Đặc điểmThuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếpViệc động viên qua thuế không gắn liền với lợi ích cụ thể mà người nộp thuế thụ hưởng đối với việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công của
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ THẤT THU THUẾ
Những nội dung cơ bản về thuế
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.
Thuế mang tính chất không hoàn trả trực tiếp
Việc động viên qua thuế không gắn liền với lợi ích cụ thể mà người nộp thuế thụ hưởng đối với việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công của Nhà nước.
Thuế mang tính nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, mọi người dân không có quyền đòi hỏi ở Nhà nước cung cấp cho họ một lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với số họ đã nộp Nói cách khác, thuế là khoản phân phối lại không mang tính hoàn trả trực tiếp. Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ thuế và các khoản phí, lệ phí Khác với thuế, phí và lệ phí là khoản thu của Nhà nước có tính đối giá và mang tính tự nguyện tương đối. Thuế là khoản động viên bắt buộc phi hình sự gắn với quyền lực của Nhà nước
Tính bắt buộc của thuế là một tất yếu khách quan, nó xuất phát từ tính chất cung cấp hàng hóa, dịch vụ công và đặc điểm sử dụng hàng hóa, dịch vụ công Trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công của Nhà nước xuất hiện một vấn đề mà kinh tế học gọi là hiện tượng “người ăn không” Chính vì vậy mà Nhà nước đặt ra sự đóng góp mang tính chất bắt buộc Tuy nhiên, tính bắt buộc này lại phi hình sự, nó khác với các khoản phạt là khoản áp dụng đối với người thực hiện một số hành vi cụ thể mà được coi là gây cản trở đối với xã hội Như vậy, số thuế phải nộp không phải là khoản tiền phạt của Nhà nước đối với người nộp thuế.
Mọi sắc thuế đều do luật hoặc pháp lệnh quy định thể hiện quyền lực của Nhà nước, đây là đặc điểm bao trùm nhất của thuế Thuế không thể xây dựng trên cơ sở dung hòa với tư tưởng tự nguyện và không thể trông chờ vào thiện chí hay nhiệt tình của dân chúng.
Thuế là một hình thức phân phối lại, gắn chặt với các hoạt động kinh tế. Đặc điểm này xuất phát từ nguyên tắc nguồn thu của thuế chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế, không có hoạt động kinh tế hoặc hoạt động kinh tế kém hiệu quả không thể tạo ra được nguồn thu của thuế Ngược lại, việc đánh thuế của Chính phủ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế Đặc điểm này cho thấy thuế có một vai trò nhất định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
1.1.3 Chức năng của thuế trong nền kinh tế
Chức năng phân phối và phân phối lại là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế
Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước) Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước Bằng chính chức năng này, Nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào ngân sách Nhà nước Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập Người có thu nhập cao và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế nhiều hơn Số tiền này sau đó lại được Nhà nước chi nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội.Trong một chừng mực nhất định, chức năng phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết của thuế.
Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng Ðiều này được giải thích bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhà nước và việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các quá trình kinh tế.
Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế.
Chức năng điều tiết của thuế được nhận thức và sử dụng rộng rãi từ những năm đầu của thế kỷ XX và gắn liền với vai trò điều chỉnh của Nhà nước đối với nền kinh tế. Việc tăng cường vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước dẫn đến tốc độ chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên và hậu quả tất yếu là đòi hỏi Nhà nước phải mở rộng quỹ tài chính Nhà nước, hình thành chủ yếu từ việc thu thuế Nhu cầu về nguồn tài chính càng lớn thì Nhà nước cần phải tăng cường các chức năng của thuế để tác động một cách có hiệu quả đến nền kinh tế quốc dân Chính trong quá trình đó chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng điều chỉnh của thuế đã được sử dụng một cách hiện thực. Ðiều đó có nghĩa là nội dung điều tiết theo một mục tiêu nào đó đã được dự liệu trước vào trong quá trình huy động tập trung nguồn tài chính Bằng cách sử dụng nó để kích thích hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng, tăng cường hoặc làm yếu đi sự tích lũy tiết kiệm, mở rộng hoặc thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư, đẩy nhanh hoặc làm chậm lại chu kỳ khủng hoảng kinh tế, Nhà nước đã thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc gia.
Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế.Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng được nâng cao Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh.
Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điều tiết Những chức năng điều tiết của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập Nguồn tài chính mà Nhà nước tập trung được dưới dạng thuế là tiền đề của sự can thiệp của Nhà nước trên diện rộng và theo chiều sâu tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản xuất của Nhà nước nhằm vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân và đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của chức năng phân phối và phân phối lại.
Cơ sở lý luận về thất thu thuế
1.2.1 Khái niệm thất thu thuế
Thất thu thuế là tình trạng mà cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức không tuân thủ đầy đủ quy định về việc nộp thuế theo luật pháp thuế của một quốc gia hoặc khu vực. Trong trường hợp thất thu thuế, người nợ thuế không đóng đầy đủ hoặc không đóng thuế theo quy định của pháp luật, dẫn đến sự suy giảm trong nguồn thu thuế và có thể gây ra vi phạm pháp luật thuế.
Thất thu thuế có thể diễn ra thông qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc không khai báo đầy đủ thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu dùng, thuế đất đai, thuế quan, và các loại thuế khác Nó có thể xảy ra do việc sai lệch thông tin trong khai báo thuế, việc sử dụng các kỹ thuật pháp lý để tránh thuế, sử dụng hoá đơn giả mạo hoặc thông qua các hành vi gian lận và trốn thuế.
1.2.2 Phân loại thất thu thuế
Thất thu thuế có thể được phân loại như sau:
Thất thu thuế do nguyên nhân khách quan: Thất thu thuế xảy ra do các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh,
Thất thu thuế do nguyên nhân chủ quan: Thất thu thuế xảy ra do các yếu tố chủ quan như gian lận, trốn thuế, Thuế gián thu thuộc phân loại thất thu thuế do nguyên nhân chủ quan vì các hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế là nguyên nhân chính dẫn đến thất thu thuế đối với loại thuế này Trong đó tiêu biểu là thất thu thuế ngành thương mại điện tử.
Thất thu thuế do nguyên nhân do hệ thống pháp luật: Thất thu thuế xảy ra do quy định của pháp luật chưa rõ ràng, chưa đầy đủ,
Thất thu thuế do nguyên nhân do công tác quản lý thuế: Thất thu thuế xảy ra do công tác quản lý thuế chưa hiệu quả,
● Phân loại theo từng loại thuế
Thất thu thuế doanh nghiệp:
Thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Bao gồm sự giảm bớt thu nhập hoặc lợi nhuận được báo cáo để giảm số tiền thuế phải đóng.
Thất thu thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp: Bao gồm việc không tính thuế VAT hoặc không báo cáo thuế VAT trên các giao dịch kinh doanh.
Thất thu thuế khấu trừ thuế thu nhập: Bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật pháp lý để tránh các loại thuế khấu trừ theo quy định.
Thất thu thuế cá nhân:
Thất thu thuế thu nhập cá nhân: Bao gồm sự giảm bớt thu nhập được báo cáo để giảm số tiền thuế thu nhập phải đóng.
Thất thu thuế gia đình và thừa kế: Bao gồm việc sử dụng các biện pháp pháp lý để tránh việc đóng thuế gia đình và thừa kế.
Thất thu thuế quan và thuế nhập khẩu:
Thất thu thuế quan: Bao gồm gian lận trong khai báo giá trị hàng hóa để tránh thuế quan.
Thất thu thuế nhập khẩu: Bao gồm việc sử dụng các biện pháp pháp lý để tránh thuế nhập khẩu.
Thất thu thuế tiêu dùng: Bao gồm không đóng hoặc giảm thiểu thuế tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ như thuốc lá, rượu bia, nhiên liệu.
Thất thu thuế đất: Bao gồm sử dụng thông tin sai lệch về giá trị thực của bất động sản để giảm thiểu thuế đất đai.
Thất thu thuế thông qua lỗ hổng luật pháp: Bao gồm sử dụng các kỹ thuật pháp lý để tránh hoặc giảm thiểu thuế, chẳng hạn như chuyển đổi đợt nợ, tạo công ty nhân danh.
Thất thu thuế điểm: Bao gồm trốn thuế bằng cách mua sản phẩm chưa nói đến thuế như thuốc lá, rượu bia, nhiên liệu từ nguồn không chính thống để tránh thuế tiêu dùng.
Thất thu thuế quốc gia: Bao gồm sử dụng kỹ thuật tài chính toàn cầu, chẳng hạn như chuyển tiền ra khỏi quốc gia hoặc thiết lập công ty con ở các quốc gia thuế thấp hơn để tránh thuế thu nhập quốc gia.
1.2.3 Nguyên nhân thất thu thuế
Thứ nhất, thất thu thuế do chính sách quản lý còn nhiều hạn chế
Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn Do đó các chính sách khó tránh khỏi những kẽ hở và thiếu sót; Nhìn nhận về chính sách thuế có thể thấy được còn nhiều hạn chế như chính sách thuế chưa rõ ràng gây ra nhiều tranh cãi khi áp dụng hay việc áp dụng thiếu sự đồng bộ ở các cấp từ Trung ương tới địa phương; nhiều chính sách đưa ra khi chưa sử dụng đã có văn bản thay thế gây nhiều khó khăn về việc tiếp cận thông tin chính sách cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế.
Thứ hai, thất thu thuế do hoạt động quản lý chưa hiệu quả
Quản lý thuế là hoạt động quan trọng, có tác động nhất định tới hiệu quả thu nộp tiền thuế vào NSNN Tuy nhiên, tại Việt Nam trình độ quản lý thuế chưa đồng bộ giữa các vùng miền và thiếu đi sự chuyên nghiệp Nhiều cán bộ, công chức thuế trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đó hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, việc xử lý các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa triệt để.
Thứ ba, thất thu thuế do người nộp thuế thiếu hiểu biết, trốn thuế, gian lận thuế
Hiện nay, trên thực tế tình trạng NNT còn chưa nắm bắt được những thông tin chính sách thuế có liên quan là khá phổ biến Do chính sách thuế có những quy định rõ ràng về từng sắc thuế và đối tượng nộp thuế bên cạnh đó có những sửa đổi bổ sung, do vậy việc thiếu hiểu biết của NNT sẽ dẫn tới tình trạng NNT không nắm rõ được những loại thuế phải nộp, hay thời gian nộp thuế Bên cạnh việc thất thu do người nộp thuế thiếu hiểu biết, thất thu còn xảy ra do NNT lợi dụng những kẽ hở để lách luật hay dùng các hành vi gian lận nhằm trốn, giảm số thuế phải nộp.
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THẤT THU THUẾ Ở VIỆT
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Số liệu thống kê cho thấy thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu từ thuế, khoảng 23 – 34% Tuy nhiên tỷ trọng khoản thu này đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây dù số doanh nghiệp đăng ký thành lập lại tăng rất nhanh Điều này, phản ánh thực trạng về hành vi gian lận thuế tại Việt Nam diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi Tình trạng doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn diễn ra rất phổ biến Việc quy định xuất hóa đơn kèm hàng bán chưa thực sự là đòi hỏi bắt buộc đối với doanh nghiệp đã tạo ra kẽ hở cho doanh nghiệp kê khai giảm doanh thu bán hàng, từ đó giảm lợi nhuận và tránh được thuế TNDN Bên cạnh đó, khi xuất hóa đơn, doanh nghiệp kê khai giảm giá trị hàng bán thấp hơn so với giá trị thực tế mà khách hàng thanh toán cũng là hành vi trốn thuế của doanh nghiệp và của chính khách hàng, chủ yếu đối với những mặt hàng giá trị lớn như ôtô, nhà, đất,
Việc các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liên tiếp để trốn đóng thuế TNDN cũng khá phổ biến, điển hình là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo thống kê từ Bộ Tài chính năm 2020, có hơn 14.108 doanh nghiệp FDI, chiếm 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam báo lỗ Một trong những kịch bản “lỗ triền miên” dậy sóng dư luận không thể không nhắc đến, đó là
“kịch bản lỗ” của Coca Cola Việt Nam Theo đó, đầu năm 2020, Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với Công ty TNHH Nước giải khát Coca Cola Việt Nam (Coca Cola Việt Nam) với tổng số tiền lên đến hơn 821 tỷ đồng Tổng tài sản của Coca Cola Việt Nam đạt 7.235 tỷ đồng vào năm 2016, đến năm 2019 tăng lên 9.700 tỷ đồng Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng phình to từ 1.680 tỷ đồng đến 2.530 tỷ đồng Với vốn điều lệ 8.230 tỷ đồng, có thể thấy khoản lỗ lũy kế nhiều năm trước của Coca Cola Việt Nam vẫn chưa được vá lấp, vốn chủ sở hữu vẫn bị bào mòn, đứng ở mức 7.140 tỷ đồng cuối năm 2019.
Hầu hết các hành vi trốn thuế của doanh nghiệp FDI thực hiện thông qua việc kê khai chi phí đầu vào cao, đặc biệt đối với nguyên liệu nhập khẩu, trong khi giá bán xuất khẩu thấp hơn nhiều, từ đó tạo ra lỗ nhưng thực chất là dòng tiền vẫn chuyển động giữa các công ty thành viên, công ty mẹ - con Mặc dù kê khai lỗ nhiều năm nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn tăng cường các chương trình quảng bá, khuyếch trương và mở rộng quy mô kinh doanh Nhằm ngăn chặn các hiện tượng trên, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệpFDI báo lỗ nhiều năm liền và có dấu hiệu chuyển giá.
Tình trạng trốn thuế còn diễn ra phổ biến ngay ở các doanh nghiệp trong nước thông qua hình thức thành lập các công ty con, công ty thành viên hoặc mua bán hóa đơn khống từ các doanh nghiệp khác Đơn cử như vụ khởi tố Nguyễn Văn Chiến và 4 bị can khác phạm tội “Mua bán trái phép hóa đơn” và “Trốn thuế” tại Bắc Giang vào 6/2022 Từ năm 2011 đến 2019, Nguyễn Văn Chiến đã thành lập và mua bán 11 công ty “ma” trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và TP Hải Phòng Tổng giá trị hàng hoá ghi trên hoá đơn khoảng 1.200 tỷ đồng, gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước 120 tỷ đồng.
Tình trạng thất thu NSNN diễn ra phổ biến nhất tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó tập trung vào những lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh phương tiện vận tải tư nhân, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh thương mại điện tử bán hàng qua mạng… Một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế có thể kể đến trong ngành khai thác khoáng sản như: Năm 2021, qua kiểm tra thuế tại Công ty cổ phần Sản xuất và Công nghệ nhựa Pha Lê - chi nhánh Nghệ An, cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp có 2 hành vi vi phạm hành chính: khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp và khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường phải nộp Đầu tháng 12/2021, cơ quan thuế tỉnh Nghệ An đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Nhựa Pha Lê - Chi nhánh Nghệ An với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 95 triệu đồng.
Tác động lớn nhất tới thất thu thuế TNDN tại Việt Nam trong năm 2020 xuất phát từ tác động của đại dịch COVID-19 Đại dịch này đã nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu và tạo ra một chuỗi sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh và sản xuất Việt Nam không thể tránh khỏi sự tác động tiêu cực này, đặc biệt, các lĩnh vực như du lịch, dịch vụ, và sản xuất đã phải đối mặt với sự suy giảm đáng kể trong doanh số bán hàng và lợi nhuận Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, do đó, thuế TNDN phụ thuộc vào lợi nhuận của họ đã bị ảnh hưởng.
Dữ liệu thống kê chính thức của Việt Nam cũng thể hiện tác động này Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ, chỉ đạt 2,91% (The World Bank, 2021) Sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế đã gây ra mất mát lớn cho nhiều doanh nghiệp, và thuế TNDN, phụ thuộc vào lợi nhuận, đã giảm theo tỷ lệ này. Để ứng phó với tình hình khó khăn này, Chính phủ Việt Nam đề xuất giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người Việc đề xuất giảm thuế này nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ, tránh tình trạng ưu đãi dàn trải Thực tế là, tính cả số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa, thì doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm tới97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam Nếu áp dụng chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp có quy mô vừa, thì gần như toàn bộ doanh nghiệp tại Việt Nam đều được hưởng giảm thuế nên sẽ không mang nhiều ý nghĩa ưu tiên phát triển Theo báo cáo của Chính phủ, việc đề xuất giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 15.840 tỷ đồng Nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả doanh nghiệp có quy mô vừa có thể làm giảm thu NSNN khoảng 22.440 tỷ đồng
1 Quy định về giảm thuế TNDN 2020 (Nguồn: Quốc Hội Việt Nam)
Quốc hội Việt Nam đã quyết định thông qua chính sách giảm thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để giảm áp lực tài chính trong thời kỳ khó khăn Theo Bộ Tài chính Việt Nam, hơn 700.000 doanh nghiệp đã được giảm hoặc hoàn thuế TNDN với tổng giá trị lên đến 6.350 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2021) Điều này thể hiện tình hình kinh doanh khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt, và sự quan tâm của Chính phủ bằng cách đưa ra các biện pháp hỗ trợ.
Năm 2021 tiếp tục là một năm khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam khi liên tục chịu những tác động lớn từ đại dịch Covid-19 Do đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN các năm 2020 và năm 2021; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 quy định các giải pháp về miễn, giảm thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội với 4 giải pháp có tổng giá trị hỗ trợ gần 20 nghìn tỷ đồng, trong đó, có giải pháp tiếp tục giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với
DN, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19 giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: "Trong bối cảnh giãn cách xã hội ở 23 tỉnh thành, doanh nghiệp đang cực kỳ khó khăn, số thu thuế hiện giảm gần 50% và tới đây còn giảm nữa".
Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Thuế đã phát hiện có 95.936 doanh nghiệp năm 2021 vi phạm thuế TNDN Trong đó, lượng giảm lỗ tăng mạnh lên đến 40.914,56 tỷ đồng vào năm 2021, góp phần làm tăng số thuế thu về cho NSNN lên 7.144,73 tỷ đồng (0,77 tổng thu thuế hay 2,85% tổng số thu từ thuế TNDN) năm 2021 Tuy nhiên, Tổng cục Thuế ghi nhận số thuế TNDN thất thu trong giai đoạn này lên đến gần 85.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 18%
Tổng số thuế TNDN đã nộp của doanh nghiệp trong V.1000 năm 2022 chiếm 58,2% tổng thu ngân sách về thuế TNDN Tuy nhiên, con số này lại chỉ bằng 85,1% so với số đã nộp của các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số thu thuế TNDN đạt 178.000 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2021 và chỉ bằng 61% kế hoạch năm Ngoài ra, việc miễn, giảm, hoãn thuế cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng là một nguyên nhân gây giảm thu thuế TNDN Theo ước tính của Tổng cục Thuế, tổng số tiền thất thu thuế TNDN năm 2022 là khoảng 120.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng số thu thuế TNDN dự kiến Đây là mức thất thu cao nhất trong vòng 10 năm qua, gây áp lực lớn cho ngân sách nhà nước và cần được giải quyết kịp thời. Để khắc phục tình hình thất thu thuế TNDN 2022, Tổng cục Thuế đã đề ra một số giải pháp như tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về thuế; và hợp tác với các cơ quan liên quan để hoàn thiện chính sách và pháp luật về thuế. Đánh giá thực trạng thất thu thuế TNDN giai đoạn 2020 - 2022:
Thực trạng thất thu thuế TNDN giai đoạn 2020 - 2022 là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng số doanh nghiệp nộp thuế TNDN trong giai đoạn này chỉ đạt 76,4% so với kế hoạch, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019
Thuế thu nhập cá nhân
2 Số thu thuế TNCN trong tổng thu NSNN 2011 – 2022
Nhìn vào số thu thuế thu nhập cá nhân trong 12 năm (2011-2022), có thể thấy tốc độ tăng thu của sắc thuế TNCN ngày càng gia tăng qua các năm Điều đáng nói, năm
2013 và 2020, mức giảm trừ gia cảnh của người làm công ăn lương được điều chỉnh tăng
2 lần Năm 2013, mức giảm trừ gia cảnh tăng từ 4 lên 9 triệu đồng đối với người nộp thuế, từ 1,6 lên 3,6 triệu đồng đối với người phụ thuộc Năm 2020, mức giảm trừ gia cảnh tiếp tục được tăng lên 11 triệu đồng đối với người nộp thuế, 4,4 triệu đồng đối với người phụ thuộc Tuy nhiên, tốc độ tăng thu thuế thu nhập cá nhân ngày càng cao qua các năm, đặc biệt trong những năm ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng số thu của sắc thuế này vẫn liên tục ghi nhận những mức kỷ lục dẫn đến nguy cơ làm tăng thất thu thuế TNCN.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, số thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 8 tháng năm 2020 lên 77.100 tỷ đồng, tăng 10.400 tỉ đồng so với tháng 7; số thu 7 tháng đạt
66.700 tỷ đồng, tăng 7.400 tỷ đồng so với tháng 6 Mức tăng mạnh số thu thuế TNCN trong tháng 7 và 8 gây bất ngờ bởi số thu của các tháng trước đó đang tăng chậm lại, đặc biệt tháng 6 ghi nhận số thu tăng chậm nhất kể từ đầu năm đạt 6.900 tỷ đồng, 6 tháng đạt 59.300 tỷ đồng Mặc dù mức giảm trừ gia cảnh của người làm công ăn lương được điều chỉnh tăng 2 lần vào năm 2013 và năm 2020 nhưng số thu của sắc thuế này tiếp tục tăng cao Trước đó, Bộ Tài chính tính toán việc tăng GTGC sẽ có 6,8 triệu người được hưởng lợi từ chính sách này, khoảng 1 triệu người không phát sinh số thuế nộp, số thu thuế TNCN năm 2020 giảm 10.300 tỷ đồng.
3 Số thu TNCN 8 tháng đầu năm 2020 (Nguồn: Tổng cục Thuế)
Có thể thấy, thất thu thuế TNCN năm 2020 xuất hiện ở cả thu từ tiền lương, tiền công và thu từ các nguồn khác.
● Đối với thu từ tiền lương, tiền công, thất thu chủ yếu đến từ việc tăng mức giảm trừ gia cảnh Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh tăng từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng đối với cá nhân người nộp thuế, tăng từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc Điều này khiến cho số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải nộp thuế tăng lên, dẫn đến thất thu thuế.
● Đối với thu từ các nguồn khác, thất thu chủ yếu đến từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh online, Các hoạt động này thường khó kiểm soát, dẫn đến tình trạng khai sai, trốn thuế TNCN.
Tính đến ngày 31/12, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 83.979 cuộc thanh, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra được 804.590 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế.
Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 71,876 nghìn tỷ đồng, bằng 114,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng số thu từ thuế TNCN 4 tháng đầu năm
2021 ước đạt 52.358 tỷ đồng, trong đó số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2019 Đặc biệt năm 2021 là năm dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế, cuộc sống của người dân nhưng số thu tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay đạt khoảng 123.000 tỷ đồng, đạt 114% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ Tuy nhiên bằng những giải pháp, chính sách kịp thời của Quốc hội, Chính phủ,
Bộ Tài chính, từ tháng 9/2021, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế dần được khôi phục và phát triển Cùng với việc ngành Thuế triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, ước số thu từ thuế thu nhập cá nhân năm 2021 Trong đó, số thu từ hộ, cá nhân kinh doanh ước đạt 16.476 tỷ đồng, bằng 87,9% so với năm 2020, đạt 85% dự toán Do ảnh hưởng của dịch bệnh, số thu từ hộ, cá nhân kinh doanh sụt giảm mạnh so với dự toán và cùng kỳ thực hiện năm 2020.
Cũng trong năm 2021, tổng số đơn đề nghị gia hạn theo Nghị định 52/2021 đến ngày 20/12/2021 là 139.508 đơn với tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn là 92.909 tỷ đồng Tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn đã nộp vào ngân sách là 72.601 tỷ và số thu lệ phí trước bạ năm 2021 ước đạt 36.185 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020.
4 Số thuế TNCN trong tổng thu NSNN 2011 – 2021
Theo Tổng cục Thuế, tính đến 30/6, tổng tiền nợ thuế mà ngành Thuế đang quản lý là 115.983 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý, đang trình cấp có thẩm quyền xóa nợ, miễn giảm, gia hạn, nộp dần tiền thuế và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ tính đến thời điểm 30/6/2021 là 105.315 tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ.
5 Số nợ thuế 6 tháng đầu năm 2021 (Nguồn: Tổng cục Thuế)
Theo Tổng cục Thuế, dự toán số thu thuế từ thu nhập cá nhân đặt ra trong năm
2022 mà ngành thuế sẽ thực hiện là 118.075 tỷ đồng Nhưng chỉ 7 tháng đầu năm 2022 số thu đã đạt 90,1%, tương đương 106.527 tỷ đồng.
Số liệu cho thấy, tổng thu thuế TNCN đã liên tục tăng khoảng 11 lần kể từ khi luậtThuế TNCN ban hành vào năm 2007, từ mức 5.000 tỷ đồng Lần đầu thu thuế TNCN vượt mức 100.000 tỷ đồng, đạt 110.000 tỷ đồng là vào năm 2019.
6 Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế TNCN tính đến 15/7/2022
Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân năm 2022 cả nước đạt 166.733 tỷ đồng, đạt 138% dự toán và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021 Như vậy, thuế thu nhập cá nhân năm 2022 vượt so với mức dự toán đề ra đầu năm là 48.658 tỷ đồng.
Năm 2022, Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý ước đạt trên 1,46 triệu tỷ đồng, bằng 124,3% dự toán pháp lệnh.
Cơ quan thuế đã thực hiện được 64.289 cuộc thanh tra, kiểm tra Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra 59.530 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Lý giải số thu từ thuế thu nhập cá nhân năm 2022 vượt xa dự toán, Bộ Tài chính, thông tin chủ yếu nhờ thị trường chứng khoán, bất động sản tăng trưởng mạnh trong năm
2021, quyết toán thuế năm 2021 từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chứng khoán được nộp trong quý 1/2022.
7 Tổng số thu thuế thu nhập cá nhân 2014 – 2022
Thuế nhập khẩu
Năm 2020, ngành Hải quan được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN là 338.000 tỷ đồng Theo đó, tổng thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu tính đến 24 giờ ngày 31/12/2020 của toàn ngành Hải quan đạt 317.090 tỷ đồng, bằng 93,8% dự toán, giảm 8,7% so cùng kỳ 2019.
Như vậy, con số này đã vượt hơn 12 nghìn tỷ đồng so với chỉ tiêu Quốc hội đánh giá, góp phần cân đối ngân sách trung ương Số thu ngân sách đạt được nêu trên là rất khả quan, trong bối cảnh kim ngạch nhập khẩu giảm 4% so với dự toán.
Mặc dù đã đạt được những con số tích cực nhưng vấn đề nợ thuế, trốn thuế vẫn diễn ra, trong đó tình trạng nợ thuế do cơ quan hải quan quản lý lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Về nợ thuế do cơ quan hải quan quản lý, Kiểm toán nhà nước cho biết, nợ quá hạn đến 31/12/2020 là 7.115 tỷ đồng, tăng 1% (67,8 tỷ đồng) so với năm 2019, bằng 2,2% số thu ngành hải quan năm 2020 Cụ thể, nợ quá hạn về thuế chuyên thu 5.660 tỷ đồng, tăng
1,4% (78 tỷ đồng); nợ quá hạn về thuế tạm thu 1.454 tỷ đồng, giảm 0,7% (10,7 tỷ đồng). Trong khi đó, số thu mà ngành Hải quan đạt được năm 2020 từ các giải pháp chống thất thu như thu hồi nợ thuế, thu từ công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, chống thất thu qua công tác xác định lại mã số, trị giá hàng hóa, C/O đạt khoảng 2.639 tỷ đồng. Để trốn thuế nhập khẩu và thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá… doanh nghiệp nhập khẩu cố tình khai sai tên hàng, chủng loại, mã hàng đối với nhiều lô hàng hoá nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra hàng hoá nhập khẩu thuộc 3 tờ khai hải quan của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp P.N (TP Hồ Chí Minh), phát hiện doanh nghiệp này khai báo sai mã số hàng hoá, thuế suất, dẫn đến thiếu trên 400 triệu đồng tiền thuế.
Trường hợp khai sai mã số, thuế suất hàng nhập khẩu của Công ty Cổ phần XNK K.L.P đã bị Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện, truy thu và xử phạt trên 300 triệu đồng Hàng hoá vi phạm của công ty này là thép không hợp kim (hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng), có thuế suất thuế nhập khẩu 10%, nhưng doanh nghiệp khai báo thuế suất chỉ có 0%, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp Trị giá hàng vi phạm trên 2,1 tỷ đồng.
Năm 2021, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 315.000 tỷ đồng Trong đó, thuế xuất khẩu 6.222 tỷ đồng, thuế nhập khẩu 55.023 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 21.925 tỷ đồng, thuế bảo vệ môi trường là 1.830 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng 230.000 tỷ đồng.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước của ngành trong năm 2021 đạt 370.000 tỷ đồng, tương ứng 117% dự toán (Quốc hội giao 315.000 tỷ đồng) và bằng 110% chỉ tiêu phấn đấu (335.000 tỷ đồng) đồng thời tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020 Theo Tổng cục Hải quan, tổng thu tăng ngân sách cao là do một số mặt hàng có giá nhập khẩu mạnh, như dầu thô, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, sắt thép, quặng sắt, chất dẻo nguyên liệu
Về công tác thu hồi nợ thuế, tổng số nợ chuyên thu quá hạn (tính đến ngày 30/11) đạt 5.590 tỷ đồng và chiếm khoảng 1,49%/tổng thu ngân sách Nhà nước Có được kết quả trên, cục hải quan các tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh công tác rà soát, phân loại nợ chính xác để thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý nợ thuế.
Tính đến ngày 31/10/2021, cơ quan Hải quan đã thực hiện 150 cuộc thanh tra,kiểm tra toàn ngành, kiến nghị truy thu 288,6 tỷ đồng, đã nộp vào ngân sách đạt 227,1 tỷ đồng; 1.328 cuộc kiểm tra sau thông quan, tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 545,7 tỷ đồng, đã thực thu vào ngân sách số tiền là 494,7 tỷ đồng.
Cơ quan Hải quan cũng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bắt giữ 11.961 vụ vi phạm với trị giá hàng hóa gần 2.000 tỷ đồng, xử lý thu nộp ngân sách 170,3 tỷ đồng; ra quyết định khởi tố 25 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 102 vụ Đặc biệt, đến thời điểm 11/2021, cơ quan hải quan đã thu hồi và xử lý nợ thuế đạt 535,4 tỷ đồng.
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án buôn lậu liên quan đến Công ty Thép V.V (Đức Hòa, Long An) Lô hàng 14 container thép nhập khẩu về TP Hồ Chí Minh khai báo sai chủng loại, mã hồ sơ dẫn đến thiếu trên 1 tỷ đồng tiền thuế Khai báo ban đầu của doanh nghiệp, hàng nhập khẩu gồm thép lá cán nóng (thuế suất 0%) không hợp kim, chưa phủ mạ tráng, không lượn sóng, dạng cuộn, quy cách không đồng bộ, mới 100% Thế nhưng, kiểm tra thực tế lô hàng 4 container, cơ quan chức năng phát hiện hàng thực nhập là thép mạ kẽm có thuế suất nhập khẩu từ 5%-15%, tùy mặt hàng Với 10 container còn lại, hải quan cũng phát hiện thép cán nguội chưa phủ mạ, tráng, thuế suất nhập khẩu 10,5% Nếu cơ quan hải quan thành phố không kịp thời phát hiện lô hàng vi phạm này, doanh nghiệp đã trốn trên 1 tỷ đồng tiền thuế.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện, đó là Công ty TNHH TM-DV-KT nông nghiệp P.N (TP Hồ Chí Minh), khai báo sai mã số hàng hóa, thuế suất, thiếu trên 400 triệu đồng tiền thuế Công ty P.N khai nhập khẩu máy móc thiết bị nông nghiệp, có thuế suất nhập khẩu 0%, nhưng hàng thực nhập lại có thuế suất 20%.
Do vậy, song song với truy thu số tiền thuế còn thiếu, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã xử phạt doanh nghiệp này 85 triệu đồng, tương đương 20% chênh lệch thuế khai thiếu
Thuế từ hoạt động thương mại điện tử
tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến ngày14/7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế,nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook (2.076 tỷ đồng); Google (2.040 tỷ đồng);Microsoft (699 tỷ đồng). nhưng, nếu so với doanh số thị trường TMĐT ở VN năm vừa qua đạt khoảng 13,7 tỉ USD (tương đương gần 325.000 tỷ đồng) thì con số thuế đã thu này quá nhỏ nhỏ bé.
12 Số thu thuế từ vi phạm, chống thất thu từ hoạt động thương mại điện tử
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, tính trong 6 tháng đầu năm, số thu từ xử lý vi phạm, chống thất thu đối với tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới đạt 356 tỷ đồng, cao hơn cả năm 2020 và 2021 Riêng tháng 6, Tổng cục Thuế đã tiến hành truy thu thêm 136 tỷ đồng.
Phần lớn số thu từ vi phạm chống thất thu tập trung tại cơ quan quản lý thành phố lớn Lũy kế đến tháng 5/2022, Cục Thuế Hà Nội thu 358 tỷ đồng, Cục Thuế TP.HCM thu
146 tỷ đồng và Cục Thuế Đà Nẵng thu 67 tỷ đồng.
Qua quá trình quản lý, rà soát, truy thu, cơ quan thuế trên cả nước đã phát hiện nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức phát sinh doanh thu nhiều tỷ đồng nhưng không đóng thuế. Đơn cử, Cục Thuế TP.HCM đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google với số tiền thuế truy thu, xử phạt lên tới 169 tỷ đồng Cũng theo Đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, qua thanh tra, cơ quan thuế phát hiện một công ty đối tác của nhà cung cấp nước ngoài Google tại Việt Nam làm nhiệm vụ quản lý các kênh YouTube tự sản xuất nội dung số tại Việt Nam với số thuế truy thu và phạt là 24,3 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính Việt Nam, trong năm 2020, doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam đạt khoảng 11,8 tỷ USD, tăng trưởng gần 18% so với năm 2019.Tuy nhiên, số thuế được thu về từ hoạt động này chỉ đạt khoảng 12 triệu USD, rất thấp so với mức doanh thu.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2020, Việt Nam có khoảng 15.000 kênh kiếm tiền trên YouTube, trong đó có 350 kênh có trên một triệu người đăng ký Tuy nhiên, cơ quan thuế chỉ có thể nắm được 5.000 kênh chịu thuế thu nhập doanh nghiệp Số còn lại là không kê khai thu nhập, kê khai không trung thực hoặc trốn thuế qua cổng thanh toán quốc tế như Paypal và Payoneer.
Hiện có khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế Số thuế thu được thông qua các tổ chức, cá nhân Việt Nam khấu trừ, nộp thay khoảng 1.000 tỷ đồng/năm (từ năm 2018 đến hết tháng 10/2021) Các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền là 4.263,82 tỷ đồng.
Trong năm 2021, số thuế thu được từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, Youtube, Facebook là 1.314 tỷ đồng, trong đó số thu từ một số tập đoàn lớn như Facebook được 521 tỷ đồng; Google 490 tỷ đồng; Microsoft 164 tỷ đồng Riêng số thu từ cá nhân tự kê khai, số thuế truy thu, tiền phạt qua thanh tra kiểm tra đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại các trang mạng xã hội nước ngoài Google, Facebook, Youtube, Apple tính đến hết tháng 10/2021 là 498 tỷ đồng.
Liên tục phát hiện các vụ kinh doanh qua mạng với quy mô lớn nhưng không đóng thuế
Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng thường tìm cách né thuế, chia nhỏ thành nhiều tài khoản khác nhau để kinh doanh, dẫn đến việc kê khai thuế có sự không chuẩn xác và rất khó kiểm soát.
Ngày 1/4/2021, Cơ quan quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công an tỉnh đã triệt phá kho hàng giả lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh này Không có cửa hàng cố định, chủ kho hàng này đã sử dụng nền tảng số livestream bán hàng trên mạng xã hội Facebook Trung bình mỗi ngày có khoảng 1000 đơn hàng được gửi đi thông qua các dịch vụ vận chuyển Trước đó, hàng loạt các vụ việc buôn bán hàng giả, chuyên livestream bán hàng cũng bị triệt phá, như vụ kho hàng giả quy mô 10 nghìn m ở Lào 2 Cai.
Cũng theo Cục thuế thành phố Hà Nội cho biết họ chỉ thu được 14 nghìn tỷ đồngViệt Nam (khoảng 618,2 triệu USD) tiền thuế từ các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trong năm 2021, chiếm chỉ 6% tổng thu.
=> Số thu ít như vậy không phản ánh quy mô thực tế của hoạt động kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến, đồng nghĩa với việc có những doanh nghiệp và các cá nhân liên quan đến việc trốn thuế Từ đó dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế lớn.
Năm 2022 Ước tính tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến ở Việt Nam chiếm trên 90% và có tới 3,5 triệu lượt giao dịch trong 1 ngày trên các sàn TMĐT, chưa kể các nền tảng mạng xã hội Năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt 16,4 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2021, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước Tuy nhiên, năm 2022, cơ quan thuế mới chỉ thu được hơn
600 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, cung cấp dịch vụ số của Việt Nam.
Cùng với đó, từ ngày 21/3/2022 (thời điểm các doanh nghiệp xuyên biên giới hiện diện tại Việt Nam kê khai, nộp thuế) đến nay, cơ quan thuế mới chỉ thu được hơn 3.444 tỷ đồng của 42 nhà cung cấp nước ngoài khai và nộp qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài Trong đó, có 6 nhà cung cấp nước ngoài lớn gồm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple, chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục Thuế TP.HCM đã truy thu 1 cá nhân số tiền thuế 31 tỉ đồng, xử lý 3 doanh nghiệp truy thu, phạt số tiền 327 triệu đồng có thu nhập từ Google Tổng cộng cơ quan này đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google, với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 169 tỷ đồng.
Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế vẫn còn diễn ra
GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THẤT THU THUẾ Ở VIỆT NAM
TÌNH TRẠNG THẤT THU THUẾ Ở VIỆT NAM
Thứ nhất, về công tác hoàn thiện chính sách: Để công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao cần có một hệ thống pháp luật thuế hoàn thiện, đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra, kiểm tra Cần khắc phục được những bất cập của chính sách thuế như:
- Mở rộng cơ sở đánh thuế, bổ sung quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế như: Quy định đánh thuế đối với hoạt động bán hàng đa cấp, cung cấp dịch vụ qua thương mại điện tử, bán hàng qua mạng, có cơ chế chính sách thuế thích hợp cho các tập đoàn kinh tế
- Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế.
- Đơn giản hoá chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, xã hội hoá, đảm bảo, đảm bảo ưu đãi theo vùng miền để đảm bảo hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền.
- Hoàn thiện Luật Quản lý thuế, bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan Thuế Hiện nay, cơ quan Thuế chỉ có chức năng thanh tra các vụ việc và nếu nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra chuyên trách Trong nhiều trường hợp, hoạt động này không đủ sức ngăn chặn, xử lý và răn đe vi phạm.
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm…
Thứ hai, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế của cơ quan Thuế Để thực hiện được giải pháp này, hệ thống dịch vụ ngân hàng cần cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng các dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức thanh toán, tạo sự thuận lợi, dễ dàng cho người sử dụng; Thực hiện triển khai công tác tuyên truyền để mọi người dân và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế thấy được lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thành thói quen của người dân và các tổ chức, dần dần sẽ giảm thiểu hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
Thứ ba, trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế, bên cạnh việc kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm trong việc kê khai nộp thuế, các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những chính sách thuế mới, tăng cường đôn đốc thực hiện nộp các khoản nợ đọng vào NSNN, bao gồm nợ đọng qua công tác thanh tra kiểm tra và nợ phát sinh qua kê khai.
Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong công tác chống thất thu; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận trốn thuế, đặc biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, điều tra xác minh các trường hợp không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh nhưng còn nợ thuế… từ đó làm tăng tính hiệu quả các giải pháp chống thất thu thuế, góp phần đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khách quan, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
Ngoài ra, cần phải nghiên cứu thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
- Tăng cường quản lý kê khai thuế
- Tăng cường quản lý thu nộp, xử lý nợ đọng thuế
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế
- Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ thuế
3.2 Một số giải pháp cụ thể
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Tăng cường quản lý kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Tăng cường quản lý thu nộp, xử lý nợ đọng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ thuế
- Đối với thuế thu nhập cá nhân:
Nhóm giải pháp về khung pháp lý: Đề xuất Luật Thuế TNCN năm 2018 với 5 bậc thuế suất; đề xuất cải cách Luật Thuế TNCN năm 2023 với 4 bậc thuế suất và nâng ngưỡng giảm trừ gia cảnh.
Nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN: (1) Quản lý đối tượng đăng ký - kê khai thuế hiệu quả hơn (Công An Xuất nhập cảnh nắm giữ thông tin về danh sách nhập cảnh, mục đích nhập cảnh, địa chỉ đăng ký tạm trú; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nắm giữ danh sách người nước ngoài làm việc thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động với các thông tin về mục đích đến Việt Nam, thời gian ở Việt Nam, tài khoản thanh toán ở Việt Nam (2) Quản lý kê khai thuế - nộp thuế: Tiếp tục triển khai phương thức tự khai, tự nộp và bắt buộc tất cả các cá nhân phát sinh thu nhập phải quyết toán thuế TNCN vào cuối năm Các thủ tục về thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý sau nhiều lần cải cách theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện đã tạo thuận lợi cho quản lý thu thuế và giảm chi phí tuân thủ cho đối tượng nộp thuế Cơ quan thuế cần đưa ra các hình thức hỗ trợ, tạo thuận lợi về thủ tục nhằm khuyến khích người nộp thuế mở sổ sách kế toán, mở rộng diện đối tượng nộp thuế thực hiện nộp thuế theo phương pháp tự tính, tự khai và tự nộp thuế (3) Giải pháp về quản lý thu nhập phát sinh của người nộp thuế
- Đối với thuế nhập khẩu
Mô xt là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật về chính sách thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp Nhà nước cần đưa ra các chế tài mạnh hơn cho hành vi vi phạm về thuế nhập khập khẩu Qua đó, doanh nghiệp nhận diện và ý thức được hành vi gây thất thu thuế của mình Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực quản lý, năng lực kiểm tra kiểm soát hải quan, năng lực xử lý vi phạm Cán bộ hải quan phải thường xuyên cập nhật những thay đổi mới về quy định tính thuế, về thuế suất và đặc biệt là danh mục hàng hoá nhập khẩu thì mới có thể hạn chế, chống thất thu đối với khoản thuế này.
Hai là, về mã số thuế, thuế suất thuế nhập khẩu: Để khắc phục tình trạng áp dụng sai mã số thuế của hàng hoá, Nhà nước cần thiết phải chuẩn hoá danh mục và mã số thuế của sản phẩm hàng hoá nhập khẩu Cán bộ hải quan cần phân loại xác định mã hàng trước khi hàng hoá đến cửa khẩu để chủ động trong việc xác định số thuế nhập khẩu Với biểu thuế xuất nhập khẩu thì cần xây dựng theo bản chất, tính chất của hàng hoá Xây dựng biểu thuế chi tiết khớp với danh mục mã hàng nhập khẩu và công khai biểu thuế này.
Ba là, về gian lận trong khai báo giá: Cần đẩy mạnh triển khai các chuyên đề kiểm tra trị giá, tập trung vào những nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu có thuế suất cao, tần suất nhập khẩu nhiều, kim ngạch lớn; Tăng cường kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện những sai sót trong kiểm tra trị giá Nghiên cứu danh mục sản phẩm hàng hoá nhập khẩu, xác định các sản phẩm thay thế, sản phẩm tương tự để xác định trị giá phù hợp Xét thấy, việc xác định trị giá tính thuế cần được ban hành văn bản một cách chi tiết và cụ thể để hướng dẫn cán bộ hải quan áp dụng một cách thống nhất và hiệu quả; Tránh trường hợp áp dụng sai giá trị dẫn đến thất thu lớn nguồn NSNN.
Bốn là, về định mức khai báo khi nhập khẩu: Đây là hành vi dễ thực hiện nên thủ thuật này được nhiều đơn vị nhập khẩu áp dụng Do đó, đơn vị hải quan cũng cần rà soát, thu thập thông tin về định mức tiêu hao sản phẩm, phối hợp với các cơ quan chức năng khác như chi cục thuế, cục thuế, để kiểm tra định mức, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý thuế Xác định lại số nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khi tái xuất ra nước ngoài từ đó phát hiện và xử lý các trường hợp khai gian định mức.
Năm là, chính sách ưu đãi, miễn thuế, gia hạn nhập khẩu: Với điều kiện ở nước ta hiện nay thì chính sách ưu đãi, miễn thuế hay gia hạn thuế nhập khẩu là một công cụ động viên, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, cơ quan hải quan cũng cần xem xét các trường hợp này để hạn chế tối đa rủi ro trốn thuế.Đối với các tờ khai ưu đãi hay miễn thuế cần rà soát ngay ở giai đoạn nhận tờ khai tránh trường hợp doanh nghiệp khai gian để được hưởng lợi Trường hợp gia hạn thuế cần siết chặt quản lý, kiểm tra điều kiện gia hạn cũng như thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Đặc biệt, chú trọng giải pháp bảo lãnh nợ thuế một cách chặt chẽ, hiệu quả.