Anh (Chị) Hãy Phân Tích Sự Tác Động Của Môi Trường Tự Nhiên Ở Miền Bắc Việt Nam Tới Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt Truyền Thống.pdf

11 0 0
Anh (Chị) Hãy Phân Tích Sự Tác Động Của Môi Trường Tự Nhiên Ở Miền Bắc Việt Nam Tới Đời Sống Văn Hóa Của Người Việt Truyền Thống.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lOMoARcPSD|38555717 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** - TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Chủ đề: Anh (chị) hãy phân tích sự tác động của môi trường tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam tới đời sống văn hóa của người Việt truyền thống? Giảng viên: TS Đinh Đức Tiến Sinh viên: Hoàng Trọng Điểm Lớp: Báo chí K65 Mã SV : 20034005 Hà nội, tháng 6 năm 2021 Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Lời mở đầu Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Do sự tác động của môi trường tự nhiên tới đời sống văn hóa, nên mỗi một vùng miền đều có những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng khác nhau, không thể nhầm lẫn với bất kì một vùng đất nào Một trong những vùng miền luôn được đánh giá cao về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó chính là miền Bắc Việt Nam (Bắc Bộ) Chương 1: Tổng quan về điều kiện môi trường tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam (Bắc Bộ): 1 Vị trí địa lí : Miền Bắc Việt Nam (Bắc Bộ) là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ) Dân cư Bắc Bộ tập trung đông tại Đồng bằng sông Hồng, dù rằng đồi núi chiếm đa số diện tích Bắc Bộ Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Miền Bắc Việt Nam gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng Đôi khi 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc được gộp chung thành Trung du và miền núi phía Bắc Vùng văn hoá Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã (Phía Bắc sôngMã đến hết châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình) gồm các tỉnh: Hà Tây; Hải Dương; Hà Nội; Bắc Ninh; Hải Phòng; Hưng Yên; Hà Nam; Ninh Bình; Thái Bình; Nam Định và 1 phần Bắc Giang; Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Hoà Bình 2 Địa hình: Địa hình miền Bắc Việt Nam đa dạng và phức tạp Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích khoảng 15000 km2 và bằng 4.5% diện tích cả nước Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía đông Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam sau Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 40.000 km2 do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4–12m so với mực nước biển Liền kề với Đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du và miền núi có diện tích khoảng 101 ngàn km2 và bằng 30.7% diện tích cả nước Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và rất hiểm trở, kéo dài từ biên giới phía bắc (nơi tiếp giáp với Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hóa Trong khu vực này từ lâu đã xuất hiện nhiều đồng cỏ, nhưng thường không lớn và chủ yếu nằm rải rác trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m Về phía khu vực đông bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ… 3 Khí hậu : Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Khí hậu miền Bắc Việt Nam quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu mang tính chất khí hậu lục địa Có 4 mùa, nhiệt ẩm gió mùa đa dạng về hệ thống động vật và thảm thực vật Trong khi một phần khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ đất liền Toàn vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt hè, đông Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông Nam Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Thời tiết mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 3 trời lạnh, khô, có mưa phùn Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 °C, lượng mưa trung bình từ 1.700 đến 2.400 mm Vào mùa Đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng giêng Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ còn lúc xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng 4 Môi trường nước: Miền Bắc Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – 1,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình 5 Cư dân: Cư dân ở miền Bắc Việt Nam là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy, tranh thủ thời gian nhàn rỗi trong năm làm nghề thủ công nhiều làng nghề Miền Bắc Việt Nam là một châu thổ có nhiều sông ngòi, Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng Cư dân miền Bắc Việt Nam sống quần tụ thành làng, mỗi làng có các Hương ước hay Khoán ước là các quy định chặt chẽ vềmọi phương diện của làng, tạo nên sức mạnh tinh thần tập thể 6 Môi trường đất : Đất ở miền Bắc Việt Nam không phải là nhiều, dân cư lại đông Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công Ở đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng v.v… Chương 2 : Sự tác động của môi trường tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam tới đời sống văn hóa của người Việt truyền thống 1 Sự ảnh hưởng đến đời sống văn hóa Miền Bắc Việt Nam (Bắc Bộ) là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam Hàng ngàn năm lịch sử, người dân miền Bắc Việt Nam đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo, đồng bằng như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê Biết bao cây số đê cũng được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của người Việt Trong văn hóa đời thường, sự khác biệt giữa văn hóa ở miền Bắc Việt Nam và các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kèo phát triển Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà 2 Tập quán sinh sống : Những người dân ở miền Bắc Việt Nam sống quy tụ thành làng Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng xã Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ Cư dân ở miền Bắc Việt Nam là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy, tranh thủ thời gian nhàn rỗi trong năm làm nghề thủ công nhiều làng nghề Miền Bắc Việt Nam là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng Cư dân miền Bắc Việt Nam sống quần tụ thành làng, mỗi làng có các Hương ước hay Khoán ước là các quy định chặt chẽ vềmọi phương diện của làng, tạo nên sức mạnh tinh thần tập thể Miền Bắc Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – 1,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình 3 Văn hóa ẩm thực (ăn uống) : Ăn uống là văn hóa hóa, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, cho nên trong bữa ăn của người Việt ở miền Bắc Việt Nam bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúc nước Thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, của người Việt ở miền Bắc Việt Nam được chế biến từ hai nguồn chính: thực vật và Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 động vật (cơm + rau + cá) Bữa ăn của người Việt ở miền Bắc Việt Nam có rất nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá, tôn, thị… và cách chế biến cũng rất phong phú như: xào, nướng, luộc, hấp, kho, trộn… Trong bữa ăn, sau lúa gạo đến hoa quả Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn trong hàng thức ăn động vật của người Việt ở Bắc Bộ là thủy sản – sản phẩm đặc thù của vùng có nhiều sông ngòi và biển Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế Từ các loại thủy sản người Việt ở miền Bắc đã chế biến ra đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại (Lúa – gạo là thức ăn chính của người Việt ở miền Bắc Việt Nam) Để thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, các loại gia vị như hành, gừng, tỏi, riềng, ớt… nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể Bên cạnh những thực phẩm tươi sống được chế biến và nấu thành thức ăn sử dụng hàng ngày, người Việt cổ ở miền Bắc Việt Nam còn chế biến rất nhiều loại thức ăn dự trữ để ăn dần, chủ yếu bằng cách ủ men Đó là nguồn thức ăn có khả năng chống ôi, thiu, dễ tiêu hoá có nhiều vi khuẩn Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 lành và có chất đề kháng cao phù hợp với vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nguồn thức ăn sản xuất được theo mùa Người Việt ở miền Bắc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm được đúc kết qua thực tế trong việc chế biến, bảo quản thức ăn quanh năm như ủ mốc làm tương, muối dưa cải, muối cà, phơi khô, ủ chua (nem chua), ủ men (rượu), sấy khô (thị trâu sấy, thị lợn sấy)… Người Việt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu uống nước trà, thức uống để mời khách, thức uống để cúng tế, lễ, tết… cũng là nước trà Cùng với đó một số sinh hoạt ăn, uống, hút cũng mang đậm nét vùng nhiệt đới như: ăn trầu, uống rượu, hút thuốc lào… (Rổ trầu của người Việt ở Miền Bắc Việt Nam) 4 Văn hóa trang phục (văn hóa mặc) : Cách mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên, nó giúp đối phó với cái nóng, cái lạnh, mưa gió… Từ mục đính ban đầu đối phói với môi trường tự nhiên, mặc dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong mục đích của con người Việc mặc không chỉ là ứng xử với môi trường tự nhiện mà nó còn để làm đẹp, mỗi dân tộc ở Miền Bắc Việt Nam đều có những trang phục truyền thống được coi là nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Trang phục thường được chọn các màu âm tính như đen, nâu, chàm, gụ, tím… và thường sử dụng các trong phụ có màu sắc dương tính như đỏ, vàng, xanh trong các dịp lễ hội… Trang phục được may bằng bốn khổ vải hẹp với thắt lưng quanh bụng, phần dưới thắt lưng gồm nhiều tà áo với đầy đủ màu sắc phấp phới, áo tứ thân được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Miền Bắc Với những nét thanh tao, kín đáo bởi thiết kế hở phần ngực, được che bằng chiếc yếm lụa có màu trắng hay ngà tự nhiên, phía dưới là váy hoặc quần đen, hình ảnh áo tứ thân đi kèm là chiếc nón quai thao thường được các liền anh, liền chị miền Bắc mặc trong các lễ hội truyền thống Những người phụ nữ miền Bắc mặc áo tứ thân theo kiểu mớ ba, mớ bảy, tức là cùng một lúc mặc ba hoặc bảy cái áo lồng vào nhau, mỗi cái một màu Áo tứ thân, nón quai thao, câu hát quan họ là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp vẫn được giữ gìn từ bao đời nay Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: trang phục của nữ với áo dài mớ ba mớ bảy, trang phục nam với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen Ngày nay, y phục của người Việt ở miền Bắc Việt Nam đã có sự thay đổi khá nhiều… 5 Văn hóa ở và đi lại : Việc ở là để đối phó với các hiện tượng tự nhiên, những hiện tượng mày luôn tác động trực tiếp đến đời sống của người dân ở miền Bắc Việt Nam Do con người không thể biến đổi được tự nhiên mà chỉ có thể dựa vào tự nhiên và từng bước thích nghi với môi trường tự nhiên để tồn tại Nằm trong khu vực là vùng sống nước cho nên ngôi nhà của người Việt truyền thống của miền Bắc Việt Nam cũng mang đậm nét sông nước, nhà thường làm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền – kỷ niệm sông nước, về mặt cấu trúc phải là nhà cao, cửa rộng, tạo không gian thoáng Một số nơi ở vùng núi làm nhà sàn để ứng phó vưới lũ lụt, thiên tai, chống thú giữ… Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 Việc đi lại của người Việt ở miền Bắc Việt Nam cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên Do bản chất nông nghiệp sống định cư và địa hình không đồng đều, nên giao thông chỉ có đường nhỏ, phương tiện đi lại vận chuyển dùng sức trâu, ngựa, cáng, kiệu, xe ngựa, xe kéo… và phổ biến nhất là đôi chân Cùng với đó là di chuyển bằng phương tiện đường thủy với các loại thuyền, xuồng, bè, mảng… 6 Các nét văn hóa khác : Về tín ngưỡng, tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề… có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội  một loại loại sinh hoạt văn hóa tổng hợp Ngoài ra ở vùng núi còn có tín ngưỡng "Mọi vật có linh hồn" Đây là cách chiếm lĩnh thiên nhiên và thực tại của đồng bào miền vùng núi, với hy vọng có thể "nói chuyện", "thương lượng", thậm chí khi cần "cầu xin" chúng, tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian là niềm tin tới thần bản mệnh, trời – đất, tổ tiên Các công trình tôn giáo như: đình, chùa, miếu, phủ… Văn hóa nghệ thuật : đa dạng, đặc sắc và độc đáo Truyên thơ, múa dân tộc Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét Lễ hội cũng rất phong phú, như: lễ hội xuống đồng, lễ hội lồng tồng, hội chợ tình, hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối… Chương 3 : Kết luận Tóm lại, sự tác động của điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam Do sự tác động của môi trường tự nhiên tới đời sống văn hóa, nên mỗi một vùng miền đều có những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng khác nhau, không thể nhầm lẫn với bất kì một vùng đất nào Miền Bắc Việt Nam là một trong những vùng miền luôn được đánh giá cao về những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Nền văn hóa đó đã hình thành và không ngừng phát triển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó vẫn Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38555717 luôn được giữ vững và trau dồi, xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc./ Downloaded by xanh quat (tailieuso.13@gmail.com)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan