1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn luật hành chính việt nam đề bài từ các sự việc trong tình huống đã cho, hãy giải quyết các câu hỏi sau

15 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Luật Hành Chính Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính Việt Nam
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 364,42 KB

Nội dung

2 điểmCâu 3: Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND và thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhândân tỉnh D đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục gì

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Đề bài: Từ các sự việc trong tình huống đã cho, hãy giải quyết các câu hỏi sau:

Câu 1: Phân tích các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong tình huống trên? (3 điểm)

Câu 2: Thông báo số 202/TB-UBND có phải là quyết định hành chính không? Tại sao? (2 điểm)

Câu 3: Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND và thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục gì? Phân biệt các loại thủ tục đó? (3 điểm)

Câu 4: Trong quá trình giải quyết vụ việc của ông Lộc, Tòa án nhân dân tỉnh D đã viện dẫn Án lệ số 49/2021/AL được công bố theo quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để hủy Quyết định số 12/QĐ-UBND Án

lệ số 49/2021/AL có phải nguồn của Luật hành chính không? Tại sao? (2 điểm)

Lớp: N15.TL3 (4732A)

Nhóm: 03

Hà Nội – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

Câu 1: Phân tích các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong tình huống trên? 4

1.1 Cơ sở lý thuyết 4

1.2 Phân tích tình huống 4

2.2 Phân tích tình huống 6

Câu hỏi 3: Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND và thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục gì? Phân biệt các loại thủ tục đó? 8

3.1 Cơ sở lý thuyết 8

3.2 Phân tích tình huống 8

3.3 Phân biệt các loại thủ tục 8

Câu 4: Trong quá trình giải quyết vụ việc của ông Lộc, Tòa án nhân dân tỉnh D đã viện dẫn Án lệ số 49/2021/AL được công bố theo quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để hủy Quyết định số 12/QĐ-UBND Án lệ số 49/2021/AL có phải nguồn của Luật hành chính không? Tại sao? 12

4.1 Cơ sở lý thuyết 12

4.2 Phân tích tình huống 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2

Trang 4

MỞ ĐẦU

Luật hành chính là ngành luật có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, sâu sắc đến các khía cạnh, hoạt động trong cuộc sống hằng ngày Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính vô cùng phức tạp, có tính liên tục, và cũng chịu tác động từ nhiều ngành luật khác Do vậy việc tìm hiểu và áp dụng phù hợp cơ chế pháp lý của luật hành chính đòi hỏi tư duy linh hoạt, nhạy bén của chủ thể tìm hiểu, áp dụng Bởi những đặc điểm nêu trên của luật hành chính, trong bài tập nhóm lần này – nhóm 03 không chỉ vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu được của môn Luật Hành chính, mà còn kết hợp với kiến thức từ các ngành luật khác và việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn cuộc sống; từ đó giải quyết tình huống thực tế về thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân

Trong tình huống đề bài cho, ông Đỗ Tấn Lộc vào tháng 9/2017 đề nghị UBND phường T thị xã B tỉnh D làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho gia đình nhưng UBND phường T đã từ chối yêu cầu của ông Lộc Sau đó, ông Lộc đã làm đơn khiếu nại lần đầu và bị Chủ tịch UBND phường T bác đơn khiếu nại, ông Lộc tiếp tục làm đơn khiếu nại lần hai và bị Chủ tịch UBND thị

xã B bác đơn khiếu nại Không đồng ý với quyết định đó, ông Lộc đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh D Từ tình huống trên, nhóm 03 đã phân tích và giải quyết các vấn đề về: quan hệ pháp luật hành chính (QHPLHC), quyết định hành chính (QĐHC), các thủ tục về khiếu nại và giải quyết vụ án hành chính, nguồn của luật hành chính (LHC)

Trang 5

NỘI DUNG Câu 1: Phân tích các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong tình huống trên?

1.1 Cơ sở lý thuyết

QHPLHC là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các

cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.1 Trong đó, nội dung của QHPLHC là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các bên tham gia quan hệ đó; chủ thể của QHPLHC là các

cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào QHPLHC, mang quyền

và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính; khách thể của QHPLHC là các trật tự QLHCNN

1.2 Phân tích tình huống

Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013, Luật Khiếu nại 2011, Thông tư số

33/2017/TT-BTNMT

1.2.1 Quan hệ giữa ông Đỗ Tấn Lộc và UBND phường T khi ông Lộc đề nghị UBND phường T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình

Trong quan hệ này, chủ thể QHPLHC gồm: UBND phường T là chủ thể đặc biệt được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện việc QLHCNN; và ông Lộc là đối tượng quản lý, là bên chủ thể thường không sử dụng quyền lực nhà nước

QHPLHC phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của ông Đỗ Tấn Lộc đề nghị UBND phường T cấp GCNQSDĐ cho gia đình mình theo điều 100 Luật Đất đai

2013 Nội dung của QHPLHC là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó, quyền của bên này thì ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Ở đây, ông Lộc đã thực hiện quyền đề nghị UBND phường T cấp GCNQSDĐ cho gia đình mình, từ đó phát sinh trách nhiệm tiếp nhận, xem xét giải quyết của UBND phường T

1 Trần Thu Hoài (2021), Thế nào là quan hệ pháp luật hành chính? Lấy ví dụ minh họa, Luật hành chính tư vấn

và giải pháp, http://luathanhchinh.vn/the-nao-la-quan-he-phap-luat-hanh-chinh-lay-vi-du-minh-hoa/ , truy cập ngày 22 tháng 05 năm 2023

4

Trang 6

1.2.2 Quan hệ giữa ông Lộc với UBND phường T khi có thông báo 202/TB-UBND trả lời về việc đề nghị cấp GCNQSDĐ của ông Lộc là không có cơ sở để xem xét, giải quyết

Chủ thể tham gia QHPLHC: UBND phường T – chủ thể đặc biệt và ông Đỗ

Tấn Lộc – chủ thể thường Về khách thể đó là trật tự QLHCNN về đất đai Sau khi

tiếp nhận đề nghị của ông Lộc, UBND phường T căn cứ vào Khoản 11 Điều 7 Thông

tư 33/2017/TT-BTNMT, cơ quan nhà nước từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong một số trường hợp nhất định và đưa ra thông báo số 202/TB-UBND

1.2.3 Quan hệ giữa ông Lộc và Chủ tịch UBND phường T khi phát sinh quan hệ về giải quyết khiếu nại thông qua quyết định số 12/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại lần đầu và bác đơn khiếu nại của ông Lộc ngày 11/01/2018

Chủ thể tham gia QHPLHC: Chủ tịch UBND phường T – chủ thể đặc biệt, ông

Đỗ Tấn Lộc – chủ thể thường Khách thể là trật tự QLHCNN về giải quyết khiếu nại lần đầu Trong QHPLHC, các đối tượng có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp tới quyết định đã ban hành có quyền khiếu nại ngay khi quyết định mới được ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định khi họ cho rằng quyết định đó đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ Có thể thấy sau khi nhận được thông báo 202/TB-UBND ông Đỗ Tấn Lộc không đồng tình với UBND phường T, cho rằng thông báo này xâm phạm quyền được cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông, nên ông đã khiếu nại, theo đúng nghĩa vụ tại Khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 Đây là sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPLHC giữa ông và Chủ tịch UBND phường T, chủ tịch UBND phường T nhận vụ việc, giải quyết thông qua quyết định số 12/QĐ- UBND

1.2.4 Quan hệ giữa ông Lộc và Chủ tịch UBND thị xã B khi phát sinh quan hệ về giải quyết khiếu nại về quyết định số 12/QĐ-UBND thông qua quyết định số 1044/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại lần hai, bác đơn khiếu nại của ông Lộc ngày 12/6/2018

Chủ thể tham gia QHPLHC: Chủ tịch UBND thị xã B – chủ thể đặc biệt, ông

Đỗ Tấn Lộc – chủ thể thường Khách thể là trật tự QLHCNN về giải quyết thủ tục khiếu nại lần hai Do đã khiếu nại lần đầu ở UBND phường T nhưng do chưa thỏa

Trang 7

đáng ông Lộc tiếp tục nộp đơn khiếu nại lên UBND thị xã B UBND thị xã B có nghĩa vụ tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 Ông Lộc cũng có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết Hành vi khiếu nại quyết định số 12/QĐ-UBND của ông Lộc là sự kiện pháp lý phát sinh QHPLHC giữa ông Lộc và Chủ tịch UBND thị xã

B

Như vậy, căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, có 4 QHPLHC

đã phát sinh trong tình huống trên Các QHPLHC có sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ và được giải quyết theo đúng thủ tục hành chính mà pháp luật quy định Các bên chủ thể tham gia QHPLHC (ông Đỗ Tấn Lộc, UBND phường T, Chủ tịch UBND phường T, Chủ tịch UBND thị xã B) đều có đủ năng lực chủ thể; hành vi của các chủ thể nêu trên đều thỏa mãn đặc điểm về quyền lợi – nghĩa vụ của các bên tham gia QHPLHC

Câu 2: Thông báo số 202/TB-UBND có phải là quyết định hành chính không? Tại sao?

2.1 Cơ sở lý thuyết

QĐHC2 là một dạng của quyết định pháp luật, thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, tiến hành theo trình tự hình thức luật định, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc

áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng QLHCNN

QĐHC cá biệt3 là quyết định được ban hành về một vấn đề cụ thể trong hoạt động QLHCNN và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể

2.2 Phân tích tình huống

Căn cứ pháp lý: Hiến pháp năm 2013, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (sửa đổi,

bổ sung năm 2019), Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP “Hướng dẫn thi hành một số

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, tr.182, Nxb Công an nhân dân.

3 Khoản 2 Điều 34 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015

6

Trang 8

quy định của Luật Tố tụng hành chính”, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Về hình thức: Thứ nhất, thông báo số 202/TB-UBND được thể hiện dưới dạng

văn bản nên thông báo này đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật tố

tụng hành chính 2015: “Quyết định hành chính là văn bản…” Thứ hai, thông báo

số 202/TB-UBND cũng đáp ứng yêu cầu luật định về tên gọi của văn bản là QĐHC

Về cơ bản, các QĐHC đều được thể hiện dưới hình thức tên gọi là Quyết định Tuy

nhiên, trước tình hình ban hành QĐHC cá biệt ở địa phương với số lượng lớn, nội dung phong phú và phức tạp, đặt ra yêu cầu cần thiết bảo vệ hiệu quả và kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Do đó, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã

ban hành Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP với nội dung tại Khoản 1 Điều 1: “Quyết

định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính Nhà nước ban hành…”

Về thẩm quyền ban hành (chủ thể ban hành): Theo Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC (2015) quy định: “Quyết định hành chính… do cơ quan hành chính nhà nước, cơ

quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành” Tiếp theo, Điều 114

Hiến pháp 2013 và Khoản 1 Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy

định“Uỷ ban nhân dân…là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan

hành chính Nhà nước ở địa phương.” Như vậy, thông báo số 202 là QĐHC do cơ

quan nhà nước ở địa phương là UBND phường T ban hành

Về nội dung điều chỉnh:

Thứ nhất, nội dung thông báo số 202 được ban hành để giải quyết một vấn đề

cụ thể trong QLHCNN là trả lời việc đề nghị cấp GCNQSDĐ của ông Lộc và được

áp dụng một lần đối với một đối tượng cụ thể là ông Đỗ Tấn Lộc

Thứ hai, thông báo số 202/TB-UBND là một QĐHC cá biệt có nội dung

“làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan,

tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (Khoản 2 Điều 3 Luật TTHC năm

2015) Theo đề bài, thông báo số 202 của UBND phường T trả lời đề nghị cấp

Trang 9

GCNQSDĐ của ông Lộc có nội dung “không có cơ sở để xem xét, giải quyết” đã

hạn chế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân này trong khi ông Lộc có quyền đề nghị UBND phường T cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật đất đai Vì vậy, việc ông Lộc làm đơn khiếu nại thông báo số 202/TB-UBND lên 202/TB-UBND phường T ngày 11/01/2018 là phù hợp theo quy định pháp luật

Tóm lại, vì mang đặc điểm của một QĐHC bị kiện nên nhóm khẳng định thông báo

số 202/TB-UBND là một QĐHC (cá biệt)

Câu hỏi 3: Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND và thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh D đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục gì? Phân biệt các loại thủ tục đó?

3.1 Cơ sở lý thuyết

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện

do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.4

Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.5

Tố tụng hành chính (TTHC) là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với QĐHC, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong

cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện QLHCNN.6

3.2 Phân tích tình huống

Cơ sở pháp lý: Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố tụng Hành chính 2015 (sửa đổi, bổ

sung năm 2019)

Trước hết, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ theo Khoản 1 Điều 36 Luật khiếu nại

4 Hoài Bảo (Bình Thuận), Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My,

Thủ tục hành chính là gì? Các hình thức công khai thủ tục hành chính, Thư viện Pháp luật,

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42915/thu-tuc-hanh-chinh-la-gi-cac-hinh-thuc-cong-khai-thu-tuc-hanh-chinh , truy cập ngày 22 tháng 05 năm 2023

5 Khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011

6 Thiên Nga, Tố tụng hành chính là gì? Trình tự giải quyết vụ án hành chính, Phan Law Vietnam,

https://phan.vn/to-tung-hanh-chinh-la-gi-trinh-tu-giai-quyet-vu-an-hanh-chinh.html , truy cập ngày 22 thàng 05 năm 2023

8

Trang 10

2011 Bởi, khi thông báo số 202/TB-UBND được UBND phường T đưa ra, ông Đỗ Tấn Lộc đã làm đơn khiếu nại lần đầu và được Chủ tịch UBND phường T ra quyết định số 12/QĐ-UBND về việc bác đơn khiếu nại của ông Sau đó, vì không đồng ý với quyết định trên, ông đã nộp đơn khiếu nại lần hai theo quy định tại Khoản 1

Điều 7 Luật khiếu nại 2011: “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết

định giải quyết lần đầu … thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu …” và Khoản 1

Điều 33 Luật khiếu nại 2011: “Trong thời hạn 30 ngày … kể từ ngày nhận được

quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ….” Theo

Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, Chủ tịch UBND phường T là người bị khiếu nại bởi ông Đỗ Tấn Lộc - người khiếu nại Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Chủ tịch UBND thị xã B

Thủ tục giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh D đối với Quyết định số 12/QĐ-UBND là thủ tục TTHC căn cứ theo Luật Tố tụng hành chính 2015 Vì không đồng ý với quyết định số 1044/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại lần hai, ông Lộc đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính tại TAND tỉnh D theo

quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011: “Trường hợp người khiếu nại

không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai … thì có quyền khởi kiện

vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.” và điều 42

Luật khiếu nại 2011: “… người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết

khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.” Việc khiếu kiện của ông Lộc là phù hợp với thẩm

quyền giải quyết của Tòa án nói chung và TAND cấp tỉnh nói riêng, theo Điều 30 và Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 khi đó, theo Điều 3 Luật tố tụng hành chính

2015, người khởi kiện là ông Đỗ Tấn Lộc và người bị kiện là Chủ tịch UBND thị xã

B, Chủ tịch UBND phường T và UBND phường T Người có thẩm quyền giải quyết

là Thẩm phán TAND tỉnh D - được Chánh án TAND tỉnh D phân công giải quyết 3.3 Phân biệt các loại thủ tục

Thủ tục giải quyết khiếu Thủ tục tố tụng hành chính

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w