1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Môn Học Luật Dân Sự 1.Pdf

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn: Luật Dân Sự 1
Người hướng dẫn Nguyễn Đức Nam
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự 1
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 286,75 KB

Nội dung

Nguyễn Đức Nam ĐỀ BÀI TẬP NHÓM Đề số 01: Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất NLHVDS hoặc bị hạn chế hành vi dân sự mà theo quan đ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

Môn: LUẬT DÂN SỰ 1

-* -ĐỀ SỐ: 01

Lớp: Luật dân sự 1-2-22 (N05.TL2)

Nhóm: 01

Hà Nội - 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT DÂN SỰ 1

Hà Nội

Tổng số sinh viên của nhóm: 23 Tham gia: 23 Vắng: 0 Nhóm trưởng: Nguyễn Đức Nam (471001)

Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Luật Dân sự 1

Nội dung: Đề số 01

giá của SV

SV

Ký Tên

Đánh giá của giảng viên

2 471002 Lê Ngọc Quỳnh Anh A

4 471004 Phạm Trần Thu Giang A

7 471007 Mai Nguyễn Trà My A

8 471008 Bùi Thị Khánh Huyền A

10 471010 Nguyễn Hương Giang A

11 471011 Văn Phạm Lam Phương A

14 471014 Nguyễn Lê Phương Anh A

17 471017 Nguyễn Bích Ngọc A

19 471019 Nguyễn Thuỳ Linh A

21 471021 Nguyễn Như Quỳnh Anh A

Kết quả điểm bài tập:

- Giảng viên chấm thứ nhất:

………

Hà Nội, ngày 13 tháng 06

năm 2023.

NHÓM TRƯỞNG

Trang 3

- Giảng viên chấm thứ hai:

………

Nguyễn Đức Nam

ĐỀ BÀI TẬP NHÓM

Đề số 01: Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến

việc tuyên bố một cá nhân bị mất NLHVDS hoặc bị hạn chế hành

vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp, và giải quyết các yêu cầu sau đây:

Yêu cầu:

1. Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc

dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 (giãn dòng 1.5, cỡ chữ 14,

không giãn đoạn, không giãn chữ)

2. Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ

thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa

phù hợp?

3. Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật

4. Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1, Một số khái niệm liên quan đến NLHVDS: 1

1.1 NLHVDS của cá nhân: 1

1.2 Các căn cứ pháp lý khác liên quan đến NLHVDS: 1

NỘI DUNG 2

1 Tóm tắt quyết định: 2

1.1 Mở đầu: 2

1.2 Nội dung: 2

1.3 Quyết định của Tòa án: 3

2 Những điểm chưa hợp lý trong quyết định sơ thẩm số 06/2018/QĐST-DS: 3

2.1 Toà án tuyên bố chị Phan Thị T là người bị hạn chế NLHVDS: 4

2.2 Toà án tước đi một số quyền, lợi ích hợp pháp của chị Phan Thị T khi tuyên bố chưa phù hợp: 6

3 Quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật: 7

4 Kiến nghị quy định pháp luật hiện hành: 8

KẾT LUẬN 11

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Năng lực hành vi dân sự NLHVDS

Trang 6

MỞ ĐẦU

Theo Karl Marx: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động, sự phát triển của con người đều xoay quanh các mối quan hệ Đồng thời, với sự phát triển của đời sống, pháp luật ngày càng gần gũi hơn, các mối quan hệ trong đời sống giờ đây cũng gắn liền với pháp luật Trong đó không thể không kể đến quan hệ dân sự trong cuộc sống hàng ngày, bởi lẽ đây là quan hệ gần gũi và khá quen thuộc với tất cả các cá nhân Song không phải ai cũng

có những điều kiện về năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự Thực

tế đời sống cho thấy, có rất nhiều người thuộc trường hợp bị mất NLHVDS, hạn chế NLHVDS… cần được pháp luật bảo vệ

Với lý do nêu trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hãy sưu tầm một quyết

định sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS mà theo quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp” Trong bài , chúng tôi sẽ trình bày những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong

bản án, từ đó đưa ra những quan điểm để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho bản

án Hơn thế nữa, việc điều chỉnh những quy định về việc tuyên bố xác định

NLHVDS của cá nhân cũng là điều nhóm chúng tôi quan tâm.1 Một số khái niệm

liên quan đến NLHVDS:

1.1 NLHVDS của cá nhân:

NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

Căn cứ pháp lý: Điều 19 BLDS 2015 quy định NLHVDS bao hàm hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, phải thực hiện quyền, nghĩa vụ và năng lực trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự Trong đó, yếu tố xác định mức độ NLHVDS của cá nhân căn cứ vào độ tuổi: Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên

có NLHVDS đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất NLHVDS hoặc hạn chế NLHVDS hoặc gặp khó khăn trong nhận thức và Điều khiển hành vi Cá nhân dưới

18 tuổi là những người có NLHVDS một phần

1.2 Các căn cứ pháp lý khác liên quan đến NLHVDS:

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người mất NLHVDS trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần (Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015)

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức độ mất NLHVDS thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám

hộ, xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ (Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015) Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,

tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế NLHVDS (Khoản 1 Điều 24 BLDS 2015)

Trang 7

NỘI DUNG

1 Tóm tắt quyết định:

1.1 Mở đầu:

Tên quyết định: Quyết định số 06/2018/QĐST-DS ngày 28/08/2018 của TAND

huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước về việc yêu cầu tuyên bố một người mất NLHVDS và một người bị hạn chế NLHVDS

Cơ quan ban hành quyết định: TAND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Bà Tô Thị T sinh năm 1965, địa chỉ: Số

nhà 204, tổ 10, thôn A, xã B, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Chị Phan Thị N (1988) và chị Phan Thị

T (1998) Địa chỉ: cư trú tại số nhà 204, tổ 10, thôn A, xã B, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

1.2 Nội dung:

Nội dung việc dân sự:

Trong đơn yêu cầu gửi Tòa án, bà T trình bày: Bà kết hôn với ông Phan Huy K (1963), có 03 người con là anh Phan Huy T (1984), chị Phan Thị N (1988) và chị Phan Thị T (1998) đang sống cùng bà Trong đó, chị N sinh ra và lớn lên bình thường, khoẻ mạnh Tháng 04/2005, chị N bị đau đầu, la hét, đập phá nên bà T đưa

đi khám và bệnh viện kết luận chị N bị tâm thần phân liệt Năm 2009,chị được chẩn đoán bệnh: Tâm thần phân liệt thể đơn thuần Hội đồng giám định y khoa tỉnh Bình Phước kết luận chị Phan Thị N bị khuyết tật tâm thần – thần kinh, tỷ lệ tổn thương cơ thể do khuyết tật là 61% vĩnh viễn Về chị T, chị sinh ra và lớn lên hoàn toàn bình thường Tháng 02/2012, thấy chị có biểu hiện ban đầu giống chị N nên

bà T đưa đi khám và được chẩn đoán bị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm Chị T nhập viện Điều trị 01 năm, rồi về điều trị ngoại trú Hiện nay, chị T vẫn có biểu hiện lờ đờ, buồn vui thất thường, khi phát bệnh đi nằm không nói Ngoài ra, chị T không có khả năng tự mình thực hiện những sinh hoạt cá nhân thường ngày Ngày 22/08/2018, chị được kết luận là bị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm Vì vậy, trong đơn của mình, bà Tô Thị T yêu cầu Tòa án tuyên bố chị N bị mất NLHVDS

và chị T bị hạn chế NLHVDS

Nhận định của Tòa án:

Dựa vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ và Kết luận giám định pháp y tâm thần, chị N bị khuyết tật tâm thần – thần kinh với tỷ lệ tổn thương cơ thể do khuyết tật vĩnh viễn lên tới 61% và mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi Đồng thời, chứng cứ, tài liệu và Kết luận giám định pháp y tâm thần kết luận chị T bị hạn chế nhận thức và điều khiển hành vi Do đó, xét thấy lời khai của bà T phù hợp với kết quả giám định và tài liệu có trong hồ sơ, vì vậy việc bà T yêu cầu tuyên bố chị

N mất NLHVDS và chị T bị hạn chế NLHVDS là có căn cứ, phù hợp với quy định tại Điều 22 và Điều 24 BLDS nên chấp nhận yêu cầu

1.3 Quyết định của Tòa án:

Chấp nhận yêu cầu của bà T, tuyên bố chị N mất NLHVDS và chị T bị hạn chế NLHVDS

2 Những điểm chưa hợp lý trong quyết định sơ thẩm số 06 /2018/QĐST-DS:

Trang 8

Theo nhóm chúng tôi, quyết định sơ thẩm số: 06/2018/QĐST-DS do Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ra quyết định có hai điểm chưa phù hợp:

2.1 Toà án tuyên bố chị Phan Thị T là người bị hạn chế NLHVDS:

Theo nội dung nhận định của Tòa án: “Xét thấy, lời khai của bà T phù hợp với kết quả giám định và tài liệu có trong hồ sơ, vì vậy bà T yêu cầu tuyên bố chị T bị hạn chế NLHVDS là có căn cứ, phù hợp Điều 24 BLDS nên chấp nhận yêu cầu.”

Theo nhóm chúng tôi, để xác định một người bị mất NLHVDS cần căn cứ vào ba nội dung:

Thứ nhất, lời trình bày của bà T: Chị T sinh ra và lớn lên hoàn toàn bình thường Tháng 02/2012, thấy chị có biểu hiện ban đầu giống chị N nên bà T đưa đi khám được chẩn đoán là rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm Chị T nhập viện điều trị 01 năm, rồi về điều trị ngoại trú Hiện nay, chị T vẫn có biểu hiện lờ đờ, buồn vui thất thường, khi phát bệnh đi nằm không nói Ngoài ra, chị T không tự mình thực hiện được những sinh hoạt thường ngày của người bình thường

Thứ hai, phiếu khám sức khỏe ngày 22/08/2018 của Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 Biên Hòa chẩn đoán Phan Thị T bị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2 – ICD10) và Kết luận giám định pháp y tâm thần số 113/KL-VPYTW ngày 05/10/2018 của Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa kết luận chị T hạn chế năng lực nhận thức và Điều khiển hành vi

Thứ ba, căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 24 BLDS 2015

Nhóm chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng: Lời khai của bà T là phù hợp với kết luận giám định Song không thể lấy đó làm căn cứ để tuyên bố hạn chế NLHVDS đối với chị T Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 24 BLDS thì một người được tuyên bố là bị hạn chế NLHVDS khi người đó nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình Nhưng nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức và Điều khiển hành vi của chị T lại là do nguyên nhân khách quan, bệnh

về tâm thần có thể do chịu nhiều căng thẳng trong học tập và làm việc mà không phải do nghiện ma tuý, chất kích thích Do vậy, trường hợp của chị Phan Thị T hoàn toàn không phù hợp với quy định tại Điều 24 BLDS 2015

Như vậy, việc bà T yêu cầu tuyên bố chị T bị hạn chế NLHVDS là không phù hợp Đồng thời, việc Toà án nhận định rằng yêu cầu của bà T là có căn cứ nên chấp nhận yêu cầu cũng chưa phù hợp

Theo quyết định tuyên bố của Toà án: “Chị Phan Thị T bị hạn chế NLHVDS”.

Do có nhận định chưa phù hợp nên dẫn đến quyết định tuyên bố của Toà án trong

vụ việc này cũng chưa chính xác Như đã đưa ra ý kiến ở trên, việc chị T bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi là do bệnh về tâm thần chứ không phải do

sử dụng ma tuý, chất kích thích nên việc tuyên bố chị T bị hạn chế NLHVDS theo Điều 24 BLDS 2015 là chưa phù hợp Việc Toà án tuyên bố sai về NLHVDS của chị T không chỉ dừng lại ở khác biệt về tên gọi, hình thức mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của chị T

2.2 Toà án tước đi một số quyền, lợi ích hợp pháp của chị Phan Thị T khi tuyên

bố chưa phù hợp:

Việc Toà án tuyên bố chị T là người bị hạn chế NLHVDS, đã làm hạn chế phạm vi quyền, tước đi một số quyền giao dịch dân sự đang có của chị T Thứ nhất, khi được

Trang 9

tuyên bố là người bị hạn chế NLHVDS thì theo khoản 2 Điều 24 BLDS 2015, chị T chỉ có quyền thực hiện một số giao dịch mà luật liên quan có quy định khác, còn việc thực hiện các giao dịch dân sự khác thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật Tuy nhiên, chị T chỉ bị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, tức là chỉ

bị hạn chế một phần trong khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Do đó, chị T vẫn có khả năng thực hiện một số giao dịch khác mang tính chất đơn giản, không phải những giao dịch dân sự phức tạp liên quan đến bất động sản hay động sản phải đăng ký

Hơn nữa, căn cứ vào khoản 1 Điều 24 thì khi được tuyên bố là người bị hạn chế NLHVDS thì Toà án sẽ quyết định người đại diện theo pháp luật cho chị T Người đại diện theo pháp luật này sẽ nhân danh và lợi ích của chị T để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện Tuy nhiên, với tình trạng sức khoẻ tâm thần của chị T (biểu hiện lờ đờ, buồn vui thất thường, khi phát bệnh nằm yên không nói, bệnh đang ở giai đoạn thuyên giảm được Điều trị ngoại trú), ngoài khó khăn trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì chị T cũng gặp khó khăn nhất định trong việc tự chăm sóc bản thân Mà người đại diện theo pháp luật quy định trong khoản 1 Điều 24, chỉ có thể giúp chị T trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (trong phạm vi đại diện) nhằm đảm bảo quyền và lợi ích về mặt pháp luật của chị T Do đó, chị T cần một người giám hộ để có thể thực hiện chăm sóc, đảm bảo việc chữa trị, Điều trị bệnh, đồng thời quản lý tài sản và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp Như vậy, việc Toà án tuyên bố chị T bị hạn chế NLHVDS đã tước đi quyền được giám hộ hợp pháp của chị T

3 Quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật:

Qua việc phân tích những điểm chưa hợp lý trong nhận định và quyết định của tòa

án cấp sơ thẩm khi xét xử vụ việc yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế

NLHVDS, có thể giải quyết vụ việc như sau:

Trước hết, sau khi tiếp nhận đơn của bà Tô Thị T, TAND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cần phải thu thập bằng chứng và xác minh bằng cách trưng cầu giám định tâm thần của Phan Thị T ở Viện pháp y Tâm thần TP Biên Hoà tỉnh Đồng Nai

để biết được mức độ bệnh của chị T, mất NLHVDS hay hạn chế NLHVDS Và theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 113/KL-VPYTW ngày 05/10/2018 của Viện pháp y, kết luận chị T bị bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2 ICD10); hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

TAND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cần giải thích cho bà Tô Thị T rằng trường hợp của con bà, chị Phan Thị T không phải là người bị hạn chế NLHVDS

mà là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi Do đó cần người giám hộ theo quy định của khoản 1 Điều 23 BLDS Vụ việc sẽ chuyển hướng dựa trên ý kiến của người đệ đơn là bà T, dựa trên căn cứ theo khoản 1 Điều 367

BLTTDS 2015 quy định: “Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của BLDS”, bà T có muốn tiếp tục yêu cầu Toà án tuyên bố về trường hợp của chị T như Toà án đã giải thích như trên hay không

Trang 10

Trường hợp 1: Nếu bà T vẫn muốn tiếp tục yêu cầu tuyên chị T là người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 BLDS

2015, Toà án tuyên bố chị T là người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi Tiếp đó, căn cứ vào các Điều 23, 49, 54, 57, 58, 59 BLDS 2015, Toà sẽ chỉ định người giám hộ phù hợp với các quy định trên cho chị T và xác định phạm

vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ trong trường hợp này

Trường hợp 2: Khi bà T rút đơn yêu cầu, đồng thời những người có quyền và nghĩa

vụ liên quan không có yêu cầu gì thêm thì Toà án sẽ đình chỉ giải quyết sự việc dân

sự Theo khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015 quy định về: “Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.” Do đó, khi bà T rút đơn thì lệ phí 300.000 đồng tiền lệ phí dân sự sơ thẩm sẽ được hoàn trả lại cho bà T

Trong quá trình xét xử, Toà án cần hỏi ý kiến của chị T Trong trường hợp chị T không thể tự đưa ra ý kiến thì Toà án xem xét dựa trên ý kiến của người yêu cầu và những người có quyền và lợi ích liên quan Nếu chị T có thể nhận thức và đưa ra ý kiến đồng ý với yêu cầu tuyên bố bản thân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì dù bà T có rút đơn yêu cầu, chính chị T vẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố chị là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại khoản 2 Điều 376 BLTTDS 2015 Nếu chị T không đồng ý với yêu cầu của bà

T, bà hoàn toàn có thể trình bày ý kiến trước toà Lúc này, Toà án cần xem xét yêu cầu của bà T (người đệ đơn yêu cầu) và lời trình bày của chị T kết hợp với giám định pháp y tâm thần để đưa ra quyết định có chấp nhận yêu cầu của bà T hay không

4 Kiến nghị quy định pháp luật hiện hành:

Việc tuyên bố một người bị mất NLHVDS, hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hay bị hạn chế NLHVDS ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền lợivà nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng, điều này đã được BLDS 2015 và BLTTDS

2015 quy định Tuy nhiên những quy định đó chưa đầy đủ, hoàn thiện và còn một

số vướng mắc dễ gây nhầm lẫn dẫn đến việc khó áp dụng trên thực tế Việc này kéo theo những hệ quả nhất định trong việc bảo vệ nhóm người này trong hoạt động tố tụng dân sự Do đó, nhóm của chúng tôi đề xuất các khuyến nghị sau:

Một là, cần có văn bản hướng dẫn, giải thích chi tiết về điều kiện tuyên bố người

có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Cơ sở để Tòa án tuyên bố một

người mất NLHVDS hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đều là kết quả giám định pháp y tâm thần Do đó, dẫn đến những lúng túng cho những người liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là thuộc trường hợp nào và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó hay không Việc này dễ dẫn đến trường hợp tuyên bố nhầm, tuyên bố một cách tùy nghi, phụ thuộc vào ý chí của người yêu cầu Bởi vậy, cần

cụ thể hoá như thế nào là “không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất NLHVDS” và cần những hướng dẫn, tiêu chí phân loại, đánh giá

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN