Vị trí và chức năngNgân hàng Nhà nước Việt Nam sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nướclà cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; th
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC:
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
ĐỀ BÀI: Ngày 13/3/2020 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban
hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 Thông tư này sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021.
Hà Nội – 2023
Nhóm:
Lớp:
02
4735 – N17.TL2
Trang 2BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm
1 Thời gian: 19/6/2023
2 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
3 Hình thức làm việc nhóm: Viết luận và thuyết trình
II Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm
III Nội dung:
- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm.
- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất.
- Phân công nhiệm vụ.
IV Đánh giá:
1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:
2 Mức độ tham gia làm việc nhóm của từng cá nhân
Tổng số thành viên của nhóm: 8
Có mặt: 8
STT Mã SV Họ và tên
Đánh giá của sinh
viên
SV ký tên
Trang 33 473543 Trương Cẩm Tú Tú
1 Kết quả điểm bài viết:………
Giáo viên chấm:………
2 Kết quả điểm thuyết trình:………
Giáo viên cho thuyết trình:………
3 Điểm kết luận cuối cùng:………
Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2023
NHÓM TRƯỞNG
Trần Bình Nhi
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Phân tích tính chấp hành và điều hành trong việc ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021 2
1.1 Cơ sở pháp lý 2
1.2 Phân tích 2
2 Vì sao các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lại chịu sự điều chỉnh của Thông tư 01/2020/TT-NHNN ? 5
2.1 Cơ sở pháp lý 5
2.2 Phân tích 6
3 Ngày 11/9/2022, Ngân hàng X (100% vốn nước ngoài) bị phát hiện nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là cá nhân vượt trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 8
3.1 Ngân hàng X có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào ? 8
3.1.1 Cơ sở pháp lý 8
3.1.2 Phân tích 9
3.2 Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với Ngân hàng X, biết rằng vi phạm được phát hiện bởi Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước 10
3.2.1 Cơ sở pháp lý 10
3.2.2 Phân tích 10
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Vào những năm 2020, 2021 khi đại dịch COVID-19 đang lây lan với tốc
độ chóng mặt trên phạm vi toàn thế giới, đời sống kinh tế - xã hội của doanh nghiệp và người dân đã bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng Điều này dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng nhanh, đồng thời nợ xấu tiềm ẩn cũng ở mức cao, gây sức
ép nặng nề lên nền kinh tế quốc dân Đứng trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai giải pháp là ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN về thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng do dịch COVID-19 mới nhất (sửa đổi bổ sung bằng Thông tư 14/2021/TT-NHNN) Bài tiểu luận này sẽ làm rõ ba nội dung liên quan tới hai Thông tư trên: tính chấp hành, điều hành trong việc ban hành hai Thông tư; lý do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của hai Thông tư và việc
áp dụng hai Thông tư này để xử lý vi phạm hành chính trong một trường hợp cụ thể
Trang 61 Phân tích tính chấp hành và điều hành trong việc ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021.
1.1 Cơ sở pháp lý
“Điều 24 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:
1 Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2 Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.”
trả nợ, miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng do dịch COVID-19 mới nhất
Thông tư 01/2020/TT-NHNN mới nhất
chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017
“Điều 1 Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước)
là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền
tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.”
hành văn bản quy phạm pháp luật số 34/2016/NĐ-CP năm 2016
1.2 Phân tích
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tính chấp hành và điều hành được thể hiện qua việc những hoạt động này được tiến hành trước hết và
Trang 7chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, với nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước Nói cách khác, tính chấp hành và điều hành được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật
Tính chấp hành
Đề cập đến tính chấp hành, đặc điểm này được thể hiện qua mục đích ban hành các Thông tư Tính chấp hành được định nghĩa là hoạt động được sinh ra với mục đích đảm bảo mọi văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật để thực hiện pháp luật Hay nói cách khác, mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên
cơ sở thực hiện đầy đủ quy định pháp luật
Việc ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN đã tuân thủ rất chặt chẽ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung
Về mặt hình thức, thứ nhất, căn cứ Điều 1 Nghị định 16/2017/NĐ-CP, chủ thể ban hành hai Thông tư trên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, người đứng đầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thứ hai, hai Thông tư trên
đã tuân theo các quy định tại phần chung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định trong Nghị định 34/2016/NĐ-CP Theo đó, phần căn
cứ ban hành văn bản của của cả hai Thông tư đều thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP: xác định Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng là các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản; Nghị định 16/2017/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền
Về mặt nội dung, dựa vào phần căn cứ ban hành văn bản của Thông tư
01/2020/TT-NHNN, Thông tư này được xây dựng để “quy định về việc tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cĀu lại thời hạn trả nợ, mìn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm h̀ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hĀp cĀp do chủng mới của virus corona (COVID-19)” Tính
chấp hành được thể hiện ở chỗ Thông tư được xây dựng nhằm đảm bảo thực
Trang 8hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước, cụ thể
là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng Ngoài ra, Điều 3 quy định tại Thông tư này cũng cho biết kể cả những đối tượng liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, phân loại nợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này vẫn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan, đây cũng là biểu hiện của tính chấp hành trong quản lý hành chính nhà nước
Tính điều hành
Khác với tính chấp hành, tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội Trong quá trình đó, các chủ thể này không chỉ tự giác thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả, họ đảm nhận chức năng chỉ đạo và vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý
Trước hết, để Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện chức năng quản lý, nhiệm vụ quyền hạn trong đời sống một cách hiệu quả, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN và qua đó sử dụng quyền lực nhà nước, đặt ra các mệnh lệnh cụ thể mang tính bắt buộc đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và những đối tượng được nêu tại Điều 2 của Thông tư Theo đó, các Điều 4, 5 và Điều 6 thuộc Thông tư này quy định cụ thể
về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi trả phí, giữ nguyên nhóm nợ; Điều 7,
8 quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Điều 9, 10 quy định hiệu lực thi hành của Thông tư và những cá nhân chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện Thông tư này trên đơn vị mà họ quản lý Việc ban hành Thông tư này cũng là cơ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện trên thực tế các quy định liên quan tới hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Chương IV của Luật Các tổ chức tín dụng cũng như các quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang 9Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thực hiện hoạt động điều hành bằng cách ban hành văn bản chỉ đạo, điều khiển hoạt động của đối tượng quản lý và việc ban hành văn bản này vẫn phải dựa trên cơ sở của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và phù hợp với các quy định trong Nghị định 34/2016/NĐ-CP
Như vậy, dễ thấy rằng hoạt động chấp hành và hoạt động điều hành không phải hai hoạt động hoàn toàn riêng lẻ và độc lập mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, tính chấp hành sẽ được thể hiện qua nội dung của tính điều hành, hoạt động điều hành là nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành và cùng nhau chúng tạo nên hai mặt của một thể thống nhất là quản lý hành chính nhà nước
2 Vì sao các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lại chịu sự điều chỉnh của Thông tư 01/2020/TT-NHNN ?
2.1 Cơ sở pháp lý
Thông tư số 14/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
“Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.”
“Điều 4: Giải thích từ ngữ
[ ] 8 Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài…
Trang 109 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.”
2020
“Điều 4 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
[ ] 8 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.”
đổi 2020
“Điều 155 Hiệu lực về không gian
1 Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương
có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cĀp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
2.2 Phân tích
Trước hết, việc ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN phải chấp hành quy định hiệu lực về không gian của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 và các quy định khác
về các tổ chức tín dụng trong Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi 2017 Cụ thể, Thông tư 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 14/2021/TT-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
có thể thấy Thông tư được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chính thức của nước ta nên văn bản này phải thỏa mãn điều kiện về hiệu lực về không gian theo khoản
Trang 111 Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Như vậy, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không thuộc trường hợp đặc biệt được nêu trong khoản 1 Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do đó nằm trong phạm vi điều chỉnh của Thông tư 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 14/2021/TT-NHNN
Mặt khác, căn cứ theo Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng quy định về phạm vi điều chỉnh và khoản 8, 9 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là một đơn vị đặc biệt đại diện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài để thực thực hiện hoạt động thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam, do đó mà các tổ chức này phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Các tổ chức tín dụng Chính vì vậy, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tất nhiên phải chịu sự điều chỉnh của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN Cuối cùng, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về đối tượng
áp dụng gồm có: “Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài).”, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam sẽ thuộc nhóm đối tượng bị điều chỉnh được nêu trong Thông tư 01/2020/TT-NHNN
Có thể thấy, việc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chịu điều chỉnh của Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN
là hoàn toàn phù hợp với cơ sở của pháp luật Việt Nam, điều này cho thấy tính chấp hành rõ nét trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện chức năng giám sát đối với các đối tượng quản lý việc
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng trong bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
Trang 123 Ngày 11/9/2022, Ngân hàng X (100% vốn nước ngoài) bị phát hiện nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là cá nhân vượt trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.1 Ngân hàng X có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào ?
3.1.1 Cơ sở pháp lý
của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2017
với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014
“Điều 1 Mức lãi suĀt tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức
(trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau:
1 Mức lãi suĀt tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,2%/năm.
2 Mức lãi suĀt tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi
mô áp dụng mức lãi suĀt tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,5%/năm.”
với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014
trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng số 88/2019/NĐ-CP năm 2019