1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập học kỳ môn luật hành chính việt nam đề bài số 04

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 443,85 KB

Nội dung

Trang 4 B.BÀI LÀMCâu 1:Vi phạm hành chính VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, viphạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theoquy địn

lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM Lớp ĐỀ BÀI: SỐ 04 Họ và tên Mssv : N01.TL2 : NGUYỄN THANH THẢO : 442164 HÀ NỘI, 2020 0 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 MỤC LỤC A.ĐỀ BÀI .1 B.BÀI LÀM 2 Câu 1: 2 * Trường hợp: Không đội mũ bảo hiểm 2 *Trường hợp: dừng đỗ xe sai quy định: 3 *Trường hợp: vượt đèn đỏ 4 *Trường hợp: vi phạm nồng độ cồn 5 Câu 2: 6 *Phát hiện VPHC 6 *Tiến hành xử phạt 6 *Xác định tình tiết của vụ việc 7 *Giải trình : .8 *Ra quyết định xử phạt .8 *Thi hành quyết định xử phạt 9 *Thẩm quyền xử phạt 9 Câu 3: 11 C.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 A.ĐỀ BÀI Sau 11 ngày áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lực lượng CSGT thành phố Hà Nội đã xử lý hơn 52,671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 2000 phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2347 trường hợp, tạm giữ 152 ô tô, 1777 xe máy, 11706 bộ giấy tờ xe Theo thống kê, hành vi vi phạm phổ biến: không đội mũ bảo hiểm 32609 trường hợp; 4472 trường hợp dừng đỗ xe sai quy định; 4711 trường hợp vượt đèn đỏ; 359 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Câu hỏi: 1) Phân tích các yếu tố cấu thành các hành vi VPHC được thống kê trên 2) Phân tích thủ tục xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô 3) Hãy đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm được thống kê ở trên, đặc biệt là hành vi vi phạm của lái xe vi phạm nồng độ cồn 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 B.BÀI LÀM Câu 1: Vi phạm hành chính (VPHC) là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.1 Để xác định một hành vi có phải là VPHC hay không, cần xác định các dấu hiệu pháp lý của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này, bao gồm bốn yếu tố: mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan, khách thể Với các hành vi VPHC được thống kê như ở đề bài, thì sự khác biệt ở các hành vi này thể hiện chủ yếu qua mặt khách quan và mặt chủ quan Còn về chủ thể, khách thể nhìn chung là giống nhau: Về chủ thể, chủ thể thực hiện hành vi VPHC là các cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính: Những người vi phạm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải gánh chịu hậu quả pháp lý khi thực hiện những hành vi có lỗi cố ý; những người từ đủ 16 tuổi trở lên sản xuất phải gánh chịu trách nhiệm hành chính cho mọi hành vi VPHC của mình mà không cần căn cứ vào ý chí chủ quan của người đó Cần lưu ý là những người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính nhẹ hơn những người từ đủ 18 tuổi trở lên.Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC bị phạt tiền thì mức tiền không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.2 Về khách thể, đó là các hành vi vi phạm xâm hại đến trật tự quản lí hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ Cụ thể ở đây là hành vi trái pháp luật về quản lí nhà nước ở lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông * Trường hợp: Không đội mũ bảo hiểm Mặt khách quan: + Hành vi trái pháp luật: không đội mũ bảo hiểm 1 Khoản 1 Điềuề 2, Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 2 Khoản 3 Điềuề 134, Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Theo Luật giao thông đường bộ 2008: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.3 Tùy theo từng trường hợp cụ thể, hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm sẽ có mức xử phạt khác nhau: phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đối với người được chở không đội mũ bảo hiểm.4 + Phương tiện: xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Chỉ có những người điều khiển và người được chở trên các loại phương tiện trên mới bị phạt khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Mặt chủ quan: +Lỗi: các chủ thể thực hiện hành vi không đội mũ bảo hiểm có lỗi Các chủ thể vi phạm không đội mũ bảo hiểm biết hoặc phải biết được hành vi của mình là trái pháp luật, bởi lẽ, khi các chủ thể tham gia thi bằng lái xe đều được học Luật giao thông đường bộ, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, gắn máy cũng được đưa vào tuyên truyền, giảng dạy một cách rộng rãi trong trường học và trên phương tiện truyền thông đại chúng Các chủ thể đã biết hành vi của mình là trái pháp luật mà vẫn thực hiện, do đó đây là hành vi có lỗi *Trường hợp: dừng đỗ xe sai quy định: Mặt khách quan: +Hành vi trái pháp luật: dừng, đỗ xe sai quy định của pháp luật Theo Luật giao thông đường bộ 2008, các hành vi trái với quy định dừng, đỗ xe như là: dừng, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt, nơi dừng của xe buýt; dừng, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ; dừng, đỗ xe tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe…5; dừng đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết, mở cửa xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn…6; dừng, đỗ, để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định…7 3 Khoản 2 Điềuề 30, Khoản 2 Điềều 31 Luật giao thông đường bộ 2008 4 Điểm i,k khoản 2 điềuề 6, Khoản 3 điềều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 5 Khoản 4 điềuề 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 6 Khoản 3 điềuề 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 7 Điềều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008: Dừng đôỗ xe trền hè phôố 3 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Đối với từng hành vi vi phạm, đối với từng loại xe khác nhau thì có mức xử phạt khác nhau Ví dụ, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định dừng đỗ xe có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 12.000.000 đồng.8 Hay đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định dừng đỗ có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng.9 + Phương tiện: xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ Chỉ có những người điều khiển các loại phương tiện trên mới bị phạt khi dừng, đỗ xe sai quy định Mặt chủ quan: + Lỗi: những chủ thể thực hiện hành vi dừng, đỗ xe sai quy định có lỗi Bởi, những người thực hiện hành vi này đều ở trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý) *Trường hợp: vượt đèn đỏ Mặt khách quan: +Hành vi trái pháp luật: Người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông +Phương tiện: các loại xe khi tham gia giao thông (xe máy, xe ô tô, xe đạp điện, ) Theo Luật giao thông đường bộ 2008, tín hiệu giao thông có ba màu: xanh, đỏ, vàng Trong đó khi nhìn thấy tín hiệu đỏ tức là cấm đi.10 Ngoài ra người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.11 Đối với từng hành vi vi phạm, đối với từng loại xe khác nhau thì có mức xử phạt khác nhau Ví dụ, người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng 8 Điểm d, đ khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm d, đ, e khoản 3, điểm d, đ, i khoản 4, điểm b khoản 6, điểm a khoản 7 Điềều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 9 Điểm a, đ, h khoản 2, điểm d khoản 3, điểm b khoản 4, điểm b khoản 7 Điềều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP 10 K3 Điềuề 10, Luật giao thông đường bộ 2008 11 K1 Điềuề 11, Luật giao thông đường bộ 2008 4 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 đến 5.000.000 đồng khi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông trong trường hợp điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô;12 hoặc sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông trong trường hợp điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác;13 Mặt chủ quan: +Lỗi: các chủ thể thực hiện hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông có lỗi Bởi, những người thực hiện hành vi này đều phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý) Ví dụ, vượt đèn đỏ do cố gắng đi đến trường đúng giờ học, đây được coi là hành vi vi phạm với lỗi cố ý, tức là hoàn toàn nhận thức và điều khiển được hành vi nhưng vẫn cố tình thực hiện vi phạm Trong một số trường hợp, hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông còn có dấu hiệu mục đích tồn tại Ví dụ cố tình vượt đèn đỏ để gây rối loạn trật tự an toàn giao thông, *Trường hợp: vi phạm nồng độ cồn Mặt khách quan: +Hành vi trái pháp luật: Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông +Phương tiện: các loại xe khi tham gia giao thông (xe máy, xe ô tô, xe đạp điện, ) Theo Luật giao thông đường bộ 2008, một trong các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông đó là điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.14 Đối với từng hành vi vi phạm, đối với từng loại xe và nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khác nhau thì có mức xử phạt khác nhau Ví dụ, người vi phạm khi điều 12 Điểm a K5 Điềuề 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP 13 Điểm đ K5 Điềuề 7, Nghị định 100/2019/NĐ-CP 14 K8 Điềuề 8, Luật giao thông đường bộ 2008 5 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở,15 nhưng sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;16 Mặt chủ quan: +Lỗi: các chủ thể vi phạm nồng độ cồn có lỗi Bởi, những người thực hiện hành vi này đều phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý) Ví dụ, đi nhậu với bạn bè nhưng vẫn cố tình tự mình điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đây được coi là hành vi vi phạm với lỗi cố ý, có thể sẽ gây ra tai nạn giao thông hoặc một số thiệt hại khác Câu 2: Thủ tục xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô *Phát hiện VPHC Khi phát hiện vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền buộc chấm dứt hành vi VPHC mà cụ thể ở trong tình huống trên là hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô thì người có thẩm quyền xử phạt là CSGT ra lệnh bằng lời nói, còi và hiệu lệnh,… để buộc người điều khiển phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức *Tiến hành xử phạt Việc xử phạt VPHC có thể là lập biên bản hoặc không lập biên bản Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 LXLVPHC 2012, các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản là các trường hợp không nghiêm trọng, hình thức xử phạt chỉ mang tính chất giáo dục nhiều hơn là trừng phạt.17 Theo khoản 1 Điều 57 LXLVPHC 2012, các trường hợp không đủ điều kiện để xử lí không lập biên bản thì đều phải lập biên bản để xử phạt Do đó, trong trường hợp về vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển 15 Điểm c K8 Điềều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP 16 Điểm a K10 Điềều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP 17 PGS.TS Nguyềnỗ Cảnh Hợp (Chủ biền), Bình luận khoa học Luật Xử lý Vi phạm Hành chính năm 2012, NXB Hônề g Đức, TP.Hôề Chí Minh, 2017 tr 337 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 ô tô, căn cứ vào Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt từ 6.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nên phải xử phạt VPHC có lập biên bản Việc lập biên bản được quy định tại Điều 58 LXLVPHC 2012 Để đảm bảo đánh giá đầy đủ các tình tiết của vụ VPHC, cũng như đảm bảo quyết định hành chính có tính chính xác, tính thuyết phục, căn cứ rõ ràng thì người thi hành công vụ phải lập biên bản VPHC ngay khi xác định được cá nhân, tổ chức VPHC Nội dung biên bản về xử phạt vi phạm nồng độ cồn phải đảm bảo quy định theo khoản 2 Điều 58 LXLVPHC 2012, không chỉ đảm bảo làm căn cứ xử lí hành vi VPHC mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người VPHC chứng minh mình không VPHC.18 Căn cứ theo khoản 3 Điều 58 LXLVPHC 2012 thì biên bản xử phạt vi phạm về nồng độ cồn phải có chữ kí của người lập biên bản và người vi phạm Nếu trong trường hợp bị từ chối kí thì người lập biên bản phải ghi rõ vào biên bản Biên bản xử phạt phải có ít nhất hai bản và giao một bản cho cá nhân vi phạm hành chính một bản *Xác định tình tiết của vụ việc Việc xác minh tình tiết của vụ việc là trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC Việc xác minh này nhằm đảm bảo xác minh xem có vi phạm hành chính hay không rồi mới xác định được đến các bước tiếp theo Tức là nên không có VPHC Khi đã xác định có VPHC thì mới bắt dầu xác minh đến chủ thể của VPHC Đối tượng bị xử lý VPHC bao gồm cả cá nhân và tổ chức Tuy nhiên, đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn thì chỉ bị xử phạt đối với cá nhân là người điều khiển xe ô tô Cá nhân bị xử phạt VPHC bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và cả người không quốc tịch đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, được chia thành 2 nhóm là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người trên 16 tuổi Trong trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính về tội này Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 60, cá nhân từ đủ 18 tuổi mới được coi là đủ tuổi điều khiển xe ô tô Do đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chủ thể của vi phạm này Mặc dù người từ 16 tuổi trở lên phải chịu mọi trách nhiệm do VPHC trong mọi trường hợp Tuy nhiên, nếu chủ thể vi phạm là người đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thì vẫn không phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi này Do đó, chỉ chủ thể từ đủ 18 tuổi tùy theo mức độ vi phạm người đó sẽ bị phạt theo các mức từ 6.000.000 đến 40.000.000 được quy định tại điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a,b khoản 10 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Ngoài ra còn một số hình phạt bổ sung được quy định tại các điểm e,g,h khoản 11 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP 18 Điểm đ khoản 1 Điềuề 3 LXLVHC 2012 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Sau khi đã xác minh được chủ thể có hành vi vi phạm, người có thẩm quyền tiến hành các bước tiếp theo như thu thập các tình tiết để xem xét, quyết định xử phạt như có hay không hành vi vi phạm; xác định lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ ; tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;…19 Từ đó, người có thẩm quyền xử phạt đưa ra được quyết định đúng đắn, phù hợp với hành vi vi phạm điều kiển ô tô *Giải trình : Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 LXLVPHC 2012, chủ thể nằm một trong ba trường hợp mới được quyền giải trình Hành vi vi phạm nồng độ cồn thuộc trường hợp bị áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung hình phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng Tuy nhiên, chỉ hành vi vi phạm tại điểm c khoản 8 và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP mới có mức phạt từ 15.000.000 đồng trở lên Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 82, chủ thể có hành vi vi phạm nồng độ cồn đều bị tước bằng lái xe là hình phạt bổ sung kể cả điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP Do đó, tất cả các hành vi đều được giải trình Giải trình có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp Đối với mỗi trường hợp, thủ tục và thời hạn để giải trình được quy định cụ thể tại khoản 2 và 3 Điều 61 LXLVPHC 2012 Giải trình là một phần rất quan trọng trong thủ tục xử lí vi phạm hành chính Dựa vào giải trình, cá nhân vi phạm nồng độ cồn có quyền yêu cầu làm rõ các yếu tố cấu thành hành vi VPHC, từ đó xác định quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân đó đối với hành vi vi phạm *Ra quyết định xử phạt Điều kiện để ra quyết định xử phạt là đối với hành vi xử phạt vi phạm hành chính và do người có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Đối với vi phạm nồng độ cồn nói trên đã được xác định là hành vi vi phạm hành chính do đó hành vi này sẽ phải ra quyết định xử phạt Căn cứ vào Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, dựa vào có một hay nhiều cá nhân, tổ chức hay hành vi vi phạm hành chính mà sẽ ra một hay nhiều quyết định để quy định với từng cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Trong trường hợp này, quyết định xử phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân mà không áp dụng đối với tổ chức Một quyết định hành chính cần phải có nội dung đảm bảo theo khoản 1 Điều 68 Quyết định hành chính không chỉ là căn cứ để thi hành quyết định xử phạt mà dựa vào quyết định xử phạt này mà đối tượng xử phạt biết mình bị xử phạt về tội gì, hình thức xử phạt, hiệu lực của quyết định,…Một quyết định hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức dù cùng thực hiện một hành vi hay nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau luôn phải đảm bảo nguyên tắc quy 19 Xem : Điềuề 59 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 định cụ thể đối với từng chủ thể có hành vi vi phạm Đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô, quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng cần đảm bảo nội dung giống với các quyết định xử phạt trong lĩnh vực khác Tuy nhiên, hành vi vi phạm nồng độ cồn chỉ xử phạt đối với cá nhân là người điều khiển xe ô tô do đó không cần phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 68 LXLVPHC 2012 *Thi hành quyết định xử phạt Căn cứ vào Điều 70 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, quyết định xử phạt hành chính sẽ được gửi đến các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và cơ quan thu tiền phạt hoặc cơ quan có liên quan khác để thi hành trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định Quyết đinh xử phạt quy phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho cá nhân có hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô Trong trường hợp người có hành vi vi phạm cố tình không nhận quyết định xử phạt thì quyết định xử phạt vấn được coi là đã được giao dựa trên quy định tại Điều 70 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Đối với việc thi hành quyết định xử phạt của người vi phạm từ 10 ngày sau khi quyết định xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 ngoại trừ trường hợp trong quyết định xử phạt có quy định nhiều hơn 10 ngày thì người vi phạm phải thực hiện theo thời hạn đó Theo khoản 1 Điều 78 thì họ phải đến kho bạc Nhà Nước để nộp tiền hoặc nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước Trường hợp nộp chậm, người vi phạm sẽ phải 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp Điều luật này còn quy định về trường hợp cá nhân vi phạm tại những nơi không có đủ điều kiện để thực hiện quyết định xử phạt đúng thời hạn thì pháp luật đã quy định người có thẩm quyền xửa phạt được phép thu trực tiếp tiền phạt Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có hành vi vi phạm thi hành kịp thời quyết định xử phạt Không chỉ thế, pháp luật còn cho phép cá nhân vi phạm được nộp phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 LXLVPHC Đối với các trường hợp cá nhân vi phạm không thi hành quyết định xử phạt theo Điều 73 LXLVPHC thì phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 86 và do các chủ thể có thẩm quyền thi hành cưỡng chế tại Điều 87 LXLVPHC 2012 Bằng các biện pháp này, người có hành vi vi phạm buộc phải thi hành mệnh lệnh, quyết định hành chính kể cả khi không tự nguyện *Thẩm quyền xử phạt Theo nghị định 100/2019 NĐ-CP, thẩm quyền về xử phạt hành vi vi phạm nông độ cồn khi điều khiển xe ô tô bao gồm: Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP bao gồm Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng 9 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên (Điểm b khoản 4 Điều 76) Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm tại điểm c khoản 6 và điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP bao gồm Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Điểm b khoản 2 Điều 77); Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm có quyền( Điểm b khoản 3 Điều 77); Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Điểm b khoản 6 Điều 77); Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền (Điểm b khoản 5 Điều 76) Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 8 và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019 NĐ-CP bao gồm Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Điểm b khoản 4 Điều 77); Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình (Khoản 1 Điều 74); Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao (Điểm a khoản 2 Điều 2); Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt (Điểm a khoản 3 điều 74); Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm 10 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 vụ được giao (Điểm a khoản 5 Điều 74); Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Điểm b khoản 6 Điều 76) Câu 3: Ngày 30/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP Nghị định này ban hành đã làm giảm thiểu được các hành vi VPHC trong lĩnh vực này, tuy nhiên, ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông của người dân Việt Nam vẫn còn rất kém, nên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm như là về không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ xe sai quy định, vượt đèn đỏ và vi phạm nồng độ cồn Để giảm thiểu hơn nữa tình trạng trên, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về giao thông, đặc biệt là ở trường học Theo bà Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh cho rằng: lứa tuổi học sinh, sinh viên hay thanh thiếu niên là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý, có nhiều điểm khác thường, các em hầu như vẫn chưa ý thức được hành động của bản thân Trong khi đó, nhiều trường hợp gia đình, phụ huynh- nơi có trách nhiệm chính và chiếm phần lớn thời gian trong việc quản lý các em ngoài nhà trường lại chưa thực sự quan tâm đến đời sống, sinh hoạt, học tập của con em mình; thậm chí là nuông chiều, gián tiếp tiếp tay cho những thói quen tuỳ tiện và những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ trong lứa tuổi này Gốc rễ của vấn đề nằm ở khả năng nhận thức, nên cần phải có sự giáo dục từ sớm để các em nhận thức được rõ sự nguy hiểm của việc vi phạm luật giao thông, từ đó sớm rèn luyện các thói quen tốt từ nhỏ khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đúng quy định, không vượt đèn đỏ, Pháp luật khi đã trở thành thói quen từ tấm bé, sẽ đi theo con người suốt cuộc đời Thứ hai, tăng nặng mức độ xử phạt hành vi vi phạm giao thông Việc tăng nặng mức độ xử phạt được Bộ Giao Thông Vận Tải khuyến khích, tiêu biểu là việc xử phạt bằng tiền, hay còn gọi là “đánh vào kinh tế”, phương pháp này sẽ đánh vào tâm lý của người vi phạm; một khoản tiền xử phạt sẽ khiến tình hình tài chính của họ giảm sút đáng kể tạo ra tâm lý e sợ, giúp nâng cao thái độ tập trung khi lái xe cũng như việc chấp hành các quy định về giao thông để tránh các thiệt hại về kinh tế Ví dụ tiêu biểu cho thành công này chính là quy định về xử phạt những hành vi tham gia giao thông với nồng độ cồn trong máu Nghị định 100/2019 ngày 30/12/2019 đã tăng nặng mức 11 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 xử phạt người vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe lên mức tối đa 40.000.000 đồng cộng thêm hình phạt tước giấy phép lái xe có thời hạn lên tới 24 tháng Quy định này cũng phù hợp với Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, trong đó cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.20 Thứ ba, cần tổ chức thi hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh trên thực tế Bởi chỉ có như vậy, người dân mới tránh tình trạng “nhờn” luật, coi thường pháp luật Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi việc kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật chỉ diễn ra ở một số thời điểm, một thời gian ngắn rồi sau đó lại nới lỏng.Vì thế người dân chỉ chấp hành một cách hình thức khi có kiểm tra, còn sau đó thì không chấp hành nữa Cho nên, muốn pháp luật thật sự hiệu quả và được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, cần phải có công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và liên tục, tránh hình thức và bệnh phong trào Đặc biệt là thường xuyên kiểm tra nồng độ cồn đối với các lái xe, nhất là vào buổi tối và các ngày lễ tết, như vậy sẽ làm giảm số lượng người uống rượu bia điều khiển xe Thứ tư, cần tăng cường chất lượng nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) – lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông Việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết Ở một số tỉnh, ví dụ như Hải Dương, CSGT được coi là “đặc sản” với mỗi lái xe qua đây vì tình trạng CSGT nhũng nhiễu,vòi tiền người dân Điều này làm giảm uy tín, lòng tin của người dân đối với pháp luật, với nhà nước dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, như vậy, pháp luật sẽ không phát huy được tác dụng, không có tính răn đe Thứ năm, phổ biến tuyên truyền pháp luật đến tất cả người dân trong xã hội Bởi hiểu biết pháp luật là cơ sở, nền tảng để thực hiện đúng pháp luật, nên cần đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua các đoàn, hội, Nhưng song hành với nó, thì hệ thống pháp luật cũng ngày càng phải hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn hơn Pháp luật nên có thêm một số quy định thiết thực hơn như là các quán nhậu cần có nơi trông giữ xe qua đêm, để tránh các khách nhậu điều khiển 20 Khoản 6 Điềuề 5 Luật phòng chôống tác hại của rượu bia 2019 12 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 xe trở về nhà trong tình trạng có nồng độ cồn trong người; hay là pháp luật nên quy định các quán xá không bán hoặc hạn chế bán đồ có cồn cho người chưa thành niên, Trên đây là một số kiến nghị của em để góp phần hạn chế vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn Nhìn chung, để các giải pháp trên có hiệu quả và đi vào thực tế một cách nghiêm túc, thì cần có sự phối kết hợp của nhiều bên, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các nhà thực thi pháp luật và cả ý thức tham gia của người dân Mỗi người phải tự nhận thức được hành vi và trách nhiệm của mình thì mới có thể giảm thiểu được những hành vi này C.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật Giao thông đường bộ 2008 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 3 Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt 5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2019 6 PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý Vi phạm Hành chính năm 2012, NXB Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh, 2017 13 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:18

w