Phát triển DLST góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa địa phương.Văn hóa địa phương mang đậm màu sắc và tồn tại cùng với các hệ sinh thái của môi trường thiên nhiên xung quanh.. Nên họ ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 02, NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐỀ THI SỐ 02
Anh (chị) hãy phân tích những tác động của hoạt động du lịch sinh thái đối với các
mặt của đời sống xã hội Trên cơ sở đó, hãy phân tích tác động của hoạt động du lịch
sinh thái tại một điểm đến du lịch cụ thể đối với các mặt của đời sống xã hội tại đó và đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đối với
các mặt của đời sống xã hội tại điểm đến du lịch lựa chọn.
Họ và tên sinh viên : Trần Anh Huy
Mã sinh viên : 1911140017
Tên học phần : Du lịch sinh thái
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thu Hằng (Họ tên GV dạy)
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Bài Làm
Trang 2Phân tích những tác động của hoạt động du lịch sinh thái đối với các mặt của đời sống xã hội
I Ý nghĩa của phát triển DLST
Các khách du lịch xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinh thái Ý thức đúng đắn của khách du lịch giúp họ cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tới môi trường xung quanh Từ đó nảy sinh một khuynh hướng sẵn sàng đóng góp bằng những nguồn lực mà họ có: tài chính, kiến thức nghiên cứu khoa học để bảo vệ tài nguyên môi trường, để các
hệ sinh thái tại nơi mà họ đến tham quan được bền vững và ngày một tốt hơn Các nhà kinh doanh du lịch cũng đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại, những nơi quản lý các tài nguyên DLST bằng những khoản thuế và lệ phí thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của DLST đối với công tác bảo vệ môi trường, gìn giữ các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh DLST phải chuẩn bị kĩ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với hướng dẫn viên và với chính các khách du lịch mà mình phục vụ
Bên cạnh đó, phát triển DLST cũng góp phần giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng dân cư địa phương trong bảo vệ môi trường sinh thái Vì chính cộng đồng dân cư địa phương là người bạn và là người “chủ” của các hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên nên họ cần được giáo dục về cách thức bảo vệ môi trường tự nhiên Tăng cường quá trình nhận thức của người dân địa phương bằng việc xác định quyền làm chủ và trách nhiệm của bản thân họ đối với môi trường sinh thái xung quanh Quá trình này làm cho dân cư địa phương hiểu được rằng: Tài nguyên sinh thái mà họ đang có là những tài sản vô cùng quý giá, giúp thay đổi cuộc sống của họ theo hướng tích cực Chính họ là những người sẽ quyết định vận mệnh cuộc
Trang 3sống của họ trong việc khai thác các giá trị tài nguyên DLST vào đúng mục đích và phù hợp với nguyện vọng của họ
2 Phát triển DLST góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa địa phương
Văn hóa địa phương mang đậm màu sắc và tồn tại cùng với các hệ sinh thái của môi trường thiên nhiên xung quanh Mỗi loài động thực vật đều chịu ảnh hưởng của môi trường đã sinh ra nó Cộng đồng dân cư địa phương cũng là một phần trong hệ sinh thái, họ cũng chịu những ảnh hưởng tương tự từ môi trường Nên họ phải tự xây dựng cho mình những bản sắc văn hóa riêng bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên nhiên và hệ sinh thái bao quanh
Chính các giá trị văn hóa địa phương là yếu tố thu hút sự tìm hiểu của các khách DLST đối với môi trường thiên nhiên DLST ra đời, khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch theo hướng tích cực, sử dụng những giá trị văn hóa của mình cũng như những tài sản quý giá trong trao đổi giao lưu với các nền văn hóa khác DLST xác định cộng đồng dân cư địa phương giao lưu, trao đổi văn hóa với bên ngoài nhưng không để bị đồng hóa Người dân địa phương phải hiểu rằng chính những nét văn hóa riêng có của họ mới là cái thu hút khách du lịch trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên xung quanh họ DLST cũng chỉ ra cách kinh doanh du lịch mà không xâm hại tới văn hóa địa phương Việc khai thác các giá trị văn hóa địa phương thu hút và để lại ấn tượng cho khách du lịch phải được thực hiện đúng cách Điều này được thể hiện rõ trong các quy định thực hiện đối với những nhà kinh doanh DLST
3 Phát triển DLST góp phần đạt được các mục tiêu phát triển xã hội
Mục tiêu phát triển xã hội hết sức cần thiết cho mỗi cộng đồng dân cư địa phương DLST được đánh giá cao bởi tính khắt khe trong các yêu cầu thực hiện của nó Những người tham gia vào DLST luôn hiểu rằng muốn gìn giữ các hệ sinh thái thiên nhiên, văn hóa bản địa ở nơi đến tham quan, việc cần làm trước tiên là hỗ
Trang 4trợ cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến tham quan có mức phát triển trên các mặt đời sống xã hội, giáo dục, y tế, kinh tế thỏa mãn nhu cầu của họ và tương đương với các vùng, miền lân cận
DLST còn giúp cộng đồng dân cư địa phương phát triển về mặt xã hội thông qua trao đổi văn hóa theo hướng tích cực Hiện tượng người dân địa phương bị thu hút, thậm chí vứt bỏ bản sắc văn hóa của mình để chạy theo những lối sống mới của khách du lịch đang diễn ra DLST tác động, nâng cao nhận thức của những người dân địa phương, giúp họ hiểu được rằng phát triển xã hội nhưng phải gìn giữ bản sắc văn hóa riêng có của họ, tránh hòa trộn với văn hóa của thế giới bên ngoài
Vì văn hóa chính họ mới là thế mạnh để hấp dẫn khách du lịch, xây dựng kinh tế
và tiếp đến mới là nền tảng để phát triển các mặt xã hội khác
4 Phát triển DLST góp phần đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Hiệu quả kinh tế là các yếu tố quyết định chung đối với các tổ chức cá nhân tham gia DLST, đặc biệt là mục tiêu đối với các nhà KDDL
DLST được đưa ra như một lựa chọn mới cho bất cứ Chính phủ của Quốc gia trên thế giới đang sở hữu nhiều tài nguyên tự nhiên và nhân văn quý giá Mặc dù các nhà kinh doanh DLST không thoát khỏi động cơ lợi nhuận để tồn tại và phát triển nhưng cách làm và cách suy nghĩ trong việc khai thác tài nguyên của các hệ sinh thái để phục vụ du lịch lại hoàn toàn khác với các nhà kinh doanh du lịch đại trà Các nhà kinh doanh thường hướng tới và thực hiện DLST phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu mang tính đạo đức và trách nhiệm cao Những yêu cầu này mang tính chuẩn mực và đòi hỏi cao với mục tiêu chính là gìn giữ và bảo tồn các đặc tính tự nhiên của các hệ sinh thái bao gồm các loài động thực vật trong đó, các giá trị văn hoá, phong tục tập quán truyền thồng của những người dân địa phương sinh ra và cùng tồn tại với các hệ sinh thái đó Chính vì vậy, trong quá trình hoạt
Trang 5động, các nhà kinh doanh luôn tìm những phương án hiệu quả nhất, trung hoà những yêu cầu khắt khe của DLST với mục tiêu lợi nhuận của mình
DLST mang lại các lợi ích kinh tế tương tự như các loại hình du lịch khác Một địa điểm DLST thường có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phát triển “ăn theo” Đó có thể là các cơ sở ăn uống, nhà hàng khách sạn nghỉ ngơi, các trung tâm mua sắm hay các dịch vụ giải đáp thông tin… Các hoạt động này có mục đích thoả mãn các nhu cầu đa dạng của du khách Có thể nói, sự phát triển của DLST mang lại một hiệu quả số nhân trong kinh tế Vì kéo theo nó là sự phát triển của hàng loạt các hoạt động kinh doanh, dịch vụ bổ trợ cho du lịch nói chung và DLST nói riêng Biểu hiện cụ thể:
- Làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch Nguồn thu này được lấy từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở KDDL thuộc quản
lý trực tiếp của địa phương Đặc biệt trong loại hình du lịch đón và phục vụ khách quốc tế, thu nhập quốc dân được tăng lên dựa trên số thu bằng ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
- Là loại hình xuất khẩu hiệu quả nhất vì đó là loại hình xuất khẩu tại chỗ (không cần phải chuyên chở, khách hàng phải tự tìm đến để được thoả mãn nhu cầu) và vô hình (hàng hoá dịch vụ trong nhiều trường hợp chỉ là cảnh quan, thiên nhiên, khí hậu hay tính độc đáo của các hệ sinh thái, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư địa phương)
- Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo Vì chính yêu cầu
hỗ trợ liên ngành trong hoạt động du lịch là cơ sở cho các ngành khác phát triển Chính du lịch giúp nền kinh tế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá
- Mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: đường xá, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc Đây là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội tại điểm đến tham quan
Trang 6THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở THỪA THIÊN HUẾ
1.DLST là một bộ phận của du lịch ở Thừa Thiên Huế
Đã từ lâu, Thừa Thiên Huế được biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn của miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung Năm 1993, quần thể di tích triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể của thế giới Đúng 10 năm sau, Nhã nhạc cung đình Huế được ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới do UNESCO công nhận Với hai di sản này, Thừa Thiên Huế thực
sự trở thành một địa danh du lịch được du khách khắp nơi trên cả nước và trên thế giới biết đến
Dựa vào những số liệu về khách du lịch và doanh thu đã phân tích ở phần trước, có thể thấy lượng khách đến Huế ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng Vậy điều gì đã hấp dẫn du khách đến vậy? Đến với Thừa Thiên Huế, ngoài những di tích văn hóa, lịch sử có từ hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn, tìm hiểu và khám phá một thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú và đầy bí ẩn Rừng Quốc gia Bạch Mã với hệ sinh thái đa dạng bậc nhất Đông Nam Á hiện nay giúp du khách thỏa sức thưởng ngoạn những tuyệt tác của thiên nhiên tạo ra, hay hòa mình vào cuộc sống của tự nhiên, khám phá những điều
kì thú của tự nhiên Không chỉ dừng lại ở Bạch Mã, du khách có thể xuôi xuống chân núi, biển Lăng Cô xanh ngắt tuyệt đẹp luôn là sự lựa chọn sáng suốt, là điểm dừng chân đúng đắn sau những chuyến leo núi vất vả Và cả những con suối nước ngọt như Suối Voi, Nhị Hồ… đều đang thu hút được nhiều khách du lịch Đó là những điểm du lịch sinh thái đang phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế
2 Tiềm năng DLST ở Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng
Trang 7Những địa danh như vườn Quốc gia Bạch Mã, Suối Voi, Nhị Hồ… là những điểm du lịch sinh thái thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và trên thế giới Với những đặc điểm sinh thái vốn có độc đáo của mình, những điểm DLST này đã
và đang tạo nên một hình ảnh du lịch ấn tượng cho du khách Đây cũng là những điểm DLST mang lại nhiều doanh thu nhất cho tỉnh hiện nay
Bên cạnh những điểm du lịch vốn có, DLST ở Thừa Thiên Huế còn được hứa hẹn với nhiều điểm du lịch hấp dẫn trải đều trên tất cả các huyện lỵ của tỉnh với nhiều đặc điểm và hình thức khác nhau Có thể điểm qua một số tour, tuyến du lịch
đã được hình thành, đưa vào dự án như: hệ thống nhà vườn cổ, du thuyền trên sông Hương, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai… Hay những địa điểm mà chưa được một nhà đầu tư nào để mắt đến như Khu sinh thái Rú Trá ở Hương Phong huyện Hương Trà, hay Tràm Chim, thác A Đon ở Phong Điền… Tất cả tạo nên tiềm năng cho DLST ở Thừa Thiên Huế
3 Thực trạng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế còn kém và chưa tương xứng với tiềm năng
Nếu như hỏi một du khách không phải là người bản địa về những địa điểm DLST ở Huế, cái tên được nhắc đến đầu tiên chỉ có thể là Vườn Quốc gia Bạch
Mã, và rải rác một số cái tên như Suối Voi, Nhị Hồ Những địa danh khác như Phú Mộng, Kim Long hay A Đon, núi Túy Vân… hoàn toàn không nằm trong trí nhớ của du khách
Thực tế, dựa vào cơ cấu doanh thu từ DLST, ta có thể thấy, Vườn Quốc gia Bạch Mã chiếm hơn 80% doanh thu, 16% là của cụm du lịch Suối Voi, Nhị Hồ; chỉ còn lại một phần rất nhỏ 4% là từ các địa điểm du lịch còn lại Như vậy, trong doanh thu ít ỏi của DLST ở đây, nổi rõ nhất là các địa điểm đã được nhiều khách
du lịch biết đến Còn với những điểm du lịch tiềm năng, doanh thu rất nhỏ lẻ, manh mún nếu như không muốn nói là gần bằng không
Trang 8Bởi vậy, phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế là hết sức cần thiết, giúp tỉnh phát triển được tiềm năng du lịch của mình, mang lại những lợi ích không nhỏ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái
Thừa Thiên Huế là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng nổi tiếng, từ lâu đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan Trong số đó có thể kế đến vườn Quốc gia Bạch Mã, biển Lăng Cô, Suối Voi, thác Nhị Hồ Ngoài ra, hệ thống hàng trăm nhà vườn cổ xưa, hay những hoạt động du thuyền ngắm cảnh trên sông Hương cũng có sự thu hút đặc biệt đối với du khách
Tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái ở Thừa Thiên Huế có những đặc trưng rất riêng, nó ảnh hưởng khá lớn đến phát triển DLST:
- Hầu hết các tài nguyên tự nhiên của Thừa Thiên Huế không chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần túy mà còn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chuyên đề Điển hình trong số đó là Vườn Quốc gia Bạch Mã, hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
- Các tài nguyên sinh thái luôn gắn quyện với các giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh nói chung cũng như của cộng đồng dân cư bản địa nói riêng
- Một số tài nguyên nằm xen lẫn trong khu sinh sống của người dân tộc thiểu
số, gắn với cuộc sống hàng ngày của họ Nên phải đảm bảo phát triển DLST mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân này
- Các điểm tài nguyên trên địa bàn tỉnh có mật độ tương đối dày đặc nhưng các giá trị của nó không mang tính loại trừ nhau Điều này cho phép kết nối các điểm DLST lại với nhau thành 1 tuyến du lịch hợp lý và hấp dẫn
Trang 9- Các điểm tài nguyên cũng đồng thời nằm xen lẫn với các điểm du lịch văn hóa, lịch sử… Việc hình thành nên những tour tuyến du lịch kết hợp giữa các loại hình du lịch là một điều cần thiết
Tài nguyên nhân văn
Hệ thống di tích lịch sử có giá trị phục vụ du lịch: Nổi bật nhất là quần thể di tích cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Chămpa, Việt, Trung Hoa và phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách Ngoài ra còn có 34 di tích có giá trị đặc biệt quan trọng, cần được tập trung bảo vệ Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ Chí Minh Các lễ hội đặc sắc, giàu truyền thống: các lễ hội ở Huế thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống Bên cạnh những nét chung của lễ hội Việt, lễ hội ở Huế còn mang nét đặc trưng của vùng biển Các lễ hội dân gian nổi bật ỏ Thừa Thiên Huế là Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Điện Hòn Chén,
tế lễ Thánh mẫu Pogana diễn ra vào tiết thanh minh, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… Bên cạnh lễ hội dân gian, các lễ hội cung đình như Tế Nam Giao, Lễ Đại triều, Lễ Đăng quang cũng là một nét đặc sắc của tỉnh thu hút nhiều khách du lịch
Nghệ thuật truyền thống: Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại Ta có thể tìm thấy ở nơi đâ vẻ sang trọng, kiêu sa của âm nhạc cung đình như giac nhạc, lễ nhạc, tế nhạc… hay nét bình dị, mộc mạc mà sâu lắng của các làn điệu dân ca Các làn điệu dân ca Huế có nét đặc trưng riêng biệt Nó mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn như không bi lụy Tiêu biểu là các điệu hò như Mái nhì, Mái đẩy, hò nện, hò giã gạo, giã vôi…, các điệu Lý như Lý Con sáo, Lý Hoài Xuân, Lý Hoài Nam, lý Tình Tang… mà mỗi khi thoáng nghe ta đã liên tưởng ngay đến Huế
Trang 10Nghệ thuật ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế rất phong phú, đa dạng và mang bản sắc độc đáo địa phương Nó được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là trong giai đoạn Huế đóng vai trò là kinh đô của triều nhà Nguyễn Nghệ thuật ẩm thực xứ Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình vừa mang phong cách bình dị, dân dã nhưng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn thể hiện sự khéo léo của con người nơi đây
Các làng nghề truyền thống: làng nghề và nghề thủ công truyền thống ở Huế vốn có từ lâu đời, hình thành từ những nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện, nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như Phường Đúc, làng nghê Sơn Son Tiên Nộn…
Điều kiện kinh tế xã hội
Về kinh tế
Bước vào thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển của Việt Nam, Thừa Thiên Huế cũng đã có những bước tiến vững chắc, đưa nền kinh tế của tỉnh lên một tầm cao mới, trở thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung Trong những năm vừa qua, Thừa Thiên Huế đạt tăng trưởng khá, giữ được
ở mức hai con số Thậm chí, năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh suy thoái chung nhưng tăng trưởng của tỉnh vẫn đạt 10,03% và là một trong những tỉnh có năng lực cạnh tranh cao nhất trong cả nước Cuộc sống của người dân ngày càng ổn định và chất lượng được nâng cao về nhiều mặt Thừa Thiên Huế đồng thời cũng là điểm đến tại Việt Nam của Hành lang kinh
tế Đông Tây, đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam Với vị trí đặc biệt quan trọng này, tương lai nền kinh tế của tỉnh hứa hẹn có nhiều bước tiến quan trọng Hàng loạt khu công nghiệp nhỏ và vừa đang được đầu tư và triển khai Có