1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn luật hành chính việt nam đề 2

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Luật Hành Chính Việt Nam Đề 2
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính Việt Nam
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 640,42 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP: “Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết cá biệt, quyết định cá biệt, chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

Hà Nội, 2023

MSSV 472143 - 472148

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 07

Lớp: 4721

Đề bài: Ngày 2/3/2023 Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có văn bản số 560/SYT-VP

đề nghị các cơ Sở Y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương Trong số 6 bác sĩ, có người được cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng

và cam kết về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo Tuy nhiên, khi làm việc chưa đủ thời gian cam kết các bác sĩ đã tự ý nghỉ việc Những bác sĩ khác đã nhận 400-420 triệu đồng tiền thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương và cam kết phục vụ nhưng tự ý nghỉ việc khi chưa đủ thời gian cam kết, chưa hoàn trả số tiền

đã nhận

1, Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao? (2 điểm)

2, Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao? (2 điểm)

3, Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì

có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao? (2 điểm)

4, Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này? (2 điểm)

5, Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế, đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương (2 điểm)

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

● Ngày 06/04/2023

- Nhóm bắt đầu làm việc, phân tích câu hỏi

- Cả nhóm thống nhất quy trình làm bài: Làm từng câu một, với mỗi câu cả nhóm sẽ chốt ra các ý chính rồi chia người phụ trách viết bài

● Ngày 14/04/2023

Trang 3

- Nhóm chưa thống nhất được câu trả lợi, phân chia tìm hiểu lại và tiếp tục họp câu một sau

● Ngày 18/04/2023

- Tiếp tục họp chốt câu một nhưng vẫn không thống nhất được câu trả lời

- Nhóm quyết định tạm thời dừng câu 1 chuyển sang câu 2

● Ngày 22/04/2023

- Tiến hành họp câu 2

- Nhóm thống nhất câu trả lời, tổng hợp và đưa ra hướng làm cho câu 2

- Giao cho Quang Huy và Quang Duy phụ trách viết câu 2

● Ngày 26/04/2023

- Tiến hành họp câu 3

- Nhóm thống nhất đưa ra hướng làm và hoàn thành lên sườn bài

- Giao cho Hà Phương và Thuý Vân phụ trách hoàn thiện câu 3

● Ngày 15/05/2023

- Họp tổng hợp lại bài làm câu 2, câu 3

- Thống nhất sửa lại câu 3

- Hà Phương, Thuý Vân nhận hoàn thành câu 1

- Triển khai câu 4, đưa ra được sườn bài cụ thể

- Giao cho Duyệt và Hà phụ trách hoàn thiện câu 4

● Ngày 22/05/2023

- Họp rà soát lại tất cả các câu đã làm, bổ sung phần thiếu và sửa lại ngôn từ

- Đặt deadline cho câu 4 đến 24/5

- Bắt đầu tiến hành làm câu 5 giao cho Quang Duy, Quang Huy, Thu

Hà , Ái Duyệt phụ trách

● Ngày 27/05/2023

- Đến hạn nhưng Duyệt và Hà chưa hoàn thành bài và gặp khó khăn trong lúc viết bài

- Nhóm quyết định tạm hoãn làm câu 5

- Bổ sung nhân sự cho câu 4: Quang Duy, Quang Huy

Trang 4

● Ngày 30/05/2023

- Hoàn thành câu 4, tiếp tục chỉnh sửa thêm

● Ngày 01/06/2023

- Xem lại câu 1 đến câu 4 và chốt lỗi, tiến hành chia người phụ trách sửa, bổ sung dựa theo người đã phụ trách các câu đó

- Thống nhất triển khai câu 5

● Ngày 06/06/2023

- Tiến hành họp nhưng chưa thống nhất được hướng làm câu 5

- Tiếp tục tìm hiểu thêm

● Ngày 08/06/2023

- Nhóm thống nhất được tiêu chí để triển khai câu 5, bắt đầu tiến hành làm

● Ngày 14/06/2023

- Cả nhóm thống nhất nội dung toàn bài, bắt đầu tiến hành ghép và chỉnh sửa hình thức

- Phân công làm Powerpoint và thuyết trình

● Ngày 16/06/2023

- Hoàn thành bài tập

Trang 5

2 Phân chia công việc và họp nhóm

STT H ọ và

tên

Công vi ệc

th ực hiện

Ti ến độ

th ực hiện (đúng hạn)

M ức độ hoàn thành H ọp nhóm

Kết

lu ận

X ếp

lo ại 1

Có Không Không tốt Khá Tốt

Tham gia đầy

đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều

ý tưởng

472143 Nguyễn

Ái Duyệt

Làm các câu 4, câu

5

472144

Ph ạm

Quang

Duy

Phân chia công việc, Viết mở đầu Làm câu 2, câu 4, câu

5 Thuyết trình

472145

Bùi

Thuý

Vân

Rà soát n ội dung, câu

từ cho bài luận Làm các câu 1, câu

3, câu 5

472146

Quang

Huy

Làm các câu 2, câu

4, câu 5 Làm PPT Thuy ết trình

1 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình

Trang 6

472147

Nguyễn

Phương

Rà soát nội dung, câu

t ừ cho bài luận Làm các câu 1, câu

3, câu 5

472148 Bùi Thu

Vi ết kết luận Làm các câu 4, câu

5

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2023

Nhóm trưởng

Phạm Quang Duy

Trang 7

MỤC LỤC

L ời mở đầu 7

PH ẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI 7 Câu 1: Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao? 7 Câu 2: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật

không? Tại sao? 9 Câu 3: Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao? 11 Câu 4: Phân tích nghĩa vụ đền bù của các bác sĩ được cử đi đào tạo 13 Câu 5: Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế, đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương 15

T ổng kết 16

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 8

Lời mở đầu

Y tế là một lĩnh vực quan trọng đối với xã hội cũng như sự phát triển của một quốc gia Chính vì lẽ đó, việc nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các bác sĩ nhằm phân bổ, điều tiết nguồn nhân lực y tế trên toàn quốc là phù hợp với thực trạng hiện nay Tuy nhiên, chính sách này đã bộc lộ nhiều hạn chế,

cụ thể là tình trạng tự ý nghỉ khi chưa hoàn thành thời gian phục vụ theo cam kết của các bác sĩ và để xử lý triệt để hiện tượng này cũng là một vấn đề không đơn giản Văn bản 560/SYT-VP do Sở Y tế tỉnh Bình Dương ban hành là được coi một trong những biện pháp xử lý tình trạng trên, tuy nhiên hành động này đã bộc

lộ nhiều hạn chế của cơ chế quản lý hành chính nhà nước trong việc sử dụng và thu hồi nguồn vốn của mình Sau đây nhóm chúng em sẽ dựa vào những khía cạnh liên quan của văn bản 560/SYT-VP và những thông tin có được thông qua tìm hiểu để giải đáp chi tiết từng câu hỏi đã được đặt ra

Trong quá trình hoàn thiện bài tập, do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kính mong sẽ nhận được những nhận xét, góp ý từ quý thầy cô để bài chúng em có thể được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành c ảm ơn!

PH ẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao?

Cơ sở pháp lý:

Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP: “Văn bản hành chính gồm các loại văn

bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự

án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.”

Phân tích:

Trang 9

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ban hành theo một hình thức, thủ tục pháp luật quy định có nội dung là ý chí chủ thể quản lý dưới dạng các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt để giải quyết các công việc phát sinh trong quản lý hành chính Nhà nước

2 Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao?

Khẳng định: Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương không phải

là quyết định hành chính

Thứ nhất, văn bản số 560/SYT-VP không mang hình thức là một quyết định

hành chính Thông thường, quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư, … Tuy nhiên, văn bản trên là một công văn (văn bản không có tên loại) thường mang tính truyền đạt cao về thông tin, cũng như ghi nhận đối với các sự kiện thực tế khách quan nhằm hỗ trợ nhu cầu quản lý công tác Nhà nước Vì vậy, hình thức của văn bản số 560/SYT-VP không nằm trong hình thức của quyết định hành chính mà chỉ là một dạng của văn bản hành chính thông dụng theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định

Thứ hai, văn bản số 560/SYT-VP không chứa đựng nội dung của một quyết

định hành chính Trên thực tế, trong quá trình quản lý điều hành, các cơ quan có thẩm quyền ban hành rất nhiều văn bản hành chính Trong đó có thể có những quyết định hành chính không thống nhất về hình thức và nội dung, nên ta cần suy xét kỹ lưỡng về nội dung của văn bản trên để xác định đó có phải quyết định hành chính hay không

Cụ thể, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, do cơ quan có thẩm quyền ban hành nên phải thể hiện rõ ràng, dứt khoát tính quyền lực nhà nước Tuy nhiên, văn bản trên chỉ chứa đựng nội dung là “đề nghị”, đồng thời

Sở Y tế Bình Dương không có thẩm quyền can thiệp vào công tác nhân sự tại các

Sở Y tế khác thuộc Trung ương nên việc gửi công văn đề nghị đến cả những cơ quan ngang cấp chứng tỏ công văn đó không mang tính mệnh lệnh mà chỉ thể hiện

Trang 10

yêu cầu trao đổi Theo đó, Sở Y tế Bình Dương chỉ đưa ra mong muốn rằng các

cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh “không” tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng đối với các bác sĩ vi phạm cam kết mà không mang tính bắt buộc rằng họ “không được” tiếp nhận các bác sĩ đó Ngoài ra, đối với các vấn đề liên quan đến văn bản này, lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương cũng cho biết văn bản chỉ có tính chất “khuyến cáo” các bệnh viện khi tuyển dụng2, tức là đưa ra lời khuyên không nên tiếp nhận hồ

sơ của các bác sĩ chứ không có ý cấm các cơ sở y tế không được tiếp nhận Như vậy, các cơ sở hoàn toàn có quyền quyết định việc thực hiện hay không thực hiện theo văn bản trên

Tiếp theo, nội dung văn bản số 560/SYT-VP không chứa đựng tính pháp lý

Văn bản trên không chứa bất kỳ quy phạm pháp luật nào, đồng thời không áp dụng vào căn cứ pháp lý nào để buộc đối tượng điều chỉnh phải thực hiện theo Hành vi yêu cầu các cơ sở y tế không tiếp nhận các bác sĩ hoàn toàn không có trong nội dung quyền hạn của Sở Y tế và các nội dung khác mà pháp luật quy định Như vậy, văn bản trên không phải văn bản quy phạm hay áp dụng pháp luật, nói cách khác đây không phải là một quyết định pháp luật

Câu 2: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao?

Cơ sở pháp lý:

Khoản 1 Điều 19 Luật viên chức 2010: “Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác

công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công”

Khoản 1 Điều 17 Luật viên chức 2010: “Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ

được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.”

Khoản 3 Điều 16 Luật viên chức 2010: “Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách

nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Phân tích:

2 Báo tuổi trẻ: Bình Dương 'cấm cửa' 6 bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh

Trang 11

1, Vi phạm kỷ luật phát sinh khi nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP vi phạm kỷ luật phát sinh khi viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của viên chức; những việc viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ

2, Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao?

Khẳng định: Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên là vi phạm kỷ luật

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hành

vi của 6 bác sĩ là có lỗi và vi phạm kỉ luật Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các bác sĩ trên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng tại đơn vị sự

nghiệp công lập khi không có lý do chính đáng và vi phạm những quy định về nghĩa vụ của viên chức Thời điểm các bác sĩ ký cam kết là thời điểm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa hai bên người lao động và người sử dụng lao động Khi

đó, các bác sĩ có quyền được hỗ trợ chi phí đào tạo, song song với đó là nghĩa vụ hoàn thành chương trình đào tạo và về địa phương làm việc hết thời gian cam kết

Như vậy, chỉ khi các bác sĩ hoàn thành hết thời gian làm việc mới là thời điểm kết thúc quyền và nghĩa vụ lao động của họ Tuy nhiên, giữa khoảng thời gian đó, các bác sĩ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng khi không có bất cứ lý do nào phù hợp với khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định về những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng có thời hạn Do đó, đây là hành vi có lỗi của các bác sĩ và vi phạm một trong những điều mà viên chức không được làm theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật viên chức 2010, đồng thời vi phạm nghĩa vụ đảm bảo thời gian làm việc theo khoản 1 Điều 17 Luật viên chức 2010 quy định

Thứ hai, 6 bác sĩ tiếp tục vi phạm pháp luật khi không chấp hành theo quyết

định phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền Các bác sĩ thỏa thuận theo cam kết đồng nghĩa rằng các bác sĩ đã chấp nhận được phân công công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Sở Y tế tỉnh Bình Dương (cơ quan chuyên môn của UBND) và chịu sự quản lý của đơn vị sự nghiệp tại địa

Trang 12

phương mà họ làm việc Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là biểu hiện rõ ràng để kết luận các bác sĩ này có hành vi từ chối chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền Do vậy, họ đã vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật viên chức 2010

Câu 3: Việc Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải là truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao?

Cơ sở pháp lý:

Khoản 1 Điều 129 Bộ Luật Lao động 2019: “Người lao động làm hư hỏng dụng

cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người

sử dụng lao động.”

Khoản 1 Điều 55 Luật viên chức năm 2010: “Viên chức làm mất, hư hỏng trang

bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.”

Khoản 22 Điều 2 Thông tư số 37/2021/TT-BYT quy định về quyền hạn của

Sở Y tế: “Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức,

vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở;… theo quy định của pháp luật

và theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.”

Phân tích:

1 Trách nhiệm vật chất là gì?

Dựa vào nghiên cứu khoa học pháp lý, khái niệm chung nhất về trách nhiệm vật chất là trách nhiệm pháp lý của người lao động phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động bằng tiền do đã gây thiệt hại trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động

2 Việc Sở Y tế yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo có phải truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Vì sao?

Khẳng định: Việc Sở Y tế yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo là truy

cứu trách nhiệm vật chất bởi những lý do sau:

Trách nhiệm vật chất được quy định rất rõ tại Điều 129 Bộ Luật Lao động

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w