Liên quan đến câu chuyện này, có nhiều nghệ sĩnổi tiếng trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc…ký hợp đồng quảng cáo với cácnhãn hàng để đăng bài viết, video clip trên mạng xã hội gi
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
BÀI TẬP NHÓM
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022
Nhóm : 04 Lớp : N08-TL1
Trang 2LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Ngày: 10/06/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 04 Lớp: 4615 – N08.TL1
Tổng số sinh viên của nhóm:
+ Có mặt: 8 + Vắng mặt: 0 Có lý do: Không lý do:
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của giáo viên A B C Điểm (số) Điểm (chữ) GV ký tên 1. 461518 Phạm Duy Hiển X 2. 461519 Trần Thu Hòa X 3. 461520 Nguyễn Trọng Huy X 4. 461521 Vương Khánh Huyền X 5, 461522 Vũ Quang Khải X 6. 461523 Vi Trung Kiên X 7. 461524 An Hoàng Thảo Linh X 8. 461525 Bùi Thùy Linh X - Kết quả điểm bài viết: + Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2022
Trưởng nhóm
Vi Trung Kiên
Trang 3MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B NỘI DUNG 1
I Nội dung tình huống 1
II Xác định hành vi vi phạm hành chính và căn cứ pháp lý trong tình huống: 2 III Xác định chủ thể vi phạm hành chính và căn cứ pháp lý trong tình huống: 3
IV Mặt khách quan trong cấu thành của vi phạm hành chính trong tình huống: 4
V Đánh giá quy định của pháp luật về hình thức xử phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong tình huống: 7
1 Các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo: 7
2 Đánh giá các quy định của pháp luật về hình thức xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật trong tình huống: 8
VI Quan điểm về thực trạng người nổi tiếng lợi dụng hình ảnh của mình để thực hiện hành vi quảng cáo trên mạng xã hội: 10
C KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4A ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quảng cáo là một trong những xu thế tất yếu bởi quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty hay ý tưởng nhằm tác động tới hành vi, thói quen của khách hàng, người tiêu dùng Các công ty, doanh nghiệp sử dụng quảng cáo như một công cụ hữu hiệu để tiếp cận khách hàng, đưa sản phẩm của mình trở nên phổ biến trong thị trường
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quảng cáo, đã có hiện tượng các công ty, doanh nghiệp và cá nhân vi phạm những quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo, lợi dụng hoạt động quảng cáo để thu lợi bất chính Điều này nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận xã hội bởi quảng cáo sai sự thật, không đúng công dụng của các thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng
Trước thực trạng đó, ngày 21/05/2022, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT&DL) vừa có văn bản 338/VHCS-QCTT gửi Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Phát thanh và Truyền hình; Sở VH-TT-DL, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đây là một trong những hoạt động quản lý hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng khi nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ
Với mong muốn thực hiện những nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo, trong nội dung bài tập này, tập thể nhóm xin được vận dụng nội dung kiến thức bộ môn Luật Hành chính Việt Nam và kiến thức thực tiễn để giải quyết tình huống liên quan đến hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
B NỘI DUNG
I Nội dung tình huống
Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT DL) vừa có văn bản 338/VHCS-QCTT gửi Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Phát thanh và Truyền hình; Sở VH-TT-DL, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thời gian qua, dư luận rất bức xúc
Trang 5khi xuất hiện tình trạng một số quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng Liên quan đến câu chuyện này, có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc…ký hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng để đăng bài viết, video clip trên mạng xã hội giới thiệu, quảng cáo về hiệu quả sử dụng một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm…Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng của nhiều sản phẩm không “thần kỳ” như những gì các nghệ sĩ miêu tả, đồng thời không đúng với quy định pháp luật; làm ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, tài sản, niềm tin của người tiêu dùng và ảnh hưởng cả hình ảnh của các nghệ sĩ
II Xác định hành vi vi phạm hành chính và căn cứ pháp lý trong tình huống:
Căn cứ theo khoản 1, Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi,
bổ sung năm 2020: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”
Hành vi vi phạm hành chính là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm
Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 12, Luật Quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định nghĩa vụ của người quảng cáo: “Bảo đảm chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo”
Khoản 9, Điều 8, Luật Quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
đã đăng ký hoặc đã được công bố.”
Khoản 1, Điều 19, Luật quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018: “Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho
người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo”
Trang 6Khoản 7, Điều 109 Luật Thương mại 2002: “Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng
loại bao bì, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ.”
Theo đó, quảng cáo sai sự thật là quảng cáo sai về tên gọi, chất lượng, giá trị, công dụng, kiểu dáng, giá trị sử dụng thật của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, gây
xác định hành vi quảng cáo sai sự thật, không đúng công dụng của thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo
Như vậy, hành vi vi phạm hành chính được xác định là hành vi quảng cáo sai sự
phẩm bảo vệ sức khỏe, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng
III Xác định chủ thể vi phạm hành chính và căn cứ pháp lý trong tình huống:
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.1
Đối với cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính, họ phải đủ độ tuổi do pháp luật quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012,
sửa đổi bổ sung năm 2020: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm
hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi
phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính” và có khả năng nhận thức và khả năng
điều khiển hành vi của mình (người không mắc các bệnh tâm thần hoặc đang mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi) Theo quy định tại khoản 5, Điều 11, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm
2020 thì không xử phạt vi phạm hành chính với “Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm
a, khoản 1, Điều 5 của Luật này”
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2021, trang 341
Trang 7Tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các
tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.2
Trong tình huống được nêu ra, chủ thể của vi phạm hành chính được xác định gồm: Các nhãn hàng có sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo sai sự thật; các đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các cá nhân
“nghệ sĩ”, “người nổi tiếng” thực hiện quảng cáo Cụ thể:
Đối với các nhãn hàng có sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo sai sự thật: Các nhãn hàng này đã cung cấp thông tin không đúng
sự thật về chất lượng, công dụng sản phẩm cho các nghệ sĩ nhận quảng cáo Họ đã vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 12, Luật quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018: “Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó”; đồng thời, thực hiện các hành vi bị cấm tại khoản a, Điều 10, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp”
Đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo, đặc biệt là các “nghệ sĩ”,
“người nổi tiếng” thực hiện quảng cáo: Họ đã vi phạm quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 13, Luật quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018 khi ký các hợp đồng
quảng cáo mà không “Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ
chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo”
IV Mặt khách quan trong cấu thành của vi phạm hành chính trong tình huống:
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2021, trang 341
Trang 8Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính đầu tiên đó phải là hành vi vi phạm hành chính Có thể hiểu đơn giản, đó là hành vi của tổ chức hoặc cá nhân xâm phạm đến nguyên tắc quản lý nhà nước, đã được pháp luật ngăn không cho thực hiện bằng cách quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính
Trong tình huống, hành vi khách quan ở đây là: “đăng bài viết, video clip trên mạng xã hội giới thiệu, quảng cáo về hiệu quả sử dụng một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm ” Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng của nhiều sản phẩm không thần kỳ như những gì các nghệ sĩ miêu tả Hành vi trên đã làm trái một số quy định yêu cầu về nội dung quảng cáo mà nhà nước đề ra cho các tổ chức,
cá nhân như: “Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo” (Khoản
1, Điều 19 Luật quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018) Bên cạnh đó, hành
vi của các nghệ sĩ cũng đã xâm phạm đến những điều cấm trong hoạt động quảng cáo, trong đó có việc: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì,
nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố” (Khoản 9 Điều 8 Luật quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018) Như vậy, hành vi khách quan đã có những căn
cứ pháp lý rõ ràng của nhà nước đề ra để xác định đây là hành vi vi phạm hành chính Mọi cá nhân, tổ chức nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật
Vấn đề thứ hai trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là công vụ, phương tiện thực hiện hành vi Để thực hiện được hành vi “đăng bài viết, video clip trên mạng
xã hội” thì mạng Internet chính là phương tiện truyền thông hiện quả nhất, đặc biệt phải kể đến những công cụ mạng xã hội (Social Media) như: Facebook, Twitter, Tiktok, Instagram, Youtube Đây là các nền tảng đang hoạt động mạnh mẽ Hiện nay, có thể
dễ dàng nhận thấy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội là một phương pháp marketing được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng và đã rất thành công trong việc
Trang 9quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đông đảo khách hàng trong và ngoài nước Cùng với
sự phát triển của công nghệ thông tin, số lượng công cụ ngày càng được mở rộng, mạng
xã hội đã trở thành thói quen cũng con người, thu hút hàng nghìn, hàng tỷ lượt truy cập mỗi ngày Nắm bắt được điều đó, các cá nhân, doanh nghiệp đã trả thù lao cho những người nổi tiếng để họ quảng bá trên các trang mạng xã hội hoặc có thể là chính bản thân người nghệ sĩ tận dụng danh tiếng của mình đăng những video, clip nhằm tiếp thị những sản phẩm không chắc chắn về chất lượng gây nên những hệ lụy không nhỏ tới sức khỏe người tiêu dùng
Vấn đề cuối cùng trong mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính là hậu quả và mối quan hệ nhân quả mà hành vi khách quan gây ra Hành vi trên đã gây ra những hậu quả thiệt hại rất lớn đối với xã hội, cụ thể như đối với người tiêu dùng, đối với danh dự, uy tín của các nghệ sĩ và cả doanh nghiệp sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng
Trước hết, đối với sức khỏe của người tiêu dùng Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tuy không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, song việc sử dụng các loại thực phẩm này vẫn cần tuân thủ đúng liều lượng Nếu
sử dụng sai liều lượng hoặc lạm dụng chúng đều dẫn đến những ảnh hưởng về sức khỏe nhất định Đặc biệt, việc sử dụng các thực phẩm chức năng không đúng về công dụng, nguồn gốc mà chỉ thông qua những lời ngọt ngào có cánh từ các nghệ sĩ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Thứ hai, việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai
sự thật, sai chức năng, công dụng của các nghệ sĩ, người nổi tiếng còn ảnh hưởng không nhỏ đến tài sản của người tiêu dùng Việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, mỹ phẩm trên mạng một cách tràn lan với những lời bình luận, lời khen không đúng sự thật của các nghệ sĩ đã khiến nhiều người tiêu dùng không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn để mua về sử dụng Tuy nhiên, kết quả thu được lại trái với sự mong đợi, thậm chí là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính bản thân họ
Thứ ba, hành vi trên làm mất niềm tin từ người tiêu dùng, làm xấu hình ảnh của các nghệ sĩ cũng như làm ảnh hưởng đến các công ty sản xuất những sản phẩm chất
Trang 10lượng Đứng trước hàng loạt những vụ việc liên quan đến việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… bị thổi phồng công dụng, người tiêu dùng đang dần mất niềm tin vào những sản phẩm do chính Việt Nam sản xuất Vì vậy, họ có xu hướng quay lưng lại với sản phẩm nước nhà và hướng tới những sản phẩm của nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng trong nước
V Đánh giá quy định của pháp luật về hình thức xử phạt áp dụng đối với hành
vi vi phạm hành chính trong tình huống:
1 Các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo:
Hiện nay, các quy định chung về hoạt động quảng cáo được quy định tại Luật quảng cáo năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2018 Tuy nhiên, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo lại được quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2021
Khoản 5, Điều 34, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng,
giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục
vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công
bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này”; Khoản 7, Điều 34, Nghị định 38/2021/NĐ-CP cũng quy định: “Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng
cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng”