1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm môn luật hành chính nghệ sĩ dùng hình ảnh để quảng cáo sai sự thật

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Môn Luật Hành Chính Nghệ Sĩ Dùng Hình Ảnh Để Quảng Cáo Sai Sự Thật
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 404,65 KB

Nội dung

Liên quanđến câu chuyện này, có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực sânkhấu, điện ảnh, âm nhạc…kí hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàngđể đăng bài viết, video clip trên mạng xã hội giớ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

LỚP: 4616 – NHÓM 05

Hà Nội - 2022

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

(Dành cho sinh viên K46)

Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT&DL) vừa có văn bản 338/VHCS-QCTT gửi Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Phát thanh và Truyền hình; Sở VH-TT-DL, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo

vệ sức khỏe Thời gian qua, dư luận rất bức xúc khi xuất hiện tình trạng một số quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng Liên quan đến câu chuyện này, có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc…kí hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng

để đăng bài viết, video clip trên mạng xã hội giới thiệu, quảng cáo về hiệu quả sử dụng một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm…Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng của nhiều sản phẩm không “thần kỳ” như những gì các nghệ sĩ miêu tả, đồng thời không đúng với quy định pháp luật; làm ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, tài sản, niềm tin của người tiêu dùng và ảnh hưởng

cả hình ảnh của các nghệ sĩ

Câu hỏi:

1 Xác định hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp trên? Nêu căn cứ pháp lý? (2 điểm)

2 Xác định chủ thể vi phạm hành chính trong hành vi vi phạm hành chính nêu trên? Nêu căn cứ pháp lý? (2 điểm)

3 Phân tích mặt khách quan trong cấu thành của hành vi vi phạm trên? (2 điểm)

Trang 3

4 Đánh giá quy đinh pháp luật về các hình thức xử phạt áp dụng với hành vi vi phạm hành chính trên? (2 điểm)

5 Nêu quan điểm về thực trạng người nổi tiếng lợi dụng hình ảnh của mình để thực hiện hành vi quảng cáo trên mạng xã hội? (2điểm)./

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Lớp: 4616 Nhóm số:

Tổng số thành viên: 8 Có mặt: 8 Vắng mặt: 0

Môn học: LUẬT HÀNH CHÍNH

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau: Tất cả thành viên đều tham gia thảo luận, tích cực đóng góp ý kiến, chủ động trong công việc và hoàn thành đúng hạn, đầy đủ công việc được giao

STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA SV

ĐÁNH GIÁ CỦA GV

ĐIỂ M (SỐ)

ĐIỂM (CHỮ )

GV KÝ TÊN

5 Hoàng Gia Kiệt X

6 Cao Khánh Linh X

4 46162 Nguyễn Thu Linh X

Trang 4

1

Nguyễn Hạnh

2

Nguyễn Quang

Minh

X

Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Kết quả điểm bài viết:……… …

NHÓM TRƯỞNG - Giáo viên chấm thứ nhất:…….…

- Giáo viên chấm thứ hai:……

Kết quả điểm thuyết trình:… …

- Giáo viên cho thuyết trình:……

Điểm kết luận cuối cùng:………

Trang 5

MỤC LỤC

A Lời mở đầu 1

B Nội dung 1

Câu 1: 1

Câu 2: 3

Câu 3: 4

Câu 4: 5

Câu 5: 8

C Lời kết thúc 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 11

Trang 6

A Lời mở đầu

Ngành “in昀氀uencer marketing” đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam Khi chưa được quản lý nghiêm ngặt, nhiều nhãn hàng, công ty và "in昀氀uencer" đã kiếm tiền từ các sản phẩm kém chất lượng bằng cách quảng cáo những sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, Và youtube, Tik Tok cùng rất nhiều các trang mạng xã hội khác đang là những kênh chính phát những quảng cáo này Người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng xã hội, được tin tưởng;

vì vậy, khi họ quảng cáo cho các sản phẩm kém chất lượng sẽ có một bộ phận người tiêu dùng tin mua; điều đó khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tốn kém tiền bạc Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trên thực tế cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam, nhóm chúng tôi xin được trình bày qua bài tập nhóm môn Luật Hành chính

B Nội dung

Câu 1:

- Các khái niệm:

+ Theo khoản 1 điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012

sửa đổi, bổ sung 2020: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do

cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.” 1

+ Hành vi vi phạm hành chính là hành vi do tổ chức, cá nhân thực

hiện xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm.2 Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo

1 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung 2020

2 Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội, tr.338

Trang 7

đó, pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính

- Hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp trên là: hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước về lĩnh vực quảng cáo, đã

bị pháp luật hành chính ngăn cấm; cụ thể là quảng cáo cho những mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm,…; mà việc quảng cáo này không đúng, sai sự thật; chất lượng sản phẩm bị thổi phồng, không được “thần kỳ” như trên thực tế; làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng,… của người tiêu dùng, cũng như danh tiếng của người nổi tiếng

- Căn cứ pháp lý:

1) Hành vi quảng cáo không đúng về chất lượng, công dụng của sản phẩm, hàng hóa là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 9 điều

8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

đã đăng ký hoặc đã được công bố.”3

2) Điểm a khoản 1 điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2010 sửa đổi, bổ sung 2018 có đề cập các hành vi bị cấm: “1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây: a) Hàng hóa, dịch

vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;”4

3 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018

4 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 sửa đổi, bổ sung 2018

Trang 8

3) Khoản 5 điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa quảng cáo: “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều

60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.”

4) Điểm a khoản 5 điều 45 Luật Canh tranh 2018 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.” Dù quy định trên không đề cập cụ thể hành

vi quảng cáo sai sự thật nhưng nếu hành vi quảng cáo đó đưa ra thông tin gian dối về hàng hóa nhằm thu hút khách hàng thì vẫn thuộc vào nhóm các hành vi bị cấm và bị pháp luật điều chỉnh.5

Câu 2:

- Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức,

có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.6

- Chủ thể vi phạm hành chính trong hành vi vi phạm hành chính nêu trên là: Người quảng cáo (Chủ sở hữu hàng hóa có yêu cầu quảng cáo sản phẩm); người phát hành sản phẩm quảng cáo và

5 Luật Cạnh tranh 2018

6 Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội, tr.341, Sđd

Trang 9

người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng, ở đây là nghệ sĩ nổi tiếng)

- Căn cứ pháp lí:

1) Khoản 5 điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CPQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo: “Phạt tiền

từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều

60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.”

2) Điểm c khoản 1 điều 13 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba: “Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất

cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ".7

3) Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định:

“ Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau: a) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều

7 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 sửa đổi, bổ sung 2018

Trang 10

kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó; b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo; c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;”

4) Điều 14 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định người phát hành quảng cáo: “…chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình.”

Câu 3:

- Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính mà bằng trực quan sinh động con người có thể nhận thức được 8, gồm hành vi vi phạm hành chính, hậu quả, quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và

sự thiệt hại cho xã hội, thời gian, địa điểm, công cụ vi phạm Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính

- Trong tình huống này, các tổ chức, cá nhân là những người có ảnh hưởng đến công chúng - những nghệ sĩ nổi tiếng liên quan đến câu chuyện về việc xuất hiện nhiều nội dung quảng cáo sai

sự thật và đã thực hiện hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước về lĩnh vực quảng cáo bằng cách kí hợp đồng với các nhãn hàng để đăng bài viết, video clip trên mạng xã hội để quảng cáo

về hiệu quả sử dụng của thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên chất lượng sản phẩm không thần kì như quảng cáo làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản và

8 Giáo trình luật hành chính Việt Nam – Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

niềm tin của người tiêu dùng Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì

đã quảng cáo sai sự thật

- Công cụ, phương tiện vi phạm:

+ Quảng cáo bằng các bài viết, video clip trên mạng xã hội để giới thiệu, thổi phồng hiệu quả của các thực phẩm chức năng, một

số mặt hàng tiêu dùng,

+ Hợp đồng quảng cáo giữa các nghệ sĩ nổi tiếng với các nhãn hàng trái với quy định của pháp luật khi quảng cáo không trung thực căn cứ vào Điều 6 Luật Quảng Cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018: “Việc hợp tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật.”9

- Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm: Thông qua các trang báo mạng không chính thống, các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng online để quảng cáo không đúng với công dụng thực tế, sai sự thật

- Hậu quả: Ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng, tài sản, niềm tin của người tiêu dùng và ảnh hưởng cả hình ảnh của các nghệ sĩ

- Mối quan hệ nhân quả: Quảng cáo sản phẩm sai lệch, không đúng với công dụng, lừa gạt người tiêu dùng làm ảnh hưởng sâu sắc tới tính mạng, sức khoẻ, tài sản, niềm tin của người tiêu dùng

và ảnh hưởng cả uy tín, danh dự của người nghệ sĩ

Câu 4:

I Các hình thức xử phạt: Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có

quy định về các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính nêu trên:

9 Luật Quảng Cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018

Trang 12

1) Hình thức xử phạt chính: Theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn

về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao

bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm

b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.”10 Theo khoản 3 – điều 3, mức phạt tiền quy định trên là đối với cá nhân, còn đối với tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức phạt tiền gấp hai lần so với cá nhân

2) Hình thức xử phạt bổ sung: Khoản 7 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: “Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo

vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.”11

II Đánh giá quy định pháp luật

1 Ưu điểm:

Với những điều khoản đã nêu trên có thể thấy pháp luật hiện nay đã có những quy định hình thức xử phạt cụ thể đối với hành vi

vi phạm hành chính và cũng đã thực hiện xử phạt rất nhiều trường hợp diễn ra trong thực tế Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung rất nhiều văn bản quy định các vấn đề liên quan lĩnh vực quảng cáo

10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo

11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo

Trang 13

cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của Nhà nước trong việc thích ứng với

sự thay đổi của xã hội cũng như bước tiến lớn của pháp luật để thay thế cho những văn bản pháp luật không còn phù hợp

2 Nhược điểm:

Tuy nhiên, vì vấn nạn các nghệ sĩ quảng cáo “thần y”, “thần dược” trên nền tảng các mạng xã hội là hiện tượng mới nổi những năm gần đây với sự phát triển quá nhanh, luật chưa kịp thích ứng,

dù đã sửa đổi bổ sung, ban hành những văn bản mới nhưng còn nhiều lỗ hổng, bất cập Cụ thể:

Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo tuy mới được ban hành

để thay thế cho một loạt các nghị định có lĩnh vực liên quan những vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tế, các hình thức xử phạt còn quá nhân đạo, chưa đủ sức răn đe Hiện nay, nhiều công

ty đã bị xử phạt như Công ty cổ phần dược phẩm công nghệ Nhật Bản bị phạt 60 triệu đồng về hành vi vi phạm: quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GMDIET PLATINUM gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh 12 Với mức xử phạt như vậy liệu đã phù hợp và đủ răn đe trong khi doanh thu của công ty thu được sau một thời gian bán hàng là con số không nhỏ lấy trên lòng tin của người tiêu dùng, không chỉ vậy mức cát xê để mời người nghệ sĩ quảng cáo cũng là một con số khá lớn Dẫn theo 1

bài báo, “Với mỗi hợp đồng như vậy, nghệ sĩ có thể thu về từ 50

-150 triệu tùy tên tuổi Nhưng con số này mới chỉ là trung bình của những nghệ sĩ xuất hiện trong danh sách nọ, vốn không phải là những gương mặt quảng cáo nổi tiếng nhất Tất cả những ai từng

có chút kinh nghiệm làm trong showbiz hay ngành quảng cáo,

12 Trách nhiệm đối với hành vi quảng cáo không đúng sự thật theo pháp luật Việt Nam (thinksmartlaw.vn)

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w