Anh (Chị) Hãy Phân Tích Sơ Lược Lịch Sử Phát Triển Của Thể Dục Thể Thao. Cơ Sở Sinh Lý Của Hoạt Động Thể Lực. Cho Ví Dụ Minh Họa.pdf

15 1 0
Anh (Chị) Hãy Phân Tích Sơ Lược Lịch Sử Phát Triển Của Thể Dục Thể Thao. Cơ Sở Sinh Lý Của Hoạt Động Thể Lực. Cho Ví Dụ Minh Họa.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38592384 Họ và tên: Nguyễn Tú Anh Lớp hành chính: Truyền thông đa phương tiện K41 Lớp tín chỉ: LL&PP GDTC 41.7 Mã sinh viên: 2151040001 BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT Đề bài: Anh (Chị) hãy phân tích sơ lược lịch sử phát triển của thể dục thể thao Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực Cho ví dụ minh họa ? I Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục thể chất 1 Thời kì xã hội nguyên thủy Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết định Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp đều từ lao động mà phát triển thành như ngày Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 2 nay.Trong quá trình sản xuất lâu dài, loài người thời nguyên thủy đã chế tạo ra và sử dụng các công cụ lao động Ngay trong quá trình giải quyết những vấn đề thiết thân về ăn, ở, mặc, con người đã đồng thời nâng cao trí lực và thể lực của mình Thời đó, điều kiện lao động rất gian khổ, nguy hiểm, hoàn cảnh khắc nghiệt, công cụ rất thô sơ, lao động thể lực cực kỳ nặng nhọc Do đó, muốn kiếm ăn và sống an toàn, họ phải luôn đấu tranh với thiên tai và dã thú Thực tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn đó buộc con người phải biết chạy, nhảy, leo trèo, ném, bơi, mang vác nặng và chịu đựng được trong điều kiện sống khắc nghiệt Bởi vậy, những năng lực hoạt động đó cùng với kinh nghiệm đã trở thành tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá trình độ, uy tín của con người lúc bấy giờ Mầm mống của bài tập thể chất đã nảy sinh chính từ thực tế của những hoạt động ấy và kết hợp tự nhiên ngay trong quá trình lao động Ở thời kỳ này, bản chất tự nhiên của con người được đặt lên hàng đầu, vì họ không chú trọng nhiều đến sự thay đổi của thế giới tự nhiên bên ngoài, mọi hành động chỉ để đối phó, khắc phục với điều kiện môi trường sống hiện tại thông qua kinh nghiệm tích lũy Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong lúc nhàn rỗi, giải trí và về sau còn thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể khác để phòng chữa một số bệnh Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng để phát triển các bài tập thể chất Mặt khác GDTC chỉ thực sự ra đời khi con người ý thức được về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ năng vận động (lao động) Do vậy, đó là nội dung chủ yếu của giáo dục thời cổ xưa Và ngay từ khi mới ra đời, GDTC đã là một phương tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở con vật không thể có được Việc truyền thụ và áp dụng kinh nghiệm trong quá trình giao tiếp chính là giáo dục (trong trường hợp này là GDTC) Kinh nghiệm sử dụng công cụ hàng ngày đã cho con người nhận thức Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 3 thấy tác dụng của việc chuẩn bị trước thông qua tập luyện các bài tập Từ đó các bài tập chuẩn bị cho lao động dần dần được “tách khỏi” cơ sở ban đầu là lao động và được khái quát, trừu tượng hóa để trở thành các môn thể thao Ví dụ: Trên cơ sở tự nhiên lúc săn đuổi hay chạy trốn kẻ thù đã dần dần hình thành môn chạy, nhảy, qua chướng ngại vật; ném trúng đích thành môn ném… 2 Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ Khi chế độ thị tộc xuất hiện là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên: Con người biết làm ăn chung, biết phối hợp, phân công lao động, tạo của cải vật chất nuôi sống con người Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm so với sự cần thiết để sống, khả năng bóc lột lao động lao động đã xuất hiện Việc biến các tù binh bắt được thành nô lệ đã trở nên có lợi Khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì chiến tranh bây giờ mới đúng nghĩa là biện pháp vũ lực phục vụ cho công cuộc bành trướng quyền lực, mở rộng lãnh thổ, tức là chiến tranh đã phục vụ cho mục đích chính trị Giai cấp Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 4 thống trị chủ nô tham lam không chỉ bóc lột cư dân trong lãnh thổ của mình mà còn tiến hành các cuộc chiến tranh cướp đoạt đất đai xây dựng nên những đế quốc rộng lớn, thống trị, bóc lột các dân tộc khác Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là thông qua chiến tranh mà chiến tranh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về thể lực cho binh sĩ, sức mạnh, sức bền, khéo léo cũng như kỹ năng sử dụng vũ khí đã được xã hội hóa coi trọng Từ đó hệ thống GDTC và hệ thống giáo dục quân sự, huấn luyện thể lực ra đời vào thời gian này; chúng đã mang tính giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích của giai cấp thống trị Do đó thời kỳ này các môn bơi, chạy, đấu kiếm, cưỡi ngựa, vật,… là những nội dung chính để rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu cho quân đội 3 Thời kỳ xã hội phong kiến  Thời kỳ phong kiến sơ kỳ: Sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị tan rã, phần lớn các nước chế độ phong kiến đã thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ Thời kì này gọi là thời kỳ trung cổ Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 5 Các nước mạnh đã bắt đầu thực hiện các cuộc xâm lược Từ đó việc đào tạo quân sự là việc bắt buộc đối với các chúa phong kiến Đối với nông dân phải chú ý đến các trò chơi giải trí và các bài tập phát triển sức mạnh, sức bền, khéo léo, và các bài tập mang tính quân sự vì họ phải thường xuyên chống kẻ thù để bảo vệ mình  Thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển: Đến khoảng thế kỉ IV, các quan hệ phong kiến đã thiết lập hoàn toàn ở Tây Âu Hệ thống huấn luyện quân sự và thể lực cho các đẳng cấp quý tộc được phát triển gọi là hệ thống giáo dục hiệp sĩ Hệ thống này có 3 cấp: + Từ 7 tuổi: Tập trung tập luyện về quân sự như cưỡi ngựa, đấu kiếm, bơi… đồng thời học các quy tắc hiệp sĩ + Từ 14 tuổi: Được sử dụng vũ khí để làm tuỳ tùng cho lãnh chúa trong các cuộc hành quân và tham gia thi đấu hiệp sĩ, tham gia chiến đấu + 21 tuổi: Trở thành hiệp sĩ thật sự và tiếp tục tập luyện để thi đấu hiệp sĩ và chiến đấu Trong thời gian này, các cuộc thi đấu có ý nghĩa lớn trong việc phát triển TDTT Các môn ném đá, đẩy tạ, ném búa chim, chạy vượt chướng ngại vật hay các trò chơi đã hình thành quy tắc trong thi đấu dần dần được mọi người thừa nhận (Đó cũng là sự xuất hiện của luật thi đấu thể thao hiện đại) Ở thời kỳ trung cổ, thi đấu mang tính chất thuần tuý, tham gia thi đấu mang tính tự nguyện, thi đấu không gắn với tôn giáo, thi đấu có tính hài hước và từ “thể thao” có lẽ ra đời từ thời gian này  Thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản Tư tưởng cơ bản của các nhà nhân đạo thời kỳ này là sử dụng giáo dục thể chất không chỉ để huấn luyện quân sự mà còn để tăng cường sức khoẻ và phát triển Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 6 sức mạnh thể chất Đó là một tư tưởng mới, tiến bộ Tuy nhiên, quan điểm của các nhà nhân đạo chủ nghĩa còn hạn chế bởi khuynh hướng chỉ nhằm bảo đảm hạnh phúc cá nhân của con người Nhà nhân đạo chủ nghĩa Ý đã thành lập trường học kiểu mới “nhà vui sướng” Trong trường có giảng dạy GDTC và TT Lần đầu tiên đưa vào kế hoạch học tập của trường Một lượng thời gian đáng kể được dành cho các trò chơi và các bài tập thể chất Người ta dạy cho các trẻ biết đấu kiếm, cưỡi ngựa, bơi và thực hiện các quy tắc vệ sinh Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Pháp đề nghị luân phiên giờ học văn hoá và tập thể dục, ông kết hợp bài tập của giới quí tộc và người nghèo vào mục đích giáo dục con người 4 Thời kỳ cận đại và đương đại  Những cơ sở tư tưởng lý luận của giáo dục thể chất: Giăng giắc rút xô (Jean Jacques Rousseau) (Jean Jacques Rousseau (1712 – (1712 – 1778), nhà tư tưởng vĩ đại, nhà 1778) biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp) đã phát triển tư tưởng về vai trò quy định của môi trường bên ngoài trong việc hình thành nhân cách con người Ông viết “thân thể sinh ra trước tâm hồn, nên việc quan tâm đến thân thể phải là việc trước tiên” Bắt đầu là rèn luyện cơ thể sau đó là các trò chơi và các BTTC Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 7 Các nhà giáo dục Thuỵ Sĩ có công lớn trong lĩnh vực GDTC, ông đã soạn ra phương pháp phân tích, gọi các động tác ở khớp là các động tác sơ đẳng, là cơ sở để giảng dạy động tác phối hợp phức tạp Các nhà cách mạng tư sản pháp ở cuối thế kỉ XVIII có công lớn trong cơ sở lý luận cho GDTC Họ cho rằng cần phải đưa giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục quốc dân  Sự nảy sinh và phát triển của các hệ thống giáo dục thể chất quốc gia + Hệ thống giáo dục ở Đức cho rằng phương tiện GDTC gồm: rèn luyện chống thời tiết xấu, biết chịu đói, khát, mất ngủ Các bài tập phát triển giác quan, chủ yếu trong lúc tham gia trò chơi đặc biệt; các bài tập trượt băng, mang vác vật nặng, các trò chơi giải trí, các bài tập cưỡi ngựa, đấu kiếm, nhảy múa, trong đó các bài tập trên ngựa gỗ và một số dụng cụ khác, các động tác đơn giản của từng bộ phận cơ thể, lao động chân tay + Hệ thống GDTC của Thụy Điển là tính đối xứng và thẳng hàng Tư thế đúng của tay chân và mình được đặc biệt chú ý + Hệ thống GDTC ở Pháp có tính chất ứng dụng quân sự đào tạo binh sĩ Các bài tập thể dục tốt nhất là bài tập phát triển kỹ năng cần thiết trong đời sống, đặc biệt là trong chiến tranh như các bài tập đi, chạy, nhảy, mang vác ở các địa hình tự nhiên Các bài tập thăng bằng, bò, leo trèo, bơi, lặn, vật, ném, bắn, đấu kiếm, nhào lộn hay các bài tập tay không, múa + GDTC và thể thao của các nước Đan Mạch, Anh, Mỹ và một số nước Đông Á, Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm chính phát triển TDTT Tại các trường học xuất hiện các nhóm thể thao nghiệp dư như: chạy, đấm bốc, bơi, chèo thuyền, các môn bóng Từ những năm 30 của thế kỷ XI người ta tổ chức các cuộc thi thường xuyên về các môn thể thao cho học sinh  GDTC ở Việt Nam hiện nay: Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 8 Sau khi giành được chính quyền, Ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra các nhiệm vụ cấp bách: Phát động phong trào tăng gia sản xuất, chống giặc đói Bác đã nêu lên một vấn đề có tính quốc sách là “phải nâng cao sức khỏe cho toàn dân, một trong những biện pháp tích cực là tập luyện thể dục – một công việc không tốn kém khó khăn gì” Cũng vào thời gian này theo đề nghị của bộ trưởng bộ thanh niên, ngày 30/1/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 về việc thành lập tại bộ thanh niên một Nha Thể dục Trung ương do ông Dương Đức Hiền phụ trách Nhiệm vụ được thể hiện ở 3 khẩu hiệu: Phổ thông thể dục; gây đời sống mới; cải tạo nòi giống GDTC trong các trường đại học bắt đầu từ năm 1958 tiến hành giảng dạy chính khóa Chương trình quy định 120 tiết, nhưng còn mang tính chất tạm thời, chưa phải là văn bản chính thức Năm 1971 thành lập Vụ Thể dục Đời sống thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, có nhiệm vụ giúp bộ chỉ đạo công tác TDTT, Y tế và đời sống của học sinh, sinh viên các trường Ngày 24/6/1971 Bộ ra chỉ thị số 14/TDQS về Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 9 việc thực hành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, quy định sinh viên tốt nghiệp đại học phải đạt “tiêu chuẩn chuẩn rèn luyện thân thể cấp II” Đến nay, GTDC là môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học (Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/1/2015) Ở bậc đại học chương trình môn GDTC bao gồm các học phần bắt và các học phần tự chọn (Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015) Ngoài ra còn các quy định về hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên (Quyết định 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008); đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên (Quyết định số 53/20028/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008) cũng được quy định cụ thể II Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực 1 Kỹ năng vận động Là tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả hoạt động vận động đều gọi là phản xạ Các phản xạ được di truyền, có sẵn trong cơ thể con người từ khi mới ra đời được gọi là phản xạ không điều kiện Chúng có tính bẩm sinh và là cơ sở của các hành vi bản năng Trong quá trình sống và rèn luyện trên cơ sở những phản xạ không điều kiện, có thể hình thành những phản xạ mới để thích nghi với điều kiện sống, những phản xạ này được gọi là phản xạ có điều kiện Ví dụ: Trước khi đưa thức ăn vào miệng con chó, kết hợp với chuông reo và lặp đi lặp lại nhiều lần, thì về sau chỉ cần nghe tiếng chuông reo con chó đã có phản ứng tiết nước bọt với tiếng chuông => Như vậy phản xạ có điều kiện được hình thành trong tập luyện -> xây dựng phản xạ Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 10 Hoạt động của con người liên quan chặt chẽ với việc hình thành các phản xạ có điều kiện Ở con người có thể hình thành những phản xạ có điều kiện rất phức tạp: phản xạ này dựa trên phản xạ kia Đặc biệt có thể xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người dựa trên các tín hiệu đặc biệt như: Lời nói và chữ viết Các cử động, động tác, hoạt động vận động cũng là các phản xạ Khi con người sinh ra với một số phản xạ vận động bẩm sinh rất hạn chế Phần lớn các động tác vận động là phản xạ có điều kiện Tức là được hình thành trong quá trình sống, hoặc do tập luyện Do yêu cầu của mục đích vận động và để thích nghi với điều kiện sống các phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác có ý nghĩa và trở thành kỹ năng vận động Kỹ năng vận động là một hình thức hành động, được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện, nhờ quá trình tập luyện thường xuyên Nói một cách đơn giản, kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một cách tự động do đã trở thành thói quen Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy, là các kỹ năng vận động cơ bản Tất cả các kỹ thuật thể thao cũng đều là các kỹ năng vận động Kỹ năng vận động được hình thành dần dần, theo 3 giai đoạn: Lan tỏa, tập trung và tự động hóa + Trong giai đoạn lan tỏa, hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình thành được tổ hợp vận động tối ưu Nhiều nhóm cơ vận động cần thiết cũng tham gia vào vận động Động tác vì vậy không chính xác, nhiều cử động thừa, không tinh tế + Sau một thời gian lặp lại, giai đoạn lan tỏa chuyển sang giai đoạn tập trung Trong giai đoạn này hưng phấn tập trung ở những vùng nhất định trên vỏ não, cần thiết cho vận động Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 11 Các động tác thừa mất đi, cơ căng và co bóp ở mức độ hợp lý, động tác trở nên nhịp nhàng, chính xác và thoải mái hơn Kỹ năng vận động đã được hình thành tương đối ổn định + Trong giai đoạn tự động hóa (Kỹ xảo vận động), kỹ năng vận động được củng cố đến mức được thực hiện hầu như tự động, không cần sự chú ý của ý thức Kỹ năng vận động cho phép thực hiện nhiều động tác khác nhau cùng một lúc 2 Các tố chất vận động Trong sinh hoạt, lao động, cũng như tập luyện TD, TT, con người có lúc phải vận động rất nhanh, có lúc cần phải làm việc lâu dài với lực tương đối nhỏ, có lúc phải thực hiện các động tác mang vác rất nặng, tức là phải thực hiện các mặt khác nhau của khả năng vận động Các mặt khác nhau của khả năng vận động được gọi là các tố chất vận động hay tố chất thể lực Khả năng vận động của con người có thể hiện 4 loại tố chất: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất vận động không thể hiện riêng lẻ, mà luôn kết hợp hữu cơ với nhau Đồng thời trong các hoạt động thể lực cụ thể, bao giờ cũng có một hoặc vài tố chất thể lực thể hiện rõ hơn, quyết định thành tích của toàn bộ hoạt động VD: Cử tạ là sức mạnh, chạy việt dã (marathon) là sức bền Các tố chất vận động được phát triển thống nhất với kỹ năng vận động Sự hình thành kỹ năng vận động bao giờ cũng phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất vận động Và ngược lại kỹ năng vận động góp phần làm cho các tố chất vận động được hoàn thiện dần và thể hiện có hiệu quả hơn Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 12 2.1 Sức mạnh Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của quá trình thần kinh điều khiển sự co cơ và vào số lượng các đơn vị chứa trong cơ Để phát huy được sức mạnh tối đa, cần phải huy động được số lượng tối đa các đơn vị vận động tham gia vào hoạt động Phát triển sức mạnh sẽ làm tăng độ dày (tiết diện ngang) của cơ, hoàn thiện cấu tạo và quá trình hóa học xảy ra trong cơ Tập luyện đặc có thể làm tăng sức mạnh lên 3 – 4 lần so với mức ban đầu Tuy nhiên hưng phấn phải không lan tỏa quá rộng để không kích thích các nhóm cơ đối kháng Các quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ cũng có vai trò quan trọng trong cơ co mạnh Cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh: cần phải có số lượng lớn cơ tham gia co một lúc, thả lỏng lực đối kháng và kéo căng các cơ cùng phía (cơ hưởng ứng), tăng cường sự phối hợp đồng bộ hoạt động của nhóm cơ đối kháng 2.2 Sức nhanh (tốc độ) Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất Hình thức biểu hiện của sức nhanh: + Hình thức biểu hiện đơn giản của sức nhanh bao gồm: (1) Thời gian tiềm tàng của phản ứng Đó là thời gian từ khi kích thích đến khi có phản ứng trả lời (2) Thời gian của động tác lẻ (3) Tần số động tác + Hình thức biểu hiện phức tạp của sức nhanh là kết quả của các thử nghiệm vận động và bài tập thể thao tốc độ như: chạy ngắn, tần số đánh bóng, tốc độ đập bóng,… Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 13 Để hình thành tất cả các hình thức sức nhanh nêu trên, các quá trình hưng phấn và các phản ứng sinh hóa trong thần kinh và cơ phải xảy ra thật nhanh, các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao Trong nhiều động tác thể thao tốc độ và sức mạnh liên quan chặt chẽ với nhau Mức độ phát triển sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ Các cơ sở sinh lý để phát triển tốc độ là: tăng cường độ linh hoạt và tốc độ lan tỏa hưng phấn ở trung tâm thần kinh, tăng cường tốc độ co cơ, tăng cường tính đồng bộ trong hoạt động của các cơ khác nhau, tăng tốc độ thả lỏng cơ Trong quá trình tập luyện sức nhanh phát triển tương đối chậm so với sức mạnh và sức bền Lứa tuổi tốt nhất là tuổi thanh thiếu niên 2.3 Sức bền Là khả năng thực hiện hoạt động trong thời gian dài Nó thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể với những biến đổi bên trong, xảy ra do hoạt động cơ bắp kéo dài Sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp giữa chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng, vào độ bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng Đặc biệt là hệ hô hấp và tim mạch, là những hệ đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể Các cơ sở sinh lý chủ yếu để phát triển sức bền là: mức độ phát triển của tim mạch và hô hấp Đó là trạng thái máu; dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể và khả năng sử dụng chúng; công suất của các quá trình trao đổi năng lượng có và không có oxi; đặc điểm của quá trình điều nhiệt, trạng thái của các tuyến nội tiết 2.4 Khéo léo Là khả năng thực hiện những động tác về phối hợp vận động trong điều kiện môi trường thay đổi Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 14 Cơ sở sinh lý của tố chất này là: phản xạ phối hợp phức tạp Vì vậy, mức độ phát triển khéo léo phụ thuộc vào trạng thái hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử lý thông tin và hình thành các chương trình hành động Tố chất khéo léo phụ thuộc tất chặt chẽ với mức độ phát triển của các tố chất khác như: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và kỹ năng vận động Tập luyện TD, TT có hệ thống phát triển tất cả các tố chất vận động Các tố chất vận động có nhiều điểm giống nhau về cơ chế phát triển Vì vậy khi hoàn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nhất định cũng biến đổi theo Ảnh hưởng hỗ trợ đó thể hiện rất rõ khi mới bắt đầu tập luyện thường xuyên Tuy nhiên, một số bài tập thể lực có thể gây ảnh hưởng xấu đối với việc phát triển một tố chất vận động VD: Tập tạ để phát triển sức mạnh lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức bền trong chạy cự ly Khi ngừng tập luyện có hệ thống, các tố chất vận động cũng ngừng phát triển, các tố chất sẽ thoái hóa về trạng thái ban đầu Tố chất sức nhanh sẽ giảm sớm nhất rồi sau đó là sức mạnh và cuối cùng là sức bền Các tố chất thể lực giáo động trong khoảng 15 – 30% trong ngày đêm Tố chất vận động thấp nhất trong khi đi ngủ và khi thức dậy sớm 3 Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường Sự vận động trong quá trình GDTC, về bản chất là nhằm làm cho cơ thể thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường khả năng thực hiện gắng sức nhanh, mạnh hoặc lâu dài của cơ thể Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 15 Sự thích nghi hoạt động cơ bắp làm cho quá trình sinh hóa, hình thái, chức năng trong cơ thể có thẻ biến đổi sâu sắc và làm hoàn thiện sự điều khiển phối hợp các quá trình đó của các cơ quan điều khiển Các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện TD, TT xảy ra hầu như trong tất cả các cơ quan và tổ chức cơ thể Ví dụ: Thần kinh cơ, cơ, xương, tim, phổi,… Toàn bộ những biến đổi thích nghi với hoạt động thể lực đó có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường xung quanh luôn luôn thay đổi Các bài tập thể lực không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe và khả năng làm việc của con người Mà tập luyện thể lực còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường và là yếu tố quyết định đến sự sống Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan