Các yếu tố môi trường marketing vĩ môPhần 2: Giới thiệu về công ty Vinamilk, Sản phẩm sữa tươi, khách hàng của sản phẩm sữa tươi2.1.. Khách hàng tổ chức các Cty sản xuất, công ty thương
Trang 1ThuongMai University
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài:
Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường marketing
vĩ mô đến hoạt động Marketing của sản phẩm sữa tươi và sữa dinh dưỡng của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
Trang 2ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN
NĂM HỌC 2023-2024.
SẢN PHẨM SỮA TƯƠI VÀ SỮA DINH DƯỠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
I/ Các danh mục chính:
Phần 1: Lý luận về môi trường marketing vĩ mô của công ty kinh doanh1.1 Khái niệm môi trường marketing và môi trường marketing vĩ mô và sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô
1.1.1 Khái niệm môi trường marketing
1.1.2 Khái niệm môi trường marketing vĩ mô
1.1.3 Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô
1.2 Mô hình và các yếu tố môi trường marketing vĩ mô
1.2.1 Mô hình môi trường marketing vĩ mô
1.2.2 Các yếu tố môi trường marketing vĩ mô
Phần 2: Giới thiệu về công ty Vinamilk, Sản phẩm sữa tươi, khách hàng của sản phẩm sữa tươi
2.1 Giới thiệu về công ty Vinamilk
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.4 Kết quả kinh doanh qua 3 năm gần đây: doanh số, lợi nhuận…
2.2 Giới thiệu sản phẩm sữa tươi
2.2.1 Cấu trúc nhãn hiệu: tên nhãn hiệu, biểu tượng, các thông tin về sản phẩm2.2.2 Tính năng, công dụng, chất lượng, mẫu mã
2.3 Giới thiệu khách hàng của sản phẩm sữa tươi
Trang 32.3.1 Khách hàng cá nhân (người tiêu dùng)
2.3.2 Khách hàng tổ chức (các Cty sản xuất, công ty thương mại, các tổ chức của nhà nước)
Phần 3: Phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường marketing
vĩ mô đến hoạt động marketing của sản phẩm sữa tươi của Công ty Vinamilk3.1 Môi trường kinh tế
3.1.1.Tình hình KT tổng quát và tình hình kinh tế trong ngành
3.1.2 Các chỉ số kinh tế vĩ mô: tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát, CPI, tỷ giá, tỷ
lệ thất nghiệp, lãi suất, thâm hụt
3.1.3 Sự ảnh hưởng của các khối hiệp ước: WTO, ASEAN, FTA
3.2 Môi trường nhân khẩu học
3.2.1 Quy mô, mật độ và tốc độ tăng dân số
3.2.2 Cơ cấu dân số, tình trạng hôn nhân, gia đình
3.2.3 Tốc độ đô thị hoá
3.2.4 Sự thay đổi trong ngân sách chi tiêu gia đình
3.3 Môi trường chính trị- pháp luật
- Luật bảo vệ người tiêu dùng
3.4 Môi trường tự nhiên
3.4.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu,
Trang 43.4.2 Tài nguyên thiên nhiên
3.4.3 Các vấn đề ô nhiễm môi trường
3.44 Sự can thiệp của chính phủ trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên3.5 Môi trường kĩ thuật, công nghệ
3.5.1.Tình hình nghiên cứu cơ bản và ứng dụng
3.5.2 Trình độ công nghệ sản xuất - kinh doanh
3.5.3 Bảo hộ và ứng dụng khoa học - công nghệ
3.5.4 Tiêu chuẩn hóa và phân loại
3.6 Môi trường văn hóa xã hội
3.6.1 Các giá trị căn bản, nhận thức, thị hiếu, trình độ văn hóa, lối sống cùng chuẩn mực ứng xử xã hội
3.6.2 Các xu thế, lối sống cộng đồng
II/ Trình bày
Phần 1: Lí luận về môi trường marketing vĩ mô của công ty kinh doanh
1.1 Khái niệm môi trường marketing và môi trường marketing vĩ mô và sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô
1.1.1 Khái niệm môi trường marketing
Môi trường marketing là tập hợp các yếu tố và lực lượng bên ngoài marketing mà doanh nghiệp phải đối mặt, đang tác động đến khả năng quản trị marketing của doanh nghiệp
đó Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh, thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Môi trường marketing bao gồm các nhân tố: Môi trường marketing vĩ mô và Môi trường marketing vi mô Các nhân tố không chỉ tác động một cách độc lập mà còn có sự tương tác và chịu ảnh hưởng lẫn nhau
1.1.2 Khái niệm môi trường marketing vĩ mô
Môi trường marketing vĩ mô là khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực marketing để chỉ các yếu tố toàn cầu và các lực lượng trên phạm vi xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng đến hoạtđộng marketing của một doanh nghiệp Nó liên quan đến các nhân tố mà doanh nghiệp
Trang 5không thể kiểm soát trực tiếp nhưng lại tác động rõ ràng đến tổng thể môi trường vi mô, hoạt động nội bộ của doanh nhiệp, các quyết định và chiến lược marketing của doanh nghiệp đó.
1.1.3 Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô
Nghiên cứu môi trường marketing vĩ mô là một hoạt động quan trọng để có thể đánh giá được ảnh hưởng mà các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh và marketing của doanh nghiệp trên thị trường
Môi trường marketing vĩ mô vừa tạo ra thời cơ và động lực để thúc đẩy cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thị trường, vừa là mối đe dọa đối với doanh nghiệp trong việc quản trị marketing
1.2 Mô hình và các yếu tố môi trường marketing vĩ mô
1.2.1 Mô hình môi trường marketing vĩ mô
Trang 61.2.2 Các yếu tố môi trường marketing vĩ mô
Môi trường marketing vĩ mô bao gồm các yếu tố cơ bản: Nhân khẩu học, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Chính trị - Pháp luật, Khoa học kỹ thuật - Công nghệ và Tự nhiên
A Môi trường nhân khẩu học
Là các nhân tố về dân số liên quan đến các phương diện như quy mô, mật độ và tốc
độ tăng dân số; cơ cấu dân số, tình trạng hôn nhân và gia đình; tốc độ đô thị hóa cùng các khía cạnh khác có ảnh hưởng đến việc hoạt động marketing của doanh nghiệp và các bên liên quan
B Môi trường kinh tế
Là các yếu tố về kinh tế vĩ mô liên quan đến các phương diện như tình hình và diễn biến kinh tế tổng quát; các chỉ số kinh tế vĩ mô; ảnh hưởng của các khối hiệp ước kinh
tế có ảnh hưởng đến sức mua và hành vi mua của khách hàng cũng như việc hoạt động marketing của doanh nghiệp và các bên liên quan
C Môi trường văn hóa - xã hội
Là các nhân tố về thiết chế và lực lượng liên quan đến các phương diện như các giá trịcăn bản, thị hiếu, trình độ văn hóa, lối sống và chuẩn mực ứng xử; các nhóm xã hội,
xu hướng và lối sống cộng đồng; các quan niệm có ảnh hưởng đến giá trị về nhận thức, sở thích và hành vi cơ bản của xã hội cũng như việc hoạt động marketing của doanh nghiệp và các bên liên quan
D Môi trường chính trị - pháp luật
Là các nhân tố về vấn đề điều hành của cơ quan chính phủ, hệ thống luật pháp, các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến các phương diện như thể chế chính trị; các bộ luật, luật và văn bản dưới luật; các luật chủ yếu tác động đến marketing và thương mại; hệ thống chính sách có ảnh hưởng đến sự chi phối, điều tiết hoặc giới hạn việc hoạt động marketing của doanh nghiệp và các bên liên quan
E Môi trường khoa học kỹ thuật – công nghệ
Là các nhân tố về lực lượng liên quan đến các phương diện như tình hình nghiên cứu
cơ bản và ứng dụng; trình độ công nghệ sản xuất – kinh doanh; bảo hộ và ứng dụng khoa học công nghệ; hệ thống tiêu chuẩn hóa và phân loại để tạo ra các sản phẩm công nghệ mới và cơ hội trên thị trường cũng như việc hoạt động marketing của doanh nghiệp và các bên liên quan
F Môi trường tự nhiên
Là các nhân tố về nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường vật chất liên quan đến các phương diện như điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậụ; tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên có ảnh hưởng đến việc hoạt động
Trang 7marketing nhưng cũng bị ảnh hưởng ngược lại bởi các hoạt động marketing của doanhnghiệp và các bên liên quan.
2.1 Giới thiệu về công ty Vinamilk
2.1.1 quá trình hình thành và phát triển
+ 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico
+ 1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công tyđược đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I
+ 1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại ViệtNam
+ 1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam
+ 1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất vàgia công các sản phẩm sữa.+ 1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội Việc xây dựng nhà máy
là nằm trong chiếnlược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam
+ 1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên DoanhSữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam
+ 2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ,nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng
Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 8+ 2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt độngcủa Công ty.
+ 2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công
ty lên 1,590 tỷ đồng
+ 2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sauđó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
+ Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡ ng và các sản phẩm từ sữakhác;
+ Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát;
+ Kinh doanh thực phẩm công nghệ , thiết bị phụ tùng, vật tư , hoá chất và nguyên liệu;
+ Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của Pháp luật
+ Sản xuất và kinh doanh bao bì
+ In trên bao bì
+ Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)
2.1.3 cơ cấu tổ chức bộ máy
+ Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông – nhữngngười có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểu quyết Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụ đảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hội đồng
cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của công ty
Trang 9Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổ chức lại công ty.
+ Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chức Vinamilk
Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông
+ Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk là người phâncông công việc và điều hành kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụng nhân sự mới
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà được xem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đóng góp cho công ty và xã hội
Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tục đầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trong nước Đồng thời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng
+ Ban kiểm soát
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽ được bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trungthực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán, thống kê và lậpbáo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cách hợp pháp Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc.2.1.4 Kết quả kinh doanh qua 3 năm gần đây: doanh số, lợi nhuận…
Trang 10+ Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ và hoàn thành 98,2% kếhoạch năm Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại giảm 4,6% so với năm 2020, đạt 12.922 tỷ đồng.
+ năm 2022, Vinamilk đứng thứ 5 về giá trị vốn hóa, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt hơn 60.000 tỷ đồng và gần 8.600 tỷ đồng Bước sang năm
2023, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 8.622 tỷ đồng
+ năm 2023
- Quý 1 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 13.954 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 và lợi nhuận trước thuế đạt 2.312 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 22% và 22,1% kế hoạch năm
- Quý 2 tổng doanh thu hợp nhất đạt 15.200 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ và tăng 8,9% so với quý 1/2023; lợi nhuận sau thuế đạt 2.220 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ và tăng 16,5% so với quý 1/2023
- Quý 3 doanh nghiệp đạt tổng doanh thu 15.636 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn với mức 6,7% còn 9.082
tỷ đồng giúp lợi nhuận gộp của công ty tăng 3,2% lên 6.555 tỷ đồng
2.2 Giới thiệu sản phẩm sữa tươi
2.2.1 Cấu trúc nhãn hiệu: tên nhãn hiệu, biểu tượng, các thông tin về sản phẩmNhãn hiệu Vinamilk được kết hợp bởi từ ngữ và hình ảnh
Trang 11- Biểu tượng thương hiệu ( Logo là: Logo luôn là một trong những phương tiện truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến khách hàng.)
-Biểu tượng nhãn hiệu:
+ Logo cũ: bên ngoài là hình tròn tượng trưng cho quả đất, bên trong có hai viền cong hình giọt sữa Ở trung tâm hình tròn gồm 3 chữ cái V N M là kiểu viết cách điệu nối liền nhau, đây cũng là tên viết tắc, tên giao dịch trên sàn chứng khoán của công ty Vinamilk
Thông điệp mà logo mang lại chính là "Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất, bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội
+ Logo mới:hình ảnh màu trăng và chữ V: V là Việt Nam, V là Vinamilk; còn màutrắng vừa là biểu tượng của sữa, nhưng sâu xa hơn là sự tinh khiết, phẩm giá trong sạch cùng lối kinh doanh minh bạch
Năm 1976, hòa chung với niềm vui hai miền thống nhất, đất nước toàn thắng thì còn là những mong ngóng về có một cuộc sống đủ đầy thực phẩm đặc biệt là sữa Những con người gầy gò, đặc biệt là trẻ em suy dinh dưỡng nặng là những hậu quả để lại từ 2 cuộc chiến tranh
2.2.2 Tính năng, công dụng, chất lượng, mẫu mã
Các thông tin về sản phẩm: Sữa tươi vinamilk
Sữa tươi nguyên chất Vinamilk 100% Organic
Trang 12Dung tích: 1 lít, 180ml (lốc 4 hộp)
Không sử dụng hoc-moon tăng trưởng cho bò: Đàn bò được chăn trả
trên đồng cỏ tự nhiên không sử dụng chất kích thích hay hoc-moon tăng trưởng
Không dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu: Thức ăn chính
cho những con bò chính là cỏ tươi và một phần thức ăn thô khác, cỏ tươi được gieo trồng tự nhiên không thuốc trừ sâu
Không chất bảo quản và biến đổi gen: Không sử hạt giống biến đổi
gen đảm bảo không chứa các thành phần gây biến đổi gen
Sữa tươi tách béo Vinamilk 100% Sữa Tươi:
Dung tích: 180ml (lốc 4 hộp)
- Sữa tươi tách béo Vinamilk 100% Sữa Tươi sử dụng công nghệ tách béo tiên tiến giúp giảm đi 1/3 lượng chất béo vì thế sữa rất phù hợp với người
ăn kiêng, người muốn kiểm soát lượng chất béo cho bản thân
- Ngoài ra, sữa được sản xuất theo công nghệ tiệt trùng UTH, giúp loại bỏcác khuẩn có hại và giữ lại tối đa lượng dưỡng chất thiết yếu