Mục tiêu của việc quản lý thời gian nhằm tăng cường năng suất làm việc, giảm stress, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn và có thời gian dành cho các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi, sở
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNGNGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Bàn luận về vấn đề “Những người trì hoãn theo thói quen sẽdễ dàng chứng tỏ rằng họ bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thấtbại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ
vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá trễ”
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Thanh Tâm
HÀ NỘI - 2023
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2 Địa điểm: Zalo
III Nội dung cuộc họp
1 Cả nhóm cùng nhau thảo luận về đề tài và đưa ra ý kiến
2 Các thành viên tự ứng cử công việc, nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ
2 Vũ Thị Hà Nhi Mặt tích cực về việc quản lý thời gian
6 Bạch Mai Phương Nhóm trưởng + Phân chia nhiệm vụ + Thuyết trình
8 Vũ Thị Thu Phương Mặt tiêu cực về việc quản lý thời gian 9 Nguyễn Thị Bích Phượng Thư ký + Lý thuyết quản lý thời gian + Tổng hợp
IV Đánh giá
Nguyễn Thị Yến Nhi
Trang 3Kiều Thu Phương Vũ Thị Thu Phương Nguyễn Thị Bích Phượng
Nguyễn Minh Quân
Trang 4I NỘI DUNG1 Nhận định
Nhận định vấn đề: “ Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng
tỏ rằng họ bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá trễ ”
Trước hết, trì hoãn là hành vi phát sinh trong quá trình trưởng thành, không phải bản chất tính cách của bất kì người nào Chúng ta sẽ trì hoãn với một số việc chúng ta không muốn làm Bẩm sinh chúng ta không có hành vi trì hoãn.
Trì hoãn bắt đầu phát sinh trì hoãn từ việc đi học Chúng ta sẽ bắt đầu trì hoãn về một số môn học chúng ta không hứng thú phải chịu đựng thầy cô mình không quý mến Một cách tự nhiên sẽ sinh ra trì hoãn vì chán - ngán Và tự đặt câu hỏi làm việc này sẽ có ích gì cho mình sau này ?
Khi đi làm bạn hiểu rõ việc này quan trọng như nào nhưng vẫn trì hoãn vì cảm thấy sợ, ngại gọi cho khách vì sợ bị từ chối , sợ trò chuyện với sếp vì sợ bị chỉ trích, đánh giá năng lực của mình => Nỗi sợ sinh ra trì hoãn.
Trì hoãn là hành vi có tính gây nghiện rất cao ( lạm dụng bản năng sinh tồn để cày mục tiêu, bài tập sát deadline )
Ai cũng biết về mặt lý thuyết việc “nước tới chân mới nhảy” là việc sai trái khiến ta mệt mỏi áp lực rối loạn sinh học gây ra stress ảnh hưởng cuộc sống…Những việc đó gây ra cảm giác kinh ngạc về năng lực nhạy bén lì lợm trong khoảnh khắc sinh tử đó Về sinh học cân bằng nội tiết tố đảo lộn , hệ miễn dịch suy yếu, hệ tiêu hoá rối loạn => Stress, mất cảm xúc Trì hoãn khiến bạn không bao giờ thể hiện được toàn bộ năng lực của mình không bao giờ biết mình có thể giỏi đến mức nào Cuối cùng phải tăng liều để kích thích cơ thể khoảng cách thời gian không còn đáng sợ từ 1 ngày thành 12 giờ sau đó 6 giờ trước deadline cuối cùng 3 giờ => Thi rớt trễ deadline làm ra sản phẩm lỗi “tiền mất tật mang” Từ đó, chúng ta sẽ mất dần sự tin tưởng của cấp trên, chúng mang lại cho ta sự khó chịu và rồi sẽ mất dần mối quan hệ với những người xung quanh.
Trang 52 Liên hệ
2.1 Lý thuyết quản lý thời gian
Quản lý thời gian là quá trình tổ chức, sắp xếp và ưu tiên công việc, hoạt động trong cuộc sống để sử dụng thời gian hiệu quả nhất Mục tiêu của việc quản lý thời gian nhằm tăng cường năng suất làm việc, giảm stress, đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn và có thời gian dành cho các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi, sở thích cá nhân.
Quản lý thời gian bao gồm nhiều khía cạnh, như:
Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu, ưu tiên công việc và lên kế hoạch thực hiện chúng theo thời gian cụ thể.
Ưu tiên công việc: Xác định công việc quan trọng và khẩn cấp nhất để làm trước, đảm bảo không bị sao lãng vào những việc không quan trọng Phân chia thời gian: Chia thời gian thành các đoạn ngắn, tập trung vào từng
nhiệm vụ trong thời gian cụ thể và giữ đều đặn trong việc sử dụng thời gian Tránh lãng phí thời gian: Đề phòng việc lãng phí thời gian bằng cách tránh
những hoạt động không cần thiết, giảm thiểu xao lãng và lười biếng Ứng dụng công nghệ: Sử dụng các công cụ, ứng dụng hỗ trợ quản lý thời
gian để lên kế hoạch, theo dõi và tổ chức công việc một cách hiệu quả Tự kiểm soát: Tự giám sát và đánh giá quá trình quản lý thời gian để cải
thiện và tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Quản lý thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giúp ta tận hưởng cuộc sống hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
2.2 Liên hệ thực tế thực trạng quản lý thời gian của giới trẻ
2.2.1 Mặt tích cực trong việc quản lý thời gian Lợi ích của kỹ năng quản lý thời gian
Giúp nâng cao năng suất làm việc: Nhiều người trong chúng ta không biết cách kiểm soát thời gian, họ thường dễ dàng đánh mất sự tập trung khi làm việc Đồng nghĩa với việc công sức bỏ ra nhiều hơn mà chưa chắc đạt được hiệu quả như mong muốn Một khi hiểu rõ về kỹ năng này, bạn sẽ biết cách
Trang 6sắp xếp kế hoạch công việc hàng ngày dựa vào mức độ quan trọng theo thứ tự ưu tiên Biết tập trung vào những việc làm quan trọng, khẩn cấp cần hoàn thành trước để công việc đạt hiệu quả tốt hơn mà không tốn quá nhiều công sức.
Giúp giảm bớt áp lực và căng thẳng trong mọi việc: Khi đối mặt với một khối lượng công việc quá lớn chúng ta thường cảm thấy chán nản, áp lực và căng thẳng Bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu để hoàn thành xong tất cả mọi thứ Lúc này nếu sở hữu khả năng quản lý thời gian, bạn có thể sắp xếp công việc một cách hợp lý có khoa học Từ đó, giải quyết mượt mà các vấn đề, giảm bớt áp lực trước deadline để đưa ra quyết định tốt hơn.
Hạn chế hình thành những thói quen xấu: Khi đã rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian một cách bài bản, bạn sẽ dễ dàng tránh được những thói quen xấu có thể làm giảm hiệu suất làm việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân và công việc Ngoài việc kiểm soát thói quen xấu nó còn giúp bạn nâng cao môi trường làm việc, hỗ trợ quá trình thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Hoàn thành tốt công việc nhưng không mất quá nhiều công sức: Như đã nói trước đó, quản lý thời gian tốt cho phép bạn làm được nhiều việc hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn mà không mất quá nhiều công sức Không chỉ vậy số lượng công việc và chất lượng công việc cũng sẽ được cải thiện nếu bạn tập trung cao độ khi làm việc.
Có thêm thời gian rảnh rỗi để làm những việc bạn yêu thích: Bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để làm những việc yêu thích bằng cách ưu tiên công việc quan trọng, phân chia công việc hợp lý, tập trung vào hiệu suất làm việc và hạn chế thời gian dành cho những hoạt động không cần thiết Việc này đem lại cơ hội để thưởng thức và tận hưởng những hoạt động mang lại niềm vui và sự hài lòng trong cuộc sống.
Giúp bạn hoàn thành và đạt mục tiêu nhanh hơn: Chúng ta đều có những mục tiêu riêng cho mình, ngắn hạn hoặc dài hạn Mỗi mục tiêu đều có lịch trình riêng để hoàn thành Nhưng bạn có thể rút ngắn thời gian và đạt được mục tiêu nhanh hơn nếu vận dựng hiệu quả kỹ năng quản lý thời gian Hiểu được tầm quan trọng của công việc này giúp bạn hoàn thành được những mục tiêu lớn hơn và nhanh hơn.
2.2.2 Mặt tiêu cực trong việc quản lý thời gian
Trang 7Thời gian là vàng, nhưng nó cũng là điểm yếu của hầu hết mọi người Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua sự khó chịu của việc không tối ưu hóa lịch trình của mình bằng cách cảm giác đi ngược lại đồng hồ Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người Việc quản lí thời gian kém hiệu quả sẽ để lại những tác hại tiêu cực cho chúng ta như: Luôn vội vàng:
Khi quản lý thời gian không hiệu quả, mọi công việc sẽ bị dồn dập, chồng chéo vào nhau Việc này chưa xong đã phải quay sang thực hiện nhiệm vụ khác, khiến bạn luôn trong tình trạng vội vàng, quay cuồng với công việc, công việc Chính vì không có đủ thời gian làm việc, bạn cũng sẽ làm việc hấp tấp, bỏ qua giai đoạn kiểm tra và dễ dàng mắc phải sai sót, làm giảm sút hiệu suất công việc.
Không đảm bảo thời gian công việc, bị chậm trễ:
Không xây dựng kế hoạch thời gian khiến bạn khó hình dung được mình sẽ làm những việc gì trong thời gian nào, khi nào cần báo cáo công việc, tiến độ thực hiện như thế nào Quản lý thời gian kém khiến bạn dễ mất kiểm soát trước khối lượng công việc dồn dập Từ đó, bạn dễ nản lòng, không có nhiều năng lượng cho công việc, thậm chí là không đảm bảo thời gian hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc, hình ảnh cá nhân và cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Thường biện minh sai lầm:
Thoạt nghe qua chúng ta tưởng chừng như đây không phải là mặt tiêu cực của việc quản lý thời gian kém Tuy nhiên, trên thực tế, khi công việc không được hoàn thành hoặc xảy ra vấn đề, bạn sẽ tìm mọi lý do để đổ lỗi và biện minh cho bản thân và đây là một hành động không hề tốt Thậm chí, nếu bạn luôn biện minh với những lí do xoay quanh việc trì hoãn thời gian sẽ khiến người khác cảm thấy nhàm chán với lí lẽ bao biện ấy, dần dần niềm tin trong họ về bạn cũng sẽ mất dần đi.
Lãng phí thời gian vào những việc không quan trọng, mất khả năng tập trung:
Quản lý thời gian kém có thể khiến bạn lãng phí thời gian quý báu của mình Mỗi người đều có một quỹ thời gian giống nhau, nhưng sắp xếp thời gian và công việc ra sao là do lựa chọn của mỗi người Khi không quản lý thời gian,
Trang 8bạn dễ xao nhãng công việc và không hoàn thành đúng thời hạn Ví dụ, bạn sẽ dễ dàng nói chuyện với bạn bè trên mạng xã hội trong khi đang thực hiện một bài tập quan trọng Việc không có những chiến lược quản lý thời gian đúng đắn dễ khiến bạn mất tập trung và lãng phí thời gian của bản thân.
Khi mọi công việc trở nên rối hơn sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi cả về suy nghĩ và hành động Bạn sẽ không thể tập trung và dành toàn bộ tâm huyết, sức lực của mình để đặt vào công việc Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến bạn không thể nào tập trung vào công việc, từ đó làm giảm khả năng tư duy và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Tâm lí mệt mỏi, stress:
Khi đang làm việc, nhưng bạn luôn bị hối thúc, chạy đua với thời gian sẽ khiến cơ thể sinh ra phản ứng mạnh với mọi hoạt động Theo đó, nồng độ hormon cung cấp năng lượng tăng lên gấp nhiều lần khiến tim đập nhanh, máu vận chuyển lên não bị giảm sút, hơi thở nhanh hơn và sinh ra tâm lý mệt mỏi Bạn sẽ luôn trong tình trạng uể oải, stress, thiếu năng lượng, dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm sút đi Một khi cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, stress là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác như: đau đầu, mất ngủ, căng cơ, đau lưng,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quát của cơ thể Rơi vào thế bị động:
Bạn bị rơi vào thế bị động là một trong những tác hại tiêu cực của việc không quản lý thời gian Cụ thể, bạn sẽ luôn nằm trong thế bị xoay chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác rồi vị trí này sang vị trí kia Đôi khi, bạn còn rơi vào trạng thái không tự chủ được bản thân, không biết mình đã và đang làm gì, ai giao gì thì mình làm nấy Từ đó, khiến bạn không tập trung hoặc nắm bắt được tình hình của công việc khiến tinh thần làm việc và chất lượng công việc bị ảnh hưởng.
Không biết nói “Không”:
Một người không biết nói không luôn là những người nhận cho mình rất nhiều công việc, thậm chí không tính toán đến khả năng có thể hoàn thành chúng Chúng ta thường xuyên phải giao tiếp, phối hợp với nhau trong quá trình làm việc, do đó giúp đỡ nhau là chuyện nên làm và cần phải làm Tuy nhiên, chúng ta cũng có những công việc cần phải hoàn thành theo kế hoạch, không
Trang 9thể trì hoãn được Nếu nhận thêm những công việc được nhờ vả thì chúng ta có thể không thực hiện tốt việc của chính mình.
Đánh mất nhiều cơ hội tốt đẹp:
Mặt tiêu cực của việc không quản lý thời gian là trễ deadline, không hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công việc bị giảm sút, đồng nghĩa với việc cấp trên sẽ có cái nhìn không tốt về bạn Trong công việc, mọi người đều đề cao giá trị thời gian Họ luôn muốn tận dụng tối đa quỹ thời gian quý báu của mình để cố gắng làm việc thật tốt và hiệu quả Hiển nhiên, nếu bạn không quản lí và sắp xếp thời gian hiệu quả cho bản thân, bạn sẽ khó mà sắp xếp, làm và hoàn thành nhiệm vụ được giao 1 cách suôn sẻ Điều này sẽ khiến bạn đánh mất cơ hội thăng tiến trong công việc và cuộc sống.
Năng suất làm việc kém:
Nếu bạn không có kế hoạch quản lý thời gian, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc Bạn không liệt kê những việc bạn cần làm, không sắp xếp các công việc, không lên kế hoạch cho những mục tiêu đã đề ra Bạn không thể hình dung khối lượng công việc cần giải quyết cũng như không biết nên bắt đầu xử lý như thế nào Khi không lập kế hoạch trước, đôi lúc bạn sẽ dễ bị chững lại, dễ phân tâm và không tập trung trong quá trình thực hiện công việc Những điều này có thể làm giảm hiệu quả công việc và năng suất làm việc của bạn Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ:
Khi không biết quản lý thời gian tốt thì chúng ta sẽ dành quá nhiều thời gian vào công việc riêng của mình mà lại không dành thời gian cho gia đình nên từ đó sẽ bị mất đi sự cân đối về thời gian giữa công việc và cuộc sống gia đình, dẫn đến giảm sự thân thiết và quan tâm đến gia đình và các mối quan hệ xung quanh.
Cản trở khả năng tư duy sáng tạo:
Khi không quản lí tốt thời gian, chúng ta sẽ làm việc theo sự sắp xếp sẵn, đặc biệt với những công việc đòi hỏi tư duy mà cần thời gian gấp rút, chúng ta hoàn toàn chết sáng tạo và làm tăng công việc máy móc ngay cả trong các công việc trí óc.
2.3 Tổng kết lại vấn đề
Trang 10Thói quen trì hoãn, dường như là một quái vật nhỏ luôn lặng lẽ tiềm ẩn trong tâm trí của nhiều người Nó không bắt đầu như một vấn đề lớn, nhưng theo thời gian, nó có thể phá hủy cuộc sống và sự nghiệp của bạn một cách không thương
tiếc Câu “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng họ bị
mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậmchí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứcho đến khi quá trễ ” thực sự bắt nguồn từ sự thất vọng và hậu quả của việc
này Có thể nói, thói quen trì hoãn, hay việc lùi lại công việc hoặc nhiệm vụ cho đến khi gần thời hạn, là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong cuộc sống cá nhân và chuyên nghiệp của một người Điều này có thể thể hiện qua việc mất đi các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn quan trọng, thất bại trong các mối quan hệ, và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc.
Chính bởi vậy, quản lí tốt thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng Việc sử dụng thời gian hợp lý giúp ta duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân Bằng cách dành thời gian cho gia đình, bạn bè, thú vui và thư giãn, ta có thể đảm bảo rằng ta không bị áp lực và duy trì tâm trạng tích cực Nó không chỉ tăng cường năng suất và đạt được mục tiêu, mà còn là để duy trì sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống Sử dụng thời gian một cách hiệu quả đóng góp tích cực đến sự phát triển và thành công của mỗi người.
Tóm lại, thói quen trì hoãn có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong cuộc
sống của một người, từ việc mất đi cơ hội quan trọng đến thất bại trong mối quan hệ và tổn thất về tiền bạc Để khắc phục điều này, cần phải nhận thức về vấn đề và phát triển kỹ năng quản lý thời gian và tự quản lý để tránh thói quen trì hoãn đe dọa sự thành công và hạnh phúc cá nhân Mặt khác, để đạt được sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta cũng cần nhận ra tác động tiêu cực của nó và nỗ lực để vượt qua thói quen này Học cách quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả, cũng như thực hành tự thực hiện để không để mất cơ hội, đáp ứng thời hạn, duy trì mối quan hệ tốt và quản lý tài chính thông minh là các bước quan trọng để thoát khỏi vòng xoáy của thói quen trì hoãn.
3 Tấm gương quản lý thời gian
3.1 Tấm gương thành công
Elon Musk - CEO của Tesla và SpaceX: Elon Musk nổi tiếng với khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đạt được nhiều thành công trong công việc Ông