Phân tích các hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam - Pháp trong Chương trình "Ngày Việt Nam tại Pháp 2023”...91.1 Giới thiệu tổng quan về chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp 2023”...91
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC NGOẠI GIAO VĂN HÓA
Đề bài: Dựa trên những kiến thức đã học, anh/chị hãy phân tích hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam tại Pháp thông qua Chương trình"Ngày Việt Nam tại Pháp 2023”.
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Họ và tên sinh viên: Đinh Khánh Hà Vy
Giảng viên học phần: Lương Thị Thu Hường
ThS Trần Bảo Châu Trần Minh Ngọc Lương Huyền Thanh
Trang 2MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 3
B NỘI DUNG 4
I PHẦN LÝ LUẬN 4
1 Khái niệm “Ngoại giao văn hóa” 4
2 Tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa 5
3 Lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Pháp 7
II PHẦN PHÂN TÍCH CỤ THỂ 9
1 Phân tích các hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam - Pháp trong Chương trình "Ngày Việt Nam tại Pháp 2023” 9
1.1 Giới thiệu tổng quan về chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp 2023” 9
1.2 Phân tích giá trị văn hóa và hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp trong khuôn khổ chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp 2023” 11
2 Nhận xét 15
C KẾT LUẬN 16
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là đất nước có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm Nền văn hóa đó có hệ giá trị và bản sắc riêng, tạo nên “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hội nhập sâu rộng, toàn diện với thế giới và khu vực, việc nâng cao sự hiểu biết của các đối tác, bạn bè quốc tế về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam cũng như những định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng Điều này có tác động tạo nền tảng nhận thức và tình cảm của người dân các nước, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển, nâng cao vị thế, hình ảnh và sức mạnh tổng hợp quốc gia
Ở mối quan hệ ngược lại, ngoại giao văn hóa chuyển tải các giá trị văn hóa, bản sắc, hòa hiếu, nhân văn vào ngoại giao chính trị, từ đó góp phần thúc đẩy
và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu địa phương, phục vụ phát triển đất nước, khơi dậy tình cảm gắn
bó, hướng về quê hương đất nước của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Do đó, để một lần nữa chứng minh và làm sáng tỏ các giá trị tốt đẹp mà ngoại giao văn hóa mang lại, em quyết định chọn đề tài “Phân tích và đánh giá hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam tại Pháp thông qua Chương trình ngoại
giao"Ngày Việt Nam tại Pháp 2023” ” để nghiên cứu và hoàn thiện bài tiểu
luận kết thúc học phần “Ngoại giao văn hóa” của mình Việc khám phá một cách có hệ thống, khoa học và phân tích thấu đáo đề tài này sẽ giúp làm rõ khái niệm, vai trò, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa
thông qua chương trình ngoại giao “Ngày Việt Nam tại Pháp 2023” Qua đó,
Trang 4ta có thể nhìn nhận và rút ra bài học, kinh nghiệm trong quá trình đảm bảo, phát huy, giữ vững vai trò ngoại giao văn hóa, tạo cơ sở vững chắc để ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam bền vững
B NỘI DUNG
I PHẦN LÝ LUẬN
1 Khái niệm “Ngoại giao văn hóa”
Theo định nghĩa của Bộ Ngoại Giao, khái niệm ngoại giao văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng hơn, từ chỗ nhấn mạnh đến giao tiếp của con người và sự giao lưu về văn hóa giữa các quốc gia chuyển sang một phạm vi khái quát rộng hơn, bao gồm sự hiểu biết về nền văn hóa nước khác làm cơ sở cho quan
hệ đối thoại, vận động ngoại giao, tranh thủ sự thiện cảm và ủng hộ của các nước khác đối với quốc gia mà mình đại diện
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng ngoại giao văn hóa là hoạt động của văn hóa đối ngoại, được nhà nước tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ Hoạt động này được triển khai trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu chính trị, đối ngoại được xác định, bằng các hình thức văn hóa như: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng truyền thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm văn học, Đối tượng của ngoại giao văn hóa là chính phủ và nhân dân của quốc gia khác Mục tiêu của ngoại giao văn hóa là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế và phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.1
Tựu chung các ý kiến trên, ngoại giao văn hóa Việt Nam được giải thích theo cách khái quát và dễ hiểu nhất thì đó là một hoạt động ngoại giao đặc thù, sử dụng công cụ văn hóa để đạt được các mục tiêu của ngoại giao và sử dụng
1 Kỷ yếu Hội thảo Ngoại Giao Văn hóa Việt Nam và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, 10/6/2009
Trang 5ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa Các hoạt động ngoại giao văn hóa được thể hiện thông qua việc áp dụng các hình thức văn hóa, nghệ thuật bao gồm: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa, thông tin, ẩm thực, các ấn phẩm văn học…” 2
2 Tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa
Ngày nay, chúng ta đang đứng trước một thế giới với những biến đổi nhanh chóng, không ngừng và phức tạp khó lường Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ số đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất, nhất là ở những quốc gia có nền công nghiệp phát triển hiện đại Đến lượt nó, những yếu tố này lại trở thành điều kiện như động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trở nên mạnh
mẽ không chỉ đối với kinh tế mà thực chất đã mở rộng ra hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống con người, thậm chí lan tới cả các lĩnh vực tự nhiên trong môi trường sống của loài người Trong bối cảnh chung ấy, tất yếu các quá trình kinh tế - xã hội của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia vừa và nhỏ, trong đó
có văn hóa sẽ chịu những tác động ngày càng mạnh mẽ, nhiều chiều, nhiều tính chất, mức độ khác nhau từ bên ngoài Các quốc gia sẽ sử dụng văn hóa như một sức mạnh mềm để tạo tầm ảnh hưởng, có vị thế trên thế giới
Ngoài ra, các quốc gia cũng dùng ngoại giao văn hóa như là một cách để kiếm thêm đồng minh trong các tổ chức quốc tế, giao lưu giữa các nước với nhau như là một cách để tạo thêm sự liên kết vào giao du để dùng vào nhiều mục đích khác như kinh tế, chính trị Cũng vì thế mà đối với Việt Nam, chính sách hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta vừa là kết quả sự nhận thức đúng đắn tính chất của thời đại để thích ứng với những điều kiện thực tiễn đã thay đổi, đồng thời cũng là thể hiện sự chủ động tham gia vào các tiến trình quốc tế,
2 PGS, TS Phạm Thái Việt, ThS Lý Thị Hải Yến Ngoại giao văn hóa - Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và Ứng dụng, Nhà xuất bản chính trị - hành chính (2012)
Trang 6bảo vệ tốt nhất các lợi ích quốc gia, dân tộc, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào xu hướng hòa bình, dân chủ, tiến bộ
Có thể thấy rằng trong lĩnh vực chính trị, đối với các nước lớn, ngoại giao văn hóa là con đường để mở rộng ảnh hưởng của mình với thế giới Ví dụ mục tiêu hàng đầu của Mỹ là mở rộng những giá trị về dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới nhằm tạo lập sự thống trị và ảnh hưởng rộng khắp Còn đối với các nước nhỏ hơn, ngoại giao văn hóa được sử dụng nhằm quảng bá hình ảnh đất nước và tăng cường phát triển, qua đó các nước này sẽ được chú ý nhiều hơn và nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế Việt Nam chọn ngoại giao văn hóa là một công cụ chủ lực để giới thiệu với thế giới về một đất nước tăng trưởng nhanh và có nền chính trị ổn định Trong báo cáo chính trị tại Đại Hội
XII của Đảng chỉ rõ: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị ; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế
bị động, đối đầu, bất lợi.”3
Trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao văn hóa được ví như “thỏi nam châm thần” giúp thu hút đầu tư, du lịch và khai thác các ngành công nghiệp văn hóa Nhìn sang anh bạn Hàn Quốc, thông qua công nghiệp điện ảnh của mình, Hàn Quốc
đã thành công lan tỏa văn hóa nước mình đến với các nước khu vực và thu về cho mình các khoản lợi nhuận cao Hay Singapore hướng tới quảng bá văn hóa gắn liền với phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài và lao động nước ngoài có tay nghề làm việc tại nước này.4
4 Phạm Thủy Tiên (2016) , Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy) Trang web Nghiên cứu Quốc tế
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng TW, 2016, tr 155-156.
Trang 7Và phải khẳng định rằng ngoại giao văn hóa không phải là hoạt động một chiều mà là sự trao đổi qua lại có tương tác Quá trình trao đổi này giúp các quốc gia tiếp nhận các giá trị và thành tựu văn hóa nổi bật của nhân loại để làm giàu thêm kho tàng văn hóa của mình, đồng thời định hướng việc gìn giữ, phát huy và điều chỉnh các giá trị văn hóa riêng cho phù hợp với dòng chảy phát triển chung của thế giới
3 Lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Pháp
Tạm gác lại những đau thương trong quá khứ - hướng tới tương lai,Việt Nam
và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 4-1973 Từ cuối những năm
80 của thế kỷ XX, Pháp đi đầu trong việc khai thông quan hệ và xóa nợ, giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước chủ nợ là thành viên Câu lạc bộ Paris Trong bối cảnh công cuộc đổi mới của Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu và Việt Nam tăng cường hội nhập vào cộng đồng quốc
tế, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Mitterrand vào tháng 3-1993 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, nhất là trong các chiến lược, chính sách mà Pháp triển khai tại Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương Về phía Việt Nam, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác với Pháp, luôn coi Pháp là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại và không ngừng làm sâu sắc hơn mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy và đối tác chiến lược giữa hai nước
Năm 2013, hai nước ký kết Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp Mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước được đánh dấu bởi các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau, như các chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 3-2018), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (tháng 4-2019); chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe (tháng 11-2018) - chuyến thăm đánh dấu 5 năm phát
Trang 8triển hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi thư chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau thành công của Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam và các cuộc điện đàm tiếp đó giữa lãnh đạo cấp cao thể hiện quan hệ chính trị khăng khít giữa hai nước
Hai nước duy trì nhiều cơ chế trao đổi thường xuyên về chính trị, kinh tế, quốc phòng ở các cấp, nổi bật như: Đối thoại Chiến lược an ninh quốc phòng giữa hai Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Pháp; Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại thương Pháp đồng chủ trì (phiên họp thứ 7 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 1-2022); Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng giữa hai
Bộ Quốc phòng (phiên họp lần thứ nhất tổ chức tại Paris vào tháng 7-2019)
Hiện nay, Việt Nam và Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường quan
hệ Pháp là cường quốc nòng cốt tại châu Âu, đang tích cực phát huy vai trò toàn cầu, có lợi ích và ảnh hưởng quan trọng ở châu Á Việt Nam là nền kinh
tế phát triển nhanh, năng động, có vai trò quan trọng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Đông Á Hai nước cũng chia sẻ nhiều quan điểm và lợi ích tương đồng trong các vấn đề quốc tế Do đó, tăng cường quan
hệ hợp tác Việt Nam - Pháp trở thành một yêu cầu khách quan và cần thiết vì lợi ích của cả hai nước
Trang 9II PHẦN PHÂN TÍCH CỤ THỂ
1 Phân tích các hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam - Pháp trong Chương trình "Ngày Việt Nam tại Pháp 2023”
1.1 Giới thiệu tổng quan về chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp 2023”
Nhân dịp kỷ niệm 50 Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp (12/4/1973 – 12/4/2023) và 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp (2013 – 2023), trong hai ngày 8 và 9/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp
và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức sự kiện Ngày Việt Nam tại Pháp
Hình 2.1 Chương trình"Ngày Việt Nam tại Pháp 2023" sẽ được tổ chức trong
các ngày 8, 9/11/2023 (Ảnh: Bộ Ngoại giao).
"Ngày Việt Nam tại Pháp 2023 " có hai cấu phần chính - Chương trình biểu
diễn nghệ thuật và Không gian Văn hóa Việt Nam tại Pháp Trong đó, Chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề "Sắc màu Việt" mang đến các tiết mục ca-múa-nhạc-trình diễn đa dạng và độc đáo, giới thiệu nhiều "sắc
Trang 10màu" của nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như dân ca Ví Giặm, dân ca Nam Bộ, múa Chăm, múa Lân Sư Rồng, võ thuật VOVINAM… Chương trình cũng mang đến một màn trình diễn áo dài ấn tượng, quy tụ 20 bộ cổ phục thời Nguyễn được phục dựng chuyên nghiệp
Hình 2.2 Biểu diễn Lân Sư Rồng tại sự kiện (Ảnh: Báo Văn hóa)
Đến với không gian văn hoá Việt Nam, khách tham quan được chiêm ngưỡng
25 tác phẩm sơn mài khắc có chủ đề"Dấu ấn kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” Chương trình cũng mang đến các hoạt động tương tác văn hóa như chơi
nhạc cụ dân tộc Việt Nam, tham gia nặn Tò he, thực hành in tranh Đông Hồ, thử các trang phục cổ của triều Nguyễn, hay thưởng thức tô Phở Thìn Bờ Hồ nóng hổi - món ăn thuần Việt nổi tiếng với hương vị gây thương nhớ
Trang 11Hình 2.3 Trong Không gian văn hóa Việt Nam, các nghệ nhân sẽ hướng dẫn khách tham quan trải nghiệm nhiều loại hình văn hóa đặc sắc (Ảnh: Bộ
Ngoại giao).
1.2 Phân tích giá trị văn hóa và hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp trong khuôn khổ chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp 2023”
Trong khuôn khổ chương trình “Ngày Việt Nam tại Pháp 2023”, các đại biểu cùng bà con Việt kiều và bạn bè Pháp được đắm mình trong bữa tiệc nâng niu
đa giác quan với đủ các hoạt động văn hóa vận dụng linh hoạt đủ 5 giác quan: thị giác - thính giác - khứu giác - vị giác - xúc giác Trước tiên, đến với Chương trình biểu diễn nghệ thuật cùng chủ đề "Sắc màu Việt”, Việt Nam đã thành công ngược dòng thời gian đưa những người con Việt Nam xa xứ quay trở về với cội nguồn, về với mảnh đất hình chữ S thời xa xưa Đồng thời, chương trình biểu diễn nghệ thuật cũng giới thiệu đến bạn bè nước Pháp về nét văn hóa dân gian gắn liền cội nguồn hình thành đất nước Việt Nam qua
Trang 12từng câu hát dân ca Ví Giặm, dân ca Nam Bộ thân thương Với mỗi màn biểu diễn như vậy, mỗi người nghệ sĩ đều đóng vai trò như một đại sứ quảng bá văn hóa Việt Nam Theo chia sẻ của chàng nghệ sĩ trẻ Thanh Phong sau phần
trình diễn Ví, Giặm, anh nói:"Khi đến Pháp, tôi nhớ câu chuyện Bác Hồ ngày xưa ở Paris đã sưởi ấm bằng viên gạch hồng giữa mùa đông băng giá và Bác vẫn nhớ câu Ví, Giặm của bà cùng mẹ ru xưa giúp ấm lòng Người khi xa quê Hơn 100 năm sau, được hát câu Ví, Giặm giữa Paris giá lạnh, người con xứ Nghệ như tôi cảm thấy như vẫn có Bác hiện hữu nơi này" Có thể thấy rằng
từng câu hát dân gian là từng viên ngọc quý được bao thế hệ người Việt rèn rũa, lưu truyền và quảng bá từ đời này sang đời khác, từ nội quốc ra ngoại quốc và ở trong đó chứa đựng tất cả giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật đến các giá trị sống làm nên thương hiệu người Việt
Bên cạnh những làn điệu dân ca đặc sắc thì quốc phục cũng là yếu tố văn hóa không thể thiếu của một đất nước Chính vì thế, Việt Nam cũng không quên đem đến chương trình một màn trình diễn áo dài ấn tượng cùng với đó là triển lãm 20 bộ cổ phục thời Nguyễn được phục dựng chuyên nghiệp Có thể nói rằng, Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống, Áo dài còn là nhân chứng lịch sử hiện diện tại hầu hết những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ Bên cạnh đó, Áo dài dần trở thành một hình ảnh đặc biệt trong ngoại giao văn hóa, kết nối Việt Nam và thế giới
Hình ảnh áo dài hiện lên trong những câu ca trong bài"Một thoáng quê hương" của Nhạc sĩ Từ Huy - Thanh Tùng:
"Đẹp biết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu
Dù ở đâu Paris, London hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó… em ơi!”