Là một trong những quyền lợi mà người tham gia BHXH bắtbuộc được hưởng trong quá trình thai sản, có thể đưa ra định nghĩa về chế độbảo hiểm thai sản BHTS như sau: “BHTS là chế độ BHXH n
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Đề tài số 1:
“Phân tích các quy định pháp luật về chế độ thai sản và đề xuất
một số kiến nghị.”
Họ và tên : Phạm Thu Hằng
Hà Nội, 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I, Một số vấn đề khái quát chung về chế độ thai sản: 1
1 Khái niệm chế độ bảo hiểm thai sản: 1
2 Quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản: 2
2.1 Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản: 2
2.1.1 Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản: 2
2.1.2 Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản: 2
2.2 Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản: 3
2.3 Các mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản: 3
2.3.1 Trợ cấp thai sản: 3
2.3.2 Trợ cấp một lần: 3
2.4 Thủ tục giải quyết hồ sơ bảo hiểm xã hội thai sản: 4
II Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ thai sản: 4
1 Thực tiễn áp dụng những quy định về chế độ thai sản: 4
2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ thai sản: 8
KẾT LUẬN 10
PHỤ LỤC 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỞ ĐẦU
Luật BHXH 2014 được ban hành với các quy định đổi mới về chế độ bảo hiểm thai sản được đánh giá là kết quả của quá trình kế thừa và phát huy những điểm mạnh của pháp luật giai đoạn trước về chế độ bảo hiểm thai sản Đa số các quy định về vấn đề đối tượng hưởng trợ cấp thai sản, điều kiê ̣n hưởng, thời gian nghỉ và mức trợ cấp hưởng được đánh giá là có sự tiến bộ vượt bậc so với pháp luật cũ, thể hiê ̣n sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong viê ̣c chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động nữ trong giai đoạn thai sản Tuy nhiên, hệ thống các quy định pháp luật này vẫn chưa thực sự hoàn thiện, vẫn cần bổ sung thêm một số điểm để đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất về chế độ thai sản đối với lao động nữ, tạo điều kiê ̣n cho công tác đưa luật vào đời sống xã hội đạt được hiê ̣u quả cao Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài số
01: “Phân tích các quy định pháp luật về chế độ thai sản và đề xuất một số
kiến nghị.” làm đề bài tiểu luận của mình.
NỘI DUNG
I, Một số vấn đề khái quát chung về chế độ thai sản:
1 Khái niệm chế độ bảo hiểm thai sản:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH1 Là một trong những quyền lợi mà người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng trong quá trình thai sản, có thể đưa ra định nghĩa về chế độ
bảo hiểm thai sản (BHTS) như sau: “BHTS là chế độ BHXH nhằm đảm bảo,
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cũng như đảm bảo sức khỏe cho người lao động khi phải nghỉ việc trong thời gian mang thai, sinh con, nuôi con sơ sinh hoặc có các sự kiện thai sản khác trên cơ sở sự đóng góp vào quỹ tài chính
1 Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH 2014
1
Trang 4chung của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước.”
Chế độ BHTS khác với các chế độ BHXH khác (như bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiê ̣p …) vì đối tượng hưởng chế độ BHTS chủ yếu là bên yếu thế: người mang thai sinh con, nuôi con hoặc nuôi con sơ sinh Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng điều kiện, trường hợp cụ thể mà người lao động (NLĐ) nam có thể sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định Vì vậy có thể thấy chế độ BHTS có vai trò đặc biê ̣t trong xã hội, thể hiê ̣n trách nhiê ̣m của Nhà nước và của cộng đồng xã hội đối với thế hê ̣ tương lai
2 Quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản:
Về cơ bản, Luật BHXH 2014 quy định về chế độ bảo hiểm thai sản gồm 12 nội dung (từ Điều 30 đến Điều 41)
2.1 Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:
2.1.1 Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:
Theo Điều 30 Luật BHXH 2014 thì đối tượng được hưởng trợ cấp thai sản
là NLĐ tham gia BHXH bắt buộc Các đối tượng này được quy định cụ thể tại
a, b, c, d, đ và h Khoản 1 Điều 2 của Luật này So với Luật BHXH 2006, những
đối tượng được hưởng chế độ BHTS đã được mở rộng hơn trong Luật BHXH
2014, bao gồm cả NLĐ là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ
đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương Quy định mở rộng này rõ ràng đã tạo điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ
2.1.2 Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:
Để được hưởng chế độ thai sản, ngoài các điều kiê ̣n bắt buộc như NLĐ phải tham gia đóng phí BHXH, có sự kiê ̣n nghỉ viê ̣c đi khám thai, bị sẩy thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh và các điều kiê ̣n về thủ tục thì cần thiết còn đặt ra điều kiê ̣n NLĐ phải có thời gian đóng BHXH trước khi hưởng chế độ Có thể
nói, quy định về điều kiện hưởng chế độ BHTS như Điều 30 Luật BHXH 2014
hoàn toàn phù hợp với các quy định của ILO và pháp luật của hầu hết các nước
2
Trang 5trên thế giới, thể hiện sự tiến bộ cũng như quan tâm của nhà nước, chính phủ đối với lực lượng lao động nữ
2.2 Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:
Quyền lợi chính yếu của NLĐ khi hưởng chế độ BHTS chính là thời gian dành để nghỉ ngơi, khám thai, phục hồi sức khỏe và mức trợ cấp tương ứng nhằm đảm bảo thu nhập, phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong giai đoạn đặc biệt này Thời gian nghỉ thai sản được quy định trong Luật BHXH 2014 ở các mức
khác nhau cho nhiều trường hợp: nghỉ khám thai (Điều 32); nghỉ vì sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Điều 33); nghỉ sinh con (Điều 34); nghỉ khi lao động mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ (Điều 35 và Điều
3, 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP); nghỉ khi nhận con nuôi (Điều 36); nghỉ khi
thực hiê ̣n các biê ̣n pháp tránh thai (Điều 37); nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản (Điều 41) Đặc biệt, trường hợp nghỉ vì sinh con là trường hợp duy
nhất cả NLĐ nam và NLĐ nữ có thể cùng được hưởng chế độ thai sản (Bảng 1 Phụ lục) Những quy định về thời gian nghỉ cho mỗi trường hợp luôn có sự thay đổi và ngày càng được tính toán dựa trên nhiều cơ sở khoa học để phù hợp hơn trong viê ̣c bảo vê ̣ sức khỏe NLĐ và trẻ sơ sinh phù hợp hơn với thực tế đời sống
xã hội và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm
2.3 Các mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:
Do vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19 vậy nên từ năm 2019 đến nay mức lương cơ sở năm 2022 sẽ vẫn được giữ nguyên ở mức 1.490.000 đồng.
2.3.1 Trợ cấp thai sản:
Trợ cấp thai sản (trợ cấp thay lương) là khoản tiền do cơ quan BHXH trả cho NLĐ trong thời gian nghỉ thai sản nhằm giữ cân bằng về thu nhập, giúp người phụ nữ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh Cụ thể, công thức tính trợ cấp thai sản trong các trường hợp theo quy định của Luật BHXH 2014 như Bảng 2 Phụ lục
3
Trang 62.3.2 Trợ cấp một lần:
Trợ cấp một lần là khoản trợ cấp mà quỹ BHXH trả cho NLĐ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cùng với khoản trợ cấp thay lương (Bảng 3 Phụ lục) Khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi sơ sinh, NLĐ cần sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ như bỉm, sữa, tã, quần áo sơ sinh Do đó, khoản trợ cấp này nhằm giúp NLĐ đủ điều kiện vật chất để nuôi con
Ngoài ra, lao động nữ trong thời gian nghỉ việc hưởng BHTS từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, không phải đóng BHXH Bên cạnh đó, trường hợp lao động nữ ngay sau thời gian hưởng BHTS, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày
2.4 Thủ tục giải quyết hồ sơ bảo hiểm xã hội thai sản:
Quy trình, thủ tục giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ được quy định tại Luật BHXH 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, Quyết định 636/QĐ-BHXH/2016 và hướng dẫn tại Công văn số 1075/BHXH-CSXH của BHXH Việt Nam
So với Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 đã tăng thời hạn để NSDLĐ lập hồ sơ hưởng BHTS cũng như rút ngắn thời gian thanh toán chi trả của cơ quan BHXH giúp việc giải quyết hồ sơ liên quan được đơn giản hóa hơn Thời gian thanh toán chi trả trợ cấp ngắn cũng tạo điều kiện cho NLĐ và gia đình được hỗ trợ kịp thời về mặt tài chính trong giai đoạn thai sản khó khăn
II Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ thai sản:
1 Thực tiễn áp dụng những quy định về chế độ thai sản:
Luật BHXH 2014 ra đời góp phần khắc phục nhiều bất cập còn tồn tại trong luật BHXH 2006, nâng cao quyền lợi cho người dân Nhờ sự chủ động phối hợp giữa BHXH với các đơn vị, tổ chức có liên quan mà chính sách, pháp luật về chế độ BHTS được tuyên truyền phổ biến rộng rãi, công tác quản lý giám
4
Trang 7sát đối tượng cũng được thực hiện thường xuyên liên tục Chính bởi vậy, BHTS
đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác phát triển Số lượng người tham gia BHXH nói chung, BHXHTS nói riêng tăng dần theo các năm, điều đó
chứng tỏ đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng Theo "Báo cáo
Tổng kết chính sách bảo hiểm xã hội" của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
từ năm 2000 đến nay, bình quân cứ 30 người tham gia bảo hiểm xã hội có 1 người được hưởng trợ cấp thai sản, với độ dài hưởng trợ cấp bình quân là 90 ngày Từ năm 1995 đến nay, đã giải quyết cho gần 1,3 triệu lượt người hưởng chế độ thai sản.2 Bên cạnh đó, BHXH về cơ bản đã thực hiện tốt quyền lợi về BHXHTS cho NLĐ khi có điều kiện BHTS phát sinh Thủ tục hành chính trong công tác chi trả cũng đã được đơn giản hoá hơn nên việc giải quyết chế độ BHTS cho NLĐ tương đối đúng, đủ và kịp thời…
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại thực trạng không phải tất cả phụ nữ đều đang tham gia lực lượng lao động, nên mức độ bảo vệ trên thực tế còn thấp hơn nữa Trong năm 2019, chỉ 30% phụ nữ trong lực lượng lao động được hưởng chế độ thai sản
Trong số các nguyên nhân không thể phủ nhận nguyên nhân chủ yếu đến từ những hạn chế, thiếu sót trong hành lang pháp lý, cụ thể:
- Thứ nhất, về đối tượng hưởng chế độ BHTS
Mặc dù nhóm đối tượng áp dụng chế độ BHTS đã được mở rộng tới hầu hết NLĐ đang tham gia quan hệ lao động và có sự kiện thai sản nhưng hầu như còn bỏ ngỏ phần lớn lực lượng lao động nữ trong xã hội, đặc biệt là nhóm lao động nữ làm việc ở khu vực phi chính thức như làm ruộng, bán hàng rong, làm thuê theo thời vụ… Vì không nằm trong diện đóng BHXH bắt buộc và nhận thức về BHXH tự nguyện còn thấp, nên họ không hề được hưởng bất cứ một quyền lợi gì trong quá trình mang thai, sinh con và nuôi con sơ sinh Điều này làm giảm đi hiệu quả thực hiện trên thực tế của các quy định tiến bộ trong pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay
2 Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2005), “Báo cáo tổng kết chính sách bảo hiểm xã hội”, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, ngày 10/8/2005.
5
Trang 8Ngoài ra, trong các đối tượng hưởng BHTS đã quy định chưa tính đến một
số trường hợp như: NLĐ phải nghỉ việc vì mang thai bệnh lí; người nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khi người mẹ tham gia BHXH bị chết sau khi sinh con; lao động nam
có tham gia BHXH nhưng vợ không tham gia bảo hiểm, lao động nữ đẻ con thiếu tháng Như thế, chưa thể hiện sự bình đẳng giữa các đối tượng thuộc diện tham gia và hưởng BHTS, đồng thời chưa đảm bảo đầy đủ quyền cho NLĐ, đặc biệt cho lao động nữ và trẻ sơ sinh.3
Một thách thức thứ hai đối với chế độ thai sản ở Việt Nam từ quan điểm bình đẳng giới là chính sách hầu hết tập trung vào người mẹ Chế độ chỉ dành cho người cha một vai trò rất hạn chế trong việc chăm sóc con cái
- Thứ hai, về điều kiện hưởng chế độ BHTS.
Việc quy định điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu để được hưởng trợ cấp thai sản là một biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển về tài chính của quỹ BHXH, đảm bảo nguyên tắc bảo hiểm trên cơ sở đóng góp của chính NLĐ Mặt khác, theo quy định của pháp luật bảo hiểm, việc đóng góp bảo hiểm của NLĐ được ghi nhận theo tính chất cộng dồn quá trình đóng mà không bắt buộc phải đóng liên tục Tuy vậy, đối với những trường hợp NLĐ nữ làm các công việc thời vụ, tính chất tạm thời và người sử dụng lao động trốn tránh nghĩa
vụ đóng BHXH cho người lao động sẽ khó được hưởng trợ cấp thai sản vì họ không tham gia BHXH đầy đủ Ngoài ra, quy định này không đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và còn dẫn đến tình trạng “lách” luật (lao động nữ nghỉ việc nhưng vẫn đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản)
- Thứ ba, về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Thời gian nghỉ khám thai quy định khá cụ thể tại Điều 32 Luật BHXH
2014, theo đó: NLĐ được nghỉ việc để đi khám thai năm (05) lần, mỗi lần một ngày Trường hợp NLĐ có thai, làm việc ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai
có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp hai (02) ngày cho mỗi lần khám thai Tuy nhiên, thực tế hiện nay, để theo dõi sức
3 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/suadoi-hoan-thien-quy-dinh-phap-luat-ve-bao-hiem-thai-san-71783.htm
6
Trang 9khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, những người mang thai thường đi khám thai nhiều hơn 05 lần trong cả thai kỳ Những lần khám thai vượt quá 05 lần theo quy định của pháp luật, lao động nữ phải tự sắp xếp thời gian và không được hưởng chế độ Ngoài ra, hiện nay, nhiều lao động nữ lựa chọn hình thức khám ngoài giờ hành chính, tức là hết thời gian làm việc trong ngày mới đi khám hoặc khám vào những ngày nghỉ Vậy trường hợp này, pháp luật chưa quy định cơ chế hỗ trợ khám thai cho lao động nữ.4
Để giúp NLĐ nữ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sớm ổn định nhịp sinh
học của cơ thể, tại Khoản 1, Điều 33 Luật BHXH 2014 quy định, khi sảy thai, lao động nữ được nghỉ việc, hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của bệnh viện
có thẩm quyền Trong thời gian nghỉ việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần), việc hưởng trợ cấp sẽ là 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi, 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tháng, 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với nhịp độ cuộc sống cũng như yêu cầu của công việc, nhu cầu cần đảm bảo về sức khỏe sinh sản thì mức nghỉ trên là còn thấp.5
Theo quy định tại Điều 36 Luật BHXH 2014, NLĐ nhận nuôi con dưới 06
tháng tuổi thì được nghỉ việc chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi Quy định này đảm bảo hơn sự công bằng không phân biệt con đẻ, con nuôi, thể hiện sự phù hợp và thống nhất với các quy định pháp luật khác Tuy nhiên, Luật BHXH 2014 vẫn còn bỏ ngỏ một trường hợp khi NLĐ nữa nhận nuôi con nuôi
từ hai con trở lên thì chế độ nghỉ vẫn chưa được quy định cụ thể
- Thứ tư, về các quy định chưa cụ thể
Lao động nữ được nghỉ để phục hồi sức khoẻ sau thai sản nhưng cơ sở pháp lý cho viê ̣c xác định người lao động chưa phục hồi sức khỏe để được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe thì chưa được nêu rõ
4 https://vanbanketoan.com/06-bat-cap-ve-quyen-loi-cua-lao-dong-nu-mang-thai/
5 Ngô Quốc Cương (2018), “Pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội”, Luận văn Thạc sỹ.
7
Trang 10Theo quy định lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh
con theo Điều 40 Luật BHXH 2014 nhưng để thực hiê ̣n quyền này người lao động nữ phải đảm bảo một số yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3
Điều 34, trong đó tại điểm b có quy định “Phải báo trước và được người sử dụng
lao động đồng ý” Theo quy định tại Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 khoản 4 Điều 12 ban hành kèm theo Điều lê ̣ BHXH có quy định thời gian người lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là một tuần lễ6 Tuy nhiên văn bản này hết hiê ̣u lực pháp luật, do vậy vẫn chưa có quy định cụ thể về thời gian báo trước là bao lâu
2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ thai sản:
Qua những hạn chế, ta có thể thấy một điều hết sức cần thiết đó chính là bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi những quy định pháp luật về chế
độ thai sản, cụ thể:
Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi các đối tượng áp dụng chế độ BHTS nhằm
hướng tới việc bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của NLĐ trong xã hội Bởi vì hiện nay, các đối tượng được áp dụng chế độ BHTS vẫn còn bị khống chế bởi quy định của pháp luật, làm hạn chế và ảnh hưởng đến quyền của cá nhân NLĐ Cùng với đó, pháp luật cũng cần bổ sung quy định trường hợp: NLĐ phải nghỉ việc vì mang thai bệnh lí; người nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khi người mẹ tham gia BHXH bị chết sau khi sinh con; lao động nữ đẻ con thiếu tháng; lao động nam
có tham gia BHXH nhưng vợ không tham gia bảo hiểm Trong thiết kế hiện đại hướng tới khuyến khích bình đẳng trong phân chia trách nhiệm chăm sóc không được trả lương giữa nam và nữ, hệ thống cần chuyển hướng khỏi mô hình thuần túy tập trung vào người mẹ sang mô hình có cả bố và mẹ cùng tham gia chăm sóc con
Thứ hai, cần sửa đổi quy định để giảm thời gian tham gia BHXH tối thiếu
là căn cứ để hưởng chế độ thai sản, tạo điều kiện cho những NLĐ nữ làm các công việc thời vụ, tính chất tạm thời Bên cạnh đó, nâng cao chế tài đối với
6 Nguyễn Phi Hùng (2020), “Pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản và thực tiễn
thực hiện tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ.
8