1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn luật môi trường việt nam đề bài dạng bài tập số 02

29 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm môn: Luật Môi Trường Việt Nam Đề bài: Dạng bài tập số 02
Tác giả Lê Nguyên Quỳnh, Nguyễn Thị Linh Chi, Đinh Công Hoàng, Phạm Thu Hà Phương, Nguyễn Thế Ngọc, Dương Lan Chi, Trần Nhật Phương, Cao Phạm Phương Linh, Bùi Thị Minh Nhật, Phạm Bích Diệp, Vũ Thanh Thuỷ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Môi Trường Việt Nam
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 626,2 KB

Nội dung

Đồng thời, cung cấp các điều kiện cần thiết để hồn thành cơng việc một cách an toàn d.Xây dựng Chương trình quản lý và giám sát môi trường Trang 14 Xây dựng chương trình quản lý và

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, 2021

Trang 2

THÔNG TIN NHÓM Nhóm: 06

L ớp: N05-TL1

Tên thành viên:

1 Lê Nguyên Quỳnh – MSSV: 452359 – Nhóm trưởng

2 Nguyễn Thị Linh Chi – MSSV: 452356

3 Đinh Công Hoàng – MSSV: 452357

Trang 3

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 3

M Ở ĐẦU 4

N ỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4

PH ẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI 4

Câu 1: Khi ti ến hành ĐTM, chủ dự án cần xem xét, giải quyết những vấn đề gì? 4

Giai đoạn 1: Xác định phạm vi ĐTM 5

Giai đoạn 2: Lập hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM 13

Giai đoạn 3: Sau thẩm định báo cáo ĐTM 14

Câu 2 Hãy phân tích, bình lu ận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hi ện khi dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Vi ệt Nam 14

A Phân tích các nghĩa vụ theo quy định pháp luật 14

B Bình luận quy định pháp luật về nghĩa vụ của chủ dự án 22

K ẾT LUẬN 23

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PH Ụ LỤC 26

B ẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 0

Trang 4

ĐỀ BÀI Dạng bài tập 2

Anh (chị) hãy tự xây dựng một tình huống giả định về dự án đầu tư cụ thể Yêu cầu đối với tình huống: 1) Thực hiện một dự án đầu tư cụ thể phải đánh giá

tác động môi trường; 2) Có khai thác ít nhất một loại tài nguyên thiên nhiên; 3)

Có sản sinh chất thải nguy hại; 4) Có xả khí thải vào môi trường

Trên cơ sở tình huống giả định đã xây dựng, hãy làm rõ những câu hỏi sau đây:

Câu 1 Khi ti ến hành ĐTM, chủ dự án cần xem xét, giải quyết những vấn đề gì? Câu 2 Hãy phân tích, bình luận các nghĩa vụ mà chủ dự án phải thực hiện khi dự

án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam

DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

M Ở ĐẦU

Đánh giá môi trường nói chung và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, góp phần ràng buộc nghĩa vụ pháp lý về bảo vệ môi trường của chủ dự án cũng như cơ quan có thẩm quyền trong phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo đà cho phát triển bền vững Nhận thức được tầm quan trọng của ĐTM, nhóm chúng em với tư cách là chủ dự án xây

dựng một nhà máy xi măng trong tình huống của mình xin trình bày những vấn

đề cần xem xét và giải quyết khi thực hiện nghĩa vụ đánh giá tác động của dự án đối với môi trường và các nghĩa vụ khi dự án đi vào hoạt động

N ỘI DUNG TÌNH HUỐNG

Chủ đầu tư dự định xây dựng một nhà máy xi măng với công suất 0,5 triệu

tấn/năm Dự án dự định xây dựng gần khu bảo tồn thiên nhiên A, thuộc huyện B, tỉnh C, là nơi gần mỏ đá để thuận tiện cho việc khai thác Xung quanh bán kính 2km của nhà máy hiện có khoảng 500 hộ dân sinh sống

Quá trình sản xuất xi măng cần khai thác một số loại tài nguyên để sử dụng làm nguyên liệu đầu vào như đá vôi, đất sét trong đó công suất mỗi loại nguyên

liệu khoảng 0,3 triệu tấn/năm Dự án có xả khí thải ra môi trường như các khí độc

hại phát tán trong quá trình khai thác đá và nghiền xi măng, khí thải từ các loại xe

chở thường xuyên ra vào công trình, và sản sinh ra chất thải nguy hại là chất thải

có amiăng từ quá trình sản xuất amiăng xi măng

PH ẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Khi ti ến hành ĐTM, chủ dự án cần xem xét, giải quyết những

v ấn đề gì?

Dựa vào phụ lục kèm theo NĐ 40/2019/NĐ-CP, dự án xây dựng nhà máy xi măng thuộc huyện B, tỉnh C thuộc đối tượng phải lập ĐTM theo quy định tại mục

14, phụ lục II: “Nhóm các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng là dự án đầu tư xây

d ựng cơ sở sản xuất xi măng, sản xuất clinke”

Khi tiến hành ĐTM, chủ dự án cần xem xét, giải quyết những vấn đề ở ba giai đoạn sau: Xác định phạm vi ĐTM, Lập hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM, Sau

thẩm định báo cáo ĐTM

Trang 6

Giai đoạn 1: Xác định phạm vi ĐTM

I Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh dự án và khảo sát môi trường của dự án:

A Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh dự án

1 V ị trí địa lý dự án: Gần khu bảo tồn thiên nhiên A, thuộc huyện B, tỉnh

C Xung quanh bán kính 2km của nhà máy có khoảng 200 hộ dân đang sinh sống

2 Điều kiện tự nhiên

a Điều kiện về địa lý, địa chất

Cần tổng hợp dữ liệu thực tế trong thời gian 3 năm gần nhất về:

- Vị trí khu đất của dự án: Mặt bằng khu đất; cao độ địa hình

- Địa chất công trình: Tính chất vật lý của các lớp đất đá; tính chất cơ học

của các lớp đất đá

- Địa chất thuỷ văn: Trữ lượng nước dưới đất; chất lượng nước dưới đất

b Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn

Cần thống kê số liệu trong vòng từ 5-10 năm gần nhất về các đặc trưng: Nhiệt

độ không khí; độ ẩm không khí; nắng và bức xạ; tốc độ gió và hướng gió; lượng mưa; độ bền vững khí quyển; đặc điểm chế độ thuỷ văn ở khu vực dự án (Phải thể

hiện được các đặc trưng: Tên sông, suối; hình thái và đặc trưng như chiều dài,

rộng, độ sâu, lưu lượng )

3 Môi trường kinh tế - xã hội:

a Điều kiện về kinh tế khu vực

- Tóm tắt tình hình kinh tế trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án trong năm gần nhất, tập trung vào các hoạt động: Công nghiệp; nông nghiệp; giao thông vận tải; khai khoáng; du lịch; thương mại; dịch vụ và các ngành khác

- Điều tra khảo sát trên địa bàn xã, phường nơi thực hiện dự án Điều tra khảo sát các hộ dân trong vùng dự án theo mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân tại khu vực dự án

b Điều kiện về xã hội khu vực

Trang 7

- Tóm tắt tình hình xã hội trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động

bởi dự án trong năm gần nhất, tập trung vào các nội dung sau: Các công trình văn hoá; xã hội; tôn giáo, tín ngưỡng; di tích lịch sử; khu dân cư và các công trình liên quan khác

- Điều tra khảo sát trên địa bàn xã, phường nơi thực hiện dự án theo mẫu phiếu điều tra Điều tra khảo sát các hộ dân trong vùng dự án theo sử dụng mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân tại khu vực dự án

B Kh ảo sát môi trường dự án

Tổng hợp dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khi triển khai dự án, cụ thể về:

- Môi trường nước mặt: Lấy mẫu nước mặt từ sông, suối, ao hồ, kênh mương thuỷ lợi, để phân tích các thông số: Nhiệt độ nước,độ pH, DO, SS, BOD5, COD, NH4+ , NO2- , NO3- , Zn, Pb, As, Cd, Dầu mỡ, Coliform

- Môi trường nước dưới đất: Lấy mẫu nước từ giếng đào (mạch nông), nước

giếng khoan để phân tích các thông số: pH, Độ cứng theo CaCO3, TSS, NO3- , SO4 2-, Cl- , Zn, Pb, As, Cd, Coliform

- Môi trường không khí: Lấy mẫu không khí để phân tích các thông số: Bụi TSP, Bụi PM10, Khí CO, CO2, SO2, NO2, H2S

- Môi trường đất: Lấy mẫu đất để cho ra thông số môi trường đất: pHKCL, P,

Dầu, Zn, Pb, As… Khảo sát kết cấu nền

- Hiện trạng tiếng ồn: Đo tiếng ồn từ các nguồn gây tiếng ồn như hoạt động giao thông trong khu vực dự án và sinh hoạt của nhân dân để phân tích các thông số: Tiếng ồn tích phân: LAeq, LAmax (dBA) và tiếng ồn theo các dải Octa: 63-16000Hz

- Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước: Thu thập thông tin tư liệu điều tra cơ bản của vùng và khảo sát tại chỗ bổ sung bao gồm: Hệ thực vật; hệ động vật; các loài động vật hoang dã; các loài động vật có trong sách đỏ Sau đó đánh giá

mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái

- Khoảng cách từ dự án đến khu bảo tồn thiên nhiên A và khu dân cư, diện tích

Trang 8

khu bảo tồn, danh mục, hiện trạng các loài động, thực vật trong khu bảo tồn

Từ hiện trạng trên, rút ra đánh giá về: Khả năng chịu tải của khu vực dự án Giá trị nguồn tài nguyên nước dưới đất và khả năng bị ô nhiễm do hoạt động của

dự án gây ra

Cuối cùng tổng hợp lại các yếu tố để kết luận mức độ phù hợp của hiện trạng khu vực đó đối với dự án

II Tác động tích cực và tiêu cực của dự án xây dựng nhà máy xi măng

1 Đánh giá sơ lược về dự án xây dựng nhà máy xi măng

Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng thì địa điểm xây dựng cần

có đầy đủ các yếu tố và điều kiện cần thiết :

- Nằm ở đầu mối giao thông, thuận lợi cho việc vận chuyển cung cấp nguyên nhiên liệu, các vật liệu khác phục vụ cho sản xuất và vận tải tới các thị trường trong nước cũng như xuất khẩu

- Địa điểm nằm cách xa khu dân cư, hạn chế được tầm ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư và các công trình trong khu vực

- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn ít có biến động lớn, địa chất công trình khu vực thuận tiện cho khai thác

- Dòng thải từ các công đoạn sản suất xi măng: Nguồn khí thải, tiếng ồn Nguồn nước thải Chất thải rắn và chất thải nguy hại amiang

2 V ấn đề chất thải khi dự án được triển khai

Các chất thải mà dự án sẽ thải ra môi trường bao gồm:

a Nước thải

Nước thải trong hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng gồm nước thải sản

xuất và nước thải sinh hoạt

Nước thải sản xuất bao gồm:

- Nước thải từ quá trình nghiền nguyên liệu chứa bùn nhiều tạp chất rắn trong

đó có các kim loại như sắt, nhôm, silic

- Nước thải từ quá trình nghiền than có hàm lượng cặn lơ lửng cao, nhiều tạp

quặng như pirit Nước thải rửa sân, tưới sân, khử bụi … chứa nhiều tạp chất rắn

và các loại chất bẩn khác

Trang 9

- Nước thải từ quá trình làm nguội clinker, làm nguội thiết bị nghiền nguyên nhiên liệu và nghiền ximăng, nước lò hơi … có nhiệt độ cao, chứa váng dầu và 1 lượng nhất định cặn lơ lửng

- Nước thải rửa thiết bị, vệ sinh bể chứa dầu MFO

- Dầu mỡ trong nước thải sản xuất

Nước thải sinh hoạt có hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 200 -250 mg/l, BOD5

từ 120 – 150 mg/l, tổng Nitơ 26 -28mg/l Trong nước thải còn có thể có các loại

vi khuẩn gây bệnh đặc trưng

b Khí th ải

Khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên liệu thi công nhà máy, bụi, các khí độc hại phát tán trong quá trình khai thác đá và nghiền xi măng là tác nhân ảnh hưởng đến môi trường Nguồn thải khí trong công nghệ sản xuất xi măng bao gồm nguồn thải cao (ống khói lò nung) và các nguồn thải thấp (các ống khói khác) nằm bên tường nhà hoặc trên mái nhà xưởng sản xuất chính

c Ch ất thải rắn:

- Các chất thải phát sinh từ quá trình: vận chuyển nguyên vật liệu, các sản

phẩm, bao bì hư hỏng, từ các thiết bị xử lý bụi, xỉ than, vật liệu chịu lửa qua sử

dụng, từ các phân xưởng

- Chất thải rắn sinh hoạt: các loại văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm thừa phát sinh trong quá trình sinh hoạt, làm việc của cán bộ, công nhân nhà máy

- Chất thải chứa amiang từ quá trình sản xuất tấm lợp amiang-xi măng là chất

thải nguy hại

Bên cạnh chất thải thì còn các nguồn tác động đến môi trường khác như tiếng

ồn, các chất do nước rửa trôi bề mặt, do nhiệt độ

3 Tác động của việc khai thác đá và việc xây dựng, đưa vào hoạt động nhà máy xi măng

a Tích c ực

Trang 10

- Trong vấn đề phát triển kinh tế: Xi măng dùng làm vật liệu xây dựng, vì

vậy sản xuất xi măng tạo đà phát triển ngành xây dựng ở địa phương, đảm bảo cung ứng một cách ổn định về đầu vào, khiến thị trường bất động sản sôi nổi Hoạt động vận tải từ nhà máy đến các đầu mối thu mua nhộn nhịp, tạo đà phát triển giao thông vận tải đường bộ Nhà máy xi măng cố tiềm năng là điểm kinh tế phát triển của địa phương

- Trong vấn đề giải quyết việc làm, xây dựng nhà máy xi măng tạo số lượng

lớn việc làm không chỉ là vị trí trong nhà máy, mà còn cho khai thác tài nguyên, vận tại lưu thông xi măng

- Xây dựng nhà máy xi măng đảm bảo tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản ở địa phương

b Tiêu c ực

- Môi trường không khí: tăng tỉ lệ phần trăm các chất bụi bẩn, hơi khí độc

hại, các thành phần khí không tốt Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán ra không khí tăng cao như các khí SO2, NO2

- Môi trường đất: Việc khai thác đá có thể làm thay đổi kết cấu đất đá, và thành phần đất gây ra sụt lún, lũ quét, đá lở, mất tính ổn định vốn có Hoạt động

sản xuất xi măng các tạp chất, dầu mỡ có thể lẫn vào đất giảm độ phì nhiêu, tơi của đất

- Môi trường nước: nước thải chứa dầu, hóa chất, kim loại, các vi sinh có hại, cùng nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến nguồn nước nhất là mạch nước ngầm ở đó

- Ô nhiễm tiếng ồn từ sản xuất của nhà máy xi măng gây các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khoẻ của người công nhân trực tiếp sản xuất như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp

- Sức khỏe con người: Hoạt động sản xuất gây ra nhiều chất thải, công nhân

trực tiếp làm trong nhà máy có nguy cơ nhiễm chất độc hại Không chỉ vậy, việc

Trang 11

xử lí vấn đề chất thải không đảm bảo dẫn tới ảnh hưởng đến môi trường đất, nước từ đó ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh

c Tác động đến Khu bảo tồn thiên nhiên A và khu dân cư

- Việc khai thác một khối lượng đá trong khu vực có mỏ đá sẽ tạo ra nguy

cơ sụt lún, gây mất ổn định cho chính dự án sản xuất và môi trường xung quanh

- Khí thải lan tỏa mạnh trong không khí, có thể lắng đọng trong nước, làm

hỏng đất trồng, gây suy thoái hệ thực vật Các chất hóa học trong không khí ngấm vào đất, ngấm vào chuỗi thức ăn, gây ngộ độc cho người, động vật và tạo ra nguy

cơ ảnh hưởng tới đa dạng sinh học

- Dầu mỡ trong nước thải sản xuất sẽ lan truyền và cản trở các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sống của thuỷ sinh vật Nước thải sinh hoạt có hàm lượng

cặn lơ lửng, các loại vi khuẩn gây bệnh, độ mặn cao, khả năng phân huỷ các chất hữu cơ có nguồn gốc phế thải bị hạn chế, gây ô nhiễm cho vùng nước ngay gần điểm xả, có thể gây tác động tiêu cực tới hệ sinh thái khu bảo tồn

- Tiếng ồn trong hoạt động sản xuất xi măng có cường độ lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy Ngoài ra ô nhiễm

tiếng ồn đã được chứng minh có tác hại đến khả năng sinh sản của một số giống loài

III Bi ện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường

1 Trong quá trình xây d ựng:

a Ki ểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng

- Che chắn cẩn thận các phương tiện chở vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển đến nơi xây dựng

- Để giảm lượng bụi bốc lên, che phủ hoặc tưới nước khu vực chứa nguyên vật liệu; thực hiện chế độ thường xuyên, nghiêm ngặt và hiệu quả

- Dựng tường bao quanh khu vực Dự án và đảm bảo khi đổ vật liệu, độ cao của dòng vật liệu phải thấp hơn tường

- Sử dụng lưới chắn bụi xung quanh khu vực giàn giáo xây dựng từ tầng trệt đến tầng cao nhất của công trình

b Gi ảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Trang 12

Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để xử lý nước thải

và nước cống trong giai đoạn xây dựng Các cống rãnh này sẽ được kết nối với hệ thống mương cống công cộng (nếu có) để đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật

c Giảm thiểu tác động đến môi trường đất

- Chất thải rắn xây dựng được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển để được xử lí đúng cách theo quy định tại bãi phế thải

- Đất, bùn thải từ hoạt động đào móng, nạo vét lớp đất mặt được sử dụng cho đất trồng cây hoặc những khu vực đất phù hợp khác

- Giảm ô nhiễm do nước rửa trôi bề mặt: Lát nền hoặc dùng vật liệu phủ để tránh xói mòn bề mặt đất, thiết kế đường ống, rãnh gom nước mưa

d Các bi ện pháp khác

- Kiểm soát tiếng ồn: Thiết lập các bộ giảm thanh, dùng các vật liệu hấp thụ

âm, đặc biệt trong giai đoạn đào móng, ép cọc Bên cạnh đó cần hạn chế sử dụng đồng thời trên công trường nhiều máy móc và các thiết bị thi công có độ ồn và rung lớn

- Không thi công xây dựng công trình vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau)

- Sử dụng vật liệu xây không nung một cách tối đa

- Phân luồng giao thông, hạn chế phương tiện di chuyển vào khu vực xây

dựng, áp dụng việc phun, rửa phương tiện ra vào công trường…

- Đối với sức khỏe người lao động: đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho người lao động; bắt buộc sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình làm việc; tuân thủ các quy định pháp luật về sức khỏe người lao động và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

2 Trong quá trình ho ạt động của dự án

a X ử lý khí thải

- Các phương tiện vận chuyển, các máy móc, thiết bị được sử dụng sẽ được

kiểm tra về phát thải khí và độ ồn và phải có giấy chứng nhận về phát thải khí và

độ ồn do Đăng kiểm Việt Nam cấp;

Trang 13

- Tận dụng khí thải của lò nung để sấy khi nghiền phôi liệu, tận dụng khí thải trong quá trình làm nguội clinhke để sấy khi nghiền than hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của bụi trong khí thải của hệ thống lò nung

- Các chất gây ô nhiễm chính cho không khí từ khí thải nhà máy xi măng là khói bụi, CH4, VOC, NOx, SOx, CO và CO2 Khí thải trong nhà máy xi măng

gồm hai thành phần chính là bụi và chất ô nhiễm Quy trình xử lý khí thải nhà máy xi măng có thể chia thành ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Xử lý NOx trong khí thải xi măng

Giai đoạn 2: Xử lý bụi trong khí thải xi măng

Giai đoạn 3: Xử lý SOx và các chất ô nhiễm còn lại trong khí thải nhà máy

c X ử lý chất thải nguy hại ( Amiăng)

Chất thải amiăng cực kỳ độc hại và phải được xử lý đúng cách, đúng quy trình nên các phương pháp xử lý đều tiến đến làm trơ hóa các sợi amiăng để chúng không còn tác hại và có thể tái sử dụng vật liệu sau xử lý Hiện có 3 nhóm phương pháp chủ yếu để xử lý: Nhóm phương pháp xử lý nhiệt, hóa học và cơ học Trước khi bắt đầu công việc xử lý chất thải có chứa amiăng, người phụ trách

cần lên kế hoạch và chuẩn bị các quy trình nghiêm ngă ̣t để tránh cho người lao động gặp rủi ro trong quá trình làm việc Đồng thời, cung cấp các điều kiện cần thiết để hoàn thành công việc một cách an toàn

d Xây d ựng Chương trình quản lý và giám sát môi trường

1 Xem Phụ lục 1

Trang 14

Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường được Bộ Tài nguyên

& Môi trường phê duyệt, cụ thể là:

- Chương trình giám sát nước thải

- Chương trình giám sát chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại

- Chương trình giám sát chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung

- Chương trình giám sát giai đoạn kết thúc dự án

- Giám sát chất lượng nước mặt

Giai đoạn 2: Lập hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM

- Chủ dự án có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan có quyền thẩm định là Ủy ban nhân dân tỉnh C

- Nơi dự án dự định triển khai hoạt động (Theo điểm d Khoản 1 Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Khoản 5 Nghị định 40/2019/NĐ-CP)

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

 01 Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP theo BM.MT.06.01;

 07 bản báo cáo ĐTM theo BM.MT.06.02 (Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm

số lượng báo cáo ĐTM);

 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w