1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, lập bảng phân tích swot và đề xuất các giải pháp chiến lược cho công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, lập bảng phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp chiến lược cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Quản trị học căn bản
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông,… Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, công

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO



MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH,

LẬP BẢNG PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN

SỮA VIỆT NAM VINAMILK.

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2022

1

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK 4

1.Quá trình hình thành và phát triển của Vinamilk 4 1.1 Giai đoạn hình thành từ năm 1976 – 1986 của Vinamilk 4 1.2.Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003 4 1.3.Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay 5

2.Tổng quan về các SBU của VINAMILK 5

PHẦN II PHÂN TÍCH CÁC MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VINAMILK 6

1.2.Môi trường văn hóa xã hội 7 1.3.Môi trường chính phủ, luật pháp, chính trị 7

2.4 Đối thủ cạnh tranh : 10

PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VINAMILK 17

1.Mô hình SWOT của Vinamilk 17

2.Các giải pháp chiến lược phát triển: 19 2.1.Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao 19 2.2.Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa việt nam 20 2.3.Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại đông nam á 20

2

Trang 3

PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Phần I Tổng quan về công ty cổ phần sữa Vinamilk

1.Quá trình hình thành và phát triển của Vinamilk

- Công ty Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi khác: Vinamilk Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007

- Vinamilk hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm

từ sữa tại Việt Nam Các sản phẩm mang thương hiệu này chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên

cả nước, cụ thể như sau:

54,5% thị phần sữa trong nước,

40,6% thị phần sữa bột,

33,9% thị phần sữa chua uống;

84,5% thị phần sữa chua ăn

79,7% thị phần sữa đặc

(Nguồn: theo wikipedia số liệu cập nhật năm 2022)

- Các sản phẩm đến từ thương hiệu Vinamilk được phân phối đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 220.000 điểm bán hàng Bên cạnh đó, Vinamilk Việt Nam còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông,… Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk), 1 văn đại diện tại Thái Lan

- Trong hơn 40 năm hoạt động của mình, Công ty sữa Vinamilk đã trải qua rất nhiều những giai đoạn phát triển khác nhau Mỗi giai đoạn lại đánh dấu những bước tiến mới của doanh nghiệp, sự vững vàng của một thương hiệu lớn có bề dày lịch sử

1.1 Giai đoạn hình thành từ năm 1976 – 1986 của Vinamilk

Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam

3

Trang 4

Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I

1.2.Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003

Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Công ty chuyên

về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa

Đến năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc thuận lợi hơn Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy của công

ty lên con số 4 Việc xây dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc

Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Việc liên doanh này đã giúp công ty thành công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất

Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc Vào tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ

1.3.Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 – nay

Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty là: VNM Cũng trong năm đó, Công ty khánh thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP Hồ Chí Minh

Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên 1,590 tỷ đồng Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác liên doanh trong cty cổ phần Sữa Bình Định Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM Thời điểm đó vốn của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ của Công ty Đến 20/8/2006, Vinamilk chính thức đổi logo thương hiệu công ty Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu

Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD Năm 2011, đưa nhà máy sữa

Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD

4

Trang 5

2.Tổng quan về các SBU của VINAMILK

2.1.SBU sữa nước (sữa pha sẵn):

- SBU sữa nước luôn là một trong những mặt hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Vinamilk Sở hữu lợi thế dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng 100%, được sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu chăn nuôi, thu mua, chế biến và đóng gói; trang trại sữa organic theo tiêu chuẩn châu Âu… là một trong những yếu tố giúp sản phẩm sữa nước (sữa pha sẵn) là phân khúc mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận cho Vinamilk → Giải pháp: Vinamilk nên tập trung triển khai đầu tư, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào từ những trang trại sữa organic và nguồn sữa thu mua tự nhiên: mở rộng quy mô các trang trại, phát triển đàn bò bữa, xây dựng các nhà máy với công nghệ mới… bên cạnh đó hãng cũng cần làm mới hình ảnh thương hiệu với những chiến lược marketing hiệu quả nhằm duy trì hình ảnh, mở rộng đối tượng khách hàng

2.2.SBU sữa bột:

-Sản phẩm này chiếm 30% thị phần nhưng thị trường tiêu thụ dòng sản phẩm sữa bột của Vinamilk lại chủ yếu ở khu vực nông thôn Nhóm sản phẩm sữa bột của Vinamilk ngày càng đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tế về phân khúc và đối tượng mục tiêu của nhóm khách hàng, phù hợp cho mọi đối tượng, nhu cầu người dùng, từ trẻ em đến phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người bị bệnh tiểu đường, người thừa cân, béo phì… Chính vì vậy, đây vẫn sẽ là lợi thế không nhỏ để Vinamilk tiếp tục nắm giữ phần lớn thị phần

→ Giải pháp: Vinamilk nên tiếp tục đầu tư vào danh mục SBU sữa bột, đẩy mạnh triển khai các hoạt động marketing cho SBU sữa bột, phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, đặc biệt

là định vị dòng sản phẩm ở phân khúc giá thấp

2.3.SBU sữa đặc:

-SBU sữa đặc của Vinamilk là dòng sản phẩm xuất hiện khá sớm trên thị trường và cho đến thời điểm hiện tại, dòng sản phẩm sữa đặc của Vinamilk vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường SBU sữa đặc là dòng sản phẩm có thị phần cao nhưng mức tăng trưởng thấp nên cần có chính sách đầu tư phù hợp

→ Giải pháp: Vinamilk nên tiếp tục duy trì đầu tư, đẩy mạnh các sản phẩm hướng tới phân khúc khách hàng bình dân và mở rộng các kênh phân phối sản phẩm

Phần II Phân tích các môi trường kinh doanh của Vinamilk

5

Trang 6

1.Môi trường vĩ mô

1.1.Môi trường kinh tế

Cơ hội:

- Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sôi động, đặc biệt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đó có sản phẩm sữa

- Điều kiện cạnh tranh về giá ngày càng thuận lợi cho ngành sữa Việt Nam mở cửa thị trường nước ngoài khi giá các sản phẩm trên thế giới có xu hướng tăng cao Bên cạnh đó, công nghệ mới không ngừng cải tiến tạo cơ hội hoàn thiện ngành sữa Việt nam trong môi trường cạnh tranh cao

Thách thức:

- Nhiều người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận giá sữa nhập khẩu cao hơn 200% Sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm so với các công ty nước ngoài

1.2.Môi trường văn hóa xã hội

Cơ hội:

Với dân số đông và tốc độ tăng nhanh 5.3%, tiêu dùng nội địa có xu hướng tăng trong năm 2022 => thị trường đang phát triển với tiềm năng rất lớn Theo thống

kê của Bộ Công Thương, đến năm 2022, thị trường trong nước sẽ tiêu thụ khoảng 27 lít / người / năm

Trình độ dân trí ngày càng tăng cao => Nhận thức về các sản phẩm giải khác, dinh dưởng ngày càng tăng Năm 2013 ước tính thị trường sữa nước ta là 670.000 tấn.Theo Euromontor, thị trường sữa Việt Nam đạt giá trị 135.000 tỷ đồng vào năm 2020 Mãng sữa nước ta sẽ đạt mức tăng trưởng kép 7,7% về doanh số trong giai đoạn 2021-2025 Với những dự báo khả quan này, hàng loạt công ty sữa đã đầu tư xây dựng nhà máy để mở rộng công suất sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường

So với các công ty nước ngoài, các công ty Việt Nam có lợi thế lớn hơn trong việc phát triển các sản phẩm phù hợp với người Việt Nam

Thách thức:

6

Trang 7

Tâm lý tiêu đánh giá cao chất lượng sản phẩm nước ngoài, không đặt niềm tin vào sản phẩm trong nước

1.3.Môi trường chính phủ, luật pháp, chính trị

- Cơ hội:

Nền chính trị của Việt Nam ổn định, chính sách giảm thuế nhập khẩu về 0% giúp cho đầu tư nước ngoài, hỗ trợ học tập và phát triển yên tâm hơn

Chính sách tiêu thụ, hỗ trợ các sản phẩm sữa đã được hoàn thiện rõ rệt

- Thách thức:

Giá cả thị trường chưa được quản lí chặt chẻ Quy trình thực thi chống cạnh tranh không lành mạnh chưa thực sự hiệu quả

Chưa thật sự nghiêm ngặt trong khâu thanh tra, kiểm kê chất lượng sản phẩm, chu trình sản xuất

1.4.Điều kiện tự nhiên

- Cơ hội:

Thuận lời do Việt Nam thuộc kiểu khí hậu gió mùa Đặc biệt những vùng như Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, có điều kiện gió mùa ẩm thích hợp để trồng đồng cỏ chất lượng, đạt năng suất sữa cao

- Thách thức:

Khí hậu không thuận lợi trong bảo quản và chế biến ảnh hưởng đến chất lượng sữa

1.5.Môi trường khẩu học

Đến ngày 21 tháng 11 năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.646.974 người, tăng 1.184.868 người so với năm 2019 – 2020 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết.Do tình trạng di cư nên dân số giảm

Tốc độ gia tăng dân số tăng.Dân số tăng nhanh có lợi cho việc mở rộng ngành sữa sang thị trường rộng lớn hơn, tạo cơ hội tiêu dùng và nâng cao thu nhập Mức sống của người dân ngày một nâng cao tạo cơ hội cho các công ty sản xuất Năm 2019, tỷ trọng lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 39,1%, tăng 13,5 điểm phần trăm so với năm 2009; lao động có trình độ, chứng chỉ (sơ

7

Trang 8

cấp) chiếm 23,1% Tỷ lệ dân số 15-60 tuổi biết chữ của cả nước là 97,85% Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người đang bị mù chữ

2.Môi trường vi mô

2.1.Nhà cung cấp :

- Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu,

nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò và nông trại nuôi bò trong nước

- Về sữa tươi: Vinamilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi Hiện nay, Vinamilk đã có

hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ

Úc, Mỹ, và New Zealand Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.)

- Về sữa bột : Vinamilk nhập khẩu bột từ các công ty hàng đầu thế giới: Fonterta là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thẻ giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này năm giữ 1 / 3 khói lượng mua bán trên toàn thế giới Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk Hoodwest International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thể giới và được đánh giá là một đó lác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Hogweat có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sữa và khuynh huớng của thị trưởng sữa ngày nay Nhờ đó, mà chất lượng sữa bột của Vinamilk không thua kém nhiều với các nhà cung cấp nước ngoài khác trên thị trường

2.2 Công ty

Tài chính ( năm 2019)

Vốn CP : gần 17 tỷ VNĐ

Vốn chủ sở hữu : gần 29 tỷ đồng

Tông gia tài : 44 tỷ VNĐ

Con người : Số lượng nhân viên cấp dưới : 9000 người

Công nghệ : Công nghệ quản trị : Vinamilk hiện đang ứng dụng đồng thời ba giải pháp ERP quốc tế của Oracle, SAP và Microsoft Chuỗi đáp ứng điều tra và nghiên cứu khâu luân chuyển đến mẫu sản phẩm đến thị trường tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng

Hoạt động của tất cả bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng đến những kể hoạch và hoạt động của phòng marketing

8

Trang 9

2.3 Công chúng :

– Là một nhóm bất kì tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những tổ chức hay

có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra nó

– Đứng trên góc độ khách quan, nhìn nhận các vấn đề liên quan tới môi trường công chúng của công ty như sau:

Công chúng tài chính: với sự lớn mạnh không ngừng của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk,

đã có rất nhiều nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp trên thế giới đến tham quan và tim hiểu về công ty và nhiều nhà sau đó đã trở thành cổ đông

Công chúng truyền thông: nhằm đưa ra những thông tin về sản phẩm sữa thông qua các phương tiện như báo giấy, tạp chí, truyền hình…

Công chúng hoạt động cộng đồng: Với thị phần đứng đầu trong ngành sữa Việt Nam, cho thấy phần đông người ưa chuộng, ủng hộ mặt sản phẫm của Công ty Hơn nữa, Công ty Vinarillk để lại hình ảnh tương đối tốt với người tiêu dùng trên toàn quốc thông qua các chương trình như: Quỹ học bổng Vinamilk – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam, Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Quỹ học bổng Vừ A Dính… – Công chúng chính phủ: áp dụng các quy trình Công nghệ nhằm tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu lượng khí thải

Công chúng địa phương: Tích cực tham gia cải tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp quanh nhà máy, Ban giám đốc thưởng xuyên lắng nghe tiếp thu và nâng cao Công tác bảo vệ môi trường từ các chính quyền và nhân dẫn tại khu vực Hướng tới sử dụng các bào bị than thiện với môi trường Vinamilk đã giảm trong luong bao bị cho một số sản phẩm, ví dụ sử dụng thiếc mỏng hơn để giảm trọng lượng bao bì của các sản phẩm sữa đặc có đường, giảm nhựa bao bì tiêu hao trễn một đơn vị hộp sữa chua

Công chúng nội bộ: Vinamilk cam kết đối xử tôn trọng và công bằng với tất cả nhân viên, tạo dựng những cơ hội phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn, thân thiện và cởi mở…

– Tuy nhiên từ vụ việc sữa nhiễm melanine đã làm lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm bị lung lay Vị thẻ nó không những là thách thức đó với Vinamilk mà còn đối với nhiều hãng sữa khác Bởi vậy, cần đưa ra thông tin dinh dưõng một cách thành thực, trung thành để củng cố thêm long tin của người tiêu dùng vào nhãn hiệu Công ty

9

Trang 10

2.4 Đối thủ cạnh tranh :

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

– Việt Nam hiện có 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300 nhãn hàng Tuy nhiên Vinamilk vẫn là công ty có thị phần lớn nhất tại Việt Nam chiếm hơn 50% trong ngành sữa, theo sau là FrieslandCampina Việt Nam Tiếp đến là các sản phẩm nhập khẩu từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle… với các sản phẩm chủ yếu

là sữa bột Cuối cùng là các công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì…

– Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước

và nhập khẩu Hiện Vinamilk dẫn đầu thị trường với thị phần 40,6% (năm 2019);

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp :

– Vinamilk cạnh tranh với những đối thủ có sản phẩm có thể thay thế như: bột ngũ cốc, nước uống dinh dưỡng chống lão hóa, nước diệp lục tố kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa, nước cam ép Twister…, một số loại kem tươi nước ngọt… Đây thực sự là những sản phẩm thay thế tốt cho sữa

– Thị trường nước ép trái cây: Tân Hiệp Phát, Twister, Coca Cola, Pepsico, Tropicana, Tipco,…

– Thị trường bột ngũ cốc: VinaCafe, Callbe, Tuệ Minh,…

– Thị trường nước uống dinh dưỡng: Tân Hiệp Phát, Coca Cola,…

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :

– Công nghệ – kỹ thuật: Các công nghệ quản trị chất lượng (KCS), công nghệ pha chế phức tạp, yêu cầu về đóng gói bao bì sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng sữa

– Tài chính: Đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư cho máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, kho bãi,…

– Về thương hiệu: Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng tạo được lòng tin với khách hàng như TH True Milk, Dutch Lady, Abbot, Vinamilk,… Tất cả những doanh nghiệp này đều đã có những sản phẩm độc đáo định vị khác biệt với các sản phẩm trên thị trường Việc xây dựng tên một thương hiệu là điều không dễ dàng, nên đây sẽ là một rào cản lớn với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành

– Về kênh phân phối: Các doanh nghiệp trên thị trường hiện đang có một hệ thống phân phối rộng khắp Việc sở hữu mạng lưới phân phối tốt chính là chìa khóa của doanh

10

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w