1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khái quát chung về bảo hiểm thất nghiệp và môn học bao hiểm thất nghiệp

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế giữa các vùng miền, giữa các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ gây ra hiện tượng thất nghiệp.- Sự thay đổi thể chế chín

Trang 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀMÔN HỌC BAO HIỂM THẤT NGHIỆP

I Sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp

Sự ra đời của BHTN là nhu cầu tất yếu khách quan

Ở châu á có các nước đã thực hiện BHTN như Trung Quốc (1986), Hàn Quốc (1995), Thái Lan (2004), Việt Nam (2009) Việt Nam là nước thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á thực hiện BHTN

Các nước thực hiện BHTN bắt buộc và tự nguyện.

II Sự cần thiết của chính sách BHTN trong nền kinh tế thị trường

Thất nghiệp là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường

- Việc làm của NLĐ bị chi phối bởi quan hệ cung cầu trong thị trường sức lao động Nếu cung lớn hơn cầu về lao động sẽ dẫn đến thất nghiệp Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu có việc làm và khả năng giải quyết việc làm là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến thất nghiệp, nhất là với nước đang phát triển Tỉ lệ thất ngiệp là biểu hiện của sự chênh lệch cung cầu lao động Tỉ lệ thất nghiệp chỉ hạn chế được chứ không thể loại trừ Quan hệ cung cầu lao động không cân bằng, tương quan chủ yếu là cung lớn hơn cầu lao động.

- Kinh tế thị trường chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh Cạnh tranh diễn ra cả ở hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động Thị trường lao động cũng chịu sự chi phối của quy luật này Khi cung lao động lớn hơn cầu thì chủ doanh nghiệp cạnh tranh nhau để có lực lượng lao động tốt.quy luật cạnh tranh hàng hóa, lao động dẫn đến các doanh nghiệp có vốn ít, kinh doanh nhỏ dễ giải thể, phá sản

Trang 2

khiến NLĐ bị thất nghiệp Đồng thời khoa học kĩ thuật hiện đại, máy móc dần thay thế cho lao động dẫn đến thất nghiệp gia tăng Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy kinh tế nên cần thiết phải duy trì cạnh tranh lành mạnh.

- Thất nghiệp thường xảy ra do chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế bao gồm khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh Trong giai đoạn khủng hoảng, tiêu điều, sản xuất đình trệ, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm lao động dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng Trong giai đoạn phục hồi, hưng thịch thì các doanh nghiệp tăng đầu tư, mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động làm giảm tình trạng thất nghiệp.

- Sự phát triển của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến thất nghiệp Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế giữa các vùng miền, giữa các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ gây ra hiện tượng thất nghiệp.

- Sự thay đổi thể chế chính trị dẫn đến thay đổi các chính sách vĩ mô, giải pháp của Nhà nước cũng làm thay đổi nhu cầu sử dụng lao động và gây nên hiện tượng thất nghiệp

- hiện tượng thất nghiệp còn xảy ra do sở thích lao động, trình độ chuyên môn, … của NLĐ thay đổi, mâu thuẫn lợi ích giữa NLĐ và SDLĐ

Như vậy để hạn chế được hiện tượng thất nghiệp, nhà nước cần dùng các chính sách, biện pháp để điều chỉnh là cần thiết.

III.Khái niệm thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp

3.1 Khái niệm về thất nghiệpa) Khái niệm về thất nghiệp

Theo tổ chức ILO, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành Cụ thể hơn thất nghiệp bao gồm toàn bộ số người ở độ tuổi qui định mà trong suốt thời gian khảo sát đã không có việc làm, có khả năng làm việc và đang tìm việc làm

Ở Việt Nam, trong thời kì bao cấp thì không dùng thuật ngữ thất nghiệp mà dùng từ là chờ việc, do 2 nguyên nhân Một là coi thất nghiệp là phạm trù kinh tế chỉ có trong chủ nghĩa tư bản; hai là trong thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà

Trang 3

nước sắp xếp việc làm cho toàn bộ người lao động ở thành thị và nông thôn Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã thừa nhận có tồn tại tình trạng thất nghiệp.

Nội hàm của việc làm bao gồm:

+ Việc làm là những hoạt động lao động có tính hệ thống, thường xuyên và tính nghề nghiệp.

+ Hoạt động lao động phải tạo ra thu nhập + Hoạt động phù hợp với pháp luật

Từ đó đưa ra khái niệm thất nghiệp: là tình trạng mà trong đó NLĐ không có công việc được trả công hoặc không có công việc do mình tự thu xếp nhưng vẫn có khả năng lao động và hiện đang tìm kiếm việc làm.

Phân loại thất nghiệp:

- Căn cứ vào ý chí của NLĐ thì thất nghiệp được chia làm 2 loại: thất nghiệp

tự nguyện và thất nghiệp không tự ngyện

- Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, thất nghiệp chia thành 3 loại: thất

nghiệp tạm thời, thất nghiệp tiềm tàng, thất nghiệp dai dẳng

- Căn cứ vào nguyên nhân thất nghiệp thì có 2 loại: thất nghiệp cơ cấu và thất

nghiệp chu kỳ

b) Khái niệm người thất nghiệp

Ở Việt Nam, trong Luật BHXH 2006 xác định người thất nghiệp là người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV nhưng chưa tìm được việc làm.

Người thất nghiệp có những đặc điểm sau:

- Người thất nghiệp là NLĐ đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và đã có giao kết hợp đồng lao động

- NLĐ không có việc làm: không có việc làm là tình trạng thiếu hoàn toàn việc làm, tình trạng không được thuê mướn trong phạm vi thời gian đang xét

- NLĐ đang tìm việc làm, tức là đang tiến hành những bước cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể gần đây để tìm kiếm việc làm được trả lương.

3.2 Khái niệm về BH thất nghiệp

Trang 4

Theo Luật việc làm thì Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần

thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

IV Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp

4.1 Bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi mất việc làm4.2 Phân phối lại thu nhập

4.3 Động viên NLĐ hăng hái làm việc

4.4 Hình thành quỹ để phát triển sản xuất – kinh doanh4.5 Tạo điều kiện gắn bó giữa lợi ích của Nhà nước và NLĐ

V.Các nguyên tắc cơ bản của BHTN

5.1 Mỗi NLĐ đều có quyền được BHTN trong trường hợp mất việc làm5.2 BHTN thể hiện tính xã hội, có sự chia sẻ rủi ro

5.3 BHTN phải thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa đóng góp và thụ hưởng5.4 BHTN phải góp phần làm lành mạnh hóa thị trường lao động

5.5 Quỹ BHTN phải được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, và hạchtoán độc lập

5.6 Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm thất nghiệp

VI.Đặc điểm của BHTN và mối quan hệ của nó với BHXH và việc làm

6.1 Đặc điểm của BHTN

- Đối tượng hưởng BHTN là NLĐ trong độ tuổi lao động, không còn quan hệ lao động do mất việc làm, luôn sẵn sàng làm việc Đối tượng hưởng BHXH là người đang làm việc, hoặc người hưởng lương hưu

- Dự báo đối tượng hưởng của BHTN khó khăn hơn các chế độ BHXH khác Do dự báo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, công nghệ thông tin,

Trang 5

khoa học công nghệ, dòng di chuyển lao động, sở thích lao động…đối với các chế độ BHXH khác có các yếu tố xác định tương đối chính xác như tuổi thọ trung bình người hưởng lương hưu, thời gian đóng BHXH làm căn cứ hưởng, xác xuất xảy ra

- BHTN không chỉ dừng lại ở việc thu, chi mà còn gắn liền với quy luật cung cầu, các dòng di chuyển lao động nên ngoài trợ cấp BHTN, thì cơ quan BHTN cũng thực hiện các nhiệm vụ khác như nắm bắt thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, đào tạo, đào tạo lại nghề, hỗ trợ NLĐ tự hành nghề, hỗ trợ doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm.

- BHTN xuất phát từ quan hệ lao động nhưng khi thực hiện chủ yếu thuộc lĩnh vực việc làm.

6.2 Mối quan hệ của BHTN với BHXH

Những điểm khác biệt:

- về đối tượng hưởng BH: BHTN là người bị mất việc làm, sẵn sàng trở lại làm việc BHXH là người đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu

- Mục đích: BHTN ngoài mục đích chi trả trợ cấp còn mục tiêu dài hạn là đưa NLĐ quay trở lại thị trường lao động

- Cách giải quyết: BHTN không chỉ dừng lại ở việc thu và chi tiền BH mà còn gắn liền với tình trạng cung cầu trên thị trường lao động, với các dòng di chuyển lao động BHTN đòi hỏi thực hiện các biện pháp hỗ trợ NLĐ nhanh chóng có việc làm

- Chính sách BHTN còn liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật lao động, luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật việc làm

6.3 Mối quan hệ của BHTN với giải quyết việc làm

- Giải quyết việc làm là bước tiếp nối của BHTN

- BHTN là một căn cứ quan trọng ảnh hưởng đến chính sách giải quyết việc làm của mỗi quốc gia.

- Giải quyết việc làm tốt là góp phần giảm thiểu thất nghiệp, giảm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp Thực hiện tốt BHTN góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động

- Xây dựng quy định về giải quyết việc làm phải tiếp nối hài hòa với quy định về BHTN

Trang 6

BHTN là một bộ phận của bảo hiểm việc làm, thông qua các cơ quan dịch vụ việc làm.

VII.NỘI DUNG CỦA BHTN

7.1 Đối tượng áp dụng BHTN

Theo công ước số 44 của ILO thì đối tượng tham gia BHTN là tất cả người làm việc được trả tiền công, tiền lương Đối tượng hưởng BHTN là người có khả năng làm việc, sẵn sàng làm việc, đã đăng kí tìm việc làm tại cơ quan có thẩm quyền

Theo công ước 102 của ILO thì đối tượng tham gia gồm: Người làm công ăn lương, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp quy mô lao động từ 20 người trở lên Người hưởng trợ cấp là người bị gián đoạn thu nhập theo pháp luật quy định, không có công việc thích hợp, có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc.

Theo công ước số 168 của ILO bổ sung thêm các đối tượng tham gia: người làm công ăn lương theo quy định không ít hơn 85% toàn bộ những người làm công ăn lương Còn áp dụng thêm với đối tượng lao động mới xin việc lần đầu, đối tượng khác ko được xem là thất nghiệp như: thiếu niên hoàn thành chương trình dạy nghề, người nuôi con nhỏ, người đã ly dị, người hết hạn tù

Công ước 168 đã khuyến khích các nước mở rộng đối tượng tham gia BHTN cho cả lao động bán thời gian, đối tượng không có việc làm.

Ngày nay quy định đối tượng tham gia cụ thể hơn, bao gồm người lao động và người sử dụng lao động, song đối tượng này mở rộng hay thu hẹp còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy định của từng nước Đối tượng tham gia BHTN các nước chỉ bó hẹp trong phạm vi người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan nhà nước Không bao gồm công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, người làm việc theo mùa vụ.

Trang 7

- Điều kiện về thời gian đóng nộp BHTN: để đảm bảo khả năng tài chính của quỹ BHTN và tránh tình trạng lạm dụng hưởng BHTN cần quy định thời gian đóng BHTN tối thiểu ví dụ như ở pháp là quy định 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi thất nghiệp Ở Nhật quy định có 6 tháng đóng trong 12 tháng cuối.

- Điều kiện đăng kí thất nghiệp, đăng kí tìm kiếm việc làm: NLĐ phải đăng kí thất nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền (tổ chức BHXH hoặc cơ quan lao động) Việc đăng kí thất nghiệp giúp cơ quan BHTN xác định được thời điểm NLĐ thất nghiệp đăng kí tìm kiếm việc làm để xác định NLĐ có nhu cầu làm việc, sẵn sàng làm việc việc đăng kí là cơ sở để cơ quan BHTN có biện pháp giúp đỡ NLĐ thực hiện các biện pháp để NLĐ nhanh chóng được hưởng trợ cấp và có việc làm sớm nhất có thể.

- Thất nghiệp không do lỗi của NLĐ NLĐ phải chứng minh được việc thất nghiệp không do lỗi của mình BHTN không chi trả trong trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc sai quy định, vi phạm kỉ luật lao động.

- Điều kiện về thủ tục hồ sơ: như có sổ BHTN Sổ BHTN là căn cứ pháp lý chứng nhận NLĐ có tham gia BHTN Một số giấy tờ khác liên quan.

b) Mức trợ cấp

*Nguyên tắc xác định mức trợ cấp: - Mức trợ cấp thấp hơn mức thu nhập

- Mức trợ cấp phải đảm bảo cuộc sống cho người thất nghiệp tỉ lệ quy định thông thường là 50 % – 60 % * Phương pháp xác định mức trợ cấp thất nghiệp:

Phương pháp 1: xác định theo một tỷ lệ đồng đều cho tất cả mọi người thất

nghiệp căn cứ vào mức lương cơ sơ, mức lương bình quân cá nhân hay mức lương tháng cuối cùng.

Phương pháp 2 : xác định theo tỷ lệ lũy thoái; những tháng đầu được hưởng

với tỷ lệ cao, những tháng sau tỷ lệ thấp hơn.

Phương pháp 3: xác định theo lũy tiến điều hoàn, những người thuộc nhóm

lương thấp thì được hưởng tỷ lệ cao và những người ở nhóm lương cao được hưởng tỷ lệ thất.

c) Thời gian hưởng trợ cấp

Trang 8

* Căn cứ xác định thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố:

- Yếu tố tài chính, quỹ BHTN - Thời gian tham gia BHTN

- Các điều kiện kinh tế - xã hội khác

* Thời gian hưởng BHTN có thể kéo dài đến phạm vi giới hạn

* Theo công ước 102, 168 của ILO thì thời gian hưởng đối với NLĐ làmcông ăn lương là 13 tuần cho khoảng thời gian 12 tháng, và 26 tuần cho ngườithường trú, 39 tuần cho 24 tháng.

* Thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp ngắn hay dài có tác động tích cực và tiêu cực Mặt tích cực là trợ giúp kịp thời người thất nghiệp Mặt tiêu cực là nếu quy định mức trợ cấp quá cao, thời gian hưởng dài sẽ khó cân đối quỹ, không khuyên khích người thất nghiệp làm việc.

7.3 Quỹ BHTN

Khái niệm: quỹ BHTN là quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia quan hệ BHTN và dùng để chi trả trợ cấp cho NLĐ khi bị thất nghiệp theo quy định của pháp luật, đồng thời hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…nhằm đưa người lao động sớm trở lại thị trường lao động

Nguồn hình thành quỹ: NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước NLĐ, NSDLĐ phải trực tiếp đóng góp

Nhà nước có thể tham gia theo 2 cách:

Cách 1: Nhà nước đóng góp thường xuyên thông qua việc trích nộp NSNN hỗ trợ quỹ BHTN

Cách 2: Nhà nước chỉ tham gia với tư cách là người bảo hộ khi quỹ BHTN không đảm bảo chi trả.

Trang 9

CHƯƠNG II TÀI CHÍNH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

I Khái niệm, nguyên tắc và chức năng của tài chính bảo hiểm thất nghiệp

1.1 Khái niệm

Khái niệm: Tài chính BHTN là tất cả các mối quan hệ về hình thành , cân đối quỹ BHTN, thu và chi BHTN của hệ thống BHTN và được thể chế hóa bằng các quy định về cơ chế, chính sách của Nhà nước.

1.2 Các nguyên tắc tài chính của bảo hiểm thất nghiệp

- Hoạch định chính sách tài chính BHTN phải tính đến thu nhập của NLĐ, NSDLĐ trong từng thời kỳ

- Nhà nước phải đảm bảo mức hỗ trợ hợp lý cho quỹ BHTN, phù hợp với khả năng cân đối của NSNN, đáp ứng được yêu cầu chi trả cho người thất nghiệp

- Tài chính BHTN hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi, nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ

- Tài chính BHTN hoạt động theo nguyên tắc hạch toán độc lập với các quỹ khác.

- Tài chính BHTN phải được quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ

1.3 Chức năng của tài chính bảo hiểm thất nghiệp

- Thực hiện các nghiệp vụ tài chính: hoạt động thu, chi, cân đối thu chi - Dự báo nguồn thu – chi, đánh giá tính bền vững của hệ thống BHTN - Thực hiện chức năng điều tiết các thông số của quỹ

- Thực hiện chức năng quản lý vĩ mô về BHTN

II Phí bảo hiểm thất nghiệp và cân đối tài chính

2.1 Khái niệm

Khái niệm: phí BHTN là tổng mức đóng của NLĐ và mức đóng của NSDLĐ cho NLĐ.

Phí BHTN là phí ngắn hạn, bao gồm: phí toàn phần và phí thuần túy

Phí thuần túy là phí do NLĐ và NSDLĐ đóng cho NLĐ để NLĐ hưởng theo quy định.

Trang 10

Phí toàn phần là phí thuần túy cộng với các loại phí phát sinh trong hoạt động BHTN (phí quản lý, phí dự phòng)

2.2 Cơ sở xác định phí bảo hiểm thất nghiệp

- Mức đóng của NLĐ phải phù hợp với khả năng chi trả của họ Căn cứ vào tiền lương, tiền công để xác định Xác định mức đóng hợp lý để thúc đẩy NLĐ tự giác đóng góp.

- Mức đóng của NSDLĐ xác định trên cơ sở thu nhập của NSDLĐ, năng suất lao động bình quân của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

- Phí BHTN xác định trên cơ sở cân đối với mức hưởng, thời gian hưởng Quy định mức đóng cao, mức hưởng thấp sẽ không khuyên khích được người tham gia, ko đảm bảo mục đích trợ cấp Quy định mức đóng thấp, mức hưởng cao thì tăng nguy cơ mất cân đối quỹ, ko đảm bảo thực hiện chính sách.

2.3 Phương pháp xác định phí bảo hiểm thất nghiệp

Phương pháp phân tích chi phí:

2.4 Công thức cân đối tài chính của bảo hiểm thất nghiệp

Công thức: thu = chi

Tổng các khoản thu có khả năng nhận được = tổng chi phí có khả năng phải chi trả

III Nội dung thu, chi bảo hiểm thất nghiệp

1 Nội dung thu bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định như sau: - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

- Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN;

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.

- Thu từ lãi hoạt động đầu tư sinh lời - Thu từ tiền nộp phạt

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:32

Xem thêm:

w