Văn bản số 560/BYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dươngkhông phải là một quyết định hành chính, căn cứ theo hình thứcvà nội dung của văn bản.- Khái niệm: Quyết định hành chính là văn bản do cơ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Lớp niên chế: 4721
Nhóm: 02
Trang 2Hà Nội – 2022
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Lớp: 4721
- Tìm hiểu Đề bài, phân công nhiệm vụ cụ thể
- Tổng hợp nội dung và họp nhóm thống nhất ý kiến lần 1, lần
2 và lần 3
- Đánh giá hoạt động nhóm và tổng kết, in văn bản
STT Họ và tên
Mã số sinh viên
Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Kết luận Xếp loại
Có Không Không
tốt
Trung bình Tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
1 Trần Khánh Chi
2 Phạm Thị Hải Yến
3 Mai Vân Quỳnh Anh
4 Đào Thảo Nguyên
5 Nguyễn Thùy Linh 472112 Câu 1 X X X X A
6 Nguyễn Quỳnh Chi
472112
Câu 4
7 Phạm Linh Chi
472113
Câu 4
Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2023
Nhóm trưởng
Nguyễn Quỳnh Chi
ĐỀ BÀI
Trang 4Ngày 2/3/2023, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có văn bản số 560/SYT-VP đề nghị các cơ sở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ
vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương Trong số 6 bác sĩ, có người được cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng và cam kết về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo Tuy nhiên, khi làm việc chưa đủ thời gian cam kết, các bác sĩ đã tự ý nghỉ việc Những bác sĩ khác đã nhận 400 – 420 triệu đồng tiền thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương và cam kết phục vụ nhưng tự ý nghỉ việc khi chưa đủ thời gian cam kết, chưa hoàn trả số tiền đã nhận
(Có thể tìm hiểu thêm thông tin qua địa chỉ http://vov.vn/xa-hoi/gui- cong-van-cam-cua-6-bac-si-so-y-te-binh-duong-thua-nhan-lam-chua-dung-post1005149.vov hoặc Chi tiết Văn bản Chỉ đạo điều hành (binhduong.gov.vn)
HỎI:
1 Văn bản số 560/SYT-VP của Sở y tế Bình Dương có phải quyết định hành chính không? Tại sao?
2 Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải phạm vi kỉ luật không? Tại sao?
3 Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không?
4 Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này?
Trang 55 Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạ, của Sở Y tế, đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-VP của
Sở Y tế Bình Dương?
Trang 6MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU 1
II NỘI DUNG 1
1 Câu hỏi 1: Văn bản số 560/BYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương không phải là một quyết định định hành chính không? Tại sao? 1
2 Câu hỏi 2: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao? 3
3 Câu hỏi 3: Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao? .4
4 Câu hỏi 4: Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này? 6
5 Câu hỏi 5: Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của
Sở Y tế, đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương 7
III KẾT LUẬN 10
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 7I LỜI MỞ ĐẦU
Ngành y tế đang đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Vì lý do này, chúng ta có thể khẳng định rằng ngành y là một trong những dịch vụ cần phải được quan tâm đầu tiên và luôn giữ chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Nhà nước
đã và đang thực hiện nhiều chính sách để phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, một trong số đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đề xuất Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các biện pháp thu hút, hỗ trợ tạo nguồn nhân lực bền vững cho ngành y tế Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách này vẫn còn bộc lộ một số lỗ hổng, một phần nguyên nhân đến từ chủ quan các y, bác sĩ và cơ sở y tế
Đó là việc các y, bác sĩ tự ý nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chưa hoàn thành đủ thời gian phục vụ theo cam kết ban đầu Những vấn đề xoay quanh vụ việc và văn bản của
Sở Y tế Bình Dương sẽ được nhóm 2 nghiên cứu, phân tích và đánh giá trong bài luận dưới đây
II NỘI DUNG
1 Câu hỏi 1: Văn bản số 560/BYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương không phải là một quyết định định hành chính không? Tại sao?
Văn bản số 560/BYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương không phải là một quyết định hành chính, căn cứ theo hình thức
và nội dung của văn bản
- Khái niệm: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
Trang 8quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể
- Hình thức: Căn cứ pháp lý: Điều 7 - Nghị định số
30/2020/NĐ-CP về Công tác văn thư; khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính
2015
Giải thích: Văn bản số 560/BYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương
là một văn bản hành chính được ban hành bởi cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Bình Dương, có chức năng tham mưu cho UBND cấp tỉnh, quản lý hành chính trong lĩnh vực chuyên môn của mình (Y tế) Tuy nhiên văn bản số 560/BYT-VP không phải là một quyết định hành chính mà chỉ là một công văn được Sở Y tế của tỉnh Bình Dương ban hành Bởi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (gồm các sở, phòng, ban) được quyền ra quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị (quyết định cá biệt), trong khi đó, văn bản số 560/BYT-VP không đáp ứng đây là hình thức quyết định hay chỉ thị Vì thế, văn bản này có thể được coi là công văn của Sở Y tế tỉnh Bình Dương mà không phải là một quyết định hành chính
- Nội dung: Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng Hành
chính 2015
Giải thích: Nội dung của quyết định hành chính là để quyết
định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được
áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể Áp dụng vào văn bản số 560/BYT-VP của Sở Y tế tình Bình Dương, ta thấy nội dung của văn bản không phải là đưa ra một quyết định
về vấn đề cụ thể mà là đưa ra đề nghị đối với các đối tượng
Trang 9được nêu ở phần kính gửi Ngoài ra, nội dung lời đề nghị của Sở
Y tế cũng không nằm trong hoạt động quản lý hành chính của chính cơ quan này mà nó thuộc phạm vi hoạt động của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập khác được nêu ở phần kính gửi
- Ví dụ về quyết định hành chính của cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Chỉ thị số 17/CT-UBND của Sở GD và ĐT
Thành phố Hà Nội về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học
2022 - 2023 của thành phố Hà Nội
- Kết luận: Dựa vào hình thức và nội dung của văn bản số
560/BYT-VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, ta có thể kết luận đây không phải là một quyết định hành chính được ban hành bởi cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh Văn bản số 560/BYT-VP chỉ là một công văn được ban hành bởi Sở Y tế tỉnh Bình Dương
2 Câu hỏi 2: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao?
- Khái niệm: Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái
với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó
- Các hành vi bị xử lý kỷ luật (Khoản 1 Điều 6 Nghị định
112/2020/NĐ-CP): “Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật”
Trang 10+ Đối với những bác sĩ được thu hút nhân lực: Căn cứ Nghị
quyết 05/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình
Dương:
Khoản 1 Điều 13:“Người được thu hút về công tác trong ngành
y tế phải cam kết công tác tại các cơ sở y tế ít nhất 10 năm nếu
đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc 12 năm nếu chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.”
Khoản 3 Điều 14:“Trong thời gian cam kết phục vụ mà tự ý bỏ
việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, chuyển công tác
mà không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá của cơ quan, đơn vị trong thời gian 02 năm liên tiếp hoặc các trường hợp khác do lỗi chủ quan của người được thu hút thì phải bồi hoàn
số tiền thu hút đã nhận theo tỷ lệ thời gian cam kết phục vụ trừ
đi thời gian đã công tác Thời hạn hoàn trả là 03 tháng kể từ khi
có quyết định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ”
Hành vi tự ý nghỉ việc khi chưa đủ thời gian cam kết, chưa hoàn trả số tiền đã nhận của những bác sĩ nhận tiền thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương đã vi phạm kỷ luật công tác và phục vụ được đề ra đối với cơ sở y tế mà họ công tác
+ Đối với các bác sĩ được cử đi đào tạo: Căn cứ Nghị định
101/2017/NĐ-CP:
Điều 5, 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP:“Cán bộ, công chức, viên
chức được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật”.
Trang 11Khoản 3 Điều 35 Luật viên chức năm 2010, được sửa đổi, bổ
sung năm 2019: “Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử
đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự
ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.”
Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP: “Cán bộ, công chức, viên
chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý,
sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:“Tự ý bỏ học,
bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo”
Việc các bác sĩ được cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng và cam kết về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo nhưng tự ý nghỉ việc khi đủ thời gian cam kết là trái pháp luật Đồng thời, hành vi của các bác sĩ này
vi phạm quy định về nghĩa vụ viên chức theo Khoản 1 điều 17 luật viên chức về Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề
nghiệp:“Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao đảm bảo
yêu cầu về thời gian và chất lượng”
Từ những căn cứ trên, các bác sĩ có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở y tế địa phương; vi phạm các quy định về đào tạo cán bộ, công chức viên chức và đền bù chi phí đào tạo Như vậy, hành vi của các bác sĩ trong vụ việc này là vi phạm kỉ luật
Trang 123 Câu hỏi 3: Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao?
Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo không phải là truy cứu trách nhiệm vật chất
- Khái niệm: Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm pháp lí của
người lao động phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động do đã gây thiệt hại trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động
- Căn cứ pháp lý:
Nghị quyết số: 58/2011/NQ-HĐND8
Điều 7 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 Nghị định của chính phủ Số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách
nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, theo đó: “1 Viên
chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải có nghĩa
vụ bồi thường theo quy định tại Nghị định này.”
- Giải thích:
Ở đây, các bác sĩ đã nhận được 400-420 triệu đồng tiền thu hút nhân lực nhân lực của tỉnh Bình Dương, trong 6 bác sĩ có người được cử đi đào tạo, hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng và cam kết trở về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo nhưng tự ý nghỉ việc khi chưa đủ thời gian cam kết, điều này làm cho Sở Y tế Bình Dương bị thiệt hại về chi phí bỏ
ra Do bác sĩ đã vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã được quy định với Sở Y tế tỉnh Bình Dương nên trách nhiệm bồi hoàn được đặt ra theo nghị quyết số: 58/2011/NQ-HĐND8 về chính sách
Trang 13thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương và đền bù chi phí đào tạo theo Điều 7 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
Hành động tự ý nghỉ việc của các bác sĩ chỉ có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả và đền bù chi phí đào tạo được đặt ra Đồng thời, các bác sĩ đã vi phạm kỷ luật nhưng không gây thiệt hại trực tiếp về tài sản cho đơn vị sở hữu các bác sĩ này (không gây hỏng hóc trang thiết bị, bị mất mát hoặc tiêu hao vật tư vượt quá định mức cho phép, ) Tính đến thời điểm hiện tại, các đơn vị sự nghiệp công lập này chưa chứng minh được việc nghỉ việc của các bác sĩ có gây thiệt hại nào khác ngoài chi phí học tập, đào tạo Mà có thiệt hại trực tiếp xảy ra là một trong những yếu tố quyết định để xác định có trách nhiệm vật chất, nếu không có thiệt hại trực tiếp xảy ra sẽ không có trách nhiệm vật chất đối với viên chức, chỉ có thể buộc các bác sĩ chịu trách nhiệm vật chất nếu có sự tổn thất trực tiếp về tài sản và căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế của tài sản
Từ những dẫn chiếu, căn cứ pháp lý nêu trên Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo không phải là truy cứu trách nhiệm vật chất
4 Câu hỏi 4: Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này?
- Căn cứ pháp lý:
Khoản 3 Điều 7 thuộc Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
“Điều 7 Đền bù chi phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên
Trang 14chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
3 Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.”
- Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ
Trường hợp 1:
Các bác sĩ nhận hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng của tỉnh Bình Dương trong quá trình được cử đi đào tạo
Ký cam kết trở về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo
Chưa làm việc đủ thời gian theo như cam kết, các bác sĩ đã tự
ý nghỉ việc
Trường hợp 2:
lực của tỉnh Bình Dương
Ký cam kết trở về địa phương phục vụ theo thời gian nhất định
Tự ý nghỉ việc khi chưa làm đủ theo thời gian đã cam kết
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, các bác sĩ ở trường hợp 1 sẽ phải có trách
nhiệm đền bù chi phí đào tạo vì thuộc trường hợp: Viên chức
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nhưng chưa phục vụ