riêng nhằm thực hiện chính sách quản lý tốt nhất và phân chia ngành nghề kinh doanh thành 3 nhóm sau: - Ngành
Trang 1MỞ ĐẦU
Lựa chọn một ngành, nghề kinh doanh, dựa vào rất nhiều yếu tố như tiềm lực bản thân, thị trường, nhu cầu xã hội và điều đầu tiên bạn cần quan tâm, đó là những quy định của pháp luật Mọi cá nhân có quyền tự do kinh doanh trên cơ sở những quy định của pháp luật Đối với ngành, nghề các nhà đầu tư đang lựa chọn, Nhà nước có những quy định riêng nhằm thực hiện chính sách quản lý tốt nhất và phân chia ngành nghề kinh doanh thành 3 nhóm sau:
- Ngành, nghề được tự do kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gồm: Ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề và ngành, nghề cần có vốn pháp định;
- Ngành, nghề bị cấm kinh doanh
Tuy nhiên, trong số đó phải kể đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, được coi là loại hình kinh doanh phức tạp nhất, song lại được quan tâm nhiều nhất
Chính vì những quan tâm này, chúng em xin được đưa ra những giải quyết cho những vướng mắc mà các nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này đang quan tâm về điều kiện kinh doanh trong kinh doanh có điều kiện cũng như đưa ra một cách cụ thể vấn đề này trong một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được coi là khá phổ biến
NỘI DUNG
I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN.
1.Những quy định hiện hành của pháp luật về nghành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề doanh nghiệp được quyền lựa chọn để đăng kí kinh doanh nhưng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định Luật doanh nghiệp quy định điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức:
Trang 2- Giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên gọi khác nhau như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động );
- Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là Điều kiện kinh doanh không cần giấy phép);
Luật doanh nghiệp quy định đối với ngành nghề kinh doanh phai có giấy phép kinh doanh, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đó kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh Đối với ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện kinh doanh cần không cần giấy phép thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đó kể
từ khi có đủ điều kiện Kinh doanh theo quy định và doanh nghiệp phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh
Đới với ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định tại điều 8 nghị định 102 có quy định khá chi tiết về điều kiện kinh doanh Theo quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh
áp dụng theo các quy định của các luật, pháp luật, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của thủ tướng chính phủ Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức như giấy: giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp xác nhận vốn pháp định, chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề, đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kì hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Như vậy các quy định về loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó tại các văn bản quy phạm phạm luật khác ngoài các loại văn bản quy phạm pháp luật đó nêu trên điều không có hiệu lực thi hành
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng như các văn bản pháp luật hiện hành có thể chia Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gồm Ngành, nghề kinh
Trang 3doanh có điều kiện gồm: Ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề và ngành, nghề cần
có vốn pháp định
1.1 Ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng kí kinh doanh.
Theo quy định của nghị định 102 thì: Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
1 chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 điều 7 luật doanh nghiệp là văn bản mà
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của việt nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyên cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định
Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác
2 ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan
3 đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí bổ sung, ngành nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định đưới đây:
a, đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề
b, đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề
c, đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề
Trang 4- Danh mục những ngành nghề cần có chứng chỉ nghề:
Ngành, nghề pháp luật đòi hỏi chỉ Giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải
có chứng chỉ hành nghề (CCHN) gồm:
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền) Quy định tại điều 154 Luật sở hữu trí tuệ; Điều 29 NĐ 103/2006/NĐ-CP
Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân (Quy định tại thông tư 07/2007/TT-BYT)
Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân (Quy định tại thông tư 07/2007/TT-BYT)
Ngành, nghề pháp luật đòi hỏi cả giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có CCHN gồm:
Dịch vụ kiểm toán – có ít nhất 3 CCHN; (Quy định tại Điều 23 Nghị định
105/2004/NĐ-CP)
Dịch vụ kế toán – có ít nhất 2 CCHN (Quy định tại Điều 41 NĐ 129/2004/NĐ-CP, Điều 2 Thông tư 72/2007/TT-BTC)
Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có CCHN của người giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:
Dịch vụ tư vấn pháp lý – ít nhất 1 CCHN ( Điều 33, 34 Luật Luật Sư)
Dịch vụ thú y – ít nhất 1 CCHN (quy định tại Điều 63 NĐ 33/2005/NĐ-CP)
Sản xuất mua bán thuốc thú , thú y thủy sản – ít nhất 1 CCHN ( Quy định tại pháp lệnh thú y)
Giám sát thi công, xây dựng công trình – ít nhất 1 CCHN (Điều 87 Luật Xây dựng) Khảo sát xây dựng – ít nhất 1 CCHN (Điều 49 Luật xây dựng)
Thiết kế, xây dựng công trình – ít nhất 1 CCHN (Điều 56 Luật xây dựng)
Hành nghề dược – 1 CCHN; (Đ.14 NĐ 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ)
Dịch vụ môi giới bất động sản – 1 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS)
Dịch vụ định giá bất động sản – 2 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS);
Trang 5Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – 2 CCHN môi giới bất động sản (nếu có Dịch vụ định giá bất động sản thì phải có 2 CCHN định giá bất động sản) (Đ.8 Luật KDBĐS)
Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật – 1 CCHN; (Quyết định 91/2002/QĐ-BNN )
Dịch vụ làm thủ tục về thuế - 2CCHN; (Điều 20 Luật Quản lý thuế)
Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải – 1 CCHN (Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT) Hoạt động xông hơi khử trùng – 1 CCHN (Đ.3 Quyết định 89/2007/QĐ-BNN )
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – 1 CCHN (trong trường hợp có ủy quyền) (Đ.154 Luật Sở hữu trí tuệ)
1.2 Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định trước khi đăng kí kinh doanh
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp và trong suốt quá trình kinh doanh, vốn sở hữu của doanh nghiệp không được thấp hơn số vốn pháp định
1, ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định Mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan
có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành
2, chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty và Giam đốc ( tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch Hội đồng quản trị và giám đốc ( Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mưc vốn điều lệ thực
tế không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3, đối với đăng kí kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành , nghề phải có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp phải có thêm xác nhận của cơ quan,
Trang 6tổ chức cố thẩm quyền xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận
4 đối với doanh nghiệp đăng kí bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì không yêu cầu phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định nếu vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm không quá 03 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ, lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định
Danh mục những ngành nghề cần có vốn pháp định
- Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD
- Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) Công ty tài chính: 300 tỷ đồng; Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng
- Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày
15/10/2007)
- Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)
- Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)
- Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ
126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)
- Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 11 NĐ 96/2007/NĐ-CP ngày 6/6/
- Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng; Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng
- Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng; Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng
Trang 7- Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
+ Vận chuyển hàng không quốc tế:
Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng
Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng
+ Vận chuyển hàng không nội địa:
Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng
Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng
Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ
76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)
Việc một số ngành nghề quy định mức vốn pháp định là nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và chủ nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề
đó Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phái luôn giám sát số vốn sở hữu của doanh nghiệp để cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn chủ sở hữu của DN
có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định và kịp thời có biện pháp quản lý cần thiết khi số vốn chủ sở hữu của DN giảm dưới mức vốn pháp định
Pháp Luật Việt Nam hiện nay có quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định như: kinh doanh ngân hàng, bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm, Dịch vụ bảo vệ, Kinh doanh bất động sản, Dịch vụ đòi nợ thuê,… Các quy định này thể hiện trong pháp luật chuyên ngành Đối với việc thành lập DN kinh doanh những ngành nghề này thì trong hồ sơ ĐKKD phải có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với kinh doanh ngành nghề đó
II NỘI DUNG NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
1.Dịch vụ tư vấn pháp lý (bao gồm cả tư vấn pháp luật và bào chữa) do luật sư Việt Nam thực hiện
Dịch vụ tư vấn pháp lý là nghành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc nhóm nghành,nghề mà pháp luật yêu cầu có CCHN đối với người giữ chức danh quản lý
Trang 8Hiện nay Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và Nghị định 94/2001/NĐ-CP quy định đối với việc kinh doanh nghành nghề này
Nội dung những điều kiện nghành kinh doanh dịch vụ tư vấn pháp lý:
Pháp lệnh luật sư năm 2001 với 8 chương và 45 điều đã pháp luật hóa tương đối toàn diện các quan hệ xung quanh chế định luật sư và hành nghề luật sư và hành nghề luật sư.Có thể nói pháp lệnh luật sư năm 2001đã tạo một bước ngoặt lớn,một mặt góp phần hoàn thiện về thể chế luật sư ở Việt Nam,tạo cơ sở pháp lý mới đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng đa dạng,phức tạp đối với nghề luật sư ở Việt Nam trong điều kiện tình hình mới,mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để nghề luật sư Việt Nam từng bước chuyên nghiệp hóa,chính quy hóa,xích lại gần với thống lệ quốc tế trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới.Điều kiện hành nghề luật sư,quyền và nghĩa vụ của luật sư theo Pháp lệnh luật sư năm 2001 cũng có những yêu cầu cũng có những yêu cầu mới cao hơn,đầy đủ và chặt chẽ hơn so với Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987
Về đều kiện hành nghề luật sư
Điều 7 Pháp lệnh luật sư năm 2001 quy định: “Người muốn được hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư”.Như vậy,một người muốn hành nghề luật sư phải đáp ứng hai điêu kiện :thứ nhất là gia nhập Đoàn luật sư của địa phương nơi mình cư trú,thứ hai là có chứng chỉ luật sư
Điều kiện gia nhập Đoàn luật sư
Điều 8 pháp lệnh luật sư năm 2001 quy định về điều kiện gia nhập Đoàn luật sư,cụ thể như sau:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có trình độ đại học luật;
c) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt;
đ) Không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Trang 9người muốn gia nhập Đoàn luật sư trước hết phải là công dân Việt Nam, đồng thời
họ phải cư trú tại Việt Nam mới được gia nhập Đoàn luật sư.Như vậy,một người có quốc tịch Việt Nam nhưng họ đang cư trú ở nước ngoài (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) thì không được gia nhập Đoàn luật sư.Quy định này có tính truyền thống không chỉ ở Việt Nam,mà phù hợp với thông lệ quốc tế,trừ một số ngoại lệ áp dụng nguyên tắc có đi có lại của giữa các quốc gia hay các nước cùng tham gia một điều ước đa phương có thỏa thuận về vấn đề này.Ví dụ luật sư của Việt Nam được gia nhập Đoàn luật sư và hành nghề ở Trung Quốc,thì ngược lại luật sư của Trung Quốc cũng được gia nhập Đoàn luật sư và hành nghề ở Việt Nam;luật sư của một nước trong khuôn khối Cộng đồng chung Châu Âu có thể trở thành thành viên của một Đoàn luật
sư để hành nghề luật sư ở một nước khác cũng là thành viên trong khối.Thông thường pháp luật nước nào cũng giành quyền hành nghề luật sư trên lãnh thổ nước mình cho công dân của nước mình
Người có trình độ đại học luật là người có bằng cử nhân luật hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên nghành do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên nghành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tương đương với văn bằng của Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thông lệ quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc tham gia
Trước đây pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 cho phép người không tốt nghiệp trường đại học luật nhưng có thời gian công tác pháp luật phù hợp cũng được gia nhập Đoàn luật sư và hành nghề luật sư (trình độ pháp lý tương đương).Nay pháp lệnh luật
sư năm 2001 không chấp nhận người có trình độ pháp lý tương đương hành nghề luật sư,do yêu cầu của tình hình mới,với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước đòi hỏi cần nâng cao trình độ để từng bước chính quy hóa,chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư Việt Nam.Trong quá trình soạn thảo Pháp lệnh luật sư,tuyệt đại đa số ý kiến nhất trí với quy định muốn hành nghề luật sư phải
có trình độ đại học luật.Ngoài ra cũng có một số ý kiến cho rằng trong tình hình
Trang 10mới,thực hiện chính sách mở cưả,đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế,Nhà nước ta cử hoặc cho phép công dân Việt Nam được đi đào tạo đại học ở nước ngoài,trong đó không ít người được đào tạo đại học luật ở nước ngoài
Người muốn gia nhập Đoàn luật sư phải có Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc nước ngoài.Đây là chế định mới,lần đầu tiên được quy định trong pháp lệnh luật sư Việt Nam.Điều này khẳng định Pháp lệnh luật sư năm
2001 là bước tiến quan trọng,xác định luật sư là một nghề mang tính chuyên nghiệp.Người muốn hành nghề thì phải học nghề,đây là tiền đề bảo vệ chất lượng dịch
vụ pháp lý của luật sư và là cơ sở chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư Việt Nam
Người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam là người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam cấp.Cơ
sở đào tạo nghề luật sư do Bộ tư pháp quyết định trên cơ sở quy định về nội dung chương trình,hình thức,quy hoạch đào tạo nghề luật sư.Việc đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam được thực hiện theo hình thức đào tạo tập trung trong thời gian 6 tháng Trường đào tạo chức danh tư pháp đã được thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,một trong các chức năng của trường là đào tạo nghề luật sư.Bước đầu Nhà trường
đã đưa ra một chương trình đào tạo cơ bản,với nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp đối với việc đào tạo nghề
Những người được miễn đào tạo nghề luật sư
Khi soạn thảo pháp lệnh, vấn đề miễn đào tạo nghề luật sư ( quy định tại Điều 9 pháp lệnh luật sư) còn có ý kiến khác nhau về đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư.Ý kiến thứ nhất đề nghị mở rộng đối tượng được miễn khóa đào tạo nghề luật sư cho những người là chuyên viên chính pháp lý.Ý kiến này một mặt nhất trí là nghề luật sư có những nét đặc thù, mặt khác cho rằng quy định hiện hành thì một người được bổ nhiệm vào nghạch chuyên chính pháp lý phải có thời gin công tác hơn 10 năm (thực tiễn có những người phải 15 năm,20 năm hoặc lâu hơn),như vậy với quá trình công tác pháp luật lâu năm họ cũng có thể biết được kiến thức cơ bản về hành nghề luật sư.Ngược lai ý kiến thứ hai thì cho rằng người nào muốn hành nghề luật sư